Giải bài 18 trang 25 sách bài tập toán 8 – Cánh diều


Cho tập hợp \(A = \left\{ {1;2} \right\}\) và \(B = \left\{ {3;4;5;8} \right\}\). Lập ra tất cả các số có hai chữ số \(\overline {ab} \), trong đó \(a \in A\) và \(b \in B\).

Đề bài

Cho tập hợp \(A = \left\{ {1;2} \right\}\) và \(B = \left\{ {3;4;5;8} \right\}\). Lập ra tất cả các số có hai chữ số \(\overline {ab} \), trong đó \(a \in A\) và \(b \in B\).

a)      Có thể lập được bao nhiêu số \(\overline {ab} \) như vậy?

b)     Tính xác suất của biến cố “Số tự nhiên lập được là số chia hết cho 9”

c)      Tính xác suất của biến cố “Số tự nhiên lập được là số lớn hơn 14”.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Trong trò chơi chọn ngẫu nhiên một đối tượng từ một nhóm đối tượng. xác suất của một biến cố bằng tỉ số của số kết quả thuận lợi cho biến cố và số các kết quả có thể xảy ra đối với đối tượng được chọn ra.

Lời giải chi tiết

a)      Các số có hai chữ số \(\overline {ab} \) \(\left( {a \in A,b \in B} \right)\) lập được là: 13,14,15,18,23,24,25,28. Do đó, có tất cả 8 số lập được.

b)     Các kết quả thuận lợi cho biến cố “Số tự nhiên lập được là số chia hết cho 9” là: 18. Do đó, có 1 kết quả thuận lợi cho biến cố đó. Vì vậy, xác suất của biến cố đó là \(\frac{1}{8}\).

c)      Các kết quả thuận lợi cho biến cố “Số tự nhiên lập được là số lớn hơn 14” là: 15,18,23,24,25,28. Do đó, có 6 kết quả thuận lợi cho biến cố đó. Vì vậy, xác suất của biến cố đó là \(\frac{6}{8} = \frac{3}{4}\).


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 8 - Cánh diều - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí