Đề thi vào 10 môn Văn Thanh Hóa năm 2022

Tải về

Đọc văn bản sau: Một ngày nọ, người bố giàu có dẫn cậu con trai của mình thăm thú một ngôi làng

Đề bài

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc văn bản sau:

Một ngày nọ, người bố giàu có dẫn cậu con trai của mình thăm thú một ngôi làng. Người bố muốn cho con trai của mình thấy một người nghèo có thể nghèo đến mức nào. Họ đã dành thời gian tham quan cánh đồng của một gia đình nghèo. Sau khi trở về, người bố hỏi cậu con trai:

-Con thấy chuyến đi thế nào?

-Rất tuyệt bố ạ!

Người bố hỏi:

-Con đã thấy người nghèo sống thế nào chưa?

- Vâng, con thấy rồi a!

- Vậy nói cho bố nghe, con học được gì từ chuyến đi này?

Cậu bé trả lời:

-Chúng ta có một con chó, họ có bốn. Chúng ta có bể bơi, họ có những con sông. Chúng ta dùng đèn vào ban đêm, còn họ có những ngôi sao. Chúng ta có những bức tường để bảo vệ mình, họ có bạn bè. Chúng ta có ti vi, còn họ dành thời gian cho gia đình và họ hàng.

Cậu bé nói thêm:

-Cảm ơn bố đã cho con thấy chúng ta nghèo như thế nào!

Người bổ vô cùng ngạc nhiên, ông nhìn cậu con trai, mỉm cười đáp:

- Chúng ta không giàu có chỉ vì có nhiều tiền. Tình yêu, lòng trắc ẩn, gia đình, tình bạn, những giá trị đích thực mới khiến chúng ta thực sự giàu có con ạ!

(“Cảm ơn bố đã cho con thấy chúng ta nghèo như thế nào!”, dẫn theo http://quantrimang.com/cau-chuyen-y-nghia-ve-cuoc-song, 2018)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2. Theo văn bản, người bố muốn cho con trai của mình thấy điều gì khi dẫn con thăm thú một ngôi làng?

Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong đoạn văn: “Chúng ta có những bức tường để bảo vệ mình, họ có bạn bè. Chúng ta có ti vi, còn họ dành thời gian cho gia đình và họ hàng”.

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm của người bố “Tình yêu, lòng trắc ẩn, gia đình, tình bạn, những giá trị đích thực mới khiển chúng ta thực sự giàu có” trong văn bản không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1. Từ nội dung văn bản phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của sự trải nghiệm đối với mỗi người trong cuộc sống.

Câu 2.

Mặt trời xuống biển như hòn lửa.

Sóng đã và then, đêm sập của

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khởi,

Cầu hát cùng buồn cùng gió khơi.

 

Hát rằng, có học biển Đông lặng,

Cả thu biển Đông như đoàn thoi

Đêm ngày dệt biển muốn luồng sáng.

Đến dệt lưới ta, đoàn có ơi!

 (Trích "Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận, Ngữ văn 9, tập một, NXBGD Việt Nam, năm 2018, tr: 1339, tr:140)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét về vai trò của những con người lao động đời thường trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.

Lời giải chi tiết

I. ĐỌC HIỂU:

Câu 1:

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên

Phương pháp: Căn cứ bài các phương thức biểu đạt đã học.

Cách giải:

Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.

Câu 2:

Theo văn bản, người bố muốn cho con trai của mình thấy điều gì khi dẫn con thăm thú một ngôi làng?

Phương pháp: Căn cứ bài đọc hiểu, tìm ý.

Cách giải:

Theo đoạn trích, người bố muốn cho con trai mình thấy một người nghèo có thể nghèo đến mức nào.

Câu 3:

Nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong đoạn văn: “Chúng ta có những bức tường để bảo vệ mình, họ có bạn bè. Chúng ta có ti vi, còn họ dành thời gian cho gia đình và họ hàng”.

Phương pháp: Căn cứ bài liệt kê, phân tích.

Cách giải:

Tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê: Nhấn mạnh những thứ người con có và những thứ người nghèo có, từ đó ngầm nhắc nhở người con về giá trị thực sự trong cuộc sống.

Câu 4:

Anh/chị có đồng tình với quan điểm của người bố “Tình yêu, lòng trắc ẩn, gia đình, tình bạn, những giá trị đích thực mới khiển chúng ta thực sự giàu có” trong văn bản không? Vì sao?

Phương pháp: Phân tích, lí giải.

Cách giải:

Học sinh tự đưa ra quan điểm của bản thân mình. Có lý giải phù hợp.

Gợi ý:

- Đồng tình.

- Lý giải:

Tiền bạc đáp ứng cho chúng ta nhu cầu về vật chất nhưng tình yêu, lòng trắc ẩn, gia đình, tình ban là những giá trị đích thực nó khiến cuộc sống của con người trở nên có ý nghĩa, nó giúp con người vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống. Đó mới chính là giá trị, là sự giàu có của con người.

II. LÀM VĂN:

Câu 1:

Từ nội dung văn bản phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của sự trải nghiệm đối với mỗi người trong cuộc sống.

Phương pháp: Phân tích, giải thích, tổng hợp.

Cách giải:

a. Yêu cầu hình thức: Viết đoạn văn khoảng 200 chữ

b. Yêu cầu về mặt nội dung:

* Xác định đúng yêu cầu nghị luận: Ý nghĩa của sự trải nghiệm.

- Giải thích: Sự trải nghiệm là việc con người tự mình trải qua những vấn đề trong cuộc sống trên tinh thần tiếp thu, học hỏi.

- Ý nghĩa của sự trải nghiệm:

+ Trải nghiệm đem lại sự hiểu biết và kinh nghiệm thực tế giúp ta trưởng thành về suy nghĩa, bồi đắp tình cảm.

+ Trải nghiệm là cơ hội để con người nhìn lại chính mình, từ đó cố gắng hoàn thiện bản thân mình hơn.

+ Trải nghiệm giúp con người khám phá sự sáng tạo của chính bản thân mình.

+ Trải nghiệm sẽ giúp con người tạo dựng được những mối quan hệ có ích trong xã hội.

- Mở rộng, bàn luận:

+ Thiếu trải nghiệm sẽ khiến con người trở nên thụ động, khép mình.

+ Con người cần nhận thức vai trò quan trọng của trải nghiệm cuộc sống.

Câu 2:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa.

Sóng đã và then, đêm sập của

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khởi,

Cầu hát cùng buồn cùng gió khơi.

 

Hát rằng, có học biển Đông lặng,

Cả thu biển Đông như đoàn thoi

Đêm ngày dệt biển muốn luồng sáng.

Đến dệt lưới ta, đoàn có ơi!

 (Trích "Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận, Ngữ văn 9, tập một, NXBGD Việt Nam, năm 2018, tr: 1339, tr:140)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét về vai trò của những con người lao động đời thường trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.

 Phương pháp: Phân tích, tổng hợp.

 

Cách giải:

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả Huy Cận, tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá.

- Khái quát vấn đề nghị luận: Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi từ đó nhận xét về vai trò của những người lao động đời thường trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.

2. Thân bài:

 1. Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi (2 khổ đầu):

* Được xây dựng trên nền của một buổi hoàng hôn tuyệt đẹp.

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then đêm sập cửa”

- Hình ảnh so sánh độc đáo trong câu 1:

+ Điểm nhìn nghệ thuật: nhìn từ con thuyền đang ra khơi.

+ Thời gian: hoàng hôn -> sự vận động của thời gian.

+ Quang cảnh hùng vĩ của bầu trời lúc chiều tà -> vẻ đẹp kì vĩ, tráng lệ của cảnh hoàng hôn trên biển.

- Biện pháp tu từ nhân hóa:

+ Được sáng tạo từ chi tiết thực: những con sóng cài ngang như chiếc then cửa của vũ trụ. Bóng đêm “sập

cửa” gợi khoảnh khắc ánh ngày vụt tắt và màn đêm bất ngờ buông xuống bao trùm tất cả.

+ Gợi không gian vũ trụ rộng lớn, mênh mông, kì vĩ mà vẫn gần gũi, ấm áp như ngôi nhà của con người.

* Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi:

- “Lại”:

+ Chỉ một sự kiện lặp đi lặp lại.

+ Chỉ sự trái chiều vì khi vũ tru đã kết thúc một ngày dài để lắng vào yên nghỉ thì đoàn thuyền đánh cá lại bắt

đầu một cuộc lao động mới.

-> Gợi một nhịp sống thanh bình của quê hương, đất nước. sau bao năm tháng chiến tranh con ngườ Việt Nam

mới có một cuộc sống lao động bình yên.

- “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”:

+ Kết hợp hai hình ảnh: “câu hát” – “gió khơi” -> cụ thể hóa sứ mạnh đưa con thuyền ra khơi.

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “câu hát căng buồm” -> tái hiện vẻ đẹp tâm hồn, niềm vui lao động của người

dân chài.

-> Đoàn thuyền ra khơi trong niềm vui lao động.

* Câu hát của người dân chài:

- Biện pháp liệt kê: “cá bạc”, “cá thu”…-> sự giàu có của biển.

- Bút pháp tả thực kết hợp với trí thưởng tượng phong phú:

+ Tả đàn cá thu giống như con thoi đang bơi lượn mà như dệt tấm vải giữa biển đêm bừng muôn luồng sáng -

> liên tưởng đến dệt lưới của đoàn thuyền.

+ Gợi những vệt nước ấp lánh khi đàn cá bơi lội.

+ Niềm vui của người dân chài. Những đàn cá như thoi đứa là niềm hứa hẹn chuyến về bội thu “khoang đầy

cá nặng”

=> Hai khổ đầu, tác giả phác họa thành công một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng. Qua đó, ông đã

làm hiện lên cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi và tâm hồn phóng khoáng, tràn đầy niềm vui, niềm hi vọng

của người lao động mới.

2. Nhận xét về vai trò của những người lao động đời thường trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.

- Họ là những người dân lao động bình dị nhưng lại góp sức mình trong công cuộc xây dựng đất nước.

- Chính những người dân lao động đã tạo nên đất nước tươi đẹp.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
Tải về

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 9 - Xem ngay

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí