Bài 16. Chuồng nuôi và biện pháp vệ sinh trong chăn nuôi trang 79, 80, 81, 82, 83 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức>
Thế nào là một chuồng nuôi tốt? Những nguyên nhân nào làm cho chuồng nuôi bị ô nhiễm?
MĐ
Thế nào là một chuồng nuôi tốt? Những nguyên nhân nào làm cho chuồng nuôi bị ô nhiễm? Cần phải làm gì để đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi?
Phương pháp giải:
Sử dụng internet, sách, báo,…kết hợp kiến thức thực tiễn đã biết và vận dụng kiến thức mục I, II SGK để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Chuồng nuôi tốt là chuồng nuôi đảm bảo cho vật nuôi sống thoải mái, khỏe mạnh, ít bệnh tật, cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt và tiết kiệm chi phí.
- Nguyên nhân làm chuồng nuôi bị ô nhiễm:
+ Không chú trọng đến quy hoạch chuồng nuôi.
+ Thiết kế chuồng trại không phù hợp.
+ Chưa áp dụng quy trình chăn nuôi tiên tiến.
+ Không vệ sinh chuồng trại thường xuyên.
- Để đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi, cần:
+ Vệ sinh chuồng nuôi.
+ Tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi.
+ Thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi.
Câu hỏi tr79 CH1
Từ những nội dung trong mục I.1 và kinh nghiệm của bản thân, em hãy cho biết:
1. Nếu chuồng nuôi (nuôi gà, vịt, lợn, trâu, bò, …) đặt cạnh nhà ở thì có thể gây ra những tác hại gì đối với vật nuôi, con người và môi trường?
2. Vì sao lại nên xây chuồng theo hướng nam hoặc hướng đông – nam?
Phương pháp giải:
Tìm hiểu và vận dụng kiến thức mục I.1 SGK và kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
1. Nếu chuồng nuôi (nuôi gà, vịt, lợn, trâu, bò, …) đặt cạnh nhà ở thì có thể gây ra những tác hại đối với vật nuôi, con người và môi trường như:
- Với vật nuôi: khó khăn cho việc vận chuyển, tiếng ồn nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của vật nuôi.
- Với con người: ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, tiếng ồn gây ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày.
- Môi trường: ô nhiễm môi trường xung quanh, làm giảm chất lượng cuộc sống.
2. Nên xây chuồng theo hướng nam hoặc hướng đông – nam để đón gió mát và ánh sáng mặt trời buổi sáng chiếu vào chuồng.
Câu hỏi tr79 CH2
Sử dụng internet, sách, báo, … để tìm hiểu và giải thích tại sao chuồng nuôi phải phù hợp với đặc điểm sinh lí của từng loại vật nuôi.
Phương pháp giải:
Tra cứu trên internet, sách, báo,…kết hợp kiến thức thực tiễn đã biết ở địa phương em để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Chuồng nuôi phải phù hợp với đặc điểm sinh lí của từng loại vật nuôi để đảm bảo thuận tiện nhất cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý vật nuôi và thu gom, xử lý chất thải của chăn nuôi; đảm bảo sử dụng chuồng nuôi được lâu dài và ổn định, chi phí xây dựng thấp nhất.
Câu hỏi tr80
Nêu ưu và nhược điểm của mỗi loại chuồng nuôi. Ở gia đình, địa phương em đang sử dụng loại chuồng nuôi nào là chủ yếu?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức mục I.2 SGK để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Các loại chuồng nuôi |
Ưu điểm |
Nhược điểm |
Chuồng hở |
Dễ làm, chi phí thấp, phù hợp với giống địa phương và chăn nuôi hữu cơ |
- Khó kiểm soát khí hậu, chịu ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện tự nhiên. - Không phù hợp với chăn nuôi công nghiệp. - Khó đảm bảo an toàn sinh học. |
Chuồng kín |
Năng suất cao, giảm chi phí thức ăn, ít dịch bệnh. |
- Chi phí đầu tư lớn - Yêu cầu hệ thống điện, nước hiện đại. - Ảnh hưởng tới việc đối xử nhân đạo với vật nuôi. |
Chuồng kín – hở linh hoạt |
Tiết kiệm điện, nước. |
- Đầu tư ban đầu lớn - Phù hợp với quy mô chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp. |
Câu hỏi tr81
Quan sát Hình 16.2 và nêu những đặc điểm chính của kiểu chuồng hở trong chăn nuôi gà thịt.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục I.3 SGK kết hợp quan sát Hình 16.2 để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm chính của kiểu chuồng hở trong chăn nuôi gà thịt:
Thông thoáng tự nhiên, tiểu khí hậu trong chuồng phụ thuộc vào môi trường bên ngoài.
Câu hỏi tr82
Theo em, kiểu chuồng hở trong chăn nuôi lợn phù hợp với quy mô chăn nuôi hộ gia đình hay chăn nuôi công nghiệp? Vì sao?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức mục I.3 SGK để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Theo em, kiểu chuồng hở trong chăn nuôi lợn phù hợp với quy mô chăn nuôi hộ gia đình vì khó kiểm soát tiểu khí hậu chuồng nuôi, vật nuôi chịu ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện thời tiết tự nhiên, khó đảm bảo an toàn sinh học.
Câu hỏi tr83 CH1
Nêu ý nghĩa của việc đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi. Liên hệ với thực tiễn chăn nuôi của gia đình và địa phương, đề xuất một số việc nên làm và không nên làm để đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức mục II SGK để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
* Ý nghĩa của việc đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi: tạo môi trường sạch sẽ, an toàn cho cả con người và vật nuôi, là giải pháp quan trọng để phòng bệnh cho vật nuôi, phòng bệnh lây truyền giữa động vật và con người, làm giảm các tác động xấu của chăn nuôi đến môi trường, là chìa khóa cho sự phát triển chăn nuôi bền vững.
* Đề xuất một số việc nên làm và không nên làm để đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi:
- Những việc nên làm:
+ Quét dọn sạch sẽ nền chuồng, lối đi, khơi thông rãnh thoát phân, nước thải.
+ Vệ sinh khử trùng sau khi kết thúc đợt nuôi và trước khi bắt đầu đợt nuôi mới.
+ Hàng năm định kỳ quét vôi, vệ sinh và tẩy uế chuồng trại.
- Những việc không nên làm:
+ Không xử lý chất thải thường xuyên
+ Không quan tâm đến việc quy hoạch chăn nuôi.
Câu hỏi tr83 CH2
Sử dụng internet, sách, báo, … để tìm hiểu vấn đề ô nhiễm chuồng nuôi trong chăn nuôi lợn công nghiệp và các biện pháp xử lý.
Phương pháp giải:
Tra cứu trên internet, sách, báo,…kết hợp kiến thức thực tiễn đã biết ở địa phương em để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Vấn đề ô nhiễm chuồng nuôi trong chăn nuôi lợn công nghiệp:
Phân của vật nuôi chứa nhiều chất chứa nitơ, phốt pho, kẽm, đồng, chì, asen, niken(kim loại nặng)… và các vi sinh vật gây hại khác không những gây ô nhiễm không khí mà còn làm ô nhiễm đất, làm rối loạn độ phì đất, mặt nước mà cả nguồn nước ngầm.
- Biện pháp xử lý:
+ Quy hoạch chăn nuôi
+ Xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm Biogas
+ Xử lý chất thải bằng men sinh học
Câu hỏi tr83 CH3
Trình bày các yêu cầu về chuồng nuôi.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức mục I.1 SGK để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Các yêu cầu về chuồng nuôi:
- Vị trí: xây dựng nơi yên tĩnh, xa khu dân cư, xa đường giao thông.
- Hướng chuồng: hướng nam hoặc đông – nam.
- Nền chuồng: khô ráo và ấm áp, chắc chắn, độ dốc vừa phải, dễ thoát nước và nền cao hơn mặt đất xung quanh.
- Kiến trúc xây dựng: phù hợp với đặc điểm sinh lí từng loại vật nuôi, áp dụng tối đa công nghệ mới trong xây dựng chuồng trại và sử dụng thiết bị cơ giới hóa, tự động hóa.
Câu hỏi tr83 CH4
Trình bày các biện pháp đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường chăn nuôi. Nêu ý nghĩa của từng biện pháp.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức mục II SGK để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
* Các biện pháp đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường chăn nuôi:
- Vệ sinh chuồng nuôi
- Tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi
- Thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi
* Ý nghĩa của từng biện pháp:
- Vệ sinh chuồng nuôi: tạo môi trường sạch sẽ, an toàn cho người và vật nuôi.
- Tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi: phòng bệnh cho vật nuôi, phòng bệnh lây truyền giữa động vật và con người.
- Thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi: làm giảm các tác động xấu của chăn nuôi đến môi trường.
Câu hỏi tr83 CH5
Đề xuất một số giải pháp làm giảm ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi nông hộ (gà, lợn, trâu, bò, ..) ở gia đình, địa phương em.
Phương pháp giải:
Tìm hiểu và vận dụng kiến thức thực tiễn ở địa phương em để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Một số giải pháp làm giảm ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi nông hộ (gà, lợn, trâu, bò, ..) ở gia đình, địa phương em:
- Xây biogas để xử lý phân và tạo nguồn chất đốt.
- Thiết kế lắp máy ép phân để tách phần bã và chất lỏng: phần bã sản xuất phân vi sinh, chất lỏng đưa vào hầm biogas.
- Bài 17. Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi trang 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90,91 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức
- Bài 18. Chăn nuôi theo tiêu chuẩn vietgap trang 92, 93, 94 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức
- Bài 19. Chăn nuôi công nghệ cao trang 95, 96, 97 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức
- Bài 20. Bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi trang 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức
- Bài Ôn tập chương V trang 107 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài Ôn tập chương VI trang 117 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức
- Bài 22. Xử lí chất thải chăn nuôi trang 113, 114, 115, 116 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức
- Bài 21. Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong chăn nuôi trang 109, 110, 111, 112
- Bài Ôn tập chương V trang 107 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức
- Bài 20. Bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi trang 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức
- Bài Ôn tập chương VI trang 117 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức
- Bài 22. Xử lí chất thải chăn nuôi trang 113, 114, 115, 116 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức
- Bài 21. Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong chăn nuôi trang 109, 110, 111, 112
- Bài Ôn tập chương V trang 107 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức
- Bài 20. Bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi trang 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức