Đề thi vào 10 môn Văn Kiên Giang năm 2020>
Tải vềĐọc đoạn trích sau:
Đề bài
I. Phần Đọc hiểu.
Đọc đoạn trích sau:
Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đâu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau.
Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con là Việt gian đấy? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đầy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu... Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:
- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.
Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lăm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng, quyết tâm một công một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!...
(SGK Ngữ văn 9, tập 1, trang 166, NXB GD năm 2017)
Và thực hiện yêu cầu:
Câu 1:(1,0 điểm)
Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Do ai sáng tác? Nêu khái quát nội dung của đoạn trích.
Câu 2:(1,0 điểm)
Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong những câu văn: Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đây tr? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đây?
Câu 3: (1,0 điểm)
Chỉ ra phương thức liên kết và phương tiện liên kết được sử dụng trong những câu văn:(1) ông kiểm điểm từng người trong óc. (2) Không mà, họ toan là những người có tinh thần cả mà. (3) Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một Che Vo giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!...
II. Phần Làm văn
Câu 1: (2,0 điểm)
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về tác động của những lời phê phán, chỉ trích vội vàng thiếu căn cứ trên mạng xã hội.
Câu 2: (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Nhr sa như ùa vào buồng lái.
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)
Phương pháp giải - Xem chi tiết
I. Phần Đọc hiểu.
Đọc đoạn trích sau:
Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đâu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau.
Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con là Việt gian đấy? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đầy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu... Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:
- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.
Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lăm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng, quyết tâm một công một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!...
(SGK Ngữ văn 9, tập 1, trang 166, NXB GD năm 2017)
Và thực hiện yêu cầu:
Câu 1:(1,0 điểm)
Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Do ai sáng tác? Nêu khái quát nội dung của đoạn trích.
Câu 2:(1,0 điểm)
Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong những câu văn: Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đây tr? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đây?
Câu 3: (1,0 điểm)
Chỉ ra phương thức liên kết và phương tiện liên kết được sử dụng trong những câu văn:(1) ông kiểm điểm từng người trong óc. (2) Không mà, họ toan là những người có tinh thần cả mà. (3) Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một Che Vo giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!...
II. Phần Làm văn
Câu 1: (2,0 điểm)
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về tác động của những lời phê phán, chỉ trích vội vàng thiếu căn cứ trên mạng xã hội.
Câu 2: (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Nhr sa như ùa vào buồng lái.
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)
Lời giải chi tiết
Phần I
Câu 1.
Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Do ai sáng tác? Nêu khái quát nội dung của đoạn trích. |
Phương pháp: căn cứ bài Làng
Cách giải:
- Tác phẩm: Làng
- Tác giả: Kim Lân
- Nội dung: Nỗi đau đớn của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc.
Câu 2.
Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong những câu văn: Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đây tr? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đây? |
Phương pháp: phân tích
Cách giải:
Biện pháp: Điệp cấu trúc “Chúng nó cũng…”
Tác dụng:
- Diễn tả tâm trạng đau đớn, xót xa của ông Hai và niềm thương xót cho số phận của những đứa trẻ ngây thơ, vô tội bị coi là Việt gian.
- Tạo nhịp điệu cho câu văn.
Câu 3.
Chỉ ra phương thức liên kết và phương tiện liên kết được sử dụng trong những câu văn:(1) ông kiểm điểm từng người trong óc. (2) Không mà, họ toan là những người có tinh thần cả mà. (3) Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một Che Vo giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy! … |
Phương pháp: căn cứ bài Liên kết câu, đoạn văn
Cách giải:
- Phương thức liên kết:
+ phép thế: từ “họ” trong câu (2) thay thế cho “từng người” trong câu (1)
+ phép lặp: từ “họ” trong câu (2) và (3)
Phần II
Câu 1.
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về tác động của những lời phê phán, chỉ trích vội vàng thiếu căn cứ trên mạng xã hội. |
Phương pháp: phân tích, lí giải, tổng hợp
Cách giải:
1. Giới thiệu vấn đề: tác động của những lời phê phán, chỉ trích vội vàng, thiếu căn cứ trên mạng xã hội.
2. Giải thích vấn đề
- Phê phán là vạch ra, chỉ ra cái sai trái để tỏ thái độ không đồng tình hoặc lên án.
- Chỉ trích là vạch sai lầm, khuyết điểm nhằm chê trách.
- Căn cứ là chỗ dựa, cơ sở để lập luận.
- Mạng xã hội là nền tảng trực tuyến nơi mọi người dùng để xây dựng các mối quan hệ với người khác có chung tính cách, nghề nghiệp, công việc, trình độ,...
=> Những lời phê phán, chỉ trích vội vàng, thiếu căn cứ trên mạng xã hội sẽ đem đến những hậu quả khó lường với chính người dùng và những tác động tiêu cực đến cộng đồng xã hội.
3. Phân tích, bàn luận vấn đề
- Tác động của những lời phê phán, chỉ trích vội vàng, thiếu căn cứ trên mạng xã hội.
+ Gây hoang mang, sợ hãi, thậm chí ảnh hưởng xấu đến tâm lí người bị phê phán ngoài đời thực.
+ Tạo ra sự hỗn loạn trên cộng đồng mạng và cộng đồng xã hội.
+ Mang đến môi trường thiếu văn minh và ứng xử thiếu văn hóa trong việc sử dụng mạng.
+ Trong một vài trường hợp, việc chỉ trích, phê phán thiếu căn cứ cũng đem đến sự tấn công ngược lại từ cộng đồng mạng cho chính người viết lời chỉ trích, phê phán đó.
HS lấy dẫn chứng minh họa phù hợp.
- Cần làm gì để xây dựng thói quen sử dụng mạng xã hội văn minh?
+ Mỗi người cần suy nghĩ kĩ trước khi chia sẻ câu chuyện của mình hay của người khác lên mạng xã hội.
+ Dùng lời lẽ tôn trọng và ứng xử có văn hóa khi tranh luận một vấn đề trên mạng.
…
- Phê phán những cá nhân sử dụng mạng xã hội tiêu cực.
4. Liên hệ bản thân và Tổng kết
Câu 2.
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Không có kính không phải vì xe không có kính
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng (Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục) |
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
1. Giới thiệu chung
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và 2 khổ thơ
2. Cảm nhận
* Khổ 1: Tác giả đã lí giải nguyên nhân khiến những chiếc xe không kính và nêu bật tư thế của những người lính trên chiếc xe ấy.
- Hai câu thơ đầu đã nêu lên nguyên nhân những chiếc xe trở nên mất kính.
Câu thơ đầu tiên dài như một như một lời phân trần để dẫn vào câu thơ thứ hai với điệp từ “không”, điệp từ “bom”, kết hợp với động từ mạnh “giật”, “rung”. Qua đó, tác giả đã lí giải nguyên nhân những chiếc xe không kính là do bom đạn tàn phá. Như vậy, ở đây, qua hình ảnh những chiếc xe không kính, tác giả đã gián tiếp tố cáo sự khốc liệt của chiến tranh.
- Hai câu thơ sau, tác giả đã tạo ấn tượng mạnh khi nêu bật tư thế hiên ngang, chủ động, tự tin của người lính khi ngồi trên những chiếc xe không kính đó:
“Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”
+ Từ láy “ung dung” được đảo lên đầu câu, kết hợp với đại từ nhân xưng đầy tự hào “ta” đã làm nổi bật tư thế ấy.
+ Nhịp thơ 2/2/2 đều đặn, điệp từ “nhìn” lặp lại ba lần. Đặc biệt cái nhìn thẳng, đó là cái nhìn bất khuất, trang nghiêm đối mặt với gian khổ, hi sinh mà không hề run sợ, né tránh
=>Vượt lên trên cái gian khổ của chiến tranh, tư thế của người lính mới thật đàng hoàng, vững chãi.
* Khổ 2 diễn tả cảm giác cụ thể của người lính khi ngồi trên những chiếc xe không còn kính chắn gió:
- Điệp từ “nhìn thấy” kết hợp với những hình ảnh như: “gió vào xoa mắt đắng”, “con đường chạy thẳng vào tim”, “đột ngột cánh chim” đã thể hiện tốc độ nhanh của chiếc xe và sự tập trung cao độ của người lính.
- Không có kính cũng khiến người lính phải trực tiếp tiếp xúc với muôn vàn khó khăn, bất cứ vật cản nào cũng có thể “sa”, “ùa” vào buồng lái. Tuy nhiên, với giọng thơ ngang tàng, trẻ trung, người lính dường như bất chấp mọi khó khăn gian khổ. Không những vậy, vì không có kính nên người chiến sĩ đã có cơ hội gần gũi với thiên nhiên, tận hưởng vẻ đẹp của cảnh vật qua ô cửa kính vỡ.
=> Phải có một tinh thần lạc quan, yêu đời, coi thường hiểm nguy mới có thể biến cái hiện thực đầy khó khăn thành những phút thi vị đẹp đến như vậy.
3. Tổng kết
Các bài khác cùng chuyên mục