Giải Bài tập 6 trang 6,7 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống>
Đoạn trích được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy? Điều gì khiến Tốt-tô-chan thôi “nhìn ngang nhìn ngửa” và chăm chú “dán mắt” nhìn Ya-ma-mô-tô Ya-sư-a-ki bước đi? Vì sao Tốt-tô-chan cảm thấy rất vui khi nghe thấy giọng nói khỏe khoắn của Ya-ma-mô-tô Ya-sư-a-ki?
Trả lời câu hỏi bài tập 6 SBT trang 6,7 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức, tập 1
Câu 1
Đoạn trích được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ nội dung văn bản trang 33 – 34, xác định lời của người kể chuyện được viết theo ngôi kể thứ nhất hay thứ ba
Lời giải chi tiết:
Đoạn trích được kể theo ngôi thứ 3, người kể giấu mình và kể lại câu chuyện.
Câu 2
Điều gì khiến Tốt-tô-chan thôi “nhìn ngang nhìn ngửa” và chăm chú “dán mắt” nhìn Ya-ma-mô-tô Ya-sư-a-ki bước đi?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích và tìm ra điều khiến Tốt – tô – chan thôi “nhìn ngang nhìn ngửa” và chăm chú dán mắt nhìn Ya – sư – a – ki bước đi
Lời giải chi tiết:
Khi thấy một bạn nam tên Ya – sư – a – ki bước qua trước mặt với dáng vẻ lắc lư người rất mạnh, chân bị kéo lê thê, Tốt – tô – chan thôi “nhìn ngang nhìn ngửa” và chăm chú dán mắt nhìn bạn bước đi
Câu 3
Vì sao Tốt-tô-chan cảm thấy rất vui khi nghe thấy giọng nói khỏe khoắn của Ya-ma-mô-tô Ya-sư-a-ki?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ chi tiết Tốt – tô – chan cảm thấy vui vẻ khi nghe thấy giọng khỏe khoắn của Ya – sư – a – ki để lý giải niềm vui ấy của nhân vật Tốt – tô – chan
Lời giải chi tiết:
Tốt – tô – chan cảm thấy vui vẻ khi nghe thấy giọng khỏe khoắn của Ya – sư – a – ki bởi vì phần nào cô hiểu được sức khỏe của bạn mình vẫn tốt, không đến mức quá tệ. Hơn nữa, giọng điệu khỏe khoắn của bạn cũng làm cô gạt bỏ được băn khoăn, ái ngại vì sợ mình đã hỏi điều không phải với bạn lúc nãy rằng: “Không chữa được à?”
Câu 4
Nêu cảm nhận của em về nhân vật Tốt-tô-chan trong đoạn trích
Phương pháp giải:
Đưa ra cảm nhận của bản thân về nhân vật Tốt – tô – chan qua những chi tiết miêu tả về nhân vật trong tác phẩm
Lời giải chi tiết:
Tốt – tô – chan là một cô bé hồn nhiên, hiền lành, nhân hậu, biết quan tâm tới bạn bè xung quanh và luôn muốn giúp đỡ người khác.
Câu 5
Chỉ ra một số chi tiết giúp em nhận biết được tính cách của nhân vật Ya-ma-mô-tô Ya-sư-a-ki. Em hình dung Ya-ma-mô-tô Ya-sư-a-ki là một bạn nhỏ như thế nào?
Phương pháp giải:
Tìm những chi tiết trong SGK cho thấy tính cách của nhân vật Ya-ma-mô-tô Ya-sư-a-ki. Từ đó nêu nhận xét của bản thân về nhân vật này.
Lời giải chi tiết:
- Nhân vật Ya-ma-mô-tô Ya-sư-a-ki:
+ Phải gánh chịu căn bệnh quái ác: “Đúng rồi, bại liệt. Không chỉ có chân đâu, cả tay nữa...”
+ Khi trả lời Tốt-tô-chan về căn bệnh của mình, giọng nói nhẹ nhàng, hiền lành, hồ hởi, vui vẻ.
=> Nhận xét: Ya-ma-mô-tô Ya-sư-a-ki là một cậu bé thân thiện, cởi mở và thái độ sống lạc quan, tích cực.
Câu 6
Tìm trong đoạn trích trên một câu có thành phần trạng ngữ là một cụm danh từ
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích, tìm một câu có trạng ngữ là cụm danh từ
Lời giải chi tiết:
Câu văn có trạng ngữ là cụm danh từ: “Vào giờ ra chơi hoặc khi tan học, Tốt – tô – chan thường leo lên đó, ngồi ngắm nhìn cảnh vật ở xa, ngắm bầu trời hoặc mọi người qua lại...”
Câu 7
So sánh các cặp câu dưới đây và nhận xét về tác dụng của việc mở rộng thành phần vị ngữ của câu bằng cụm từ.
a. – Bạn nam trả lời Tốt-tô-chan
- Bạn nam nhẹ nhàng trả lời Tốt-tô-chan bằng giọng hiền lành
b. – Nói xong, bạn ấy chìa tay ra, bàn tay với những ngón dài co quắp
- Nói xong, bạn ấy chìa tay ra, bàn tay với những ngón dài co quắp như dính cả vào nhau
Phương pháp giải:
Đọc kĩ các câu văn, so sánh sự khác biệt giữa các câu và đưa ra nhận xét của bản thân về việc mở rộng vị ngữ bằng cụm từ.
Lời giải chi tiết:
a. - Bạn nam trả lời Tốt-tô-chan. (1)
- Bạn nam nhẹ nhàng trả lời Tốt-tô-chan bằng giọng hiền lành. (2)
So sánh: Vị ngữ trong câu (1) ngắn hơn, đưa ra ít thông tin hơn so với vị ngữ trong câu (2)
Nhận xét: Vị ngữ trong câu thứ hai miêu tả rõ hơn cách bạn trai trả lời Tốt-tô-chan (nhẹ nhàng, bằng giọng hiền lành).
b. - Nói xong, bạn ấy chìa tay ra, bàn tay với những ngón dài co quắp. (3)
- Nói xong, bạn ấy chìa tay ra, bàn tay với những ngón dài co quắp như dính cả vào nhau.(4)
So sánh: Vị ngữ trong câu (3) ngắn hơn, đưa ra ít thông tin hơn so với vị ngữ trong câu (4)
Nhận xét: Vị ngữ trong câu (4) miêu tả rõ hơn hình dáng bàn tay bại liệt của bạn nam (những ngón dài co quắp như dính cả vào nhau.).
- Giải Bài tập 7 trang 7,8 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 5 trang 6 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 4 trang 6 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 3 trang 5 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 trang 4 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải Bài tập 2 Nói và nghe trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 1 Nói và nghe trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 1 trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 trang 43 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 Nói và nghe trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 1 Nói và nghe trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 1 trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 trang 43 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống