Mĩ thuật 8, soạn mĩ thuật 8 kết nối tri thức hay nhất Chủ đề 2. Vẻ đẹp trong nghệ thuật truyền thống SGK Mĩ t..

Bài 4. Thiết kế trang phục với hoa văn dân tộc thiểu số trang 17, 18, 19, 20 SGK Mĩ thuật 8 Kết nối tri thức


Tìm hiểu tạo hình hoa văn trên vải theo một số câu hỏi gợi ý

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

CH tr 17

Tìm hiểu tạo hình hoa văn trên vải theo một số câu hỏi gợi ý:

- Đặc điểm hình tượng, mô tip trang trí

- Đặc điểm nét, hình, màu sắc

- Tính nhịp điệu, tiết tấu

- Em thích cách tạo hình hoa văn nào?

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức Mỹ thuật của em để trả lời câu hỏi 

Lời giải chi tiết:

- Đặc điểm hình tượng thường vận dụng nét, tổ hợp nét và hình kỉ hà phối hipwj thành các mô típ trang trí sinh động. Mô típ trang trí thường sáng tạo theo các nguyên lí cân bằng và nhịp điệu, tạo nên các xu hướng chuyển động trong mỗi sản phẩm cụ thể.

- Các nét cân đối, hài hòa, màu sắc đa dạng.

- Em thích cách tạo hình hoa văn của đồng bào dân tộc Pu Péo.

CH tr 19

Thiết kế một bộ trang phục sử dụng hoa văn dân tộc thiểu số.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức Mỹ thuật của em để thực hành.

Lời giải chi tiết:

Học sinh tham khảo bức tranh:

 

CH tr 20 TL

Trưng bày sản phẩm mĩ thuật và thảo luận

- Hoa văn truyền thống dân tộc có đặc điểm tạo hình gì?(tính tượng trưng, tính biểu tượng)

- Bạn dùng hoa văn truyền thống dân tộc trong thiết kế trang phục theo nguyên lí tạo hình nào? (cân bằng, tương phản, lặp lại, nhịp điệu, nhấn mạnh, chuyển động, tỉ lệ, hài hòa)

- Phần trang trí có thể hiện được phương hướng chuyển động của hoa văn trên sản phẩm chưa? Vì sao?

- Em ấn tượng với hoa văn truyền thống dân tộc nào được thiết kế trên trang phục?

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức Mỹ thuật của em để trả lời câu hỏi 

Lời giải chi tiết:

HS tthảo luận dựa vào sản phẩm của bản thân. Có thể tham khảo ví dụ sau:

- Hoa văn truyền thống dân tộc có đặc điểm tạo hình:

+ Tính tượng trưng: Hoa văn truyền thống thường chứa những hình ảnh và mô hình mang ý nghĩa tượng trưng, không chỉ đơn thuần là những hình dạng đẹp mắt mà còn có ý nghĩa sâu sắc hơn. Những hình tượng được sử dụng thường có liên quan đến các khái niệm văn hóa, tôn giáo, lịch sử và truyền thống của dân tộc. Các hoa văn như cây trường sinh, trái tim, mặt trời, ngôi sao, con rồng, hình ảnh các vật thể tự nhiên như cây cỏ, động vật cũng có thể được sử dụng để biểu thị ý nghĩa tâm linh, sự sống, sức mạnh, may mắn và hòa bình.

+ Tính biểu tượng: Hoa văn truyền thống thường sử dụng những hình dạng và mẫu hoa văn phổ biến mà mọi người có thể dễ dàng nhận ra và hiểu. Các biểu tượng như hình chữ S, hình trái tim, hoa sen, mẫu chấm lùi, mẫu tam giác đều là những ví dụ về tính biểu tượng trong hoa văn. Những mẫu hoa văn này thường được lặp đi lặp lại để tạo nên các mô tả hoặc hình ảnh phức tạp hơn trên các bề mặt như vải, gốm sứ, đồ gỗ, và kiến trúc.

- Dùng hoa văn truyền thống dân tộc trong thiết kế trang phục theo nguyên lí tạo hình : cân bằng, lặp lại, nhịp điệu, chuyển động, tỉ lệ, hài hòa,…

- Phần trang trí có thể hiện được phương hướng chuyển động của hoa văn trên sản phẩm. Vì các mẫu hoa văn có thể có sự đối xứng hoặc bất đối xứng, và điều này cũng có thể tạo ra cảm giác phương hướng chuyển động, các con vật có hướng chuyển động.

- Em ấn tượng với hoa văn những bông hoa có sự đối xứng, cân đối được thiết kế trên trang phục.

CH tr 20 VD

Sử dụng hoa văn truyền thống dân tộc mà em yêu thích để thiết kế phụ kiện thời trang (túi đeo, khăn,…)

Phương pháp giải:

- Thể hiện các hoa văn trong thiết kế một cách sinh động, hài hòa,…

- Lựa chọn và thể hiện một số đặc điểm riêng của mẫu vẽ.

- Sử dụng các chất liệu đơn giản.

Lời giải chi tiết:

Học sinh tham khảo thêm các bức thiết kế :

Túi xách:

Khăn:

 


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí