Đề thi LS&DL 9 KNTT có đáp án và lời giải chi tiết Đề thi học kì 2 Lịch sử và Địa lí 9 - Kết nối tri thức

Đề thi học kì 2 Lịch sử và Địa lí 9 - Đề số 2

Tải về

Câu 1: Những yếu tố nào sau đây đã tác động mạnh mẽ đến sự ra đời của trật tự thế giới mới từ năm 1991 đến nay? A. Liên Xô tan rã, sự phát triển mạnh mẽ của nước Mỹ. B. Sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học - kĩ thuật, xu thế toàn cầu hoá. C. Mỹ trở thành siêu cường duy nhất, xu thế toàn cầu hoà. D. Sự trỗi dậy của Trung Quốc, sự phục hồi của nước Nga.

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 9 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1: Những yếu tố nào sau đây đã tác động mạnh mẽ đến sự ra đời của trật tự thế giới mới từ năm 1991 đến nay?

A. Liên Xô tan rã, sự phát triển mạnh mẽ của nước Mỹ.

B. Sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học - kĩ thuật, xu thế toàn cầu hoá.

C. Mỹ trở thành siêu cường duy nhất, xu thế toàn cầu hoà.

D. Sự trỗi dậy của Trung Quốc, sự phục hồi của nước Nga.

Câu 2: Thể chế chính trị được thiết lập tại Liên bang Nga theo Hiến pháp năm 1993 là

A. Cộng hoà Tổng thống.

B. Cộng hoà đại nghị.

C. Cộng hoà Liên bang.

D. Liên bang xã hội chủ nghĩa.

Câu 3: Một trong những hạn chế của Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là gì?

A. Trình độ khoa học – kĩ thuật ngày càng bị tụt hậu.

B. Chiến lược toàn cầu nhanh chóng bị sụp đổ.

C. Nền kinh tế tăng trưởng không liên tục.

D. Đánh mất vị trí cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới.

Câu 4: Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế là biểu hiện của xu hướng nào sau đây của thế giới từ năm 1991 đến nay?

A. Xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá.

B. Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.

C. Xu thế hợp tác trên lĩnh vực chính trị.

D. Điều chỉnh quan hệ hợp tác quốc tế.

Câu 5: Một trong những thành tựu tiêu biểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam từ năm 1991 đến nay là

A. Việt Nam gia nhập các tổ chức khu vực.

B. Việt Nam bước đầu hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

C. lần đầu tiên Việt Nam đặt quan hệ ngoại giao với các nước ở châu Mỹ.

D. Việt Nam có quan hệ thương mại với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Câu 6: Đặc điểm điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại là gì?

A. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

B. Các phát minh kĩ thuật diễn ra với tốc độ nhanh chóng.

C. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.

D. Diễn ra trên nhiều nhiều lĩnh vực với quy mô lớn với tốc độ nhanh.

Câu 7: Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại không tạo ra hệ quả sau đây?

A. Sự phân bố lại cơ cấu kinh tế, cơ cấu nghề nghiệp.

B. Sự hình thành thị trường dân tộc.

C. Phân công lao động quốc tế diễn ra mạnh mẽ.

D. Người lao động cần có trình độ chuyên môn cao.

Câu 8: Thành tựu nào của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại khiến cho tình hình an ninh thế giới luôn tiềm ẩn dấu hiệu bất ổn?

A. Chế tạo ra vũ khí hạt nhân.

B. Tìm ra bản đồ gen người.

C. Chế tạo ra các loại tàu vũ trụ.

D. Chế tạo ra máy tính điện tử.

Câu 9: Vì sao toàn cầu hoá là thời cơ với các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng?

A. Vì nó thúc đẩy nhanh sự phát triển và xã hội hóa lượng sản xuất.

B. Vì nó tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.

C. Vì nó tạo nên sự phân hóa giàu nghèo trong nội bộ từng nước.

D. Vì nó thúc đẩy sự hợp tác và phụ thuộc lẫn nhau của các nước.

Câu 10: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng thành tựu tiêu biểu về an ninh của Việt Nam từ năm 1991 đến nay?

A. Lực lượng công an nhân dân không ngừng lớn mạnh.

B. Công an là lực lượng quyết định sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc.

C. Phong trào an ninh Tổ quốc tiếp tục được triển khai hiệu quả.

D. Lực lượng công an góp phần xây dựng xã hội trật tự, kỉ cương, an toàn.

Câu 11: Đầu mối giao thông vận tải hàng đầu của Đông Nam Bộ và cả nước là

A. Đà Lạt.

B. Nha Trang.

C. Vũng Tàu.

D. Thành phố Hồ Chí Minh.

Câu 12: Khó khăn lớn về tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay là

A. tình trạng lũ lụt và sạt lở đất.

B. tình trạng sạt lở đất và bão.

C. xâm nhập mặn và triều cường.

D. nhiều bão và áp thấp nhiệt đới.

Câu 13: Điều kiện thuận lợi phát triển du lịch biển - đảo ở nước ta là

A. dọc bờ biển có nhiều vụng biển kín thuận lợi cho xây dựng các cảng nước sâu.

B. nhiều cửa sông cũng thuận lợi cho việc xây dựng cảng.

C. nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông.

D. từ Bắc vào Nam có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt.

Câu 14: Một trong những điều kiện thuận lợi đề nước ta phát triển giao thông vận tải đường biển là

A. gần tuyến hàng hải quốc tế quan trọng.

B. có các ngư trường lớn.

C. có đường bờ biển dài, bằng phẳng.

D. có các bãi triều rộng.

Câu 15: Thế mạnh tự nhiên để phát triển du lịch nào sau đây không đúng với vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Có hệ sinh thái rất đa dạng. 

B. Nhiều bãi biển đẹp, nhiều đảo.

C. Cảnh quan sông nước.

D. Nhiều núi cao, hang động đẹp.

Câu 16: Nhận định nào dưới đây đúng về vị thế của Thành phố Hồ Chí Minh?

A. Đứng đầu cả nước về vốn đầu tư nước ngoài.

B. Là đô thị loại 1.

C. Quy mô kinh tế lớn thứ hai cả nước.

D. Thu nhập bình quân đầu người còn thấp.

Câu 17: Đặc điểm nào sau đây đúng với phạm vi lãnh thổ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Gồm 13 tỉnh, thành phố và có nhiều huyện đảo nhất nước ta.

B. Gồm 12 tỉnh, 1 thành phố trực thuộc Trung ương và 1 thành phố đảo.

C. Gồm 13 tỉnh, 1 thành phố trực thuộc Trung ương và 1 thành phố đảo.

D. Gồm 12 tỉnh, 2 thành phố trực thuộc Trung ương và 1 thành phố đảo.

Câu 18: Tỉnh nào sau đây của nước ta có 2 huyện đảo?

A. Quảng Ninh.

B. Quảng Trị.

C. Quảng Ngãi.

D. Bình Thuận.

Câu 19: Đặc điểm nào sau đây đúng với phạm vi lãnh thổ của vùng Đông Nam Bộ?

A. Gồm 6 tỉnh với 1 huyện đảo.

B. Gồm 6 tỉnh với 2 huyện đảo.

C. Gồm 5 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc Trung ương với 1 huyện đảo.

D. Gồm 6 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc Trung ương với 2 huyện đảo.

Câu 20: Cho biểu đồ sau:

 Nhận xét nào dưới đây đúng về biểu đồ trên?

A. Tỉ trọng thủy sản nuôi trồng tăng 3,7%.

B. Tỉ trọng thủy sản khai thác giảm 3,7%.

C. Tỉ trọng thủy sản khai thác luôn thấp hơn tỉ trọng thủy sản nuôi trồng.

D. Tỉ trọng thủy sản khai thác tăng nhiều hơn tỉ trọng thủy sản nuôi trồng.

PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI

Câu 21: Đọc đoạn tư liệu sau đây, trong mỗi ý A, B, C, D, học sinh chọn đúng hoặc sai.

“Chỉ có đổi mới thì mới thấy đúng và thấy hết sự thật, thấy những nhân tố mới để phát huy, những sai lầm để sửa chữa,... Muốn thế phải đấu tranh chống cái cũ, chống bảo thủ trì trệ, chống giáo điều rập khuôn, chống chủ quan nóng vội, chống tha hoá biến chất, chống những thói quen lỗi thời, dai dẳng".

(Diễn văn khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam, trích trong: Văn kiện Đảng, Toàn tập, Tập 47, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.690)

a) Đổi mới đất nước là yêu cầu tất yếu trong quá trình phát triển.

b) Một trong những biểu hiện của đổi mới là chống giáo điều rập khuôn.

c) Đoạn tư liệu đã chỉ ra nhiều bài học kinh nghiệm quý báu từ công cuộc Đổi mới.

d) Nếu không tiến hành đổi mới sẽ không thể thấy đúng và thấy hết sự thật.

Câu 22: Cho bảng số liệu sau, hãy chọn đúng hoặc sai:

 a) Thu nhập bình quân đầu người/tháng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long tăng 2,6 triệu đồng.

b) Chất lượng cuộc sống của người dân trong vùng đã được nâng lên.

c) Phần lớn lao động trong vùng vẫn còn hạn chế về trình độ.

d) Để phát triển kinh tế, cần phải tăng thu nhập bình quân đầu người cho vùng.

PHẦN III. TỰ LUẬN

Câu 23: Chứng minh Đông Nam Bộ có điều kiện thuận lợi để phát triển được nhiều ngành kinh tế biển?

Câu 24: Theo em, thanh thiếu niên Việt Nam cần làm gì để thích nghi và phát triển trong thời đại cách mạng khoa học – kĩ thuật và toàn cầu hóa hiện nay?

----- HẾT -----

Đáp án

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAIHAY.COM

Câu 1 (NB):

Phương pháp:

Suy luận.

Cách giải:

Trật tự thế giới mới từ năm 1991 đến nay chịu tác động mạnh mẽ bởi sự phát triển của cách mạng khoa học - kỹ thuật, dẫn đến những thay đổi lớn về kinh tế, chính trị và xã hội. Xu thế toàn cầu hoá đã tạo ra một mạng lưới liên kết toàn cầu về kinh tế, văn hoá và công nghệ, làm thay đổi cấu trúc quyền lực quốc tế.

Chọn B.

Câu 2 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 9, nội dung Liên bang Nga.

Cách giải:

Thể chế chính trị được thiết lập tại Liên bang Nga theo Hiến pháp năm 1993 là Cộng hoà Tổng thống.

Chọn A.

Câu 3 (TH):

Phương pháp:

Suy luận dựa trên nội dung Nước Mỹ.

Cách giải:

Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000, Mỹ gặp phải nhiều thách thức về kinh tế, trong đó có những thời kỳ suy thoái kinh tế, đặc biệt là vào những năm 1970 và đầu thập niên 1980. Mặc dù Mỹ vẫn duy trì vị trí dẫn đầu về kinh tế, nhưng sự tăng trưởng không phải lúc nào cũng liên tục và ổn định.

Chọn C.

Câu 4 (TH):

Phương pháp:

Suy luận.

Cách giải:

Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế là biểu hiện rõ ràng của xu hướng quốc tế hoá và toàn cầu hoá. Toàn cầu hoá kinh tế đã thúc đẩy mối liên kết chặt chẽ hơn giữa các quốc gia thông qua thương mại, đầu tư và hợp tác quốc tế.

Chọn A.

Câu 5 (TH):

Phương pháp:

- Xác định những thành tựu tiêu biểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam.

- Phân tích, suy luận dựa trên các đáp án.

Cách giải:

Một trong những thành tựu tiêu biểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam từ năm 1991 đến nay là Việt Nam bước đầu hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Điều này được thể hiện qua việc gia nhập các tổ chức quốc tế quan trọng như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007, ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) với nhiều đối tác lớn, và nâng cao vai trò của mình trong các diễn đàn quốc tế.

Chọn B.

Câu 6 (NB):

Phương pháp:

- Xem lại nội dung Cách mạng khoa học - kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa.

- Xác định tác động tích cực của cách mạng khoa học – công nghệ.

Cách giải:

Trong cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại, khoa học không chỉ dừng lại ở nghiên cứu mà còn trực tiếp tham gia vào sản xuất (ví dụ: tự động hóa, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới…). Phương án B, C, D tuy đúng nhưng không phải đặc điểm lớn nhất, mà chỉ là các biểu hiện cụ thể của cuộc cách mạng này.

Chọn A.

Câu 7 (TH):

Phương pháp:

- Xem lại nội dung Cách mạng khoa học - kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa.

- Phân tích, xác định tác động tích cực của cách mạng khoa học – công nghệ.

Cách giải:

Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại dẫn đến sự phân bố lại cơ cấu kinh tế, cơ cấu nghề nghiệp (A), phân công lao động quốc tế (C), và đòi hỏi người lao động có trình độ chuyên môn cao (D).

Tuy nhiên, sự hình thành thị trường dân tộc (B) chủ yếu diễn ra từ thời kỳ cách mạng công nghiệp thế kỷ XVIII - XIX, không phải hệ quả trực tiếp của cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại.

Chọn B.

Câu 8 (NB):

Phương pháp:

- Xem lại nội dung Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hoá.

- Xác định thành tựu của cuộc cách mạng đã khiến tình hình an ninh thế giới luôn tiềm ẩn dấu hiệu bất ổn.

Cách giải:

Vũ khí hạt nhân là mối đe dọa lớn đối với an ninh thế giới, dẫn đến chạy đua vũ trang, xung đột quốc tế và nguy cơ chiến tranh.

Các phương án B (bản đồ gen người), C (tàu vũ trụ), D (máy tính điện tử) là những thành tựu quan trọng nhưng không phải nguyên nhân chính gây bất ổn an ninh toàn cầu.

Chọn A.

Câu 9 (VD):

Phương pháp:

- Xem lại nội dung Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hoá.

- Phân tích, lý giải toàn cầu hoá là thời cơ với các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng.

Cách giải:

Toàn cầu hóa giúp các nước đang phát triển có cơ hội hợp tác kinh tế, chuyển giao công nghệ, thu hút đầu tư, từ đó thúc đẩy phát triển.

Phương án A (thúc đẩy sản xuất) đúng nhưng chưa đủ.

Phương án B (đánh mất bản sắc) và C (phân hóa giàu nghèo) là thách thức, không phải thời cơ.

Chọn D.

Câu 10 (TH):

Phương pháp:

- Xác định những thành tựu tiêu biểu về an ninh của Việt Nam từ năm 1991 đến nay.

- Phân tích, suy luận, loại bỏ những nội dung không phản ánh đúng thành tựu về an ninh của Việt Nam.

Cách giải:

Trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự xã hội, lực lượng công an giữ vai trò quan trọng nhưng không phải là “lực lượng quyết định sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc”. Độc lập dân tộc là kết quả của sự đồng lòng của cả dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, bao gồm quân đội, công an và nhân dân. Các thành tựu về an ninh của Việt Nam chủ yếu liên quan đến sự phát triển của lực lượng công an và các hoạt động như xây dựng xã hội trật tự, an toàn, và triển khai các phong trào an ninh Tổ quốc.

Chọn B.

Câu 11 (NB):

Phương pháp:

Dựa vào ngành giao thông vận tải của vùng Đông Nam Bộ.

Cách giải:

Đầu mối giao thông vận tải hàng đầu của Đông Nam Bộ và cả nước là Thành phố Hồ Chí Minh.

Chọn D.

Câu 12 (NB):

Phương pháp:

Dựa vào hạn chế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Cách giải:

Khó khăn lớn về tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay là xâm nhập mặn và triều cường. Ngoài ra, vùng còn có những hạn chế lớn về tự nhiên như: diện tích đất mặn và đất phèn lớn; mùa khô kéo dài; biến đổi khí hâu; nghèo khoáng sản;…

Chọn C.

Câu 13 (NB):

Phương pháp:

Dựa vào đặc điểm ngành du lịch biển, đảo.

Cách giải:

Điều kiện thuận lợi phát triển du lịch biển - đảo ở nước ta là từ Bắc vào Nam có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt.

A, B, C sai vì đó là các điều kiện thuận lợi để phát triển ngành giao thông vận tải biển.

Chọn D.

Câu 14 (NB):

Phương pháp:

Dựa vào đặc điểm ngành giao thông vận tải biển.

Cách giải:

Một trong những điều kiện thuận lợi đề nước ta phát triển giao thông vận tải đường biển là gần tuyến hàng hải quốc tế quan trọng vì vận tải đường biển chủ yếu đóng vai trò trong việc vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu.

B, C, D là những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng và khai thác hải sản.

Chọn A.

Câu 15 (NB):

Phương pháp:

Dựa vào thế mạnh về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để phát triển ngành du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Cách giải:

Nhiều núi cao, hang động đẹp không phải là thế mạnh để phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long vì vùng không có núi cao và hang động.

Chọn D.

Câu 16 (NB):

Phương pháp:

Dựa vào vị thế của Thành phổ Hồ Chí Minh.

Cách giải:

Đứng đầu cả nước về vốn đầu tư nước ngoài là nhận định đúng về vị thế của Thành phố Hồ Chí Minh.

B sai vì Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị loại đặc biệt.

C sai vì Thành phố Hồ Chí Minh chiếm tỉ trọng lớn nhất so với các tỉnh/thành phố cả nước.

D sai vì Thành phố Hồ Chí Minh có mức thu nhập bình quân đầu người đứng hàng đầu cả nước.

Chọn A.

Câu 17 (TH):

Phương pháp:

Dựa vào đặc điểm phạm vi lãnh thổ vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Cách giải:

Gồm 12 tỉnh, 1 thành phố trực thuộc Trung ương và 1 thành phố đảo là đặc điểm đúng với phạm vi lãnh thổ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Đồng bằng sông Cửu Long gồm thành phố Cần Thơ, thành phố đảo Phú Quốc và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.

Chọn B.

Câu 18 (TH):

Phương pháp:

Dựa vào đặc điểm biển và đảo Việt Nam.

Cách giải:

Quảng Ninh là tỉnh có 2 huyện đảo: Cô Tô và Vân Đồn.

 

Chọn A.

Câu 19 (TH):

Phương pháp:

Dựa vào đặc điểm phạm vi lãnh thổ vùng Đông Nam Bộ.

Cách giải:

Gồm 5 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc Trung ương với 1 huyện đảo là đặc điểm đúng với phạm vi lãnh thổ của vùng Đông Nam Bộ.

Đông Nam Bộ gồm Thành phố Hồ Chí Minh và 5 tỉnh: Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu; 1 huyện đảo là Côn Đảo.

Chọn C.

Câu 20 (VD):

Phương pháp:

Dựa vào biểu đồ, xác định tỉ trọng thủy sản khai thác và nuôi trồng của từng năm sau đó nhận xét sự tăng/giảm. Nhận xét sự đúng/sai của từng đáp án.

Cách giải:

Dựa vào biểu đồ ta thấy, tỉ trọng thủy sản khai thác luôn thấp hơn tỉ trọng thủy sản nuôi trồng.

A, B sai vì tỉ trọng thủy sản nuôi trồng tăng 2,7%; tỉ trọng thủy sản khai thác giảm 2,7%.

D sai vì tỉ trọng thủy sản khai thác giảm, tỉ trọng thủy sản nuôi trồng tăng.

Chọn C.

Câu 21 (VD):

Phương pháp:

Suy luận dựa trên đoạn tư liệu.

Cách giải:

a) Đúng, đổi mới đất nước là yêu cầu tất yếu trong quá trình phát triển, như được nhấn mạnh trong đoạn tư liệu.

b) Đúng, một trong những biểu hiện của đổi mới là chống giáo điều rập khuôn, điều này được nêu rõ trong đoạn tư liệu.

c) Sai, đoạn tư liệu không đề cập đến việc công cuộc Đổi mới thành công để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.

d) Đúng, đoạn tư liệu nhấn mạnh rằng chỉ có đổi mới thì mới thấy đúng và thấy hết sự thật.

Câu 22 (VD):

Phương pháp:

a) Dựa vào bảng số liệu, tính thu nhập bình quân đầu người năm 2021 tăng bao nhiêu triệu người so với năm 2010. (Lưu ý: đổi về đơn vị triệu đồng).

b) Cần hiểu rõ mối quan hệ giữa chất lượng cuộc sống và mức thu nhập bình quân đầu người.

c) Dựa vào số liệu về tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo.

d) Liên hệ mối quan hệ giữa sự phát triển kinh tế và mức thu nhập bình quân đầu người.

Cách giải:

a) Sai vì thu nhập bình quân đầu người/tháng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long tăng:

3 1713 – 1 247 = 2 466 nghìn đồng ≈ 2,5 triệu đồng.

b) Đúng vì thu nhập bình quân đầu người/tháng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long tăng => Chất lượng cuộc sống của người dân trong vùng đã được nâng lên.

c) Đúng vì tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo chiếm tỉ lệ rất thấp, năm 2021 chỉ chiếm 14,6%.

d) Sai vì tăng thu nhập bình quân đầu người cho vùng là kết quả của việc phát triển kinh tế.

Câu 23 (TH):

Phương pháp:

Dựa vào điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên kết hớp với sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế biển vùng Đông Nam Bộ gồm khai thác khoáng sản biển; giao thông vận tải biển; khai thác và nuôi trồng hải sản; du lịch biển, đảo.

Cách giải:

- Khai thác khoáng sản biển: Vùng có tài nguyên đầu mỏ và khí tự nhiên của các mỏ: Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hồ, Lan Tây, Lan Đỏ đứng đầu cả nước.

- Giao thông vận tải biển: Vùng có hệ thống cảng biển lớn, hiện đại bậc nhất nước ta như: cảng Thành phố Hồ Chí Minh, cảng Bà Rịa - Vũng Tàu,... gần với nhiều trung tâm logistics.

- Khai thác và nuôi trồng hải sản: Có vùng biển rộng lớn.

- Du lịch biển, đảo: Có các khu nghỉ dưỡng hiện đại, khu du lịch sinh thái ở Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Câu 24 (VD):

Phương pháp:

- Xem lại nội dung Cách mạng khoa học kĩ thuật và xu thế toàn cầu hoá.

- Vận dụng, liên hệ đến hoạt động thanh thiếu niên Việt Nam ngày nay.

Cách giải:

- Học tập, rèn luyện tư duy sáng tạo, sử dụng công nghệ một cách thông minh.

- Trau dồi ngoại ngữ, tin học, kỹ năng sống để hội nhập tốt hơn.

- Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, sống có trách nhiệm với cộng đồng.

- Biết chọn lọc thông tin, tránh lệ thuộc vào công nghệ hoặc văn hóa ngoại lai tiêu cực.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
Tải về
  • Đề thi học kì 2 Lịch sử và Địa lí 9 - Đề số 3

    Câu 1: Ý nào sau đây là nội dung trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga giai đoạn 1991-1993? A. Thực hiện chính sách ngoại giao thân phương Tây. B. Khôi phục vị thế nước lớn trên trường quốc tế. C. Thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc và các nước châu Á. D. Kiểm soát các nước thuộc Liên Xô trước đây.

  • Đề thi học kì 2 Lịch sử và Địa lí 9 - Đề số 1

    Câu 1: Vai trò quốc tế của Liên bang Nga ngay sau khi Liên Xô tan rã là gì? A. Tiếp tục giữ vai trò là một đối trọng về quân sự với Mĩ. B. Ủy viên thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. C. Giữ vai trò chủ yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới. D. Tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa.

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí