Bài 21. Hệ thống nhiên liệu trang 94, 95, 96, 97 SGK Công nghệ 11 Cánh diều>
Ô tô thường sử dụng những nguyên liệu gì?
MĐ
Ô tô thường sử dụng những nguyên liệu gì?
Phương pháp giải:
Liên hệ thực tiễn với bản thân
Lời giải chi tiết:
- Xăng/dầu
- Hơi nước
- Động cơ điện
Câu hỏi tr94
Quan sát hình 21.1 cho biết cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của hệ thống nhiên liệu sử dụng bộ chế hòa khí
Phương pháp giải:
Dựa vào hình 21.1
Lời giải chi tiết:
Cấu tạo:
- Hệ thống nhiên liệu sử dụng bộ chế hoà khí có sơ đỏ cầu tạo chung như hình 21.1. Hệ thống này có các bộ phận chính gồm: bình xăng, bầu lọc, bơm xăng và bộ chế hoà khí
Nguyên lí làm việc:
- Xăng được bơm xăng (3) hút từ binh xăng (1) qua bằu lọc (2) đến bảu phao (4) của bộ chế hoá khí. Ở kỉ nạp, áp suất xilanh giám, không khí được hút qua bằu lọc không khí (5) rồi vào họng khuếch tán (6) (họng có tiết diện được thu hẹp).
- Tại họng khuếch tán. xăng được húi từ bảu phao của bộ chế hoà khí hoà trộn với không khí tạo thành hỗn hợp không khí nhiên liệu và nạp vào xilanh.
- Lượng hỗn hợp không khi nhiên liệu nạp vào xilanh động cơ được điều chỉnh bởi bướm ga (7).
- Hệ thống nhiên liệu sử dụng bộ chế hoà khi có nhược điểm cơ bản là khó điều chỉnh chính xác ti lệ không khí - nhiên liệu tối ưu theo chế độ làm việc của động cơ. vì vậy hiện nay chỉ được sử dụng ở một số xe máy và động cơ xăng cỡ nhỏ.
Câu hỏi tr95
Quan sát hình 21.2, cho biết cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của hệ thống nhiên liệu phun xăng.
Phương pháp giải:
Dựa vào hình 21.2
Lời giải chi tiết:
* Cấu tạo chung gồm các bộ phận chính:
- Thùng nhiên liệu
- Bơm xăng
- Lọc xăng
- Bộ ổn định áp suất
- Vòi phun
- Bộ điều khiển trung tâm
* Nguyên lí làm việc:
Bơm hút xăng từ bình xăng qua bầu lọc đến bộ ổn định áp suất, đưa đến vòi phun.
Ở kì nạp, không khí hút qua bầu lọc khí vào đường ống nạp. Bộ điều khiển trung tâm nhận tín hiệu từ cảm biến để điều khiển vòi phun phun xăng vào đường ống nạp tạo thành hòa khí đi vào xilanh.
Câu hỏi tr96
Quan sát hình 21.3. cho biết cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel thường.
Phương pháp giải:
Dựa vào hình 21.3
Lời giải chi tiết:
Hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel thường có sơ đỗ cầu tạo chung như hình 21.3. Hệ thống này gồm các bộ phận chính sau: bình nhiên liệu, đường ông thấp áp, các bầu lọc thô và lọc tình, bơm chuyên, bơm cao áp, đường ống cao áp, vòi phun, đường dầu hồi.
Câu hỏi tr97 CH1
Quan sát hình 21.4. cho biết cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel tích áp.
Phương pháp giải:
Dựa vào hình 21.4
Lời giải chi tiết:
Cấu tạo gồm:
- Có các bộ phận chính sau: bình nhiên liệu, bơm chuyển, đường ống thấp áp, bầu lọc, bơm cao áp, ống tích áp, vòi phun, bộ điều khiển trung tâm (ECU).
Nguyên lí hoạt động:
- Bơm chuyền (2) hút nhiên liệu từ bình nhiên liệu (1) qua bầu lọc (3) đến bơm cao áp (4).
- Bơm cao áp đưa nhiên liệu áp suất rất cao đến ống tích áp (5). Áp suất tại Ống tích áp được giữ ôn định nhờ van điều áp (6). Từ ống tích áp nhiên liệu đưa đến các vòi phun (7).
- Bộ điêu khiến trung tâm (ECU) nhận các tín hiệu (9) từ các cảm biến (cảm biến lưu lượng khí nạp. cảm biến tốc độ động cơ....) tính toán lượng phun vả ra tín hiệu điều khiển (8) điều khiến vòi phun (7) phun nhiên liệu.
- Do được điều khiển điện tử nên nhiên liệu được phun đúng thời điểm và lượng nhiên liệu phun phủ hợp với chế độ làm việc, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hình thành hoà khí và cháy kiệt góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường. Vì vậy, hệ thống nhiên liệu này hiện nay được sử dụng phổ biến.
Câu hỏi tr97 CH2
Vì sao hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel phải có bơm cao áp đưa nhiên liệu đến vòi phun?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về hệ thống nhiên liệu động cơ
Lời giải chi tiết:
Bơm cao áp hiện được biết đến là bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống phun dầu nhiên liệu Diesel. Nhiệm vụ chính là của bơm là tiếp nhận nhiên liệu đã được lọc từ thùng chứa nhiên liệu, điều tiết nhiên liệu đưa đến kim phun sau đó đưa đến từng xilanh của động cơ.
Câu hỏi tr97 CH3
Vì sao hệ thống nhiên liệu điều khiển điện tử lại góp phần tiết kiệm nhiên liệu và làm giảm ô nhiễm môi trường?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về hệ thống nhiên liệu
Lời giải chi tiết:
- Vì có các cảm biến, ECU tính toán được chính xác lượng nhiên liệu cần phun trong những trạng thái khác nhau của động cơ. Giúp xe tiết kiệm nhiên liệu hơn, khởi động và tăng tốc dễ dàng, giảm tối đa thời gian trễ khi tăng tốc.
- λ được tính toán hợp lý, đồng đều giữa các xylanh giúp động cơ êm dịu và an toàn hơn.
- Không có các họng khuếch tán, giúp tăng áp suất khí nạp, giúp cải thiện hệ số nạp của động cơ từ đó tăng hiệu suất của động cơ lên.
- Lượng xăng phun ra bay hơi trong xylanh có tác dụng giảm nhiệt độ môi chất, do đó khi thiết kế có thể tăng tỉ số nén của động cơ.
- Giảm thành phần độc hại trong khí thải như lượng nhiên liệu dư hay chưa cháy hoàn toàn, từ đó giúp bảo vệ môi trường hơn.
- Bài 22. Hệ thống đánh lửa và hệ thống khởi động trang 98, 99, 100, 101 SGK Công nghệ 11 Cánh diều
- Bài Ôn tập chủ đề 5 và 6 trang 102, 103 SGK Công nghệ 11 Cánh diều
- Bài 20. Hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát trang 90, 91, 92, 93 SGK Công nghệ 11 Cánh diều
- Bài 19: Thân máy và các cơ cấu của động cơ đốt trong trang 85, 86, 87, 88, 89 SGK Công nghệ 11 Cánh diều
- Bài 17: Khái quát về động cơ đốt trong trang 76, 77 SGK Công nghệ 11 Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài ôn tập chủ đề 6. Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi trang 135, 136 SGK Công nghệ 11 Cánh diều
- Bài 23. Một số biện pháp xử lí chất thải chăn nuôi trang 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134 SGK Công nghệ 11 Cánh diều
- Bài 22. Khái quát về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi trang 125, 126, 127 SGK Công nghệ 11 Cánh diều
- Bài ôn tập chủ đề 5. Công nghệ chăn nuôi trang 122, 123 SGK Công nghệ 11 Cánh diều
- Bài 21.Ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi trang 116, 117, 118, 119, 120, 121
- Bài ôn tập chủ đề 6. Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi trang 135, 136 SGK Công nghệ 11 Cánh diều
- Bài 23. Một số biện pháp xử lí chất thải chăn nuôi trang 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134 SGK Công nghệ 11 Cánh diều
- Bài 22. Khái quát về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi trang 125, 126, 127 SGK Công nghệ 11 Cánh diều
- Bài ôn tập chủ đề 5. Công nghệ chăn nuôi trang 122, 123 SGK Công nghệ 11 Cánh diều
- Bài 21.Ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi trang 116, 117, 118, 119, 120, 121