Bài 9. Giới thiệu về chăn nuôi trang 40 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức>
Chăn nuôi có vai trò như thế nào đối với con người và nền kinh tế? Ở nước ta, có những vật nuôi phổ biến nào, vật nuôi nào đặc trưng cho vùng miền? Chúng được nuôi theo những phương thức nào?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Câu hỏi tr 40
Mở đầu
Chăn nuôi có vai trò như thế nào đối với con người và nền kinh tế? Ở nước ta, có những vật nuôi phổ biến nào, vật nuôi nào đặc trưng cho vùng miền? Chúng được nuôi theo những phương thức nào? |
Phương pháp giải:
- Chăn nuôi có vai trò quan trọng đối với con người và nền kinh tế.
- Ở nước ta, những vật nuôi phổ biến là những vật nuôi được nuôi ở hầu khắp các vùng miền, được chia thành hai nhóm chính là gia súc và gia cầm. Vật nuôi đặc trưng cho vùng miền là các giống vật nuôi được hình thành và chăm nuôi nhiều ở một số địa phương; chúng thường có những đặc tính riêng biệt, nổi trội về chất lượng sản phẩm.
- Vật nuôi được nuôi theo hai phương thức là chăn nuôi nông hộ và chăn nuôi trang trại.
- Chăn nuôi có vai trò quan trọng đối với con người và nền kinh tế:
+ Cung cấp thực phẩm.
+ Cung cấp nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu và chế biến.
+ Cung cấp phân bón hữu cơ trong trồng trọt.
+ Cung cấp sức kéo.
+ Làm cảnh, canh giữ nhà.
- Ở nước ta, có những vật nuôi phổ biến như: gia súc (lợn, trâu, bò, dê,…); gia cầm (gà, ngỗng, vịt, ngan,…).
- Vật nuôi đặc trưng cho vùng miền: gà Đông Tảo, lợn cỏ, bò vàng, chó Phú Quốc,…
- Vật nuôi được nuôi theo hai phương thức là chăn nuôi nông hộ và chăn nuôi trang trại.
+ Chăn nuôi nông hộ là phương thức chăn nuôi tại hộ gia đình với số lượng vật nuôi ít.
+ Chăn nuôi trang trại là phương thức chăn nuôi tập trung tại khu vực riêng biệt, xa khu vực dân cư với số lượng vật nuôi lớn.
Quan sát Hình 9.1 và nêu một số vai trò của chăn nuôi.
|
- Hình a: Cung cấp thực phẩm.
- Hình b: Cung cấp phân bón hữu cơ trong trồng trọt.
- Hình c: Cung cấp nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu và chế biến.
- Hình d: Cung cấp sức kéo.
- Hình e: Làm cảnh, canh giữ nhà.
Câu hỏi tr 41
Khám phá
Quan sát Hình 9.2 và cho biết những vật nuôi nào là gia súc, vật nuôi nào là gia cầm. Mục đích nuôi từng loại vật nuôi đó là gì?
|
Phương pháp giải:
Vật nuôi được chia thành hai nhóm chính là gia súc và gia cầm.
- Những vật nuôi là gia súc: lợn (hình a); bò (hình d); dê (hình g); trâu (hình i).
+ Mục đích: sản xuất hàng hóa ; thực phẩm (lấy thịt, sữa); sức lao động.
- Những vật nuôi là gia cầm: gà (hình b); ngỗng (hình c); vịt (hình e); ngan (hình h).
+ Mục đích: nuôi lấy thịt hoặc lấy trứng cung cấp thực phẩm hoặc các sản phẩm khác, lấy lông vũ.Câu hỏi tr 42
Khám phá
Trong các vật nuôi ở Hình 9.3, em có ấn tượng với vật nuôi nào nhất? Vì sao? |
Phương pháp giải:
Học sinh tự chọn vật nuôi mình ấn tượng nhất và giải thích lí do.
Vật nuôi mà em ấn tượng nhất là chó Phú Quốc. Bởi vì chó Phú Quốc là một trong những “Tứ đại quốc khuyển” của Việt Nam, nổi tiếng vì sự mưu trí, gan dạ và trung thành. Một điều rất thú vị ở chó Phú Quốc là chúng không bao giờ ăn các loại thức ăn do người khác làm. Nếu không phải chủ của nó cho ăn, nhất định bọn chúng sẽ không đụng miếng nào, vì thế chúng không dễ bị dính bẫy tiêu diệt bằng cách hạ độc. Một điều đặc biệt ở chó Phú Quốc nữa là chúng nhớ rất lâu, nhất là chủ nhân của bọn chúng. Nếu bị chủ bán đi hoặc cho những người khác, dù lâu lăm không gặp gỡ bọn chúng vẫn hoàn toàn có thể nhận ra ngay.
Kết nối năng lực
Kể tên một loại vật nuôi đặc trưng vùng miền mà em biết và mô tả đặc điểm của loại vật nuôi đó. |
Phương pháp giải:
Học sinh lựa chọn một loại vật nuôi đặc trưng vùng miền mà em biết và mô tả đặc điểm của loại vật nuôi đó.
Vật nuôi đặc trưng vùng miền của tỉnh Ninh Thuận địa phương em là cừu Phan Rang.
- Đây là giống cừu có nguồn gốc Phan Rang, Ninh Thuận, có thể coi là giống cừu duy nhất ở Việt Nam hiện nay.
- Giống cừu này được hình thành hơn 100 năm, trải qua những điều kiện khí hậu nắng nóng gần như quanh năm, dưới sự tác động của chọn lọc tự nhiên và nhân tạo, giống cừu Phan Rang đã thích nghi cao với điều kiện sinh thái của Ninh Thuận.
- Lông cừu có giá trị thẩm mĩ cao, được dùng làm khăn choàng cổ, áo lạnh, chăn,…, chủ yếu được xuất khẩu sang các nước châu Âu.
- Ngoài ra thịt cừu là loại thực phẩm đặc sản, có chất lượng cao được chế biến thành những món ăn ngon miệng hợp khẩu vị của nhiều tầng lớp nhân dân.
Câu hỏi tr 43
Khám phá
Đọc nội dung mục III kết hợp với quan sát Hình 9.4, nêu đặc điểm của từng phương thức chăn nuôi. |
Phương pháp giải:
Có hai phương thức chăn nuôi là chăn nuôi nông hộ và chăn nuôi trang trại.
- Hình 9.4a + 9.4c: Chăn nuôi nông hộ:
+ Người dân chăn nuôi tại hộ gia đình, với số lượng vật nuôi ít.
+ Phương thức chăn nuôi này có chi phí đầu tư chuồng trại thấp, tuy nhiên năng suất chăn nuôi không cao.
+ Biện pháp xử lí chất thải chưa tốt nên nguy cơ dịch bệnh cao, ảnh hưởng đến sức khoẻ vật nuôi, con người và môi trường.
- Hình 9.4b + 9.4d: Chăn nuôi trang trại:
+ Chăn nuôi tập trung tại khu vực riêng biệt, xa khu vực dân cư, với số lượng vật nuôi lớn.
+ Phương thức chăn nuôi này có sự đầu tư lớn về chuồng trại, thức ăn, vệ sinh phòng bệnh,... nên chăn nuôi có năng suất cao, vật nuôi ít bị dịch bệnh.
+ Có biện pháp xử lí chất thải tốt nên ít ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe con người.
Câu hỏi tr 44
Kết nối năng lực
Tìm hiểu thêm về phương thức chăn nuôi nông hộ và phương thức chăn nuôi trang trại. Cho biết ưu điểm, hạn chế, khả năng phát triển trong tương lai của từng phương thức. |
Phương pháp giải:
Chăn nuôi nông hộ là phương thức chăn nuôi tại hộ gia đình với số lượng vật nuôi ít.
Chăn nuôi trang trại là phương thức chăn nuôi tập trung tại khu vực riêng biệt, xa khu vực dân cư với số lượng vật nuôi lớn.
- Chăn nuôi nông hộ:
+ Ưu điểm: Vốn đầu tư ít, quy mô nhỏ, không đòi hỏi kỹ thuật cao, tận dụng được các phụ phẩm trong nông nghiệp, sử dụng lao động nhàn rỗi và mang lại thu nhập tương đối ổn định cho nhiều gia đình.
+ Hạn chế: Trình độ kĩ thuật và công nghệ, tiếp cận nguồn lực (vốn, đất đai) hạn chế, khả năng kiểm soát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm yếu, lợi nhuận thấp.
+ Khả năng phát triển trong tương lai: phương thức chăn nuôi nông hộ đang ngày càng bộc lộ nhiều nhược điểm và đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, cần phải có sự chuyển đổi phù hợp nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân.
- Chăn nuôi trang trại:
+ Ưu điểm: Chăn nuôi tập trung tại khu vực riêng biệt, xa khu vực dân cư đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường cho người dân, có thể chăn nuôi với số lượng vật nuôi lớn, phương thức chăn nuôi này có sự đầu tư lớn về chuồng trại, thức ăn, vệ sinh phòng bệnh,... nên chăn nuôi có năng suất cao, vật nuôi ít bị dịch bệnh, có biện pháp xử lí chất thải tốt nên ít ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe con người, mang lại giá trị lợi nhuận kinh tế cao, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho lao động nông thôn.
+ Hạn chế: Đòi hỏi trình độ kĩ thuật và công nghệ, đòi hỏi nguồn lực (vốn, đất đai) lớn, việc thiết kế và quy hoạch trang trại thiếu hợp lý khiến cho chuồng trại kiểu cũ rất khó khi ứng dụng công nghệ tiên tiến dù có tốn tiền mua các sản phẩm hiện đại.
+ Khả năng phát triển trong tương lai: phương thức chăn nuôi trang trại đang ngày càng trở nên phổ biến, là hướng đi bền vững trong định hướng và phát triển kinh tế và đảm bảo yếu tố an toàn môi trường.
Đọc mục 1, mục 2 dưới đây và cho biết trong hai nghề đó, em thích hay cảm thấy phù hợp với nghề nào hơn? Tại sao? |
Bản thân em cảm thấy phù hợp với nghề bác sĩ thú y hơn. Vì em là một người yêu động vật, thích chăm sóc vật nuôi và có tính cẩn thận, tỉ mi. Em mơ ước sau này có thể chẩn đoán, chăm sóc, chữa trị cho vật nuôi để chúng hết bệnh.
Câu hỏi tr 45
Quan sát Hình 9.7 và nêu những biện pháp phổ biến trong xử lí chất thải chăn nuôi. |
Những biện pháp phổ biến trong xử lí chất thải chăn nuôi:
- Công nghệ biogas.
- Ủ phân hữu cơ.
- Hình 9.7a: Công nghệ biogas: là biện pháp xử lí chất thải chăn nuôi theo phương pháp sinh học, bằng cách lên men yếm khí biogas để khử lượng lớn chất hữu cơ nhằm giảm đáng kể lượng khí độc được sinh ra, tiêu diệt mầm bệnh có trong nước thải chăn nuôi, đồng thời tạo ra một lượng khí đốt có thể đem đến lợi nhuận và phục vụ cho cuộc sống của con người.
- Hình 9.7b: Ủ phân hữu cơ: là biện pháp xử lí chất thải chăn nuôi theo phương pháp sinh học vật lí, ủ phân để tạo ra trong khối phân (chất thải chăn nuôi) nhiệt độ tương đối cao nhằm thúc đẩy quá trình phân hủy các chất hữu cơ và đẩy nhanh quá trình khoáng hóa để khi bón vào đất, phân hữu cơ có thể nhanh chóng cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng.
Kết nối năng lực
Sử dụng internet, sách, báo,... để tìm hiểu thêm về các biện pháp thu gom, xử lí chất thải chăn nuôi. |
Phương pháp giải:
Học sinh tự tìm hiểu thêm về các biện pháp thu gom, xử lí chất thải chăn nuôi.
Các biện pháp thu gom, xử lí chất thải chăn nuôi:
- Quy hoạch chăn nuôi.
- Xử lí chất thải chăn nuôi bằng hầm Biogas (hệ thống khí sinh học).
- Xử lí chất thải bằng chế phẩm sinh học.
- Xử lí chất thải bằng ủ phân hữu cơ (Compost).
- Xử lí bằng công nghệ ép tách phân.
- Xử lí nước thải bằng oxi hóa.
- Sử dụng chế phẩm Bio-catalys.
Câu hỏi tr 46
Luyện tập
1. Nêu mối quan hệ giữa trồng trọt và chăn nuôi. |
Phương pháp giải:
Chăn nuôi và trồng trọt đều là một trong những ngành sản xuất chính của nước ta. Những ngành này có mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau.
Lời giải chi tiết:
Chăn nuôi và trồng trọt có mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau.
- Chăn nuôi cung cấp nguồn phân bón và sức kéo cho trồng trọt.
- Ngược lại, trồng trọt cung cấp nguồn thức ăn chủ yếu cho ngành chăn nuôi.
2. Hãy kể tên 3 loại vật thuộc nhóm gia súc, 3 loại thuộc nhóm gia cầm và vai trò của chúng theo mẫu bảng dưới đây:
|
Học sinh hoàn thành bảng bằng cách kể tên 3 loại vật thuộc nhóm gia súc, 3 loại thuộc nhóm gia cầm và vai trò của chúng.
3. Ngày nay, người ta cho rằng chất thải chăn nuôi là một nguồn tài nguyên rất có giá trị. Em cho biết ý kiến trên đúng hay sai? Tại sao? |
Theo em ý kiến trên đúng. Vì chất thải chăn nuôi có thể được tái sử dụng cho mục đích nông nghiệp và sản xuất năng lượng.
- Chất thải rắn làm phân hữu cơ: đẩy chất thải lỏng đậm đặc vào đất làm cho các chất dinh dưỡng được thấm sâu vào đất, hạn chế bị rửa trôi và giảm ô nhiễm mùi hôi khó chịu.
- Chất thải lỏng làm nguồn nước dinh dưỡng tưới cho cây trồng: tưới trực tiếp bã thải hoặc nước thải lên bề mặt đồng ruộng giúp tiết kiệm lượng nước tưới cây.
- Sản xuất năng lượng: đưa chất thải chăn nuôi xuống hầm biogas quy mô lớn để sinh khí gas nhằm chạy máy phát điện.
4. Biện pháp nào sau đây là nên hoặc không nên làm để bảo vệ môi trường?
|
Phân tích tác dụng hoặc hậu quả của các biện pháp để biết được có nên hoặc không nên làm để bảo vệ môi trường.
- Các biện pháp nên làm:
6. Thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ.
7. Thu gom chất thải triệt để và sớm nhất có thể.
9. Thu phân để ủ làm bón phân hữu cơ.
10. Xây hầm biogas để xử lí chất thải cho trại chăn nuôi.
- Các biện pháp không nên làm:
1. Thả rông vật nuôi, cho vật nuôi đi vệ sinh bừa bãi.
2. Nuôi vật nuôi dưới gầm nhà sàn hay quá gần nơi ở.
3. Chuồng nuôi cạnh đường giao thông, chợ hay khu công cộng để thuận tiện cho việc vận chuyển.
4. Xả thẳng chất thải chăn nuôi ra ao, hồ, sông, suối,...
5. Vứt rác vật nuôi chết xuống ao, hồ, sông, suối,…
8. Cho người lạ, chó, mèo,, tự do ra vào khu chăn nuôi.
Vận dụng
Quan sát hoạt động chăn nuôi ở gia đình và địa phương em, tìm ra những hoạt động chưa hợp lí và đề xuất các biện pháp khắc phục để bảo vệ môi trường. |
Phương pháp giải:
Học sinh tự tìm hiểu thực tế tại địa phương mình để tìm ra những hoạt động chưa hợp lí và đề xuất các biện pháp khắc phục để bảo vệ môi trường.
- Những hoạt động chưa hợp lí trong chăn nuôi ở địa phương em:
+ Chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán chiếm tỷ trọng cao nên khó kiểm soát về dịch bệnh và môi trường.
+ Kiểm soát xử lý môi trường chưa thường xuyên nên ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi ngày càng nghiêm trọng.
+ Dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của vật nuôi luôn tiềm ẩn những nguy cơ bùng phát như cúm gia cầm H5N1, lở mồm long móng, dịch lợn tai xanh, dịch tả lợn,... gây thiệt hại lớn cho chăn nuôi cũng như ngân sách nhà nước.
+ Năng suất, hiệu quả chăn nuôi thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao, thiếu liên kết, chưa tạo dựng được thương hiệu, đầu ra không ổn định, chủ yếu bán sản phẩm thô cho thương lái, giá thành sản xuất khá cao, sức cạnh tranh kém.
- Đề xuất các biện pháp khắc phục để bảo vệ môi trường:
+ Sử dụng máy móc, thiết bị và các chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải chăn nuôi, giải quyết ô nhiễm môi trường, tăng thu nhập từ sản phẩm phụ của chăn nuôi (máy tách, ép phân, bể bioga, đệm lót sinh học, nuôi giun,...).
+ Áp dụng công nghệ vi sinh trong thức ăn chăn nuôi để tăng tỷ lệ tiêu hóa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
+ Đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y về chuồng trại, thực hiện tốt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học để kiểm soát và không bị lây lan dịch bệnh ở vật nuôi.
+ Khuyến khích xây dựng cơ sở giết mổ tập trung, chế biến thực phẩm đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm, góp phần bảo vệ môi trường.
- Bài 10. Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi trang 47 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức
- Bài 11. Phòng và trị bệnh cho vật nuôi trang 52 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức
- Bài 12. Chăn nuôi gà thịt trong nông hộ trang 57 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức
- Bài 13. Thực hành: Lập kế hoạch nuôi vật nuôi trong gia đình trang 63 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức
- Ôn tập chương III trang 68 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Ôn tập chương IV trang 82 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức
- Bài 16. Thực hành: Lập kế hoạch nuôi cá cảnh trang 79 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức
- Bài 15. Nuôi cá ao trang 73 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức
- Bài 14. Giới thiệu về thủy sản trang 70 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức
- Ôn tập chương III trang 68 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức
- Ôn tập chương IV trang 82 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức
- Bài 16. Thực hành: Lập kế hoạch nuôi cá cảnh trang 79 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức
- Bài 15. Nuôi cá ao trang 73 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức
- Bài 14. Giới thiệu về thủy sản trang 70 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức
- Ôn tập chương III trang 68 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức