Đề thi học kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 5 TN

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Đề bài

Câu 1 :

Văn bản Xem người ta kìa! khẳng định câu nói “Xem người ta kìa!” là câu nói của ai?

  • A.

    Người ông

  • B.

    Người bà

  • C.

    Người mẹ

  • D.

    Người bạn

Câu 2 : Con hãy kéo đổi vị trí các từ/cụm từ để được đáp án đúng

 Em hãy sắp xếp các bước dưới đây theo đúng trình tự của một bài nói:

Trao đổi, đánh giá

Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói

Luyện tập và trình bày

Tìm ý và lập dàn ý

Câu 3 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Văn bản Xem người ta kìa! nghị luận về một quan điểm sống, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 4 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

 Đoạn trích dưới đây nằm ở phần nào văn bản?

     Chỉ có J là ngoại lệ. Trong 24 tiếng đồng hồ đó, cái nhìn của tôi về J đã hoàn toàn thay đổi, tất cả chúng tôi đều nhận thấy điều đó. Tôi không rõ tại sao cậu lại làm thế; có lẽ cậu thực sự có điều gì đó muốn nhắn nhủ với chúng tôi. Bất kể vì lí do gì, J là người duy nhất chọn loại khác biệt có ý nghĩa. Kết quả là vào cuối ngày hôm đó, tôi cảm giác rằng không một ai trong chúng tôi lại không nể phục cậu.

(Hai loại khác biệt – Giong-mi Mun)

Giới thiệu về một bài tập đặc biệt của giáo viên.

Kể về sự khác biệt mà mỗi người lựa chọn, trong đó, J là khác biệt nhiều ý nghĩa nhất.

Suy ngẫm của tác giả về sự khác biệt có ý nghĩa và khác biệt vô nghĩa.

Câu 5 :

Lời văn của biên bản phải đáp ứng yêu cầu gì?

  • A.

    Trau chuốt, mượt mà

  • B.

    Bay bổng, lãng mạn

  • C.

    Ngắn gọn, chính xác

  • D.

    Tùy từng trường hợp để sử dụng lời văn

Câu 6 :

Dòng nào không phải là trạng ngữ trong đoạn văn sau:

Đêm hôm lễ đại khánh, có một chàng trai thấp nhỏ mạnh khoẻ, cùng ngục tốt uống rượu, nhân lúc say mà cướp anh đi. Từ đó, tôi luôn theo sát anh, chỉ mong anh lần này đi được trót lọt. Nhưng lại nghĩ trong lúc anh đang lo thoát nạn, việc không nên để người ngoài biết thì tôi lại không muốn làm cho anh sợ, nên đành xa anh đoạn đường. Khi vào làng này, tôi mất dấu anh nhưng chắc là anh vẫn ở đây.

    (Phan Bội Châu)

  • A.

    Đêm hôm lễ đại khách

  • B.

    Từ đó

  • C.

    Khi vào làng này

  • D.

    Nhân lúc say mà cướp anh đi

Câu 7 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Bà Giong-mi Mun là người phụ nữ Mỹ gốc Á đầu tiên được bổ nhiệm tại Trường Kinh doanh Harvard, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 8 :

Văn bản Bài tập làm văn sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

  • A.

    Miêu tả 

  • B.

    Biểu cảm

  • C.

    Thuyết minh

  • D.

    Tự sự

Câu 9 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Chọn những sự kiện liên quan tới người anh trong truyện Cây khế?

Chia cho em gian nhà lụp xụp

Thức khuya, dậy sớm, cố gắng làm lụng

Bẻ gãy chân chim

May túi to như tay nải lớn

Bị sóng cuốn đi

Câu 10 :

Khi nêu giải pháp khắc phục nạn ô nhiễm môi trường, cần chú ý điều gì?

  • A.

    Điều kiện và khả năng thực hiện

  • B.

    Quan tâm đến việc giải quyết tận gốc vấn đề

  • C.

    Phối hợp hoạt động với các cá nhân và tập thể

  • D.

    Cả 3 phương án trên

Câu 11 :

Trong truyện Vua chích chòe, đâu không phải công việc mà nàng công chúa đã phải làm khi trải qua thử thách?

  • A.

    Phụ bếp.

  • B.

    Dệt vải.

  • C.

    Làm việc nhà.

  • D.

    Đan len.

Câu 12 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Bài thơ Trái Đất viết về tình cảm gia đình, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 13 :

Khi trình bày bài nói, chúng ta không nên làm gì?

  • A.

    Dựa vào phần tóm tắt ý đã chuẩn bị từ trước

  • B.

    Trình bày từ khái quát đến cụ thể

  • C.

    Nhìn tập trung vào một điểm trong lớp học để nhớ lại nội dung nói

  • D.

    Kết nối các tư liệu trực quan (hình ảnh, đoạn phim, sơ đồ, bảng biểu,...) với bài nói.

Câu 14 : Con hãy kéo đổi vị trí các từ/cụm từ để được đáp án đúng

Sắp xếp các sự kiện theo trình tự hợp lí trong truyện Vua chích chòe:

Nhà vua gả công chúa cho gã hát rong, công chúa theo gã về nhà.

Vua cha mở buổi yến tiệc, mời các chàng trai đến dự tiệc để tìm phò mã.

 Công chúa khóc hối lỗi và hai người làm đám cưới với nhau.

Nhà vua có một cô con gái xinh đẹp tuyệt trần nhưng vô cùng kiêu ngạo, ngông cuồng.

Công chúa chê hết người này đến người khác, khiến nhà vua tức giận và ban sẽ gả công chúa cho người ăn xin đầu tiên đến điện.

Công chúa dần dần làm qua nhiều việc: dọn nhà, làm bếp, đan sọt, dệt vải, bán sành sứ, làm phụ bếp.

Vua chích chòe giải thích mọi việc cho công chúa khi cô làm phụ bếp cho đám cưới của vua.

Câu 15 :

Khi đọc văn bản cần tóm tắt, chúng ta phải xác định những gì?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    Xác định văn bản gồm bao nhiêu phần, đoạn và mối quan hệ giữa chúng.

  • B.

    Xác định các dụng cụ để vẽ sơ đồ.

  • C.

    Xác định nội dung chính của văn bản và hình dung cách vẽ sơ đồ.

  • D.

    Xác định từ khóa, ý chính của từng phần, đoạn

Câu 16 :

Phương thức biểu đạt chính của văn bản Trái Đất là gì?

  • A.

    Thuyết minh

  • B.

    Tự sự

  • C.

    Miêu tả

  • D.

    Biểu cảm

Câu 17 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Việc tóm tắt hệ thống ý dưới dạng dàn ý hoặc sơ đồ là một cách hay trong việc trình bày bài nói, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 18 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Truyện Cây khế thuộc loại cổ tích gì?

Cổ tích loài vật

Cổ tích thần kỳ

Cổ tích thế tục

Câu 19 :

Truyện “Thạch Sanh” thuộc thể loại gì?

  • A.

    Truyền thuyết

  • B.

    Cổ tích

  • C.

    Ngụ ngôn

  • D.

    Truyện cười

Câu 20 :

Gam-da-tốp đã được nhận những danh hiệu nào dưới đây?

Chọn đáp án không đúng

  • A.

    Anh hùng lao động Liên Xô

  • B.

    Giải thưởng "Hoa sen"

  • C.

    Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân

  • D.

    Nhà thơ lớn của thế kỷ XX

Câu 21 :

Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích thuộc loại văn?

  • A.

    Văn miêu tả

  • B.

    Văn biểu cảm

  • C.

    Văn kể chuyện

  • D.

    Văn thuyết minh

Câu 22 :

Xem người ta kìa! là văn bản thuộc thể loại?

  • A.

    Tiểu thuyết

  • B.

    Hồi ký

  • C.

    Văn bản nghị luận

  • D.

    Kịch

Câu 23 :

Trong văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống, “vị thần hộ mệnh” mà tác giả nhắc tới chỉ đối tượng nào?

  • A.

    Trái Đất

  • B.

    Mặt Trời

  • C.

    Nước

  • D.

    Sông

Câu 24 :

Trong văn bản Hai loại khác biệt, ý nào không phải là sự khác biệt mà các bạn học sinh trong lớp đã lựa chọn?

  • A.

    Mặc quần áo quái lạ

  • B.

    Để kiểu tóc kì quặc

  • C.

    Nhào lộn trong phòng ăn trưa

  • D.

    Tụ tập chơi nhạc cụ

Câu 25 :

Trong truyện Cây khế khi cha mẹ mất, người anh đã có hành động gì?

  • A.

    Chia đôi tài sản với em

  • B.

    Giành hết tài sản và chia cho em gian nhà lụp xụp.

  • C.

    Nhường hết tài sản cho em

  • D.

    Sống chung với em để cùng làm ăn

Câu 26 :

Kể lại một truyện cổ tích bằng lời của nhân vật được hiểu là:

  • A.

    Dùng ngôn ngữ nói của mình để kể lại câu chuyện cổ tích mà mình đã viết trước đó.

  • B.

    Dùng sơ đồ để trình bày câu chuyện cổ tích mà mình đã viết trước đó.

  • C.

    Đọc lại câu chuyện cổ tích mà mình đã viết trước đó.

  • D.

    Dùng ngôn ngữ nói, đóng vai nhân vật nào đó và kể lại câu chuyện cổ mà mình đã biết

Câu 27 :

Vua chích chòe là văn bản kể về?

  • A.

    Nguồn gốc xuất hiện chim chích chòe

  • B.

    Chuyện thần kỳ về chim chích chòe

  • C.

    Cuộc sống của một ông vua hóa thành chích chòe

  • D.

    Sự thay đổi tính cách của một nàng công chúa

Câu 28 :

Trái Đất – cái nôi của sự sống được trích từ báo nào?

  • A.

    Báo Đất Việt

  • B.

    Báo Tuổi trẻ

  • C.

    Báo Thanh niên

  • D.

    Báo Nhân dân

Câu 29 :

Trong văn bản Trái Đất, tác giả gọi Trái Đất là gì?

  • A.

    Người.

  • B.

    Trái Đất.

  • C.

    Bạn.

  • D.

    Cha.

Câu 30 : Con hãy kéo đổi vị trí các từ/cụm từ để được đáp án đúng

Sắp xếp các bước cần tiến hành trước khi viết theo trình tự hợp lí.

Lập dàn ý.

Ghi những nội dung chính của câu chuyện.

Chọn ngôi kể và đại từ tương ứng.

Chọn lời kể phù hợp.

Câu 31 :

Đâu là năm sinh của Giong-mi Mun?

  • A.

    1961

  • B.

    1962

  • C.

    1963

  • D.

    1964

Câu 32 : Con hãy kéo đổi vị trí các từ/cụm từ để được đáp án đúng

Sắp xếp các từ ngữ sau theo thứ tự đúng để hoàn thành định nghĩa: Trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống là...

về một hiện tượng nào đó trong đời sống

trong đó, người viết đưa ra ý kiến của mình 

viết bài văn nghị luận

Câu 33 :

Cây khế là sáng tác của ai?

  • A.

    Thái Bá Dũng

  • B.

    Hà My

  • C.

    Nhân dân

  • D.

    Bùi Mạnh Nhị

Câu 34 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

 Trong văn bản Bài tập làm văn, Ni-cô-la đã nhờ bố giúp gì?

Lập dàn ý bài văn cho mình

Tìm hiểu tác giả cho mình soạn văn

Làm bài tập làm văn cho mình

Câu 35 :

Ước mơ của nhân dân muốn gửi gắm trong cuộc chiến cái thiện thắng cái ác, về công bằng xã hội thể hiện qua tình tiết nào?

  • A.

    Mẹ con Lí Thông bị trừng phạt

  • B.

    Thạch Sanh vượt qua được hoạn nạn, giúp vua dẹp xâm lăng

  • C.

    Thạch Sanh được vua gả công chúa cho

  • D.

    Thạch Sanh lấy công chúa, lên làm vua

Câu 36 :

Bốn câu sau đều có cụm từ mùa xuân. Hãy cho biết trong câu nào cụm từ mùa xuân là trạng ngữ.

a) Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh [...].

   (Vũ Bằng)

b) Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.

   (Vũ Tú Nam)

c) Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.

   (Vũ Bằng)

d) Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu.

(Võ Quảng)

  • A.

     Câu a

  • B.

    Câu b

  • C.

    Câu c

  • D.

    Câu d

Câu 37 :

Đâu không phải là giá trị nghệ thuật của văn bản Xem người ta kìa!?

  • A.

    Lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục

  • B.

    Lời văn giàu hình ảnh

  • C.

    Sử dụng các dẫn chứng xác đáng, thuyết phục

  • D.

    Xây dựng tâm lý nhân vật đặc sắc

Câu 38 :

Vua chích chòe cùng thể loại với văn bản nào dưới đây?

  • A.

    Cây khế

  • B.

    Thánh Gióng

  • C.

    Sơn Tinh, Thủy Tinh

  • D.

    Ai ơi mồng 9 tháng 4

Câu 39 :

Văn bản Hai loại khác biệt có bố cục mấy phần?

  • A.

    Hai phần

  • B.

    Ba phần

  • C.

    Bốn phần

  • D.

    Năm phần

Câu 40 :

Mục đích của bài tập giao viên giao trong văn bản Hai loại khác biệt là gì?

  • A.

    Giúp học sinh bộc lộ phiên bản chân thật hơn về bản thân trước những người xung quanh.

  • B.

    Giúp học sinh trong lớp đoàn kết với nhau hơn

  • C.

    Giúp học sinh có thêm vốn hiểu biết

  • D.

    Giúp học sinh và phụ huynh hiểu nhau hơn

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Văn bản Xem người ta kìa! khẳng định câu nói “Xem người ta kìa!” là câu nói của ai?

  • A.

    Người ông

  • B.

    Người bà

  • C.

    Người mẹ

  • D.

    Người bạn

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đó là câu nói của tất cả bà mẹ trên đời.

Câu 2 : Con hãy kéo đổi vị trí các từ/cụm từ để được đáp án đúng

 Em hãy sắp xếp các bước dưới đây theo đúng trình tự của một bài nói:

Trao đổi, đánh giá

Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói

Luyện tập và trình bày

Tìm ý và lập dàn ý

Đáp án

Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói

Tìm ý và lập dàn ý

Luyện tập và trình bày

Trao đổi, đánh giá

Lời giải chi tiết :

Sắp xếp:

- Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói

- Tìm ý và lập dàn ý

- Luyện tập và trình bày

- Trao đổi, đánh giá

Câu 3 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Văn bản Xem người ta kìa! nghị luận về một quan điểm sống, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Em tìm hiểu về đối tượng được nghị luận trong văn bản

Lời giải chi tiết :

Văn bản Xem người ta kìa! nghị luận về một quan điểm sống: sống là chính mình và không nên là ai khác.

Câu 4 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

 Đoạn trích dưới đây nằm ở phần nào văn bản?

     Chỉ có J là ngoại lệ. Trong 24 tiếng đồng hồ đó, cái nhìn của tôi về J đã hoàn toàn thay đổi, tất cả chúng tôi đều nhận thấy điều đó. Tôi không rõ tại sao cậu lại làm thế; có lẽ cậu thực sự có điều gì đó muốn nhắn nhủ với chúng tôi. Bất kể vì lí do gì, J là người duy nhất chọn loại khác biệt có ý nghĩa. Kết quả là vào cuối ngày hôm đó, tôi cảm giác rằng không một ai trong chúng tôi lại không nể phục cậu.

(Hai loại khác biệt – Giong-mi Mun)

Giới thiệu về một bài tập đặc biệt của giáo viên.

Kể về sự khác biệt mà mỗi người lựa chọn, trong đó, J là khác biệt nhiều ý nghĩa nhất.

Suy ngẫm của tác giả về sự khác biệt có ý nghĩa và khác biệt vô nghĩa.

Đáp án

Kể về sự khác biệt mà mỗi người lựa chọn, trong đó, J là khác biệt nhiều ý nghĩa nhất.

Phương pháp giải :

Đọc kĩ đoạn trích và nhớ lại bố cục văn bản

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích trên trích trong phần giữa văn bản kể về sự khác biệt mà mỗi người lựa chọn, trong đó, J là khác biệt nhiều ý nghĩa nhất.

Câu 5 :

Lời văn của biên bản phải đáp ứng yêu cầu gì?

  • A.

    Trau chuốt, mượt mà

  • B.

    Bay bổng, lãng mạn

  • C.

    Ngắn gọn, chính xác

  • D.

    Tùy từng trường hợp để sử dụng lời văn

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Lời văn của biên bản phải đáp ứng yêu cầu ngắn gọn, chính xác.

Câu 6 :

Dòng nào không phải là trạng ngữ trong đoạn văn sau:

Đêm hôm lễ đại khánh, có một chàng trai thấp nhỏ mạnh khoẻ, cùng ngục tốt uống rượu, nhân lúc say mà cướp anh đi. Từ đó, tôi luôn theo sát anh, chỉ mong anh lần này đi được trót lọt. Nhưng lại nghĩ trong lúc anh đang lo thoát nạn, việc không nên để người ngoài biết thì tôi lại không muốn làm cho anh sợ, nên đành xa anh đoạn đường. Khi vào làng này, tôi mất dấu anh nhưng chắc là anh vẫn ở đây.

    (Phan Bội Châu)

  • A.

    Đêm hôm lễ đại khách

  • B.

    Từ đó

  • C.

    Khi vào làng này

  • D.

    Nhân lúc say mà cướp anh đi

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản và các đáp án đã cho

Lời giải chi tiết :

Nhân lúc say mà cướp anh đi không phải là trạng ngữ

Câu 7 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Bà Giong-mi Mun là người phụ nữ Mỹ gốc Á đầu tiên được bổ nhiệm tại Trường Kinh doanh Harvard, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Bà Giong-mi Mun là người phụ nữ Mỹ gốc Á đầu tiên được bổ nhiệm tại Trường Kinh doanh Harvard.

Câu 8 :

Văn bản Bài tập làm văn sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

  • A.

    Miêu tả 

  • B.

    Biểu cảm

  • C.

    Thuyết minh

  • D.

    Tự sự

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt: Văn bản sử dụng phương thức chính là tự sự.

Câu 9 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Chọn những sự kiện liên quan tới người anh trong truyện Cây khế?

Chia cho em gian nhà lụp xụp

Thức khuya, dậy sớm, cố gắng làm lụng

Bẻ gãy chân chim

May túi to như tay nải lớn

Bị sóng cuốn đi

Đáp án

Chia cho em gian nhà lụp xụp

May túi to như tay nải lớn

Bị sóng cuốn đi

Lời giải chi tiết :

Người anh đã chia cho em gian nhà lụp xụp, may cái túi to đi lấy vàng và bị rơi xuống biển.

Câu 10 :

Khi nêu giải pháp khắc phục nạn ô nhiễm môi trường, cần chú ý điều gì?

  • A.

    Điều kiện và khả năng thực hiện

  • B.

    Quan tâm đến việc giải quyết tận gốc vấn đề

  • C.

    Phối hợp hoạt động với các cá nhân và tập thể

  • D.

    Cả 3 phương án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Khi nêu giải pháp, cần chú ý đến điều kiện và khả năng thực hiện, đồng thời quan tâm đến việc giải quyết tận gốc vấn đề (không để tình trạng cũ tái diễn). Điều quan trọng nữa là phải tính đến việc phối hợp hoạt động với các cá nhân và tập thể khác cùng sống, sinh hoạt trên địa bàn.

Câu 11 :

Trong truyện Vua chích chòe, đâu không phải công việc mà nàng công chúa đã phải làm khi trải qua thử thách?

  • A.

    Phụ bếp.

  • B.

    Dệt vải.

  • C.

    Làm việc nhà.

  • D.

    Đan len.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đan len không phải là việc công chúa từng trải qua.

Câu 12 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Bài thơ Trái Đất viết về tình cảm gia đình, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Bài thơ viết về tình cảm đối với thiên nhiên

Câu 13 :

Khi trình bày bài nói, chúng ta không nên làm gì?

  • A.

    Dựa vào phần tóm tắt ý đã chuẩn bị từ trước

  • B.

    Trình bày từ khái quát đến cụ thể

  • C.

    Nhìn tập trung vào một điểm trong lớp học để nhớ lại nội dung nói

  • D.

    Kết nối các tư liệu trực quan (hình ảnh, đoạn phim, sơ đồ, bảng biểu,...) với bài nói.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nhìn tập trung vào một điểm trong lớp học là một việc không nên, sẽ khiến chúng ta trông mất tự tin khi thực hiện bài nói.

Câu 14 : Con hãy kéo đổi vị trí các từ/cụm từ để được đáp án đúng

Sắp xếp các sự kiện theo trình tự hợp lí trong truyện Vua chích chòe:

Nhà vua gả công chúa cho gã hát rong, công chúa theo gã về nhà.

Vua cha mở buổi yến tiệc, mời các chàng trai đến dự tiệc để tìm phò mã.

 Công chúa khóc hối lỗi và hai người làm đám cưới với nhau.

Nhà vua có một cô con gái xinh đẹp tuyệt trần nhưng vô cùng kiêu ngạo, ngông cuồng.

Công chúa chê hết người này đến người khác, khiến nhà vua tức giận và ban sẽ gả công chúa cho người ăn xin đầu tiên đến điện.

Công chúa dần dần làm qua nhiều việc: dọn nhà, làm bếp, đan sọt, dệt vải, bán sành sứ, làm phụ bếp.

Vua chích chòe giải thích mọi việc cho công chúa khi cô làm phụ bếp cho đám cưới của vua.

Đáp án

Nhà vua có một cô con gái xinh đẹp tuyệt trần nhưng vô cùng kiêu ngạo, ngông cuồng.

Vua cha mở buổi yến tiệc, mời các chàng trai đến dự tiệc để tìm phò mã.

Công chúa chê hết người này đến người khác, khiến nhà vua tức giận và ban sẽ gả công chúa cho người ăn xin đầu tiên đến điện.

Nhà vua gả công chúa cho gã hát rong, công chúa theo gã về nhà.

Công chúa dần dần làm qua nhiều việc: dọn nhà, làm bếp, đan sọt, dệt vải, bán sành sứ, làm phụ bếp.

Vua chích chòe giải thích mọi việc cho công chúa khi cô làm phụ bếp cho đám cưới của vua.

 Công chúa khóc hối lỗi và hai người làm đám cưới với nhau.

Phương pháp giải :

Em xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Trình tự đúng:

- Nhà vua có một cô con gái xinh đẹp tuyệt trần nhưng vô cùng kiêu ngạo, ngông cuồng.

- Vua cha mở buổi yến tiệc, mời các chàng trai đến dự tiệc để tìm phò mã.

- Công chúa chê hết người này đến người khác, khiến nhà vua tức giận và ban sẽ gả công chúa cho người ăn xin đầu tiên đến điện.

- Nhà vua gả công chúa cho gã hát rong, công chúa theo gã về nhà.

- Công chúa dần dần làm qua nhiều việc: dọn nhà, làm bếp, đan sọt, dệt vải, bán sành sứ, làm phụ bếp.

- Vua chích chòe giải thích mọi việc cho công chúa khi cô làm phụ bếp cho đám cưới của vua.

- Công chúa khóc hối lỗi và hai người làm đám cưới với nhau.

Câu 15 :

Khi đọc văn bản cần tóm tắt, chúng ta phải xác định những gì?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    Xác định văn bản gồm bao nhiêu phần, đoạn và mối quan hệ giữa chúng.

  • B.

    Xác định các dụng cụ để vẽ sơ đồ.

  • C.

    Xác định nội dung chính của văn bản và hình dung cách vẽ sơ đồ.

  • D.

    Xác định từ khóa, ý chính của từng phần, đoạn

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Các dụng cụ để vẽ sơ đồ không phải là lưu ý quan trọng khi đọc văn bản cần tóm tắt.

Câu 16 :

Phương thức biểu đạt chính của văn bản Trái Đất là gì?

  • A.

    Thuyết minh

  • B.

    Tự sự

  • C.

    Miêu tả

  • D.

    Biểu cảm

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại các phương thức biểu đạt đã học.

Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm.

Câu 17 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Việc tóm tắt hệ thống ý dưới dạng dàn ý hoặc sơ đồ là một cách hay trong việc trình bày bài nói, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Việc tóm tắt hệ thống ý dưới dạng dàn ý hoặc sơ đồ (Trên giấy hoặc trên các phần mềm trình chiếu) sẽ giúp em làm chủ được nội dung trình bày, cũng như giúp người nghe dễ dàng theo dõi bài nói.

Câu 18 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Truyện Cây khế thuộc loại cổ tích gì?

Cổ tích loài vật

Cổ tích thần kỳ

Cổ tích thế tục

Đáp án

Cổ tích thần kỳ

Lời giải chi tiết :

Nhớ lại nội dung chính của văn bản.

Câu 19 :

Truyện “Thạch Sanh” thuộc thể loại gì?

  • A.

    Truyền thuyết

  • B.

    Cổ tích

  • C.

    Ngụ ngôn

  • D.

    Truyện cười

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Truyện “Thạch Sanh” thuộc thể loại truyện cổ tích

Câu 20 :

Gam-da-tốp đã được nhận những danh hiệu nào dưới đây?

Chọn đáp án không đúng

  • A.

    Anh hùng lao động Liên Xô

  • B.

    Giải thưởng "Hoa sen"

  • C.

    Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân

  • D.

    Nhà thơ lớn của thế kỷ XX

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân không phải là giải thưởng mà Gam-da-tốp đã được nhận.

Câu 21 :

Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích thuộc loại văn?

  • A.

    Văn miêu tả

  • B.

    Văn biểu cảm

  • C.

    Văn kể chuyện

  • D.

    Văn thuyết minh

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại các phương thức biểu đạt trên

Lời giải chi tiết :

Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích thuộc loại văn kể chuyện.

Câu 22 :

Xem người ta kìa! là văn bản thuộc thể loại?

  • A.

    Tiểu thuyết

  • B.

    Hồi ký

  • C.

    Văn bản nghị luận

  • D.

    Kịch

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Xem người ta kìa!? là văn bản thuộc thể loại văn bản nghị luận

Câu 23 :

Trong văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống, “vị thần hộ mệnh” mà tác giả nhắc tới chỉ đối tượng nào?

  • A.

    Trái Đất

  • B.

    Mặt Trời

  • C.

    Nước

  • D.

    Sông

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Tác giả đã gọi nước là vị thần hộ mệnh.

Câu 24 :

Trong văn bản Hai loại khác biệt, ý nào không phải là sự khác biệt mà các bạn học sinh trong lớp đã lựa chọn?

  • A.

    Mặc quần áo quái lạ

  • B.

    Để kiểu tóc kì quặc

  • C.

    Nhào lộn trong phòng ăn trưa

  • D.

    Tụ tập chơi nhạc cụ

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tụ tập chơi nhạc cụ không phải là chi tiết được nhắc tới.

Câu 25 :

Trong truyện Cây khế khi cha mẹ mất, người anh đã có hành động gì?

  • A.

    Chia đôi tài sản với em

  • B.

    Giành hết tài sản và chia cho em gian nhà lụp xụp.

  • C.

    Nhường hết tài sản cho em

  • D.

    Sống chung với em để cùng làm ăn

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Người anh đã giành hết tài sản và chia cho em gian nhà lụp xụp.

Câu 26 :

Kể lại một truyện cổ tích bằng lời của nhân vật được hiểu là:

  • A.

    Dùng ngôn ngữ nói của mình để kể lại câu chuyện cổ tích mà mình đã viết trước đó.

  • B.

    Dùng sơ đồ để trình bày câu chuyện cổ tích mà mình đã viết trước đó.

  • C.

    Đọc lại câu chuyện cổ tích mà mình đã viết trước đó.

  • D.

    Dùng ngôn ngữ nói, đóng vai nhân vật nào đó và kể lại câu chuyện cổ mà mình đã biết

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Kể lại một truyện cổ tích bằng lời một nhân vật là dùng ngôn ngữ nói, đóng vai nhân vật nào đó và kể lại câu chuyện cổ mà mình đã biết.

Câu 27 :

Vua chích chòe là văn bản kể về?

  • A.

    Nguồn gốc xuất hiện chim chích chòe

  • B.

    Chuyện thần kỳ về chim chích chòe

  • C.

    Cuộc sống của một ông vua hóa thành chích chòe

  • D.

    Sự thay đổi tính cách của một nàng công chúa

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Văn bản nói về sự thay đổi tính cách của một nàng công chúa.

Câu 28 :

Trái Đất – cái nôi của sự sống được trích từ báo nào?

  • A.

    Báo Đất Việt

  • B.

    Báo Tuổi trẻ

  • C.

    Báo Thanh niên

  • D.

    Báo Nhân dân

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

- Văn bản được trích từ báo Đất Việt.

Câu 29 :

Trong văn bản Trái Đất, tác giả gọi Trái Đất là gì?

  • A.

    Người.

  • B.

    Trái Đất.

  • C.

    Bạn.

  • D.

    Cha.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Em xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Tác giả gọi Trái Đất là “người”

Câu 30 : Con hãy kéo đổi vị trí các từ/cụm từ để được đáp án đúng

Sắp xếp các bước cần tiến hành trước khi viết theo trình tự hợp lí.

Lập dàn ý.

Ghi những nội dung chính của câu chuyện.

Chọn ngôi kể và đại từ tương ứng.

Chọn lời kể phù hợp.

Đáp án

Chọn ngôi kể và đại từ tương ứng.

Chọn lời kể phù hợp.

Ghi những nội dung chính của câu chuyện.

Lập dàn ý.

Lời giải chi tiết :

Thứ tự đúng:

- Chọn ngôi kể và đại từ tương ứng.

- Chọn lời kể phù hợp.

- Ghi những nội dung chính của câu chuyện.

- Lập dàn ý.

Câu 31 :

Đâu là năm sinh của Giong-mi Mun?

  • A.

    1961

  • B.

    1962

  • C.

    1963

  • D.

    1964

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Youngme Moon sinh năm 1964

Câu 32 : Con hãy kéo đổi vị trí các từ/cụm từ để được đáp án đúng

Sắp xếp các từ ngữ sau theo thứ tự đúng để hoàn thành định nghĩa: Trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống là...

về một hiện tượng nào đó trong đời sống

trong đó, người viết đưa ra ý kiến của mình 

viết bài văn nghị luận

Đáp án

viết bài văn nghị luận

trong đó, người viết đưa ra ý kiến của mình 

về một hiện tượng nào đó trong đời sống

Lời giải chi tiết :

Bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống là viết bài văn nghị luận trong đó, người viết đưa ra ý kiến của mình về một hiện tượng nào đó trong đời sống. 

Câu 33 :

Cây khế là sáng tác của ai?

  • A.

    Thái Bá Dũng

  • B.

    Hà My

  • C.

    Nhân dân

  • D.

    Bùi Mạnh Nhị

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Cây khế là sáng tác của nhân dân

Câu 34 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

 Trong văn bản Bài tập làm văn, Ni-cô-la đã nhờ bố giúp gì?

Lập dàn ý bài văn cho mình

Tìm hiểu tác giả cho mình soạn văn

Làm bài tập làm văn cho mình

Đáp án

Làm bài tập làm văn cho mình

Phương pháp giải :

 Em đọc lại văn bản trong SGK

Lời giải chi tiết :

Trong văn bản Bài tập làm văn, Ni-cô-la đã nhờ bố làm bài tập làm văn cho mình

Câu 35 :

Ước mơ của nhân dân muốn gửi gắm trong cuộc chiến cái thiện thắng cái ác, về công bằng xã hội thể hiện qua tình tiết nào?

  • A.

    Mẹ con Lí Thông bị trừng phạt

  • B.

    Thạch Sanh vượt qua được hoạn nạn, giúp vua dẹp xâm lăng

  • C.

    Thạch Sanh được vua gả công chúa cho

  • D.

    Thạch Sanh lấy công chúa, lên làm vua

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các tình tiết để chọn đáp án thích hợp nhất. 

Lời giải chi tiết :

Mẹ con Lí Thông sau nhiều lần lừa Thạch Sanh, giờ đã bị trừng phạt, đó chính là mơ ước công lý của nhân dân.

Câu 36 :

Bốn câu sau đều có cụm từ mùa xuân. Hãy cho biết trong câu nào cụm từ mùa xuân là trạng ngữ.

a) Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh [...].

   (Vũ Bằng)

b) Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.

   (Vũ Tú Nam)

c) Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.

   (Vũ Bằng)

d) Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu.

(Võ Quảng)

  • A.

     Câu a

  • B.

    Câu b

  • C.

    Câu c

  • D.

    Câu d

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các câu đã cho

Lời giải chi tiết :

Câu B là câu có trạng ngữ “mùa xuân”

Câu 37 :

Đâu không phải là giá trị nghệ thuật của văn bản Xem người ta kìa!?

  • A.

    Lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục

  • B.

    Lời văn giàu hình ảnh

  • C.

    Sử dụng các dẫn chứng xác đáng, thuyết phục

  • D.

    Xây dựng tâm lý nhân vật đặc sắc

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật được sử dụng trong văn bản:

- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục.

- Lời văn giàu hình ảnh.

- Sử dụng các dẫn chứng xác đáng, thuyết phục.

Câu 38 :

Vua chích chòe cùng thể loại với văn bản nào dưới đây?

  • A.

    Cây khế

  • B.

    Thánh Gióng

  • C.

    Sơn Tinh, Thủy Tinh

  • D.

    Ai ơi mồng 9 tháng 4

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Cây khế là văn bản cùng thể loại với Vua chích chòe (cổ tích)

Câu 39 :

Văn bản Hai loại khác biệt có bố cục mấy phần?

  • A.

    Hai phần

  • B.

    Ba phần

  • C.

    Bốn phần

  • D.

    Năm phần

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Văn bản có bố cục ba phần.

Câu 40 :

Mục đích của bài tập giao viên giao trong văn bản Hai loại khác biệt là gì?

  • A.

    Giúp học sinh bộc lộ phiên bản chân thật hơn về bản thân trước những người xung quanh.

  • B.

    Giúp học sinh trong lớp đoàn kết với nhau hơn

  • C.

    Giúp học sinh có thêm vốn hiểu biết

  • D.

    Giúp học sinh và phụ huynh hiểu nhau hơn

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Mục đích của bài tập: Giúp học sinh bộc lộ phiên bản chân thật hơn về bản thân trước những người xung quanh.

>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.