Giải Bài tập 6 trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống>
Đọc lại văn bản Những khuôn cửa dấu yêu trong SGK (tr. 126 – 129) và trả lời các câu hỏi: Tại sao đối với tác giả, những ô cửa sổ lại có sức hút kì lạ?
Đọc lại văn bản Những khuôn cửa dấu yêu trong SGK (tr. 126 – 129) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1
Tại sao đối với tác giả, những ô cửa sổ lại có sức hút kì lạ?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản và lí giải vì sao những ô cửa sổ lại có sức hút kì lạ đối với tác giả.
Lời giải chi tiết:
Những ô cửa sổ có sức hút kì lạ đối với tác giả bởi từ những ô cửa sổ, tác giả nhận ra được hồn cốt của một ngôi nhà, cảm nhận được cung cách sống của chủ nhân. Ô cửa sổ đối với những người sống bên trong là nơi giao tiếp và nhìn ra thế giới, kết nối với thế giới bên ngoài. Những ô cửa sổ còn là nơi trang trí, là một điểm nhấn cho các công trình kiến trúc, cho không gian sống, làm nên nét đẹp độc đáo của nước Ý.
Câu 2
Tìm những câu văn trong văn bản cho thấy cửa sổ không phải là vật vô tri. Hãy ngắm nhìn một ô cửa sổ nào đó và chia sẻ những cảm xúc, suy nghĩ của em về nó.
Phương pháp giải:
Tìm những câu văn trong văn bản cho thấy cửa sổ không phải là vật vô tri. Từ đó, chia sẻ cảm xúc của bản thân về những ô cửa sổ mình đã từng được nhìn thấy.
Lời giải chi tiết:
Những câu văn trong văn bản cho thấy cửa sổ không phải là vật vô tri:
+ Trong cái thế giới bảng lảng ấy, những cửa sổ giống như những đôi mắt của các căn nhà nhìn ra cuộc sống
+ Cửa sổ chính là tâm hồn của căn nhà mang nó, và thể hiện cả cá tính cũng như tâm hồn của người chủ.
- Cảm xúc của bản thân em mỗi khi nhìn thấy những ô cửa sổ là một cảm giác thích thú. Bởi vì với em, cửa sổ chính là nơi ta có thể nhìn ra thế giới bên ngoài, thấy cuộc đời này tươi đẹp và đáng sống biết bao. Ngắm nhìn những ô cửa sổ, em thấy tâm hồn mình thư thái và thoải mái hơn.
Câu 3
Từ hình ảnh trung tâm là cửa sổ, tác giả đã cho thấy không gian sinh hoạt của người dân bản địa. Hãy chỉ ra một vài chi tiết thể hiện nét đẹp, sự độc đáo trong văn hoả Ý được miêu tả trong không gian đó. Em thích nhất chi tiết nào? Vì sao?
Phương pháp giải:
Chỉ ra một vài chi tiết trong SGK cho thấy nét đẹp, sự độc đáo trong văn hóa Ý được miêu tả qua không gian sinh hoạt của người dân bản địa. Chỉ ra chi tiết mà bản thân thích nhất. Lí giải lí do thích chi tiết đó.
Lời giải chi tiết:
Một vài chi tiết trong SGK cho thấy nét đẹp, sự độc đáo trong văn hóa Ý được miêu tả qua không gian sinh hoạt của người dân bản địa:
+ Cửa sổ ấy nằm trên tầng hai của căn nhà cổ kính...là một biển lá thường xuân.
+ Có cửa sổ bụi bẩn ...để người đi đường ngắm
+ Có cả những cửa kính đã vỡ từ nhiều năm nay...những người thợ làm bánh lúi húi ở đó.
- Chi tiết mà em thích nhất là chi tiết Có cả những cửa kính đã vỡ từ nhiều năm nay...những người thợ làm bánh lúi húi ở đó . Bởi vì chi tiết này cho em thấy rằng những người thợ trong tiệm bánh rất trân trọng những ô cửa sổ. Họ giữ gìn và nâng niu cả những ô cửa sổ đã vỡ như một phần kí ức của mình, không gì có thể thay thế được.
Câu 4
Văn bản có nhiều đoạn văn giàu tính tạo hình. Hãy chỉ ra một đoạn văn như thế. Nếu có thể, em hãy dựa vào các chi tiết trong đoạn văn để vẽ thành một bức tranh và giới thiệu về bức tranh đó.
Phương pháp giải:
Chỉ ra một đoạn văn giàu tính tạo hình trong văn bản
Lời giải chi tiết:
Đoạn văn giàu tính tạo hình trong văn bản:
“Có những khuôn cửa sổ và ban công không có hoa ... thiết tha từ những đôi mắt nhìn ra từ khuôn cửa sổ ấy”.
Câu 5
Chỉ ra biện pháp tu từ được dùng trong những câu văn dưới đây và nêu tác dụng:
– Khuôn cửa nhỏ cũ kĩ, nhìn có vẻ mệt mỏi nhưng vững chãi đã ở đó biết bao năm tháng, phía bên dưới đường là một vòi nước đã tồn tại ở đó ít nhất năm thế kỉ.
– Có những cửa sổ đã thành nơi hẹn hò của chim bồ câu.
Phương pháp giải:
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn.
Lời giải chi tiết:
+ Biện pháp nhân hóa: “khuôn cửa cũ kĩ, nhìn có vẻ mệt mỏi nhưng vững chãi”
Tác dụng: giúp người đọc cảm thấy khuôn cửa nhỏ như có một cuộc đời riêng, già nua nhưng vẫn bền bỉ trước thời gian như rất nhiều di tích trên đất Ý
+ Biện pháp nhân hóa “nơi hẹn hò của chim bồ câu”
Tác dụng: gợi cho người đọc cảm giác về sự kết đôi, tình tứ của loài chim bồ câu.
- Giải Bài tập 7 trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 8 trang 46 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 5 trang 43,44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 4 trang 43 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 3 trang 42 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải Bài tập 2 Nói và nghe trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 1 Nói và nghe trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 1 trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 trang 43 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 Nói và nghe trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 1 Nói và nghe trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 1 trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 trang 43 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống