SBT Văn 7 - giải SBT Ngữ văn 7 - Chân trời sáng tạo Bài 5: Từng bước hoàn thiện bản thân - SBT Ngữ văn..

Giải Bài tập Đọc trang 76 sách bài tập Ngữ văn 7 - Chân trời sáng tạo


Trong văn bản Phòng tránh đuối nước (SGK, Ngữ văn 7, tập một, bài 5), có mục 4: Tuân thủ những quy tắc an toàn khi bơi lội.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1A

Trong văn bản Phòng tránh đuối nước (SGK, Ngữ văn 7, tập một, bài 5), có mục 4: Tuân thủ những quy tắc an toàn khi bơi lội. Các điều khoản trong mục này được trình bày thành hai vế (một vế nêu tên hoặc tóm tắt điều khoản, một vế giải thích điều khoản ấy) như trong bảng dưới đây:

Điều khoản

Phần nêu tên hay tóm tắt điều khoản

Giải thích điểu khoản

+

Không bơi sau khi ăn

Bởi như thế rất có hại cho dạ dày

+

Hãy tìm thêm trong mục 4 của văn bản Phòng tránh đuối nước một số điều khoản và trình bày vào bảng.

Phương pháp giải:

Đọc lại văn bản phòng tránh đuối nước trong SGK ngữ văn 7, tập 1 bài 5

Lời giải chi tiết:

Điều khoản

Phần nêu tên hay tóm tắt điều khoản

Giải thích điểu khoản

+

Không bơi sau khi ăn

Bởi như thế rất có hại cho dạ dày

+

Không bơi lội một mình nơi vắng vẻ, ngay cả khi em là người bơi lội giỏi

Vì sẽ không có ai cứu em khi gặp tình huống nguy hiểm

+

Trước khi xuống nước, em nên kiểm tra lai độ sâu

Hậu hết những tổn thương ở vùng cổ và lưng thường do những cú nhảy bổ nhào hoặc lặn dưới hồ có mực nước cạn

+

Không bơi khi người em có nhiều mồ hôi hoặc vừa đi ngoài nắng về

Bởi làm như vậy rất dễ bị cảm

+

Câu 2A

Theo em, có nên đưa thêm hình minh hoạ vào văn bản Phòng tránh đuối nước hay không? Nếu có, nên đưa hình minh hoạ cho nội dung đề mục nào? Nếu không, hãy giải thích lí do.

Phương pháp giải:

Đọc văn bản mở rộng trong SGK và nêu ý kiến bản thân

Lời giải chi tiết:

- Mục 2. Học bơi: có thể đưa hình minh hoạ việc học bơi có thầy giáo và HS học bơi ngay trên bờ hồ bơi.

- Mục 4. Tuân thủ những quy tắc an toàn khi bơi lội: có thể đưa thêm hình minh hoạ trẻ em bơi dưới hồ, người lớn bơi cùng hoặc người lớn đứng trên bờ trông coi.

- …

Tuy nhiên, cần lưu ý: trong một văn bản thông tin việc sử dụng hình minh hoạ phải chọn lọc, hợp lí, thật sự có giá trị minh hoạ, không nên lạm dụng.

Câu 1B

Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết văn bản Sử dụng điện an toàn trong sinh hoạt là một văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hay luật lệ của một hoạt động?

Phương pháp giải:

Đọc lại văn bản, tìm và đưua một số dấu hiệu nhận biết

Lời giải chi tiết:

- Sa-pô

- Cách bố cục, nêu nhan đề, đề mục; cách đánh số điều khoản, cách đánh dấu các thông tin chi tiết được liệt kê

- Sự kết hợp giữa lời giới thiệu, thuyết minh với hình minh họa

- Cách sử dụng thuật ngữ, cước chú, tài liệu tham khảo

Câu 2B

Văn bản Sử dụng điện an toàn trong sinh hoạt nêu lên mấy điều khoản?

Phương pháp giải:

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết:

Văn bản Sử dụng điện an toàn trong sinh hoạt nêu lên 12 điều khoản

Câu 3B

Nhận xét về tác dụng của các tấm hình và đoạn văn được in chữ đậm, nghiêng sau nhan đề của văn bản

Phương pháp giải:

trả lời theo 2 ý: Tác dụng của hình ảnh minh hoạ; Tca dụng của sa-pô

Lời giải chi tiết:

(1) Tác dụng của hình ảnh minh hoạ: ví dụ như hình mình hoạ l giúp cho việc nhận biết chỗ hở trên dây điện không được chạm tay vào rõ rệt và dễ nhớ hơn.

(2) Đoạn in chữ đậm, nghiêng ngay sau nhan đề văn bản là sa-pô, tóm lược cô đọng về mục đích, tầm quan trọng của việc tuân thủ quy tắc sử dụng an toàn điện sinh hoạt. Việc in chữ đậm, nghiêng nhằm nhấn mạnh, tác động vào thị giác, gây chú ý khi đọc văn bản.

Câu 4B

Các điều khoản chính trong văn bản trên có phải là thông tin cơ bản không? Thông tin chi tiết khác nhau về cấp độ được thể hiện phân biệt trong văn bản bằng dấu hiệu nào?

Phương pháp giải:

Xem lại khái niệm “thông tin cơ bản” và “chi tiết” trpong SGK, mục tri thức Ngữ Văn

Lời giải chi tiết:

Thông tin cơ bản

Chi tiết (thông tin chi tiết)

- Toát ra từ nhan đề: Sử dụng điện an toàn trong sinh hoạt.

- Toát ra từ sa-pô: “Việc sử dụng điện không đúng cách, không cẩn thận hoàn toàn có thể làm phát sinh các trường hợp nguy hiểm, thậm chí có thể thiệt hại đến tính mạng, tài sản. Vì vậy việc bảo đảm an toàn điện khi sử dụng là vô củng quan trọng.”

- Toát ra từ toàn văn bản (thông qua các thông tin chi tiết).

- Mỗi điều khoản trong 12 điều khoản (được đánh số từ 1 đến 12, thuộc bộ quy tắc Sử dụng điện an toàn trong sinh hoạt là một thông tin chi tiết bậc 1.

- Các dấu chấm tròn liệt kê đầu dòng là thông tin chi tiết bậc 2.

- Các từ ngữ, thuật ngữ giúp truyền tải thông tin bậc 1, bậc 2 đều có thể xem là chi tiết hay thông tin chi tiết (bậc 2, bậc 3).

Thông tin cơ bảnCác quy tắc sử dụng điện an toàn trong sinh hoạt

Câu 5B

Việc sử dụng lặp lại các từ ngữ, kiểu câu “KHÔNG...”, “KHÔNG ĐƯỢC...”, hoặc “PHẢI...” khi trình bày các điều khoản quy tắc trong văn bản trên có tác dụng gì?

Phương pháp giải:

Xem kĩ lại văn bản mẫu

Lời giải chi tiết:

Liệt kê số lượt sử dụng để thấy sự xuất hiện đậm đặc của các từ ngữ, kiểu câu này:

- “KHÔNG...”, “KHÔNG ĐƯỢC....”

“PHẢI...”

8 lượt

10 lượt

- KHÔNG...”, “KHÔNG ĐƯỢC....”:phủ định, cấm đoán đứt khoát về điều không được làm.

- “PHẢI...”: khẳng định bắt buộc về điều phải làm.

=> Tác dụng: Tính bắt buộc phải tuân theo từng điều khoản được nêu trong quy tắc sử dụng điện an toàn.

Câu 6B

Trong văn bản trên, các thuật ngữ, cước chú có phải là các thông tin chi tiết không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Xem lại đặc điểm của thuật ngữ trong SGK phần tri thức ngữ văn

Lời giải chi tiết:

Phải vì Thuật ngữ, cước chú là các đơn vị thông tin chi tiết nhỏ nhất, góp phần truyền tải thông tin, góp phần tạo nên thông tin bậc 2, bậc 1 và góp phần thể hiện thông tin cơ bản.

Câu 7B

Cho biết trong hình dưới đây:

a. Có mấy phích cắm, mấy ổ cắm? Mấy ổ cắm đang được sử dụng?

b. Các thiết bị đang ở trong tình trạng an toàn hay không an toàn? Dựa vào đâu để em kết luận như vậy?

Phương pháp giải:

Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

a. Trong hình, thiết bị có 3 phích cắm; 7 ổ cắm; 3 ổ cắm đang được sử dụng.

b. Thiết bị đang trong tình trạng không an toàn do có hiện tượng toé lửa từ chỗ giao nhau giữa một ổ cắm và phích cắm

Câu 8B

Từ các văn bản đã đọc, em rút ra lưu ý gì về cách đọc hiểu văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hay luật lệ của một hoạt động?

Phương pháp giải:

Dựa vào mục đích, đặc điểm các yếu tố của văn bản thông tin giới thiệu một quy tác hay luật lệ của một hoạt động, từ đó rút ra lưu ý về các đọc hiểu văn bản này

Lời giải chi tiết:

Khi đọc hiểu một văn bản giới thiệu về một quy tắc hay luật lệ của một hoạt động, em cần nắm vững các đặc điểm:

- Văn bản viết cho đối tượng nào, nhằm mục đích gì?

- Thông tin trong văn bản trình bày đã chuẩn xác hay chưa?

- Văn bản được trình bày theo hình thức nào, hình thức này có tác dụng gì trong việc tiếp nhận văn bản?

- Chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.


Bình chọn:
3.6 trên 5 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí