Đề thi vào 10 môn Văn Sóc Trăng năm 2021>
Tải vềĐọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Đề bài
PHẦN I (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Sức khoẻ là một nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất tới cuộc sống của chúng ta. Không có sức khoẻ, mọi tiền bạc, của cải trên thế giới này đều vô giá trị. Có sức khoẻ không có nghĩa chỉ là không có bệnh tật hay ốm yếu, mà nó còn bao hàm sự lành mạnh về thể chất, cảm xúc, quan hệ xã hội và tâm lí. Thậm chí chỉ một chút biểu hiện mơ hồ của sự bất mãn cũng được coi là không hoàn toàn khỏe mạnh. Những người thành công ý thức rất rõ rằng sức khoẻ liên quan đến năng lực thể chất, tinh thần và cảm xúc của mỗi người, mỗi yếu tố đó đều tác động đến sự thành công của chúng ta. Có thể cơ thể chúng ta hoàn toàn khoẻ mạnh, nhưng tâm tria chúng ta có sự dao động và do dự, chúng ta sẽ thất bại trong những cuộc đấu có tính cạnh tranh cao như: thế thao, kinh doanh, hay tình huống đòi hỏi sự quyết đoán cao.
(Trích Những bậc thầy thành công, IVAN R. MISNER, PH, D; DON MORGAN, MÀ, Nguyễn Trà, Kim Dung dịch, NXB Lao động - Xã hội, 2014, tr.188)
Câu 1 (0,5 điểm) Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào (miêu tả, biểu cảm, tự sự, nghị luận, thuyết minh)?
Câu 2 (0,5 điểm) Theo văn bản, người như thế nào là người có sức khoẻ?
Câu 3 (1,0 điểm) Em hiểu như thế nào về câu nói: Không có sức khoẻ, mọi tiền bạc, của cải trên thế giới này đều vô giá trị?
Câu 4 (1,0 điểm) Em có đồng tình với quan điểm: Có thể cơ thể chúng ta hoàn toàn khoẻ mạnh, nhưng tâm trí chúng ta có sự dao động và do dự, chúng ta sẽ thất bại trong những cuộc đấu có tính cạnh tranh cao như: thể thao, kinh doanh, hay tình huống đòi hỏi sự quyết đoán cao không? Vì sao?
II. LÀM VĂN: (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung phần Đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn nghị luận (độ dài khoảng 200 chữ) về cách bảo vệ sức khoẻ trong đại dịch Covid-19.
Câu 2 (5,0 điểm)
Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít, ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng là một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu nhìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tối, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng.
Nhưng quả bom nổ. Một thứ tiếng kì quái, đến váng óc. Ngực tôi nhói, mắt cay mãi mới mở ra được. Mùi thuốc bom buồn nôn. Ba tiếng nổ nữa tiếp theo. Đất rơi lộp bộp, tan đi âm thầm trong những bụi cây. Mảnh bom xẻ không khí, lao và rít vô hình trên đầu.
Tôi phủi áo, căng mắt nhìn qua khỏi và chạy theo chị Thao. Muốn xuống chờ Nho để đi về hang, chị Thao phải qua chỗ tôi. Chị cười, răng trắng, vết sẹo bóng lên, mành dù bay trên lưng, chị lao lên trước tôi. Gió cố tình giật mảnh dù trên lưng chị, nhưng không giật nổi.
Chị Thao vấp ngã, tôi đỡ chị. Nhưng chị vùng ra, mắt mở to, mờ trắng đi như không còn sự sống. Sao vậy? Tôi không hiểu. Chị kéo luôn tay tôi, sà xuống mô đất. Vâng, một mô đất nhỏ, hơi dài, phủ đầy thuốc bom màu xám,
- Nho, bị thương ở chỗ nào? Bị ở đâu, em?
Chị nghẹn ngào, không nước mắt. Tôi moi đất, để Nho đặt lên đùi mình. Màu túa ra từ cánh tay Nho, túa ra, ngấm xuống đất. Nó không giống cái que kem trắng của tôi khi nãy nữa. Da xanh đi, mắt nhằm nghiền, quần áo đầy bụi. Quả bom tung lên và nổ trên không. Hầm nó nắp bị sập.
