Giải Bài tập Viết trang 82 sách bài tập Ngữ văn 7 - Chân trời sáng tạo>
Vận dụng hiểu biết của em về kiểu bài Viết văn bản thuyết mình về một quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động và trả lời những ý hỏi sau:
Câu 1
Vận dụng hiểu biết của em về kiểu bài Viết văn bản thuyết mình về một quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động và trả lời những ý hỏi sau:
a. Giải thích yêu cầu chính đối với kiểu bài Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động
b. Giải thích ý nghĩa của sơ đồ dàn ý của kiểu bài.
c. Tóm tắt công việc chính trong quy trình 4 bước khi thực hiện bài viết.
Phương pháp giải:
Dựa vào phần Tri thức Ngữ Văn về kiểu bài Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động, dựa vào sơ đồ dàn ý của kiểu bài trong SGK trang 125
Lời giải chi tiết:
a. Yêu cầu đối với kiểu bài:
- Nhan đề nêu được tên quy tắc/luật lệ của hoạt động.
- Nội dung bài viết cần đảm bảo những phần sau:
+ Giới thiệu ngắn gọn về thời gian, không gian thực hiện hoạt động, mục đích, ý nghĩa của hoạt động.
+ Liệt kê một số phương tiện cần chuẩn bị cho hoạt động
+ Lần lượt thuyết minh về quy tắc/luật lệ của hoạt động: những điều khoản, quy ước nhằm đảm bảo cho hoạt động thực hiện an toàn, hiệu quả.
- Cấu trúc bài gồm các phần: mở đầu, phần chính, kết thúc. Riêng với phần chính của bài viết, cần tập trung thuyết minh về các nội dung/ điều khoản trong quy tắc, luật lệ của hoạt động giúp người tham gia hiểu rõ và tuân thủ
b. Giải thích ý nghĩa của sơ đồ dàn ý của kiểu bài.
c. Tóm tắt công việc chính trong quy trình 4 bước khi thực hiện bài viết.
1. Chuẩn bị trước khi viết
2. Tìm ý và lập đàn ý.
3. Viết bài.
4. Đọc lại, chính sửa và rút kinh nghiệm.
Ví dụ, với bước 1, cần nhắc đến các công việc: xác định mục đích viết, người đọc dự kiến, nội dung, cách viết; xác định đề tài, định hướng thu thập tư liệu,...;, với bước 2, cần phân biệt công việc của khâu tìm ý khác với khâu thu thập tư liệu, khác với khâu lập dàn ý thế nào...
Câu 2
Đọc đề bài và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
Đề bài: Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ của một trong những hoạt động hoặc trò chơi dưới đây:
- Đọc sách và tuân thủ các quy định về mượn sách, đọc sách ở thư viện.
- Thị đấu bóng đá, bóng chuyền và quy tắc, luật lệ của các hoạt động này:
- Tham gia giao thông đúng luật lệ.
- Sử dụng an toàn các thiết bị điện ở nhà hoặc ở trường.
- Mở chai lọ bị kẹt nắp, tẩy sạch các vết ố bắn trên quần áo, vật đụng, chặt dừa lấy nước hay chế biến sinh tố,...
- Trò chơi cướp cờ hoặc trò chơi kéo co.
Yêu cầu:
a. Chọn đề tài để thực hiện bài viết và giải thích vì sao chọn đề tài đó.
b. Đặt một số câu hỏi định hướng cho việc thu thập tư liệu và tìm ý cho bài viết.
c. Lập dàn ý cho bài viết.
d. Viết đoạn văn thuyết minh một vài điều khoản quan trọng đã phác thảo trong đàn ý.
Phương pháp giải:
Tuỳ chọn 1 đề gợi ý để thuyết minh về quy tắc luật lệ
Lời giải chi tiết:
a. Trong các đề tài (hoạt động/ trò chơi) gợi ý từ đề bài trên, em có thể tuỳ chọn một hoạt động/ trò chơi nào đó để thuyết minh về quy tắc luật lệ, theo gợi ý sau:
- Hoạt động/ trò chơi gần gũi mà em hiểu biết về quy tắc luật lệ.
- Hoạt động/ trò chơi mà em yêu thích, có hứng thú để thuyết minh.
- Hoạt động/ trò chơi thuận lợi cho em trong việc quan sát thực tế tìm kiếm tư liệu, thông tin để chuẩn bị cho bài viết.
Đây cũng chính là cơ sở để em giải thích lí do chọn đề tài (hoạt động/ trò chơi sẽ thuyết minh trong bài viết) của mình.
b. Có thể thực hiện theo trình tự sau:
(1) Đặt một số câu hỏi định hướng cho việc thu thập tư liệu và tìm ý cho bài viết, chẳng hạn:
- Cần tìm những thông tin nào?
- Tìm những thông tin ấy ở đâu?
(2) Trả lời câu hỏi để xác định hướng thu thập thông tin. Tuỳ vào hoạt động mà tìm nguồn tư liệu liên quan đến quy tắc, luật lệ của chính hoạt động ấy.
Ví dụ: liên quan đến hoạt động tham gia giao thông thì tìm luật giao thông đường bộ và các tài liệu thuyết minh về luật này; liên quan đến thi đấu bóng đá, bóng chuyền thì tìm kiếm các tài liệu về luật, thuyết minh giải thích về luật thi đấu bóng đá, bóng chuyền....; tương tự với hoạt động sử dụng thiết bị điện ở nhà hoặc ở trường, đọc sách ở thư viện, mẹo mở chai lọ kẹt nắp, tẩy sạch vết ố bẩn trên các vật dụng,...
(3) Sau đó, thực hiện khâu Tìm ý:
- Đọc tài liệu liên quan, đặc biệt là đọc và tìm hiểu kĩ về quy tắc, luật lệ của hoạt động/ trò chơi.
- Ghi lại các điều khoản trong quy tắc, luật lệ dưới dạng tóm tắt, gạch chân một số từ ngữ, thuật ngữ quan trọng, mới và khó hiểu để tra cứu.
- Ghi lại các ý tưởng nảy sinh trong đầu liên quan đến các điều khoản trong quy tắc, luật lệ của hoạt động/ trò chơi.
- Xác định sơ bộ các điều khoản đự kiến đưa vào phân chính của bài thuyết minh.
c. Em có thể dựa vào sơ đồ dưới đây để lập dàn ý cho bài thuyết minh:
Mở bài |
- Nêu tên quy tắc, luật lệ của hoạt động/ trò chơi. - Nêu lí do của việc thuyết minh về quy tắc, luật lệ. |
Thân bài |
1. Giới thiệu vắn tắt mục đích bối cảnh, thời gian, không gian diễn ra hoạt động/ trò chơi và sự cần thiết thực hiện hoạt động/ trò chơi theo quy tắc. 2. Trình bày các điều khoản/ nội dung của quy tắc hay luật lệ: - Điều khoản/ nội dung 1 - Điều khoản/ nội dung 2 - Điều khoản/ nội dung 3 - … 3. Một vài lưu ý đặc biệt (nếu có). |
Kết bài |
- Khẳng định ý nghĩa của việc tuân thủ quy tắc, luật lệ. - Đưa ra khuyến nghị, động viên đối với người nghe. |
d.
- Sau khi đã lập dàn ý em chọn một trong số các điều khoản ở nội dung 2 của phần chính để viết đoạn văn theo yêu cầu.
- Các điều khoản trong một bộ quy tắc, luật lệ thường có tính độc lập nhất định, nên em có thể viết về một điều khoản nào đó mà không nhất thiết phải lệ thuộc vào thứ tự hay mối quan hệ giữa điều khoản ấy với các điều khoản khác
- Để đoạn văn được viết trôi chảy, thuận lợi em nên chọn điều nào mà mình hiểu về nó chắc chắn nhất, được chuẩn bị kĩ lưỡng và có hứng thú nhất để viết trước.
- Tự đánh giá kĩ năng viết đoạn văn của mình bằng cách sử dụng một số tiêu chí trong bảng kiểm. Chẳng hạn, sử dụng các tiêu chí dưới đây:
Bảng kiểm kĩ năng viết đoạn thuyết minh về một điều khoản trong quy tắc hay luật lệ của hoạt động
Đoạn văn đã viết |
Nội dung kiểm tra |
Đạt |
Chưa đạt |
Điều khoản... (Phần chính) |
Nêu tên hay số thứ tự của điều khoản (theo dàn bài). |
||
Thuyết minh rõ nội dung của điều khoản qua đoạn văn. |
|||
Sử dụng và giải thích được từ ngữ, thuật ngữ liên quan. |
|||
Đáp ứng yêu cầu về cấu trúc, diễn đạt của một đoạn văn. |
|||
Hướng đến việc tác động hay thuyết phục người đọc tuân thủ quy tắc hay luật lệ. |
* Bài viết tham khảo:
Kéo co một trong những trò chơi dân gian vẫn luôn được gìn giữ và phát huy cho đến tận bây giờ. Không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa riêng, trò chơi kéo co còn thể hiện sức mạnh của tập thể, sự đoàn kết đồng lòng của người chơi. Vậy nên, hôm nay mình sẽ giới thiệu với mọi người về quy tắc của trò chơi kéo co.
