Đề thi vào 10 môn Văn Lai Châu năm 2025>
Tải vềSuốt mấy hôm rồi đau tiễn đưa Đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa…
Tổng hợp Đề thi vào 10 có đáp án và lời giải
Toán - Văn - Anh
Đề thi
I. ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn trích sau:
BÁC ƠI!
Suốt mấy hôm rồi đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa…
Chiều nay con chạy về thăm Bác
Ướt lạnh vườn rau, mấy gốc dừa!
Con lại lần theo lối sỏi quen
Đến bên thang gác, đứng nhìn lên
Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa?
Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!
Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội
Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười! […]
Chú thích:
(*) Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành là cố nhà thơ kiêm chính trị gia người Việt Nam. Ở Tố Hữu có sự thống nhất đẹp đẽ giữa cuộc đời cách mạng và cuộc đời thơ. Ông được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam.
(1) Ngày 02/9/1969, Bác Hồ từ trần để lại niềm tiếc thương vô hạn cho cả dân tộc Việt Nam. Trong hoàn cảnh ấy, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ “Bác ơi!” (06/9/1969).
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. (0.5 điểm) Xác định thể thơ của đoạn trích trên.
Câu 2. (0.5 điểm) Tìm những từ, cụm từ chỉ hành động của người “con” khi nghe tin Bác mất
Câu 3. (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh trong câu thơ sau:
“Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!”
Câu 4. (1,0 điểm) Tình cảm của tác giả đối với Bác được thể hiện trong đoạn trích là gì?
Câu 5. (1,0 điểm) Bác đã ra đi nhưng hình ảnh và công lao của Bác vẫn trường tồn với non sông đất Việt. Là chủ nhân tương lai của đất nước, em cần có trách nhiệm gì đối với quê hương, đất nước?
II. LÀM VĂN
Câu 1. Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích khổ thơ sau:
“Suốt mấy hôm rồi đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa ...
Chiều nay con chạy về thăm Bác
Ướt lạnh vườn rau, mấy gốc dừa!”
Câu 2. Trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ, mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến trong đời sống học sinh. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, việc lạm dụng mạng xã hội đang gây ra nhiều hệ lụy đáng lo ngại. Em hãy viết một bài văn nghị luận trình bày ý kiến về vấn đề lạm dụng mạng xã hội trong một bộ phận học sinh hiện nay.
Đáp án
I. ĐỌC HIỂU:
Câu 1.
Phương pháp:
Căn cứ các thể thơ đã học, phân tích
Cách giải:
Thể thơ 7 chữ
Câu 2.
Phương pháp:
Căn cứ bài đọc hiểu, tìm và xác định từ ngữ phù hợp.
Cách giải:
Các từ, cụm từ chỉ hành động của người “con” khi nghe tin Bác mất là: chạy về thăm Bác, lần theo lối sỏi, đến bên thang gác, đứng nhìn lên.
Câu 3.
Phương pháp:
Căn cứ bài nói giảm, nói tranh, phân tích tác dụng.
Cách giải:
- Biện pháp nói giảm nói tránh: đi (Bác đã mất)
- Tác dụng: để giảm nhẹ mức độ đau thương, nặng nề của cái chết, làm giảm đi cảm giác mất mát, tiếc thương. Thể hiện sự trân trọng, yêu thương và luyến tiếc vô hạn của người con đối với Bác
Câu 4.
Phương pháp:
Căn cứ bài đọc hiểu, phân tích
Cách giải:
Tình cảm của tác giả đối với Bác:
- Đau đớn, xót xa trước tin Bác mất.
- Thể hiện sự kính yêu sâu sắc trước sự ra đi của Bác
- Niềm biết ơn và gắn bó thiêng liêng như tình cảm của người con đối với cha
Câu 5.
Phương pháp:
Căn cứ bài đọc hiểu, vận dụng kiến thức cá nhân, phân tích
Cách giải:
HS đưa ra quan điểm cá nhân phù hợp với chuẩn mực đạo đức.
Trách nhiệm của cá nhân đối với quê hương, đất nước:
- Học tập và rèn luyện, tu dưỡng đạo đức.
- Sống có mục tiêu, lí tưởng cao đẹp cống hiến sức mình cho quê hương, đất nước.
- Luôn cẩn trọng trước các thế lực thù địch, giữ vững tư tưởng, tình yêu với quê hương, đất nước.
- …
II. LÀM VĂN
Câu 1.
Phương pháp:
- Vận dụng kiến thức đã học về viết đoạn văn nghị luận.
- Lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn lí lẽ và dẫn chứng.
Cách giải:
Bài làm có thể triển khai theo nhiều cách, sau đây là gợi ý của Tuyensinh247.com
1. Mở đoạn:
- Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và khổ thơ.
- Khái quát vấn đề nghị luận: khổ thơ thể hiện nỗi đau thương sâu sắc và lòng kính yêu vô hạn của người con nước Việt khi Bác qua đời.
2. Thân đoạn
* Đoạn thơ diễn tả nỗi đau, sự mất mát to lớn.
- Nỗi đau âm ỉ, kéo dài của nhân dân trước sự ra đi của Bác: “Suốt mấy hôm rồi đau tiễn đưa”. Nỗi đau của con người hòa cùng nỗi đau của thiên nhiên: “Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa”.
- “Chiều nay con trở chạy về thăm Bác”: Từ “con” xưng hô thân thương, thể hiện tình cảm gắn bó ruột thịt giữa người dân và Bác Hồ. Động từ “chạy” cho thấy sự vội vã, nôn nóng, đau đớn mong được gặp Bác lần cuối. Gợi cảm giác tiếc nuối, đau thương khi không còn cơ hội gặp Bác nữa.
- “Ướt lạnh vườn rau, mấy gốc dừa”: Hình ảnh gợi nhắc đến cuộc sống giản dị, thanh đạm của Bác – gắn bó với vườn rau, cây dừa. Không gian ướt lạnh càng làm tăng thêm sự cô quạnh, buồn bã sau sự ra đi của Người.
=> Khổ thơ đã cho thấy nỗi đau và sự xót thương vô hạn của “con” trước sự ra đi của Người.
* Nghệ thuật:
- Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ.
- Giọng điệu chân thành, xúc động.
- Thể thơ 7 chữ.
- Ngôn từ giàu cảm xúc, chất chứa tình yêu thương, đau đớn, xót xa trước sự ra đi của Người.
3. Kết đoạn: Tổng kết vấn đề nghị luận.
Câu 2.
Phương pháp:
- Vận dụng kiến thức đã học về viết bài văn nghị luận.
- Lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn lí lẽ và dẫn chứng.
Cách giải:
Bài làm có thể triển khai theo nhiều cách, sau đây là gợi ý của Tuyensinh247.com
1. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Hiện tượng lạm dụng mạng xã hội đang trở thành vấn đề đáng lo ngại trong một bộ phận học sinh hiện nay.
2. Thân bài
* Giải thích
- Mạng xã hội: là các nền tảng trực tuyến (Facebook, TikTok, Instagram, YouTube, v.v.) cho phép người dùng kết nối, chia sẻ thông tin, giải trí, học tập…
- Lạm dụng mạng xã hội: là việc sử dụng mạng xã hội một cách thái quá, không kiểm soát, gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống, học tập, sức khỏe tinh thần và thể chất.
* Thực trạng và hậu quả việc lạm dụng mạng xã hội ở học sinh hiện nay.
- Hiện nay học sinh dành quá nhiều thời gian mỗi ngày để lướt mạng, xem video, trò chuyện ảo.
- Việc sử dụng mạng xã hội trở nên phổ biến, chi phối đời sống của các em học sinh gây ra hàng loạt các hậu quả nghiêm trọng: Bị cuốn vào các trào lưu tiêu cực, nội dung độc hại; Lệ thuộc vào lượt “like”, “comment”, ảnh hưởng đến cảm xúc …. Ngại giao tiếp trực tiếp, sống ảo, ít vận động thể chất.
* Nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm dụng mạng xã hội ở học sinh hiện nay.
- Mạng xã hội hấp dẫn, có nhiều nội dung giải trí thu hút.
- Thiếu kỹ năng quản lý thời gian và thiếu nhận thức về tác hại của việc lạm dụng.
- Cha mẹ, nhà trường chưa kiểm soát, định hướng hiệu quả.
- Áp lực học tập, tâm lý muốn tìm nơi để "giải tỏa".
* Giải pháp hạn chế tình trạng lạm dụng mạng xã hội ở học sinh hiện nay.
- Bản thân học sinh cần nâng cao ý thức tự giác, biết cân bằng giữa học tập và giải trí.
- Gia đình nên quan tâm, hướng dẫn và kiểm soát con em một cách phù hợp.
- Nhà trường cần tăng cường giáo dục kỹ năng số, tổ chức hoạt động ngoại khóa, tư vấn tâm lý.
- Cần có sự phối hợp giữa xã hội, truyền thông để định hướng sử dụng mạng xã hội lành mạnh.
HS lấy dẫn chứng minh hoạ phù hợp
* Bài học nhận thức và hành động
3. Kết bài: Tổng kết lại vấn đề nghị luận


Các bài khác cùng chuyên mục