Bài 2. Một số dạng bố cục trong tranh sinh hoạt trang 9, 10, 11, 12 SGK Mĩ thuật 8 Kết nối tri thức>
Tìm hiểu biểu tượng con người trong tranh sinh hoạt theo một số câu hỏi gợi ý
Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
CH tr 9
Tìm hiểu biểu tượng con người trong tranh sinh hoạt theo một số câu hỏi gợi ý:
- Hình tượng con người trong các tranh dưới đây được thể hiện như thế nào?
- Mô tả đặc điểm dáng người trong mỗi bức tranh phía dưới.
- Em sẽ khai thác hình tượng con người để vẽ tranh sinh hoạt bằng hình thức nào? (Ghi chép dáng, sưu tầm từ ảnh chụp, vẽ qua ghi nhớ, liên tưởng,...)
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức Mỹ thuật của em để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
- Hình tượng con người trong các tranh dưới đây được thể hiện nghiêm trang, gần gũi trong đời sống sinh hoạt.
- Mô tả đặc điểm dáng người trong mỗi bức tranh phía dưới.
Hình 1: Đi chợ tết, bức tranh như có sự chuyển động của con người, con người là trung tâm của bức tranh.
Hình 2: Hình ảnh những người đi bán rong, con người là trung tâm của bức tranh.
- Em sẽ khai thác hình tượng con người để vẽ tranh sinh hoạt bằng hình thức: chụp ảnh hoặc là vẽ.
CH tr 10
Gợi ý mộ số dạng bố cục trong tranh sinh hoạt theo một số câu hỏi gợi ý:
- Trong những cách tạo hình con người ở tranh sinh hoạt , em thích các dạng bố cục nào? Vì sao?
- Em sẽ sử dụng dạng bố cục nào trong thực hành,sáng tạo về tranh sinh hoạt của mình?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức Mỹ thuật của em để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
- Trong những cách tạo hình con người ở tranh sinh hoạt , em thích các dạng bố cục theo nguyên lí cân bằng và bố cục theo nguyên lí tạo hình nhịp điệu. Vì nó tạo ra màu sắc cân đối, hài hòa cho bức tranh và giúp bức tranh sinh động hơn.
- Em sẽ sử dụng dạng bố cục theo nguyên lí tạo hình nhịp điệu trong thực hành,sáng tạo về tranh sinh hoạt của mình.
CH tr 11
Gợi ý các bước thể hiện một sản phẩm mĩ thuật từ màu bột về thể loại tranh sinh hoạt theo một số câu hỏi gợi ý:
- Theo em, trong các bước vẽ tranh sinh hoạt, bước nào quan trọng nhất? Vì sao?
- Tạo hình nhân vật đóng vai trò như thế nào trong tranh sinh hoạt?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức Mỹ thuật của em để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
- Trong các bước vẽ tranh sinh hoạt, bước quan trọng nhất là bước vẽ nét thể hiện nhân vật là quan trọng nhất vì đây là bước định hình cho bức tranh nên cần vẽ chuẩn nhất.
- Tạo hình nhân vật đóng vai trò định hình ban đầu cho bức tranh.
CH tr 12 TH
Xây dựng hình tượng con người trong tranh sinh hoạt và sắp xếp theo một dạng bố cục em yêu thích.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức Mỹ thuật của em để thực hành.
Lời giải chi tiết:
Học sinh tham khảo bức tranh:

CH tr 12 TL
Trưng bày sản phẩm mĩ thuật và thảo luận
- Hình tượng con người trong tranh của bạn được xây dựng có những đặc điểm gì?
- Các hoạt động của nhân vật có phù hợp với bối cảnh trong tranh không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức Mỹ thuật của em để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
HS thảo luận dựa vào sản phẩm của bản thân. Ví dụ tham khảo:
- Hình tượng con người trong tranh của bạn được xây dựng có những đặc điểm: giữ vị trí trung tâm của tranh, bối cảnh xung quanh là phụ giúp nổi bật hình tượng con người, thể hiện những hoạt động trong cuộc sống hằng ngày.
- Các hoạt động của nhân vật có phù hợp với bối cảnh trong tranh. Vì các hoạt động trong tranh gắn liền với không gian hay địa điểm ở tên của bức tranh.
CH tr 12 VD
Hãy sưu tầm tư liệu về thể loại tranh sinh hoạt, lựa chọn một tác phẩm mình yêu thích và viết một đoạn văn giới thiệu về vẻ đẹp của tác phẩm đó?
Phương pháp giải:
Lựa chọn một tác phẩm và dựa vào kiến thức viết văn để viết một đoạn văn.
Lời giải chi tiết:
Học sinh tham khảo bài viết sau:
Cánh đồng lúa quê hương mỗi dịp mùa gặt về là một hình ảnh rất đẹp và đặc biệt trong em. Cánh ruộng trải dài, những vạt lúa nối đuôi nhau xa tít tắp. Những bông lúa khoác lên mình chiếc áo vàng óng ả, chúng rối rít trò chuyện, hỏi han nhau như những người bạn lâu ngày không gặp gỡ. Các bác nông dân bắt đầu xuống ruộng gặt lúa, những chiếc nón trắng nhấp nhô giữa cánh đồng càng làm cho khung cảnh thêm đẹp, thêm yêu, những bàn tay thoăn thoắt, đều đặn gặt từng cụm lúa, dồn thành từng ôm nhỏ rải đều nơi ruộng. Thật hạnh phúc biết bao khi người ta tìm thấy những niềm vui trong công việc của chính mình. Mặt trời mỗi lúc một lên cao, dù đã thấm mệt những các bác, các cô nông dân vẫn cố gắng để hoàn thành công việc. Cảnh đồng quê mùa gặt thật đẹp và yên bình, được ngắm nhìn và cảm nhận khung cảnh ấy em mới thấu hiểu rằng mỗi hạt gạo làm ra là bao công sức, bao mồ hôi, nhọc nhằn của người nông dân. Mong rằng sau này sẽ có thêm nhiều máy móc trong nông nghiệp để đỡ dân người lao động, chia sẻ phần nào nhưng vất vả với họ.


Các bài khác cùng chuyên mục
- Kiểm tra, trưng bày sản phẩm cuối năm trang 70 SGK Mĩ thuật 8 Kết nối tri thức
- Bài 16. Đặc trưng của ngành, nghề liên quan đến mĩ thuật tạo hình trang 66, 67, 68, 69 SGK Mĩ thuật 8 Kết nối tri thức
- Bài 15. Ngành, nghề liên quan đến mĩ thuật tạo hình trang 62, 63, 64, 65 SGK Mĩ thuật 8 Kết nối tri thức
- Bài 14. Nghệ thuật thiết kế Việt Nam thời kì hiện đại trang 58, 59, 60, 61 SGK Mĩ thuật 8 Kết nối tri thức
- Bài 13. Một số tác giả, tác phẩm mĩ thuật Việt Nam thời kì hiện đại trang 54, 55, 56, 57 SGK Mĩ thuật 8 Kết nối tri thức
- Kiểm tra, trưng bày sản phẩm cuối năm trang 70 SGK Mĩ thuật 8 Kết nối tri thức
- Bài 16. Đặc trưng của ngành, nghề liên quan đến mĩ thuật tạo hình trang 66, 67, 68, 69 SGK Mĩ thuật 8 Kết nối tri thức
- Bài 15. Ngành, nghề liên quan đến mĩ thuật tạo hình trang 62, 63, 64, 65 SGK Mĩ thuật 8 Kết nối tri thức
- Bài 14. Nghệ thuật thiết kế Việt Nam thời kì hiện đại trang 58, 59, 60, 61 SGK Mĩ thuật 8 Kết nối tri thức
- Bài 13. Một số tác giả, tác phẩm mĩ thuật Việt Nam thời kì hiện đại trang 54, 55, 56, 57 SGK Mĩ thuật 8 Kết nối tri thức