Thế đấy!
Tôi rửa cho Nho bằng nước đun sôi trên bếp than. Bông băng trắng. Vết thương không sâu lắm, vào phần mềm. Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng. Tôi tiêm cho Nho, Nho lim dim mắt, dễ chịu. Có lẽ không đau lắm. Chị Thao luẩn quẩn bên ngoài, lúng túng như chẳng biết làm gì mà lại rất cần được làm việc. Chị ấy sợ máu.
(Trích Những ngôi sao xa xôi, Lê Minh Khuê, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2006, tr. 18)
Cảm nhận của em về các nhân vật trong đoạn trích trên. Từ đó, liên hệ với bản thân về trách nhiệm đối với đất nước.
Lời giải chi tiết
Phần I.
Câu 1.
Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào (miêu tả, biểu cảm, tự sự, nghị luận, thuyết minh)? |
Phương pháp: căn cứ các kiểu văn bản đã học
Cách giải:
Đoạn văn trên thuộc kiểu văn bản nghị luận
Câu 2.
Theo văn bản, người như thế nào là người có sức khoẻ? |
Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích, đọc và tìm ý
Cách giải:
Theo văn bản người có sức khỏe là người không có bệnh tật, không ốm yếu, lành mạnh về thể chất, cảm xúc, quan hệ xã hội tâm lý.
Câu 3.
Em hiểu như thế nào về câu nói: Không có sức khoẻ, mọi tiền bạc, của cải trên thế giới này đều vô giá trị? |
Phương pháp: phân tích, lí giải
Cách giải:
Học sinh có thể trình bày theo ý kiến của mình, có lý giải
Gợi ý:
Không có sức khỏe, mọi tiền bạc của cải trên thế giới này đều vô giá trị nghĩa là: Sức khỏe là một nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của chúng ta. Không có sức khỏe con người sẽ không thể tạo ra tiền bạc, của cải. Ngược lại, tiền bạc, của cải cũng không thể đánh đổi được sức khỏe.
Câu 4.
Em có đồng tình với quan điểm: Có thể cơ thể chúng ta hoàn toàn khoẻ mạnh, nhưng tâm trí chúng ta có sự dao động và do dự, chúng ta sẽ thất bại trong những cuộc đấu có tính cạnh tranh cao như: thể thao, kinh doanh, hay tình huống đòi hỏi sự quyết đoán cao không? Vì sao? |
Phương pháp: phân tích, lí giải
Cách giải:
Học sinh tự trình bày theo quan điểm của mình. Có lý giải
Gợi ý: Đồng ý
Giải thích:
- Sức khỏe là sự tổng hòa của thể lực và tâm trí.
- Trong những cuộc đấu tranh mang tính chất cạnh tranh cao như thể thao, kinh doanh hay những tình huống đòi hỏi sự quyết đoán cao cần con người phải sử dụng sức khỏe về mặt tâm trí nhiều hơn là thể lực. Bởi lẽ lúc này sự bình tĩnh, quyết đoán trong tâm trí sẽ giúp con người giải quyết được tình huống nhanh nhất, chính xác nhất.
- Tuy nhiên, không thể phủ nhận hoàn toàn tầm quan trọng của sức khỏe về mặt thể chất. Có sức khỏe thể chất con người mới tổn tại, phát triển được trong cuộc sống.
Phần II.
Câu 1.
Từ nội dung phần Đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn nghị luận (độ dài khoảng 200 chữ) về cách bảo vệ sức khoẻ trong đại dịch Covid-19. |
Phương pháp: phân tích, lí giải, tổng hợp
Cách giải:
I. Mở đoạn:
- Giới thiệu về cách bảo vệ sức khỏe trong đại dịch Covid 19.
II. Thân đoạn:
1. Giải thích:
- Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái cả về thể chất, tâm thần và xã hội.
- Sức khỏe là nhân tố anh hưởng lớn đến cuộc sống của chúng ta.
-Dịch bệnh COVID-19 đã càn quét, gây ảnh hưởng về Sức khỏe, kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới.
->Khẳng định bảo vệ sức khỏe trong đại dịch Covid 19 và trách nhiệm của bản thân trong việc đẩy lùi dịch Covid 19 là vô cùng cần thiết.
2. Biểu hiện của bảo vệ sức khỏe trong đại dịch Covid 19.
- Hạn chế tối đa ra ngoài, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết.
- Nếu buộc phải ra ngoài luôn luôn đeo khẩu trang, hãy giữ khoảng cách tiếp xúc, tốt nhất là 2m.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn nếu không có xà phòng.
- Thực hiện khai báo y tế, cập nhật tình hình sức khỏe hàng ngày của mình, giữ liên hệ thường xuyên với cán bộ y tế và cơ sở y tế.
-> Mỗi người phải có trách nhiệm với sức khoẻ, thậm chí là tính mạng của mình, của những người xung quanh và trách nhiệm với cộng đồng, đất nước. Trong thời điểm hiện tại để phòng chống dịch bệnh đạt hiệu quá
- Dẫn chứng, chứng minh hành động cụ thể.
+ Học sinh lấy dẫn chứng cụ thể, phù hợp
3. Ý nghĩa của của bảo vệ sức khỏe trong đại dịch Coid 19.
- Mang lại hạnh phúc cho bản thân nhân loại.
- Sức khỏe chính là chìa khóa then chốt để quyết định cuộc đời của bạn có hạnh phúc và thành công hay không. Có thể sống khỏe mạnh không ốm đau đến cuối đời thì đã là một thành công và một nỗ lực to lớn rồi.
- Phát huy sức mạnh tinh thần đoàn kết: Việt Nam đã vượt qua tình trạng khó khăn do COVID 19 gây ra.
+ Cơ bản đã kiểm soát được dịch bệnh...
4. Phản đề:
Những người có lối sống ích kỉ, không có tinh thần trách nhiệm, bảo vệ sức khỏe trong đại dịch Covid 19..
5. Liên hệ, rút ra bài học:
Trách nhiệm của bản thân trong việc đẩy lùi dịch Covid 19 rất quan trọng trong cuộc sống vì thế sức khỏe của mỗi người là vô cùng quan trọng
III. Kết đoạn:
- Khẳng định bảo vệ sức khỏe trong đại dịch Covid 19 và trách nhiệm của bản thân trong việc đẩy lùi dịch Covid 19 là vô cùng cần thiết.
- Em sẽ học tập tốt để trở thành người có trách nhiệm
Câu 2.
Cảm nhận của em về các nhân vật trong đoạn trích trên. Từ đó, liên hệ với bản thân về trách nhiệm đối với đất nước. |
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
1. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Minh Châu và tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”
- Giới thiệu về đoạn trích và các nhân vật trong đoạn.
2. Thân bài
a. Cảm nhận về các nhân vật trong đoạn trích Hoàn cảnh sống và chiến đấu Ba cô gái Thao, Phương Định, Nho làm ở tổ trinh sát mặt đường. Họ sống trên một cao điểm giữa vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, nơi tập trung bom đạn nguy hiểm.
Công việc nguy hiểm phải chạy trên cao điểm cả ngày, phơi mình giữa vùng trọng điểm bắn phá của máy bay địch, sau mỗi trận bom phải đo khối lượng đất đá, đánh dấu bom chưa nổ, phá bom.
- Công việc, hoàn cảnh sống nguy hiểm đòi hỏi sự gan dạ, bình tĩnh. Những nét chung và nét riêng của ba cô gái thanh niên xung phong
- Họ đều là những cô gái thanh niên xung phong còn trẻ, phải xa nhà, xa mái trường đi chiến đấu
* Nét chung của ba nữ thanh niên xung phong cũng là những vẻ đẹp tiêu biểu về phẩm chất thanh niên thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước:
- Phẩm chất cao đẹp: tinh thần trách nhiệm cao với công việc, không sợ cái chết
- Dũng cảm, gan dạ: Sẵn sàng nhận nhiệm vụ, dám đối mặt với cái chết mà không nao núng dù nhiều lần họ bị bom vùi và làm bị thương
- Họ có tinh thần đồng đội gắn bó, thân thiết: thể hiện ở tính tình, sự quan tâm chăm sóc chu đáo khi đồng đội bị thương.
- Nêu bật vẻ đẹp tâm hồn của ba cô gái thanh niên xung phong
+ Là những cô gái trẻ dễ vui, mơ mộng nhưng cũng trầm tư sâu lắng
+ Họ nữ tính thích làm đẹp cho cuộc sống ở chiến trường khói lửa
+ Bình tĩnh, chủ động, lạc quan luôn nghĩ về tương lai
* Nét riêng
- Nho là em út tính nết trẻ con, thích ăn kẹo, có dáng vẻ bé nhỏ, nhẹ nhàng, nhưng rất bản lĩnh, rắn rỏi
- Chị Thao là người thích làm dáng nhất, ở chị có những nét tính cách tưởng trái ngược nhau:
+ Thích hát bài hát do Phương Định bịa ra nhưng lại không hát trôi chảy bài nào
+ Rất dũng cảm táo bạo nhưng lại sợ máu, sợ vắt
+ Trong cô có sự nhút nhát mềm yếu của cô gái là cô gái bản lĩnh trong chiến đấu
- Nhân vật Phương Định
+ Là cô gái Hà Nội vào chiến trường 3 năm, hay hoài niệm về quê hương, mẹ, mái trường...
+ Là cô gái hồn nhiên mơ mộng với nhiều nét tính cách thể hiện rất rõ ràng: thích hát, thuộc nhiều bài hát, say sưa tận hưởng cơn mưa hồn nhiên như chưa hề nghe thấy tiếng bom đạn nổ
– Đó là vẻ đẹp trong sáng hồn nhiên, thật đáng yêu.
+ Chăm sóc chu đáo cho đồng đội.
+ Là cô gái nhạy cảm, duyên dáng nhưng không biểu lộ tình cảm, tỏ ra kín đáo trước đám đông, tưởng như kiêu kì nhưng lại tạo nên một sức hút tự nhiên.
+ Nổi bật nhất phẩm chất anh hùng: có tinh thần trách nhiệm với công việc, gan dạ tự tin, thận trọng khi làm nhiệm vụ.
Qua hành động và dòng suy tư của nhân vật tác giả Lê Minh Khuê cho người đọc thấy được thế giới nội tâm phong phú cùng phẩm chất anh hùng của nhân vật.
* Thành công nghệ thuật
- Phương thức trần thuật: kể bằng ngôi thứ nhất chân thực, miêu tả thế giới nội tâm phong phú sâu sắc.
- Ngôn ngữ giọng điệu: lời kể linh hoạt, câu văn ngắn, cầu đặc biệt tạo được sự nhịp nhàng phù hợp không khí chiến đấu.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lý và tính cách nhân vật đa dạng, sinh động b. Liên hệ về trách nhiệm của bản thân với đất nước.
- Nêu bối cảnh quê hương đất nước hiện tại:
+ Dịch bệnh COVID – 19 diễn biến phức tạp + Chính quyền vẫn có các biện pháp kiểm soát tốt, đảm bảo cuộc sống cho người dân
- Trách nhiệm, tình cảm của bản thân:
+ Tình yêu, gắn bó với quê hương, đất nước, đồng bào
+ Trách nhiệm: thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch (5K), học tập và tham gia các hoạt động tình nguyện xã hội, cùng chung tay chung sức chống dịch, giúp đỡ đồng bào
+ Rèn luyện các phẩm chất: dũng cảm, tự tin; chủ động tự giác học tập và trau dồi kiến thức, kinh nghiệm để khi cần xông pha sức trẻ góp sức vào công cuộc xây dựng và kiến thiết nước nhà.
3. Kết bài
- Khẳng định những phẩm chất cao đẹp của ba nữ thanh niên xung phong và tài năng của Nguyễn Minh Châu.
- Liên hệ với bản thân và rút ra bài học về nhiệt huyết tuổi trẻ, sự cống hiến cho đất nước.
Các bài khác cùng chuyên mục