

Đề thi học kì 2 Tiếng Việt 3 CTST - Đề số 1>
Anh em nhà chim sẻ Sẻ mẹ bảo hai anh em sẽ đi kiếm ngô về cho bữa tối. Vâng lời mẹ. Sẻ anh và Sẻ em bay về hướng những cánh đồng ngô. Hai anh em đang bay thì gặp chị Bồ Câu gọi: “Sẻ anh ơi, ra bờ ao với chị không? Họa Mi đang biểu diễn ca nhạc đấy!”. Nghe hấp dẫn quá, Sẻ anh liền bay theo chị Bồ Câu. Sẻ em một mình bay về hướng cánh đồng ngô, được một đoạn gặp bác Quạ. “Sẻ em ơi, ra bìa rừng với bác không? Đang có tiệc trà vui lắm!” - Bác Quạ nói. Sẻ em liền háo hức bay theo bác Quạ.
Đề bài
A. Kiểm tra đọc
I. Đọc thành tiếng
GV cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc và trả lời một số câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc theo quy định.
II. Đọc thầm văn bản sau:
Anh em nhà chim sẻ
Sẻ mẹ bảo hai anh em sẽ đi kiếm ngô về cho bữa tối. Vâng lời mẹ. Sẻ anh và Sẻ em bay về hướng những cánh đồng ngô. Hai anh em đang bay thì gặp chị Bồ Câu gọi: “Sẻ anh ơi, ra bờ ao với chị không? Họa Mi đang biểu diễn ca nhạc đấy!”. Nghe hấp dẫn quá, Sẻ anh liền bay theo chị Bồ Câu. Sẻ em một mình bay về hướng cánh đồng ngô, được một đoạn gặp bác Quạ. “Sẻ em ơi, ra bìa rừng với bác không? Đang có tiệc trà vui lắm!” - Bác Quạ nói. Sẻ em liền háo hức bay theo bác Quạ.
Sẻ anh mải mê nghe hát, khi nhớ đến lời mẹ dặn thì trời đã tối rồi. Bữa tiệc trà vui quá, khiến Sẻ em cũng quên mất việc mẹ giao. Tối muộn, Sẻ em mới cuống cuồng bay về.
Về đến nhà, hai anh em thú nhận mọi chuyện với mẹ. Sẻ mẹ nhẹ nhàng bảo: “Không sao, hai con biết nhận lỗi là tốt. Nhưng giá như hai con nhớ lời mẹ dặn thì tối nay nhà mình đã có ngô để ăn rồi.”.
(Sưu tầm)
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. Sẻ mẹ giao cho hai anh em sẻ nhiệm vụ gì?
A. Đi kiếm thóc về cho bữa tối.
B. Đi kiếm hạt dẻ về cho bữa tối.
C. Đi kiếm ngô về cho bữa tối.
D. Đi kiếm nước về để uống.
Câu 2. Vì sao Sẻ anh và Sẻ em không đi kiếm thức ăn theo lời mẹ dặn?
A. Vì Sẻ anh và Sẻ em mải đi nghe hát và thưởng thức tiệc trà.
B. Vì Sẻ anh giận Sẻ em.
C. Vì Sẻ anh và Sẻ em bị lạc đường.
D. Vì Sẻ anh và Sẻ em mải đi hái hoa, bắt bướm
Câu 3. Kết cục của việc Sẻ anh và Sẻ em mải chơi là gì?
A. Hai anh em thú nhận với mẹ và được mẹ tha thứ.
B. Hai anh em bị mẹ phạt bay đi hái ngô.
C. Sẻ em bị mẹ mắng còn Sẻ anh được mẹ tha thứ.
D. Cả nhà Sẻ không có ngô ăn cho bữa tối.
Câu 4. Qua câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
Câu 5. Từ nào sau đây có nghĩa giống với từ “siêng năng”?
A. Nhanh nhẹn
B. Chăm chỉ
C. Nhộn nhịp
D. Buồn bã
Câu 6. Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Khi nào? trong câu sau:
Tối muộn, Sẻ em mới cuống cuồng bay về.
A. bay về
B. sẻ em
C. Tối muộn
D. cuống cuồng
Câu 7. Trong câu “Những bông hoa đỏ lập lòe như những bó đuốc trong hơi sương mờ bao phủ khắp núi non.” hai sự vật nào được so sánh với nhau?
A. Bông hoa đỏ so sánh với bó đuốc.
B. Bó đuốc so sánh với núi non.
C. Bông hoa so sánh với núi non.
D. Bông hoa so sánh với sương mờ.
Câu 8. Em hãy chuyển câu “Sẻ anh và Sẻ em đi kiếm ngô.” thành câu khiến.
B. Kiểm tra viết
I. Chính tả: Nghe viết
Quà của đồng nội
Khi đi qua những cánh đồng xanh, bạn có ngửi thấy mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì chất quý trong sạch của trời.
Thạch Lam
II. Tập làm văn
Đề bài: Viết đoạn văn nêu lí do em thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện đã học.
-------- Hết --------
Lời giải
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAHAY.COM
1. C |
2. A |
3. A |
5. B |
6. C |
7. A |
A. Kiểm tra đọc
I. Đọc thành tiếng
II. Đọc thầm văn bản sau:
Câu 1. Sẻ mẹ giao cho hai anh em sẻ nhiệm vụ gì?
A. Đi kiếm thóc về cho bữa tối.
B. Đi kiếm hạt dẻ về cho bữa tối.
C. Đi kiếm ngô về cho bữa tối.
D. Đi kiếm nước về để uống.
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn thứ nhất để chọn đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
Sẻ mẹ giao cho hai anh em sẻ nhiệm vụ đi kiếm ngô về cho bữa tối.
Đáp án C.
Câu 2. Vì sao Sẻ anh và Sẻ em không đi kiếm thức ăn theo lời mẹ dặn?
A. Vì Sẻ anh và Sẻ em mải đi nghe hát và thưởng thức tiệc trà.
B. Vì Sẻ anh giận Sẻ em.
C. Vì Sẻ anh và Sẻ em bị lạc đường.
D. Vì Sẻ anh và Sẻ em mải đi hái hoa, bắt bướm
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn thứ nhất để chọn đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
Sẻ anh và Sẻ em không đi kiếm thức ăn theo lời mẹ dặn vì Sẻ anh và Sẻ em mải đi nghe hát và thưởng thức tiệc trà.
Đáp án A.
Câu 3. Kết cục của việc Sẻ anh và Sẻ em mải chơi là gì?
A. Hai anh em thú nhận với mẹ và được mẹ tha thứ.
B. Hai anh em bị mẹ phạt bay đi hái ngô.
C. Sẻ em bị mẹ mắng còn Sẻ anh được mẹ tha thứ.
D. Cả nhà Sẻ không có ngô ăn cho bữa tối.
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn cuối để chọn đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
Kết cục của việc Sẻ anh và Sẻ em mải chơi là hai anh em thú nhận với mẹ và được mẹ tha thứ.
Đáp án A.
Câu 4. Qua câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn cuối của bài đọc để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Qua câu chuyện trên, em rút ra được bài học là không ham chơi quên nhiệm vụ của mình.
Câu 5. Từ nào sau đây có nghĩa giống với từ “siêng năng”?
A. Nhanh nhẹn
B. Chăm chỉ
C. Nhộn nhịp
D. Buồn bã
Phương pháp giải:
Em giải nghĩa từ “siêng năng” để chọn từ đồng nghĩa.
Lời giải chi tiết:
Từ có nghĩa giống với từ “siêng năng” là chăm chỉ.
Đáp án B.
Câu 6. Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Khi nào? trong câu sau:
Tối muộn, Sẻ em mới cuống cuồng bay về.
A. bay về
B. sẻ em
C. Tối muộn
D. cuống cuồng
Phương pháp giải:
Em xác định bộ phận chỉ thời gian trong câu.
Lời giải chi tiết:
Bộ phận trả lời cho câu hỏi Khi nào? trong câu là “Tối muộn”.
Đáp án C.
Câu 7. Trong câu “Những bông hoa đỏ lập lòe như những bó đuốc trong hơi sương mờ bao phủ khắp núi non.” hai sự vật nào được so sánh với nhau?
A. Bông hoa đỏ so sánh với bó đuốc.
B. Bó đuốc so sánh với núi non.
C. Bông hoa so sánh với núi non.
D. Bông hoa so sánh với sương mờ.
Phương pháp giải:
Em xác định hai sự vật được so sánh với nhau thông qua từ so sánh.
Lời giải chi tiết:
Trong câu “Những bông hoa đỏ lập lòe như những bó đuốc trong hơi sương mờ bao phủ khắp núi non.” Hai sự vật đưuọc so sánh với nhau là bông hoa đỏ và bó đuốc.
Đáp án A.
Câu 8. Em hãy chuyển câu “Sẻ anh và Sẻ em đi kiếm ngô.” thành câu khiến.
Phương pháp giải:
Em thêm các từ ngữ có ý cầu khiến để viết lại câu.
Lời giải chi tiết:
- Sẻ anh và Sẻ em đi kiếm ngô đi!
- Sẻ anh và sẻ em hãy đi kiếm ngô cho bữa tối.
B. Kiểm tra viết
I. Chính tả
HS viết khoảng 65 -70 chữ
- Viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ
- Đúng tốc độ, đúng chính tả
- Trình bày sạch đẹp
II. Tập làm văn
Phương pháp giải:
- Em xác định nội dung của đề bài.
- Gạch các ý em định triển khai rồi dựa vào đó để viết đoạn văn hoàn chỉnh.
Lời giải chi tiết:
Gợi ý:
- Tên bài đọc là gì?
- Nhân vật được nói đến là ai?
- Nhân vật đó có đặc điểm (hình dáng, lời nói, tính nết, …) thế nào?
- Em thích (hoặc không thích) điều gì ở nhân vật đó? Vì sao?
Bài tham khảo 1:
Em rất thích nhân vật cậu bé Sam trong truyện "Mơ ước của Sam". Khi thầy giáo hỏi về ước mơ của mình, Sam nói cậu mong muốn trở thành một ông chủ trại chăn nuôi ngựa vì yêu thích những chú ngựa. Dù thầy giáo có báo trước đây là một công việc rất khó khăn, Sam vẫn xin được giữ ước mơ của mình. Qua đó, em thấy đây là một con người rất dứt khoát, dám dũng cảm bảo vệ suy nghĩ, ước mơ của bản thân ngay từ khi còn bé và kiên định, nỗ lực không ngừng nghỉ để hiện thực hóa mục tiêu mình đặt ra.
Bài tham khảo 2:
Đọc câu chuyện “Điều kỳ diệu”, em vô cùng yêu thích và cảm phục trước nghị lực sống phi thường của bạn Tiến Anh. Tiến Anh từ lúc sinh ra đã phải chịu thiệt thòi to lớn bởi bạn bị khuyết thiếu hai đôi tay, như những người khác thì tay là một bộ phận trên cơ thể có ích nhất, nhưng bạn lại thiếu mất điều đó. Thấu hiểu nỗi buồn của con, mẹ Tiến Anh luôn động viên, an ủi bạn, mong bạn có một cái suy nghĩ lạc quan về cuộc đời. Tiến Anh dần hiểu ra và nỗ lực trong mọi việc, cố gắng vươn lên trong cuộc sống dù cho bản thân có ra sao. Bạn học cách viết bằng đôi chân của mình. Nghị lực sống phi thường ấy đã giúp bạn trở thành một học sinh xuất sắc của lớp 3A. Em rất ngưỡng mộ, thán phục tinh thần kiên cường của Tiến Anh.
Bài tham khảo 3:
Đọc xong Câu chuyện "Đồng hồ Mặt Trời", em vô cùng yêu thích cậu bé I-sắc Niu-tơn. Trong câu chuyện, I-sắc Niu-tơn là một cậu bé ham học hỏi. Dù còn nhỏ tuổi nhưng Niu-tơn đã có thể tự tay làm ra các món đồ chơi cầu kì. Đặc biệt, Niu-tơn còn có tài quan sát vô cùng tỉ mỉ, cẩn thận. Cậu đã ghi chép lại sự thay đổi về vị trí của chiếc bóng. Từ đó, chế tạo ra đồng hồ mặt trời. Đây là một sáng chế vô cùng hữu ích với bà con trong làng. Nhờ có chiếc đồng hồ mà mọi người có thể nhận biết được thời gian. Qua nhân vật, em học được sự kiên trì, sẵn sàng tích lũy kiến thức mọi lúc, mọi nơi.


Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 3 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay