Bài 20. Hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát trang 90, 91, 92, 93 SGK Công nghệ 11 Cánh diều>
Vì sao trên động cơ phải có hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát?
MĐ
Vì sao trên động cơ phải có hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức thực tiễn của bản thân
Lời giải chi tiết:
Vì Nếu không có chất bôi trơn, kim loại tiếp xúc trực tiếp và chuyển động qua nhau sẽ tạo ra ma sát và sinh nhiệt, gây hao mòn động cơ và giảm tuổi thọ động cơ nhanh chóng.
Câu hỏi tr91
Quan sát hình 20.1, chỉ ra các bộ phận chính cả nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức
Phương pháp giải:
Dựa vào hịn 20.1
Lời giải chi tiết:
Các bộ phận chính gồm: cacte dầu, bơm dầu, đường dẫn dầu, bầu lọc dầu và các van
Câu hỏi tr92
Quan sát hình 20.2, chỉ ra các bộ phận chính và nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát tuần hoàn cưỡng bức.
Phương pháp giải:
Dựa vào hình 20.2
Lời giải chi tiết:
- Cấu tạo: Nước làm mát được chứa trong các đường ống, bơm, két và áo nước. Bơm nước tạo sự tuần hoàn của nước trons hệ thông. Bơm nước và quạt gió được dẫn động từ trục khuỷu thông qua đai truyền. Két nước gồm hai bình chứa phía trên và dưới được nối thôns với nhau bởi một giàn ống nhỏ. Nước nóng chảy qua giàn ống này sẽ được làm mát nhanh chóng nhờ diện tích tiếp xúc rất lớn của vỏ ống với không khí. Tốc độ làm mát nước còn được tăng thêm khi quạt gió hút không khí qua giàn ống.
- Nguyên lí:
+ Khi nhiệt độ nước trong áo nước còn thấp hơn giới hạn địnnh trước, van đóng cửa thông với đường nước về két, mở hoàn toàn cửa thông với đường nước để nước trong áo chảy thẳng về bơm rồi lại được bơm vào áo nước.
+ Khi nhiệt độ nước trong áo nước xấp xỉ giới hạn đã định, van mở cả 2 đường để nước trong áo nước vừa chảy vào két, vừa chảy vào đường nước.
+ Khi nhiệt độ trong áo nước vượt quá giới hạn định trước, van đóng cửa thông với đường nước, mở hoàn toàn cửa thông với đường nước vào két, toàn bộ nước nóng ở áo nước đi qua két, được làm mát rồi được bơm 10 hút đưa trở lại áo nước của động cơ.
Câu hỏi tr93 CH1
Quan sát hình 20.3, chỉ ra các bộ phận chính và nguyên lí làm việc của động cơ làm mát bằng không khí
Phương pháp giải:
Dựa vào hình 20.3
Lời giải chi tiết:
Cấu tạo:
- Hệ thống làm mát bằng không khí có cấu tạo đơn giản gôm các cánh tản nhiệt được đúc liền với thân máy và nắp máy.
Nguyên lí làm việc:
- Khi động cơ làm việc nhiệt từ các chi tiết cần làm mát được truyền đến các cánh tản nhiệt và tán ra ngoài không khí.
- Đối với động cơ tĩnh tại động cơ nhiều xilanh thường được trang bị quạt gió và các bản hướng gió
Câu hỏi tr93 CH2
Vì sao phải lọc dầu qua bầu lọc trước khi đi bôi trơn?
Phương pháp giải:
dựa vào kiến thức về hệ thống làm mát và bôi trơn
Lời giải chi tiết:
Bầu lọc dầu trong hệ thống bôi trơn có nhiệm vụ chính lọc sạch các tạp chất cơ học (mặt kim loại, muội than và dất cát…) lẫn trong dầu nhờn trước khi đưa vào bôi trơn các bề mặt làm việc có ma sát của chi tiết và hạn chế được các công tác sửa chữa
Câu hỏi tr93 CH3
Để làm mát nước tại két, quạt gió là quạt hút hay quạt thổi?
Phương pháp giải:
dựa vào kiến thức về hệ thống làm mát và bôi trơn
Lời giải chi tiết:
Quạt lắp phía trước két nước thì thổi vào két. Quạt lắp phía sau két thì hút cho gió xuyên qua két. Túm lại hướng gió của quạt cùng chiều với gió tự nhiên khi xe di chuyển,tức ngược với chiều xe chạy...
Câu hỏi tr93 CH4
Tìm hiểu vì sao phải định kì thay dầu bôi trơn và bổ sung nước làm mát cho động cơ?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về nguyên lí làm việc hệ thống làm mát
Lời giải chi tiết:
- Dầu nhờn sau một thời gian sử dụng trong điều kiện khắc nghiệt, nhiệt độ cao trong động cơ sẽ bẻ gãy các phân tử dầu, dầu dễ bị oxy hóa dẫn đến giảm chất lượng dầu, khả năng bôi trơn giảm.
- Ngoài ra trong quá trình hoạt động của động cơ, ma sát giữa các chi tiết kim loại tạo ra muội và bụi kim loại li ti sẽ khiến dầu đặc dần trở thành lực cản khiến các chi tiết trong động cơ không thể chuyển động gây tình trạng bó máy hoặc nóng máy
- Vì vậy cần phải chú ý thay dầu định kỳ để bảo vệ động cơ, tăng hiệu suất động cơ và giảm chi phí bảo dưỡng.
- Bài 21. Hệ thống nhiên liệu trang 94, 95, 96, 97 SGK Công nghệ 11 Cánh diều
- Bài 22. Hệ thống đánh lửa và hệ thống khởi động trang 98, 99, 100, 101 SGK Công nghệ 11 Cánh diều
- Bài Ôn tập chủ đề 5 và 6 trang 102, 103 SGK Công nghệ 11 Cánh diều
- Bài 19: Thân máy và các cơ cấu của động cơ đốt trong trang 85, 86, 87, 88, 89 SGK Công nghệ 11 Cánh diều
- Bài 17: Khái quát về động cơ đốt trong trang 76, 77 SGK Công nghệ 11 Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài ôn tập chủ đề 6. Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi trang 135, 136 SGK Công nghệ 11 Cánh diều
- Bài 23. Một số biện pháp xử lí chất thải chăn nuôi trang 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134 SGK Công nghệ 11 Cánh diều
- Bài 22. Khái quát về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi trang 125, 126, 127 SGK Công nghệ 11 Cánh diều
- Bài ôn tập chủ đề 5. Công nghệ chăn nuôi trang 122, 123 SGK Công nghệ 11 Cánh diều
- Bài 21.Ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi trang 116, 117, 118, 119, 120, 121
- Bài ôn tập chủ đề 6. Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi trang 135, 136 SGK Công nghệ 11 Cánh diều
- Bài 23. Một số biện pháp xử lí chất thải chăn nuôi trang 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134 SGK Công nghệ 11 Cánh diều
- Bài 22. Khái quát về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi trang 125, 126, 127 SGK Công nghệ 11 Cánh diều
- Bài ôn tập chủ đề 5. Công nghệ chăn nuôi trang 122, 123 SGK Công nghệ 11 Cánh diều
- Bài 21.Ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi trang 116, 117, 118, 119, 120, 121