Để có thể tham gia trò chơi kéo co người chơi cần có một thể lực tốt, sự dẻo dai và kiên trì. Trò chơi kéo co thường chơi theo đội, mỗi đội từ 5 - 7 người tham gia. Kéo co và trò chơi vận động nên thường được tổ chức ở nơi rộng rãi, bằng phẳng và sạch sẽ.
Trước khi vào cuộc chơi cần chuẩn bị một số dụng cụ như: một đoạn dây đay, dây thừng dài và mềm, tùy theo điều kiện và tập tục từng nơi sẽ chuẩn bị dụng cụ khác nhau, có nơi sử dụng cây tre nhỏ, dài và thẳng có nơi không cần dụng cụ mà hai đội chơi kéo trực tiếp bằng tay không.
Kẻ một vạch để làm ranh giới giữa hai đội chơi và ở giữa đoạn dây cũng buộc 1 mảnh vải màu để đánh dấu làm mốc phân thắng thua giữa hai đội.
Chia số người chơi thành 2 đội bằng số lượng và cân sức nhau, đứng đối mặt nhau ở hai bên vạch theo hàng dọc, người chơi trong đội nên đứng so le nhau chân trước và chân sau luôn trụ vững, tay cầm vào dây, thông thường người có sức khỏe tốt nhất sẽ đứng đầu hàng.
Trọng tài sẽ là người đứng giữa vạch để ra hiệu lệnh và quan sát hai đội chơi. Trong các cuộc thi chuyên nghiệp ở mỗi đội sẽ có huấn luyện viên theo sát để hướng dẫn và bắt nhịp cho đội của mình.
Về cách chơi trò chơi kéo co:
Trọng tài đứng ở giữa vạch xuất phát, cầm cờ và hô to 1...2...3 bắt đầu thì hai đội chơi bắt đầu kéo. Hai đội dùng hết sức kéo dây về phía đội mình. Đội nào kéo được điểm mốc đánh dấu trên dây về phía mình thì đó là đội chiến thắng.Trò chơi kéo co thường diễn ra từ 5 - 10 phút và hai đội phải thi đấu 3 lượt để phân thắng bại. Đội nào có hai lượt thắng sẽ là đội dành chiến thắng. Trong trường hợp tỉ số hòa nhau bại thì kết thúc 3 hiệp đấu hai đội sẽ nghỉ giải lao sau đó thi đấu 1 hiệp cuối cùng tìm ra đội chiến thắng.
Về luật trò chơi kéo co: Đội chơi nào kéo dây trước khi có hiệu lệnh của trọng tài là phạm luật và phải kéo lại từ đầu, nếu vi phạm hai lần sẽ tính là thua luôn trận đó. Đội nào có người chơi ngã hoặc tuột tay ra khỏi dây cũng bị tính là thua cuộc.
Dù quy tắc hơi phức tạp nhưng nó giúp đảm bảo tính công bằng giữa những người chơi. Vậy nên chúng ta nên tuân thủ quy tắc khi tham gia vào bộ môn này. Trên đây là phần trình bày của tôi, cảm ơn mọi người đã lắng nghe và rất mong nhận được sự góp ý của mọi người.
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải Bài tập Nói và nghe trang 77 sách bài tập Ngữ văn 7 - Chân trời sáng tạo
- Giải Bài tập Viết trang 77 sách bài tập Ngữ văn 7 - Chân trời sáng tạo
- Giải Bài tập tiếng Việt trang 76 sách bài tập Ngữ văn 7 - Chân trời sáng tạo
- Giải Bài tập Đọc trang 72 sách bài tập Ngữ văn 7 - Chân trời sáng tạo
- Giải Bài tập Nói và nghe trang 59 sách bài tập Ngữ văn 7 - Chân trời sáng tạo
- Giải Bài tập Nói và nghe trang 77 sách bài tập Ngữ văn 7 - Chân trời sáng tạo
- Giải Bài tập Viết trang 77 sách bài tập Ngữ văn 7 - Chân trời sáng tạo
- Giải Bài tập tiếng Việt trang 76 sách bài tập Ngữ văn 7 - Chân trời sáng tạo
- Giải Bài tập Đọc trang 72 sách bài tập Ngữ văn 7 - Chân trời sáng tạo
- Giải Bài tập Nói và nghe trang 59 sách bài tập Ngữ văn 7 - Chân trời sáng tạo