Đề thi LS&DL 9 KNTT có đáp án và lời giải chi tiết Đề thi học kì 1 Lịch sử và Địa lí 9 - Kết nối tri thức

Đề thi học kì 1 Lịch sử và Địa lí 9 KNTT - Đề số 1

Tải về

Cuộc đấu tranh nào sau đây đã mở đầu giai đoạn đấu tranh tự giác của công nhân Việt Nam? A.Bãi công của công nhân Nhà máy dệt Nam Định.

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 9 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

PHẦN I: CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1: (ID: 710860) Cuộc đấu tranh nào sau đây đã mở đầu giai đoạn đấu tranh tự giác của công nhân Việt Nam?

A. Bãi công của công nhân Nhà máy dệt Nam Định.

B. Phá hợp đồng, bỏ trốn của công nhân Đồn điền cao su Phú Riềng (Bình Phước).

C. Bãi công của công nhân Xưởng đóng tàu Ba Son (Sài Gòn).

D. Biểu tình của công nhân Khu công nghiệp Bến Thuỷ (Nghệ An).

Câu 2: (ID: 701256) Hoạt động nào của Nguyễn Ái Quốc đã đặt nền tảng đầu tiên cho mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới?

A. Tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa.

B. Bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản.

C. Thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.

D. Thành lập Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp.

Câu 3: (ID: 701257) Từ năm 1918 đến trước năm 1930, Nguyễn Ái Quốc hoạt động chủ yếu ở

A. Anh, Pháp, Liên Xô.                                              

B. Pháp, Liên Xô, Trung Quốc.

C. Pháp, Thái Lan, Trung Quốc.                                 

D. Pháp, Mĩ, Liên Xô.

Câu 4: (ID: 710553) Phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam có ý nghĩa gì?

A. Khẳng định quyền lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam.

B. Làm tan rã toàn bộ chính quyền thực dân và tay sai ở cấp cơ sở.

C. Hình thành được một mặt trận dân tộc thống nhất trên cả nước.

D. Dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 5: (ID: 710554) Đâu không phải là hạn chế của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh mà Đảng Cộng sản cần khắc phục trong các thời kì đấu tranh sau?

A. Thời gian tồn tại ngắn.                                           

B. Các chính sách chưa nhiều.

C. Quy mô chỉ ở cấp xã.                                             

D. Chưa đưa ra chính sách tích cực.

Câu 6: (ID: 710662) Lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện trong cuộc khởi nghĩa nào dưới đây?

A. Khởi nghĩa Yên Bái (1930).                                  

B. Khởi nghĩa Nam Kì (1940).

C. Khởi nghĩa Bắc Sơn (1940).                                  

D. Khởi nghĩa Đô Lương (1941).

Câu 7: (ID: 710668) Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, thực dân Pháp đã thi hành chính sách gì ở Việt Nam?

A. Chính sách “Kinh tế thời chiến”.                           

B. Chính sách “Thuộc địa thời chiến”.

C. Chính sách “Kinh tế chỉ huy”.                               

D. Chính sách “Kinh tế mới”.

Câu 8: (ID: 712696) Vào năm 1957, Liên Xô đã

A. đưa con người bay vòng quanh Trái Đất.              

B. phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

C. chế tạo thành công bom nguyên tử.                       

D. đứng đầu thế giới về sản lượng công nghiệp.

Câu 9: (ID: 712685) Chính sách đối ngoại của Liên Xô từ năm 1945 đến nửa đầu những năm 70 thế kỉ XX là gì?

A. Muốn làm bạn với tất cả các nước.

B. Chỉ quan hệ với các nước lớn.

C. Tích cực ủng hộ hòa bình và phong trào cách mạng thế giới.

D. Chỉ làm bạn với các nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 10: (ID: 712694) Quốc gia nào đã mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người?

A. Liên Xô.                      

B. Nhật Bản.                    

C. Trung Quốc.                

D. Mĩ.

Câu 11: (ID: 712695) Từ năm 1950 đến những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ mấy trên thế giới?

A. Thứ nhất.                     

B. Thứ hai.                        

C. Thứ ba.                        

D. Thứ tư.

Câu 12: (ID: 713134) Đặc điểm tình hình kinh tế Mĩ từ năm 1945 đến năm 1991 là

A. tiếp tục suy giảm so với thập niên 70.

B. đã được phục hồi và phát triển với tốc độ cao hơn bao giờ hết.

C. dù vẫn có những đợt suy thoái ngắn nhưng vẫn chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế toàn cầu.

D. vẫn luôn giữ vững vị thế cường quốc kinh tế số một thế giới, nhưng tỉ trọng kinh tế của Mỹ trong nền kinh tế thế giới giảm dần.

Câu 13: (ID: 713126) Mỹ nắm giữ bao nhiêu trữ lượng vàng thế giới?

A. 1/4.                               

B. 2/4.                               

C. 3/4.                               

D. 4/4.

Câu 14: (ID: 712244) Nội dung nào không phản ánh biện pháp của Chính phủ Nhật Bản nhằm thúc đẩy sự phát triển khoa học - kĩ thuật?

A. Coi trọng giáo dục vì “con người là công nghệ cao nhất”.

B. Đầu tư lớn cho việc xây dựng các viện nghiên cứu.

C. Nhập kĩ thuật hiện đại, phương pháp sản xuất tiên tiến của nước ngoài.

D. Tận dụng chiến tranh để buôn bán vũ khí.

Câu 15: (ID: 713130) Vì sao Mĩ thực hiện “Kế hoạch Mácsan”, viện trợ kinh tế cho các nước Tây Âu?

A. Mĩ muốn giúp các nước Tây Âu khôi phục kinh tế sau chiến tranh.

B. Mĩ muốn tăng cường sức mạnh cho phe tư bản chủ nghĩa.

C. Mĩ muốn mở rộng thị trường sang Tây Âu.

D. Mĩ lôi kéo các nước Tây Âu vào liên minh chống Liên Xô và Đông Âu.

Câu 16: (ID: 707165) Cảng nào không phải là cảng hàng không quốc tế quan trọng của nước ta?

A. Sao Vàng (Thanh Hóa).                                         

B. Nội Bài (Hà Nội).

C. Đà Nẵng (Đà Nẵng).                                              

D. Tân Sơn Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh).

Câu 17: (ID: 736010) Loại đất nào dưới đây chiếm phần lớn diện tích của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Đất phù sa.                  

B. Đất mùn.                      

C. Đất ba dan.                  

D. Đất feralit.

Câu 18: (ID: 736150) Loại đất nào sau đây thích hợp trồng cây lương thực vùng Đồng bằng sông Hồng?

A. Đất phù sa.                  

B. Đất feralit.                   

C. Đất mặn.                      

D. Đất phèn.

Câu 19: (ID: 736166) Thủ đô Hà Nội có vị thế như thế nào đối với vùng Đồng bằng sông Hồng?

A. Là thành phố có diện tích lớn nhất vùng.

B. Là trung tâm công nghiệp dệt may lớn nhất vùng.

C. Là trung tâm đầu não chính trị, kinh tế, văn hóa của vùng.

D. Là thành phố cung cấp lương thực thực phẩm chính cho vùng.

Câu 20: (ID: 736170) Tỉnh nào có diện tích rừng và sản lượng gỗ khai thác lớn nhất vùng Đồng bằng sông Hồng?

A. Ninh Bình.                   

B. Thái Bình.                    

C. Quảng Ninh.                

D. Vĩnh Phúc.

Câu 21: (ID: 736015) Tính đa dạng về cơ cấu sản phẩm nông nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ thể hiện ở chỗ có cả

A. cây công nghiệp, cây ăn quả và cây dược liệu.      

B. cây lương thực, cây ăn quả, và cây thực phẩm.

C. cây nhiệt đới, cây cận nhiệt và cả cây ôn đới.       

D. cây thực phẩm, cây ăn quả và cây công nghiệp.

Câu 22: (ID: 707163) Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành hàng không của nước ta hiện nay?

A. Cơ sở vật chất hiện đại hóa nhanh chóng.             

B. Ngành non trẻ nhưng phát triển rất nhanh.

C. Mở nhiều đường bay thẳng đến các nước.            

D. Vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn nhất.

Câu 23: (ID: 707166) Ngành nào sau đây được coi là thước đo trình độ phát triển và văn minh của các nước?

A. Chế biến dầu khí.        

B. Bưu chính viễn thông.

C. Chế biến lương thực.   

D. Giao thông vận tải.

Câu 24: (ID: 736006) Phát biểu nào sau đây thể hiện ý nghĩa về kinh tế của việc khai thác các thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.                       

B. Tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập.

C. Bảo vệ an ninh quốc phòng biên giới.                   

D. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Câu 25: (ID: 736160) Các đảo Cát Bà, Bạch Long Vĩ thuộc tỉnh nào dưới đây?

A. Hải Phòng.                   

B. Thái Bình.                    

C. Ninh Bình.                   

D. Nam Định.

Câu 26: (ID: 736171) Tác động tiêu cực của việc phát triển ngành công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng là

A. suy giảm tài nguyên, ô nhiễm môi trường.            

B. tăng tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm.

C. phá hủy hệ sinh thái tự nhiên, môi trường sống.   

D. chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành còn chậm.

Câu 27: (ID: 736007) Sự khác nhau về nguồn lực tự nhiên giữa Đông Bắc và Tây Bắc là gì?

A. Đông Bắc núi cao hiểm trở còn Tây Bắc là núi thấp.

B. Tây Bắc giàu tài nguyên khoáng sản hơn Đông Bắc.

C. Tiềm năng thủy điện ở Tây Bắc lớn hơn Đông Bắc.

D. Khí hậu ở Đông Bắc phân hóa theo độ cao rõ rệt hơn.

Câu 28: (ID: 736020) Vì sao trâu được nuôi nhiều hơn bò ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Trâu dễ thuần dưỡng và đảm bảo sức kéo tốt hơn.

B. Trâu khoẻ hơn, ưa ẩm và chịu rét tốt.

C. Thịt trâu tiêu thụ tốt hơn trên địa bàn của vùng.   

D. Nguồn thức ăn cho trâu dồi dào hơn.

Câu 29: (ID: 736165) Việc phát triển các ngành dịch vụ ở Đồng bằng sông Hồng nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?

A. Đảm bảo sự phát triển bền vững.                           

B. Phát huy các thế mạnh về tự nhiên.

C. Đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch kinh tế.                 

D. Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực.

Dựa vào bảng số liệu trên, nhận xét nào không đúng với ngành nông nghiệp, thủy sản vùng Đồng bằng sông Hồng?

A.  Sản lượng thủy sản năm 2021 của vùng tăng 0,6 triệu tấn so với năm 2021.

B.  Số lượng gia cầm tăng, lợn giảm trong giai đoạn 2010 – 2021.

C.  Sản lượng lúa năm 2010 của vùng giảm 0,8 triệu tấn so với băm 2021.

D.  Sản lượng lúa chiểm tỉ trọng thấp nhất trong sản lượng lương thực của vùng.

PHẦN II: CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI

Câu 31: (ID: 740140) Đọc đoạn tư liệu, chọn đúng hoặc sai

“Chiến tranh Lạnh là cuộc đối đầu kéo dài hơn 40 năm giữa hai hệ thống chính trị - xã hội đối lập, xuất phát từ sự khác biệt ý thức hệ và quyền lợi quốc gia. Phe tư bản chủ nghĩa do Hoa Kỳ dẫn đầu muốn duy trì và mở rộng hệ thống kinh tế thị trường, trong khi phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu tìm cách khẳng định mô hình xã hội công hữu và kế hoạch hóa. Cuộc chiến này không phải là xung đột trực tiếp bằng vũ khí giữa hai siêu cường mà là sự đối đầu thông qua các cuộc chiến tranh ủy nhiệm và sự cạnh tranh trên nhiều lĩnh vực khác như kinh tế, văn hóa và chạy đua vũ trang”.

(Nguyễn Anh Tuấn, Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009, tr. 12-14)

a.  Chiến tranh Lạnh là một cuộc xung đột trực tiếp bằng vũ khí giữa Hoa Kỳ và Liên Xô.

b.  Chiến tranh Lạnh là nguyên nhân chính dẫn đến sự hình thành các khối liên minh quân sự như NATO và Hiệp ước Vác-sa-va.

c.  Sự cạnh tranh trong lĩnh vực khoa học và công nghệ giữa hai siêu cường trong Chiến tranh Lạnh chủ yếu nhằm nâng cao đời sống người dân ở các quốc gia liên minh.

d.  Nếu không có sự cạnh tranh quân sự, Chiến tranh Lạnh vẫn có thể kéo dài hơn 40 năm do sự đối đầu trong lĩnh vực kinh tế và văn hóa.

Câu 32: (ID: 740128) Cho bảng số liệu sau, chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý dưới đây

a.  Năm 2021, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có 5,1 triệu con lợn; đây là vùng nuôi lợn lớn nhất cả nước.

b.  Giai đoạn 2010 – 2021, đàn trâu và lợn có xu hướng giảm, đàn bò có xu hướng tăng.

c.   Đàn bò tăng khá nhanh chủ yếu do chăn nuôi bò sữa phát triển, nhu cầu thịt, sữa của thị trường ngày càng tăng.

d.  Để thể hiện số lượng trâu, bò và lợn của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ giai đoạn 2010 – 2021, biểu đồ kết hợp là thích hợp nhất.

Đáp án

Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn

1.C

2.B

3.B

4.A

5.D

6.B

7.C

8.B

9.C

10.A

11.A

12.D

13.C

14.D

15.D

16.A

17.D

18.A

19.C

20.C

21.C

22.D

23.B

24.D

25.A

26.A

27.C

28.B

29.C

30.D

Câu 1 (NB):

Phương pháp:

Suy luận.

Cách giải:

Bãi công của công nhân Xưởng đóng tàu Ba Son (Sài Gòn) đã mở đầu giai đoạn đấu tranh tự giác của công nhân Việt Nam.

Chọn C.

Câu 2 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 9, nội dung Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1918 đến năm 1930.

Cách giải:

Hoạt động bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản của Nguyễn Ái Quốc đã đặt nền tảng đầu tiên cho mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới.

Chọn B.

Câu 3 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 9, nội dung Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1918 đến năm 1930.

Cách giải:

Từ năm 1918 đến trước năm 1930, Nguyễn Ái Quốc hoạt động của yếu ở Pháp, Liên Xô, Trung Quốc.

Chọn B.

Câu 4 (NB):

Phương pháp:

Suy luận.

Cách giải:

Phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam có ý nghĩa khẳng định quyền lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam.

Chọn A.

Câu 5 (VD):

Phương pháp:

Suy luận.

Cách giải:

Chưa đưa ra chính sách tích cực không phải là hạn chế của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh mà Đảng Cộng sản cần khắc phục trong các thời kì đấu tranh sau.

Chọn D.

Câu 6 (TH):

Phương pháp:

Dựa vào tư liệu, kiến thức đã học để trả lời.

Cách giải:

Lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện trong Khởi nghĩa Nam Kỳ vào ngày 23 tháng 11 năm 1940. Đây là quốc kỳ thiêng liêng của Việt Nam, được những chiến sỹ cách mạng treo tại trụ sở của Ủy ban khởi nghĩa đặt tại đình Long Hưng xã Long Hưng (Châu Thành), nay là tỉnh Tiền Giang.

Chọn B.

Câu 7 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 9, nội dung Việt Nam dưới ách thống trị của Pháp – Nhật.

Cách giải:

Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, thực dân Pháp đã thi hành chính sách “Kinh tế chỉ huy” ở Việt Nam.

Chọn C.

Câu 8 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 9, nội dung Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1991.

Cách giải:

Vào năm 1957, Liên Xô đã phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

Chọn B.

Câu 9 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 9, nội dung Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1991.

Cách giải:

Chính sách đối ngoại của Liên Xô từ năm 1945 đến nửa đầu những năm 70 thế kỉ XX là tích cực ủng hộ hòa bình và phong trào cách mạng thế giới.

Chọn C.

Câu 10 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 9, nội dung Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1991.

Cách giải:

Liên Xô đã mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.

Chọn A.

Câu 11 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 9, nội dung Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1991.

Cách giải:

Từ năm 1950 đến những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ).

Chọn A.

Câu 12 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 9, nội dung Nước Mỹ từ năm 1945 đến năm 1991.

Cách giải:

Tình hình kinh tế Mĩ từ năm 1945 đến năm 1991 vẫn luôn giữ vững vị thế cường quốc kinh tế số một thế giới, nhưng tỉ trọng kinh tế của Mỹ trong nền kinh tế thế giới giảm dần.

Chọn D.

Câu 13 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 9, nội dung Nước Mỹ từ năm 1945 đến năm 1991.

Cách giải:

Mỹ nắm giữ ¾ trữ lượng vàng thế giới.

Chọn C.

Câu 14 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 9, nội dung Nhật Bản từ 1945 đến năm 1991.

Cách giải:

Tận dụng chiến tranh để buôn bán vũ khí không phản ánh biện pháp của Chính phủ Nhật Bản nhằm thúc đẩy sự phát triển khoa học - kĩ thuật.

Chọn D.

Câu 15 (TH):

Phương pháp:

Giải thích.

Cách giải:

Mĩ thực hiện “Kế hoạch Mácsan”, viện trợ kinh tế cho các nước Tây Âu vì Mĩ lôi kéo các nước Tây Âu vào liên minh chống Liên Xô và Đông Âu.

Chọn D.

Câu 16 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 9, Địa lí các ngành kinh tế.

Cách giải:

Sao Vàng (Thanh Hóa) không phải là cảng hàng không quốc tế quan trọng của nước ta.

Chọn A.

Câu 17 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 9, Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Cách giải:

Đất feralit là loại đất chiếm phần lớn diện tích của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Chọn D.

Câu 18 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 9, Đồng bằng sông Hồng.

Cách giải:

Đồng bằng sông hồng có đất phù sa màu mỡ, thích hợp trồng cây lương thực (nhất là cây lúa), cây thực phẩm, cây ăn quả.

Chọn A.

Câu 19 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 9, Đồng bằng sông Hồng.

Cách giải:

Thủ đô Hà Nội là trung tâm đầu não chính trị, kinh tế, văn hóa của vùng và của cả nước.

Chọn C.

Câu 20 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 9, Đồng bằng sông Hồng.

Cách giải:

Quảng Ninh là tỉnh có diện tích rừng và sản lượng gỗ khai thác lớn nhất vùng Đồng bằng sông Hồng.

Chọn C.

Câu 21 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 9, Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Cách giải:

Tính đa dạng về cơ cấu sản phẩm nông nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ thể hiện ở chỗ có cả cây nhiệt đới (ngô, lạc,…), cây cận nhiệt (chè, cam, quýt,…) và cả cây ôn đới (bắp cải, khoai tây,…)..

Chọn C.

Câu 22 (TH):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 9, Địa lí các ngành kinh tế.

Cách giải:

Vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn nhất là phát biểu không đúng với ngành hàng không của nước ta hiện nay. Vì ngành đường bộ (đường ô tô) có khối lượng hàng hoá vận chuyển lớn nhất.

Chọn D.

Câu 23 (TH):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 9, Địa lí các ngành kinh tế.

Cách giải:

Ngành bưu chính viễn thông được coi là thước đo trình độ phát triển và văn minh của các nước.

Chọn B.

Câu 24 (TH):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 9, Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Cách giải:

-  Gạch chân từ khóa: ý nghĩa về kinh tế

=> Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế là phát biểu thể hiện ý nghĩa về kinh tế của việc khai thác các thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

-  A, B sai vì đây là ý nghĩa về mặt xã hội.

-  C sai vì đây là ý nghĩa về an ninh quốc phòng.

Chọn D.

Câu 25 (TH):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 9, Đồng bằng sông Hồng.

Cách giải:

Các đảo Cát Bà, Bạch Long Vĩ thuộc tỉnh Hải Phòng.

-   Đảo Cát Bà là đảo lớn nhất trong quần đảo Cát Bà, nằm ở phía đông nam của tỉnh Hải Phòng. Đảo Cát Bà nổi tiếng với vẻ đẹp tự nhiên, bao gồm các bãi biển đẹp, vườn quốc gia Cát Bà và hệ thống hang động phong phú. Đây là một điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam.

-   Đảo Bạch Long Vĩ nằm ở phía đông của tỉnh Hải Phòng, cách đất liền khoảng 100 km. Đảo Bạch Long Vĩ là một đảo nhỏ, nổi tiếng với phong cảnh đẹp và là điểm quan trọng trong việc bảo vệ an ninh, hàng hải và nghiên cứu khoa học.

Chọn A.

Câu 26 (TH):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 9, Đồng bằng sông Hồng.

Cách giải:

Tác động tiêu cực của việc phát triển ngành công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng là suy giảm tài nguyên, ô nhiễm môi trường.

Chọn A.

Câu 27 (TH):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 9, Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Cách giải:

Sự khác nhau về nguồn lực tự nhiên giữa Đông Bắc và Tây Bắc là tiềm năng thủy điện ở Tây Bắc lớn hơn Đông Bắc.

-  A sai vì Đông Bắc chủ yếu là núi thấp, Tây Bắc nhiều núi cao, hiểm trở nhất cả nước.

-  B sai vì Đông Bắc giàu tài nguyên khoáng sản hơn Tây Bắc.

-  D sai vì địa hình Tây Bắc nhiều núi cao, hiểm trở hơn Đông Bắc => Khí hậu ở Tây Bắc có sự phân hóa theo độ cao rõ rệt hơn.

Chọn C.

Câu 28 (VD):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 9, Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Cách giải:

Trâu được nuôi nhiều hơn bò ở Trung du và miền núi Bắc Bộ do trâu khoẻ hơn, ưa ẩm và chịu rét tốt, thích hợp sống trong điều kiện khí hậu của vùng.

Chọn B.

Câu 29 (VD):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 9, Đồng bằng sông Hồng.

Cách giải:

Việc phát triển các ngành dịch vụ ở Đồng bằng sông Hồng nhằm mục đích chủ yếu là đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch kinh tế (mục đích lớn nhất là về mặt kinh tế).

Chọn C.

Câu 30 (VD):

Phương pháp:

Nhận xét bảng số liệu.

Cách giải:

-  Sản lượng lúa chiểm tỉ trọng thấp nhất trong sản lượng lương thực của vùng là nhận xét không đúng vì

+ Năm 2010: sản lượng lúa chiếm: (6,8/7,2)*100 = 94,4% trong sản lượng lương thực của vùng.

+ Năm 2021: (6,0/6,3)*100 = 95,2% trong sản lượng lương thực của vùng.

=> Sản lượng lúa chiểm tỉ trọng rất cao trong sản lượng lương thực của vùng.

Chọn D.

Phần II: Câu trắc nghiệm đúng sai

Câu 31 (VD):

Phương pháp:

Suy luận dựa trên đoạn tư liệu.

Cách giải:

a)   Sai, chiến tranh Lạnh không phải là xung đột trực tiếp bằng vũ khí mà là sự đối đầu thông qua các cuộc chiến tranh ủy nhiệm và sự cạnh tranh trên nhiều lĩnh vực.

b)  Đúng, bối cảnh của Chiến tranh Lạnh cho thấy hai phe đã củng cố sức mạnh thông qua các liên minh quân sự: NATO (1949) do Hoa Kỳ đứng đầu và Hiệp ước Vác-sa-va (1955) do Liên Xô dẫn đầu. Điều này thể hiện sự phân chia thế giới thành hai cực đối lập.

c)  Sai, việc chạy đua khoa học và công nghệ, như chương trình không gian của Hoa Kỳ và Liên Xô, chủ yếu nhằm thể hiện ưu thế của mô hình chính trị - xã hội, hơn là để nâng cao đời sống người dân. Mục tiêu chính là tăng cường sức mạnh quốc gia và khẳng định vị thế quốc tế.

d)  Đúng, chiến tranh Lạnh không chỉ giới hạn ở xung đột quân sự mà còn là sự đối đầu trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và chạy đua vũ trang. Ngay cả khi không có cạnh tranh quân sự, sự khác biệt ý thức hệ và quyền lợi kinh tế giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa vẫn sẽ tạo ra sự đối đầu kéo dài. Điều này cho thấy tính toàn diện và phức tạp của cuộc chiến.

Câu 32 (VD):

Phương pháp:

Dựa vào bảng số liệu và liên hệ kiến thức phần Nông nghiệp vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Cách giải:

a)  Sai vì vào năm 2021, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có 5,51 triệu con lợn.

b)  Đúng vì giai đoạn 2010 – 2021:

-  Đàn trâu giảm từ 1,61 triệu con còn 1,24 triệu con

-  Đàn bò tăng từ 0,99 triệu con lên 1,21 triệu con

-  Đàn lợn giảm từ 6,6 triệu con xuống còn 5,51 triệu con.

  c, Đúng vì hiện nay nhu cầu của người dân về thịt, sữa là rất lớn; hơn nữa vùng Trung du và miền núi    Bắc Bộ lại tiếp giáp với vùng Đồng bằng sông Hồng (thị trường tiêu thị lớn) nên thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành chăn nuôi bò sữa.

d, Sai vì số lượng trâu, bò và lợn có cùng một đơn vị là triệu con. Để thể hiện số lượng, biểu đồ cột là thích hợp nhất.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
Tải về

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí