Đề thi vào 10 môn Văn Tây Ninh năm 2023>
Tải vềĐọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: (1) Mùa hè nghỉ học cũng là mùa nhãn chín rộ. (2) Tôi ngắm nghía từng chùm, từng chùm nhãn sum suê trĩu cành oằn trái. (3) Tôi lang thang trên những con đường làng, phố chợ quê chồng chị Hai...
Đề bài
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
(1) Mùa hè nghỉ học cũng là mùa nhãn chín rộ. (2) Tôi ngắm nghía từng chùm, từng chùm nhãn sum suê trĩu cành oằn trái. (3) Tôi lang thang trên những con đường làng, phố chợ quê chồng chị Hai...
(4) Lảng lảng nắng ráng biển, tôi nhìn vườn nhãn xơ xác, cái xơ xác không là tàn lụi, mà là sự báo hiệu một ngày mai nhãn đầu mùa sẽ đầy sức sống vươn lên cái xơ xác hôm nay!
(Trích Bạc Liêu nhãn đầu mùa – Trần Bảo Định, tr.56, tr.59, NXB. TP.HCM, 2018)
Câu 1 (1,0 điểm): Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2 (1,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong câu văn (4).
Câu 3 (1,0 điểm): Từ nội dung đoạn trích, em hãy nêu ngắn gọn cảm xúc của bản thân khi bước vào mùa hè cuối cùng của năm học cuối cấp.
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. Em hãy viết một bài văn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về lòng nhân ái.
Câu 2. Cảm nhận của em về đoạn
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,
Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!"
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo!
Lời giải chi tiết
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1:
Phương pháp:
Căn cứ các phương thức biểu đạt đã học.
Cách giải:
Các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm.
Câu 2:
Phương pháp:
Căn cứ bài điệp ngữ, phân tích.
Cách giải:
Điệp: xơ xác.
Tác dụng:
- Tạo nhịp điệu cho câu văn.
- Nhấn mạnh cái xơ xác ấy không phải báo hiệu cho sự tàn lụi mà nó chính là khởi đầu của một sức sống mới đầy mạnh mẽ.
Câu 3:
Phương pháp:
Phân tích.
Cách giải:
Học sinh nêu cảm xúc cá nhân về những ngày hè cuối cùng của năm học cuối cấp. Gợi ý:
- Háo hức khi chuẩn bị bước vào môi trường học tập mới.
- Nuối tiếc về quãng thời gian tươi đẹp khi được học tập cùng thầy cô và các bạn ở mái trường cấp 2.
-…
II. LÀM VĂN
Câu 1:
Phương pháp:
Phân tích, giải thích,…
Cách giải:
a. Mở bài:
Nêu vấn đề nghị luận: Lòng nhân ái.
b. Thân bài:
* Giải thích: Lòng nhân ái là tình yêu thương giữa con người với con người.
* Biểu hiện của lòng nhân ái:
- Người có lòng nhân ái thường sẽ có trái tim nhạy cảm, chứa chan nhiều cảm xúc.
- Sẵn sàng đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu và giúp đỡ người khác trong hoàn cảnh khó khăn.
- Sẵn sàng cho đi mà không mưu cầu nhận lại.
* Ý nghĩa của lòng nhân ái trong cuộc sống.
- Lòng nhân ái giúp con người tin vào cuộc sống, mối quan hệ giữa con người vì thế mà ngày càng gắn bó hơn.
- Lòng nhân ái giúp xoa dịu những nỗi đau, tạo động lực cố gắng.
- Lòng nhân ái giúp con người trở nên tốt đẹp, cuộc sống có ý nghĩa hơn.
- Lòng nhân ái tạo ra những giá trị tích cực cho cuộc sống, xã hội,..
….
Hs lấy dẫn chứng minh họa phù hợp.
* Bàn luận mở rộng:
- Phê phán thói sống ích kỉ, lạnh lùng, vô cảm.
- Lòng nhân ái đôi khi cần phải đạt đúng chỗ, tránh tạo cơ hội cho kẻ xấu lợi dụng.
c. Kết bài: Tống kết lại vấn đề nghị luận.
Câu 2:
Phương pháp:
Phân tích, tổng hợp.
Cách giải:
1. Mở bài: Giới thiệu chung
2. Thân bài
2.1 Biểu hiện của tình đồng chí:
* Là sự thấu hiểu những tâm tư, tình cảm của nhau:
- Nhân vật trữ tình nói về nỗi lòng của đồng đội mà như đang bộc bạch nỗi lòng của chính mình.
- Thấu hiểu:
+ Cảnh ngộ, nỗi bận lòng về hậu phương.
+ Ý chí lên đường, tình cảm cách mạng mãnh liệt. Khi cần họ biết hi sinh hạnh phúc cá nhân vì dân tộc. Họ bỏ lại ruộng vườn, ngôi nhà – là những tìa sản quý giá để vào lính. Từ “mặc kệ” đã nói lên sự lựa chọn dứt khoát ấy.
+ Nỗi nhớ quê nhà đau đáu trong tâm hồn người lính: nhân hóa, hoán dụ, ẩn dụ…
=> Người lính mạnh mẽ nhưng không vô tâm; quyết liệt, ý chí nhưng không hề lạnh lùng. Từng giây, từng phút họ đang phải vượt lên mình, tự nén lại những yêu thương, nhung nhớ để cống hiến trọn vẹn cho cuộc kháng chiến của toàn dân tộc.
* Là sự đồng cam, cộng khổ trong cuộc đời người lính:
- Đó là những cơn sốt rét rừng đã từng cướp đi bao sinh mạng, từng là nỗi ám ảnh đè nặng lên cuộc đời người lính. Cách nói “anh với tôi” một lần nữa cho thấy câu thơ không chỉ tả hình ảnh người lính bị cơn sốt rét rừng hành hạ mà còn gợi tình cảm đồng chí, đồng đội khi gian khổ đến cùng cực “sốt run người” vẫn quan tâm, lo lắng cho nhau.
- Đó còn là cái hiện thực thiếu thốn, khó khăn, gian khổ của cuộc đời người lính. Họ đã sống trong hoàn cảnh nghèo nàn về vật chất: thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu thuốc men…nhưng họ vượt lên tất cả nhờ sức mạnh của tình đồng chí.
- Đó còn là những khắc nghiệt của khí hậu núi rừng -> họ vượt lên nhờ tinh thần lạc quan cách mạng, sự ấm áp của tình đồng chí.
* Là niềm yêu thương, gắn bó sâu nặng họ dành cho nhau.
- Hình ảnh “tay nắm bàn tay”:
+ Chất chứa bao yêu thương trìu mến.
+Sẵn lòng chia sẻ khó khăn.
+ Chứa đựng cả những khao khát bên người thân yêu.
=> Chính tình đồng chí chân thành, cảm động và sâu sắc đã nâng đỡ bước chân người lính và sưởi ấm tâm hồn họ trên mọi nẻo đường chiến đấu.
2.2. Sức mạnh và vẻ đẹp của tình đồng chí:
* Được xây dựng trên nền một hoàn cảnh khắc nghiệt:
- Thời gian, không gian: rừng đêm hoang vu, lạnh lẽo.
- Không khí căng thẳng trước một trận chiến đấu. Trước mắt họ là cả những mất mát, hi sinh không thể tránh khỏi.
-> Tâm hồn họ vẫn bay lên với hình ảnh vầng trăng nơi đầu súng (thanh thản kì lạ)
-> Họ vẫn xuất hiện trong tư thế điềm tĩnh, chủ động “chờ giặc tới”.
=> Nhờ tựa vào sức mạnh của tinh thần đồng đội. Họ “đứng cạnh bên nhau” và trở thành một khối thống nhất không gì lay chuyển nổi.
* Được biểu hiện qua một hình ảnh thơ độc đáo, đầy sáng tạo: “Đầu súng trăng treo”:
- Vốn là một hình ảnh thơ được cảm nhận từ thực tiễn chiến đấu.
- Song hình ảnh này mang nhiều ý nghĩa biểu tượng phong phú:
+ Gợi liên tưởng: chiến tranh - hòa bình, hiện thực - ảo mộng, kiên cường – lãng mạn, chất chiến sĩ – chất thi sĩ.
+ Gợi vẻ đẹp của tình đồng chí snags trong, sâu sắc. sự xuất hiện của vầng trăng là một bằng chứng về sức mạnh kì diệu của tình đồng đội. Tình cảm ấy giúp tâm hồn người lính bay lên giữa lúc gay go, khốc liệt của chiến tranh.
+ Gợi vẻ đẹp của tâm hồn người lính – một tâm hồn luôn trong trẻo, tươi mát dẫu phải băng qua lửa đạn chiến tranh.
+ Gợi vẻ đẹp tâm hồn dân tộc Việt Nam – một bàn tay giữ chắc cây súng mà trái tim luôn hướng đến những khát vọng thanh bình.
=> Bài học rút ra khi còn ngồi trên ghế nhà trường:
- Luôn yêu quý, tôn trọng bạn bè.
- Giúp đỡ bạn bè trong điều kiện, khả năng của mình.
- Chơi với bạn bằng tình cảm chân thành.
3. Kết bài
- Nội dung: Bài thơ thể hiện chân thực, cảm động một tình cảm lớn mang tính thời đại, đó là tình đồng chí bền chặt, thiêng liêng của những người lính cách mạng. Qua đó tác giả đã khắc họa thành công hình ảnh người lính thời kì đầu chống Pháp.
- Nghệ thuật: Lối miêu tả chân thực, tự nhiên; từ ngữ, hình ảnh giản dị và giàu sức gợi, cảm xúc dồn nén
Các bài khác cùng chuyên mục