

Đề thi học kì 1 Lịch sử và Địa lí 9 KNTT - Đề số 3>
Tải vềSự khác nhau cơ bản giữa Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên và Việt Nam Quốc dân đảng là? A. thành phần tham gia.
Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 9 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí
Đề bài
PHẦN I: CÂU TRẮC NGHIỆM PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: (ID: 710049) Sự khác nhau cơ bản giữa Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên và Việt Nam Quốc dân đảng là
A. thành phần tham gia.
B. hình thức đấu tranh.
C. khuynh hướng cách mạng.
D. địa bàn hoạt động
Câu 2: (ID: 616001) Năm 1920, có sự chuyển đổi nào trong lập trường tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc?
A. Tư tưởng dân chủ tư sản => tư tưởng vô sản.
B. Tư tưởng vô sản => dân tộc chủ nghĩa.
C. Lập trường dân tộc chủ nghĩa => tư tưởng dân chủ tư sản.
D. Lập trường dân tộc chủ nghĩa => cách mạng vô sản.
Câu 3: (ID: 615616) Nhà thơ Chế Lan Viên viết: “Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười”. Câu thơ đó nói lên cảm xúc của Nguyễn Ái Quốc trong hoàn cảnh nào?
A. Bác Hồ đưa yêu sách đến Hội nghị Vecxai.
B. Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập.
C. Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước.
D. Bác Hồ đọc sơ thảo luận cương của Lênin.
Câu 4: (ID: 710550) Phong trào cách mạng 1930 – 1931 là bước phát triển mới của cách mạng Việt Nam vì
A. lần đầu tiên đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
B. có sự tham gia đấu tranh của giai cấp nông dân.
C. phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ.
D. mục tiêu đấu tranh là đánh đuổi đế quốc Pháp.
Câu 5: (ID: 710551) Hiện tượng gì xuất hiện trên đỉnh núi Bài Thơ (Quảng Ninh) ngày 1 – 5- 1930?
A. Lá cờ hình ngôi sao tung bay.
B. Cột mốc ranh giới.
C. Đội quân giặc trú ngụ.
D. Lá cờ đỏ búa liềm tung bay.
Câu 6: (ID: 710663) Ý nghĩa quan trọng nhất của Cách mạng tháng Tám (1945) là gì?
A. chấm dứt sự thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật đối với nước ta.
B. người dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước.
C. đem lại độc lập, tự do cho dân tộc và góp phần cổ vũ phong trào cách mạng thế giới.
D. lật đổ ngai vàng phong kiến đã ngự trị hàng chục thế kỉ trên đất nước ta.
Câu 7: (ID: 710664) “Lúc này thời cơ thuận lợi đã đến, dù hy sinh tới đâu, dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập” là câu nói nổi tiếng của nhân vật lịch sử nào?
A. Võ Nguyên Giáp.
B. Tôn Đức Thắng.
C. Hồ Chí Minh.
D. Huỳnh Thúc Kháng.
Câu 8: (ID: 710671) Thái độ của Nhật, Pháp như thế nào khi nhân dân Bắc Sơn nổi dậy khởi nghĩa (9/1940)?
A. Nhật câu kết với Pháp, tạo điều kiện cho Pháp tổ chức lực lượng đàn áp cuộc khởi nghĩa.
B. Nhật – Pháp hoảng sợ bỏ chạy.
C. Pháp hốt hoảng rút chạy, Nhật quay lại đàn áp cuộc khởi nghĩa.
D. Nhật tích cực thay chân Pháp, đàn áp khởi nghĩa và thiết lập ách thống trị ở nước ta.
Câu 9: (ID: 710672) Ngay khi nhận được tin chính phủ Nhật đầu hàng, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã
A. triệu tập ngay hội nghị toàn quốc để phát lệnh tổng khởi nghĩa.
B. triệu tập Đại hội Quốc dân tại Tân Trào.
C. phát động quần chúng chớp thời cơ tổng khởi nghĩa.
D. thành lập Ủy ban tổng khởi nghĩa toàn quốc, ra quân lệnh số 1.
Câu 10: (ID: 712690) Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam – Liên bang Nga trong giai đoạn hiện nay là gì?
A. Đối tác chiến lược toàn diện.
B. Quan hệ song phương.
C. Hỗ trợ phát triển kinh tế.
D. Hỗ trợ phát triển quân sự.
Câu 11: (ID: 712691) M. Goóc – ba – chóp làm Tổng thống Liên Xô vào thời gian nào?
A. Tháng 3 – 1985.
B. Tháng 3 – 1990.
C. Tháng 8 – 1991.
D. Tháng 8 – 1989.
Câu 12: (ID: 712249) Nguyên nhân cơ bản nhất đưa nền kinh tế Nhật Bản phát triển “thần kỳ” trong những năm 60 – 70 của thế kỷ XX là gì?
A. Biết lợi dụng vốn của nước ngoài để đầu tư vào những ngành công nghiệp then chốt.
B. Biết áp dụng khoa học - kỹ thuật để tăng năng suất, cải tiến kỹ thuật và hạ giá thành hàng hóa.
C. Biết “len lách” xâm nhập thị trường các nước đang phát triển.
D. Nhờ những cải cách dân chủ đã thực hiện trong những năm 1945 – 1952.
Câu 13: (ID: 712252) Nước nào đã giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ năm 1959 ?
A. Goat – ô – mai – a.
B. Ác – hen – ti – na.
C. Vê – nê – zuê – la.
D. Cu – ba.
Câu 14: (ID: 713142) Nội dung nào không phản ánh đúng tình hình về kinh tế của Tây Âu trong những năm 1950 – 1973?
A. Tăng trưởng cao, vươn lên trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.
B. Xuất hiện xu hướng liên kết, nhiều cộng đồng kinh tế ra đời.
C. Cộng đồng Than – Thép châu Âu (1951), Cộng đồng Kinh tế châu Âu (1957) lần lượt ra đời.
D. Nền kinh tế có bước phát triển chậm.
Câu 15: (ID: 712243) Ý nào dưới đây không phải là kết quả cuộc nội chiến giữa Đảng Cộng sản Trung quốc và Quốc dân đảng?
A. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập.
B. Chính quyền Quốc dân đảng bị sụp đổ.
C. Quốc dân đảng và Đảng cộng sản thỏa hiệp thành lập một chính phủ chung.
D. Lực lượng Quốc dân đảng bị đánh bại, lục địa Trung Quốc được giải phóng.
Câu 16: (ID: 707176) Mạng viễn thông không ngừng được nâng cao nhờ
A. nhu cầu sử dụng của người dân ngày càng tăng.
B. nâng cao đời sống, văn hóa và kinh tế người dân.
C. phân bố rộng rãi, tiếp cận được với người tiêu dùng.
D. tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại theo hướng chuyển đổi số.
Câu 17: (ID: 736001) Đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc là
A. núi cao, cắt xẻ mạnh.
B. gồm các cao nguyên xếp tầng.
C. núi thấp và trung bình.
D. đồng bằng rộng lớn.
Câu 18: (ID: 736149) Các tỉnh nào dưới đây không thuộc vùng Đồng bằng Sông Hồng?
A. Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.
B. Bắc Giang, Lạng Sơn.
C. Thái Bình, Nam Định.
D. Hà Nam, Ninh Bình.
Câu 19: (ID: 736167) Cây lương thực quan trọng nhất của vùng Đồng bằng sông Hồng là
A. lúa.
B. ngô.
C. khoai.
D. sắn.
Câu 20: (ID: 736015) Tính đa dạng về cơ cấu sản phẩm nông nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ thể hiện ở chỗ có cả
A. cây công nghiệp, cây ăn quả và cây dược liệu.
B. cây lương thực, cây ăn quả, và cây thực phẩm.
C. cây nhiệt đới, cây cận nhiệt và cả cây ôn đới.
D. cây thực phẩm, cây ăn quả và cây công nghiệp.
Câu 21: (ID: 736009) Đặc điểm nào sau đây không đúng với dân cư - xã hội của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Có nhiều dân tộc ít người sinh sống.
B. Mật độ dân số thấp hơn mức trung bình cả nước.
C. Tỉ lệ dân thành thị của vùng còn thấp.
D. Người dân ít kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.
Câu 22: (ID: 707167) Sức mua và nhu cầu của người dân đối với hàng hóa, dịch vụ ảnh hưởng bởi
A. trình độ phát triển kinh tế.
B. quy mô, cơ cấu dân số và mức sống.
C. năng suất lao động.
D. tiến bộ của khoa học – kĩ thuật.
Câu 23: (ID: 707170) Phát biểu nào sau đây không đúng về giao thông vận tải đường ô tô nước ta?
A. Mạng lưới ngày càng được mở rộng và hiện đại hóa.
B. Huy động được các nguồn vốn và tập trung đầu tư.
C. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
D. Chưa kết nối vào hệ thống đường bộ trong khu vực.
Câu 24: (ID: 736002) Nhận định nào sau đây không đúng đặc điểm vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Phát triển mạnh ngành thủy điện.
B. Khai thác than tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh.
C. Sản lượng gỗ khai thác ngày càng tăng.
D. Du lịch là ngành thế mạnh của vùng.
Câu 25: (ID: 736156) Vùng Đồng bằng sông Hồng có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế biển không phải do
A. trữ lượng dầu thô lớn ở vùng thềm lục địa.
B. có nhiều vịnh, đảo đẹp để phát triển du lịch.
C. vùng biển nhiều hải sản thuận lợi khai thác.
D. nhiều vũng vịnh, cửa sông để xây dựng cảng.
Câu 26: (ID: 736154) Đồng bằng sông Hồng là đồng bằng châu thổ được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống sông nào dưới đây?
A. Sông Hồng và sông Thái Bình.
B. Sông Hồng và sông Lục Nam.
C. Sông Hồng và sông Đà.
D. Sông Hồng và sông Cầu.
Câu 27: (ID: 736169) Ngành nuôi trồng thủy sản của Đồng bằng sông Hồng đang đẩy mạnh theo hướng
A. nuôi trồng hữu cơ gắn với bảo vệ môi trường.
B. tập trung vào nuôi trồng các loài có giá trị thấp.
C. giảm quy mô nuôi trồng để bảo vệ môi trường.
D. mở rộng quy mô trên các diện tích đất tự nhiên.
Câu 28: (ID: 736005) Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. Đòi hỏi chi phí đầu tư lớn và công nghệ cao.
B. Khoáng sản phân bố rải rác.
C. Địa hình dốc, giao thông khó khăn.
D. Khí hậu diễn biến thất thường.
Câu 29: (ID: 707175) Những khó khăn nào làm tăng chi phí xây dựng và bảo dưỡng mạng lưới giao thông vận tải ở nước ta?
A. Khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm, có một số sông lớn.
B. Địa hình nhiều đồi núi, có khí hậu phân hóa theo mùa.
C. Thiếu vốn đầu tư, cơ sở vật chất kĩ thuật còn yếu kém.
D. Đội ngũ công nhân kĩ thuật chưa thể đáp ứng nhu cầu.
Câu 30: (ID: 736025) Cơ sở chủ yếu để phát triển ngành công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm phát triển ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. nguồn nguyên liệu dồi dào.
B. thị trường lớn và mở rộng.
C. công nghệ được hiện đại hóa.
D. tăng cường xuất khẩu.
PHẦN II: CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 31: (ID: 740143) Đọc đoạn tư liệu, chọn đúng hoặc sai
“Sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh không chỉ là chiến thắng của phe tư bản chủ nghĩa mà còn phản ánh những mâu thuẫn nội tại trong hệ thống xã hội chủ nghĩa. Đối với thế giới, Chiến tranh Lạnh chấm dứt đã giải phóng nhiều nguồn lực từng bị lãng phí cho chạy đua vũ khí và mở ra triển vọng hợp tác quốc tế. Tuy nhiên, nó cũng để lại những vết thương sâu sắc trong các quốc gia từng là chiến trường của xung đột ủy nhiệm, đặc biệt là ở Đông Nam Á, Trung Đông và châu Phi”.
(Trần Văn Giàu, Lịch sử thế giới cận đại và hiện đại, NXB Khoa học Xã hội, 1998, tr. 89-92)
a. Sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh phản ánh những mâu thuẫn nội tại trong hệ thống xã hội chủ nghĩa.
b. Việc Chiến tranh Lạnh kết thúc đã tạo điều kiện để các quốc gia Đông Nam Á hoàn toàn thoát khỏi hậu quả của các cuộc chiến tranh.
c. Chiến tranh Lạnh chấm dứt đã giải phóng nhiều nguồn lực từng bị lãng phí cho chạy đua vũ khí, mở ra cơ hội hợp tác quốc tế.
d. Nếu các quốc gia từng là chiến trường của xung đột ủy nhiệm không bị ảnh hưởng bởi Chiến tranh Lạnh, sự hợp tác quốc tế sau năm 1991 sẽ diễn ra nhanh chóng hơn.
Câu 32: (ID: 740132) Cho bảng số liệu sau, chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý dưới đây
a. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng vùng Đồng bằng sông Hồng tăng nhanh.
b. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng vùng Đồng bằng sông Hồng chiếm tỉ trọng thấp so với cả nước.
c. Sự thay đổi tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng vùng Đồng bằng sông Hồng như trên do vùng đẩy mạnh hoạt động ngoại thương.
d. Để thể hiện tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (giá hiện hành) ở vùng Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2010 – 2021, biểu đồ đường là thích hợp nhất.
Đáp án
Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn
1.C |
2.D |
3.D |
4.A |
5.D |
6.C |
7.C |
8.A |
9.A |
10.A |
11.B |
12.B |
13.D |
14.D |
15.C |
16.D |
17.D |
18.B |
19.A |
20.C |
21.D |
22.B |
23.D |
24.B |
25.A |
26.A |
27.A |
28.A |
29.B |
30.A |
Câu 1 (TH):
Phương pháp:
So sánh, tìm sự khác biệt.
Cách giải:
Sự khác nhau cơ bản giữa Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên và Việt Nam Quốc dân đảng là khuynh hướng cách mạng.
- Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên: theo khuynh hướng vô sản.
- Việt Nam Quốc dân đảng: theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
Chọn C.
Câu 2 (VD):
Phương pháp:
Phân tích.
Cách giải:
Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc được bản Sơ thảo lần thứ nhất về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lenin, từ đó người tìm ra con đường giải phóng dân tộc cho cách mạng Việt Nam, đó là con đường cách mạng vô sản. Ngày 25/12/1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp họp tại thành phố Tua. Người đã tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Như vậy, từ lập trường dân tộc chủ nghĩa, Nguyễn Ái Quốc đã chuyển sang lập trường cách mạng vô sản.
Chọn D.
Câu 3 (VD):
Phương pháp:
Đọc tư liệu và suy luận.
Cách giải:
Nhà thơ Chế Lan Viên viết: "Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười". Câu thơ đó nói lên cảm xúc của Nguyễn Ái Quốc trong hoàn cảnh Bác đọc sơ thảo luận cương của Lênin.
Chọn D.
Câu 4 (TH):
Phương pháp:
Giải thích.
Cách giải:
Phong trào cách mạng 1930 – 1931 là bước phát triển mới của cách mạng Việt Nam vì là lần đầu tiên cách mạng được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt với đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh. Phong trào này đã thể hiện sức mạnh và vai trò lãnh đạo của Đảng trong việc tổ chức, lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống lại ách thống trị của đế quốc Pháp.
Chọn A.
Câu 5 (TH):
Phương pháp:
Liên hệ dựa trên kiến thức, tư liệu được học.
Cách giải:
Sáng ngày 1 tháng 5 năm 1930, lá cờ đỏ búa liềm tượng trưng cho Đảng Cộng sản Việt Nam đã được treo trên đỉnh núi Bài Thơ (Hòn Gai, Quảng Ninh) do chiến sĩ Đào Văn Tuất thực hiện.
=> Lá cờ đỏ búa liềm tung bay xuất hiện trên đỉnh núi Bài Thơ (Quảng Ninh) ngày 1 – 5 – 1930.
Chọn D.
Câu 6 (TH):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 9, nội dung Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
Cách giải:
Ý nghĩa quan trọng nhất của Cách mạng tháng Tám (1945) là đem lại độc lập, tự do cho dân tộc và góp phần cổ vũ phong trào cách mạng thế giới.
Chọn C.
Câu 7 (TH):
Phương pháp:
Dựa vào tư liệu, kiến thức đã học để trả lời.
Cách giải:
“Lúc này thời cơ thuận lợi đã đến, dù hy sinh tới đâu, dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập” là câu nói nổi tiếng của Hồ Chí Minh.
Chọn C.
Câu 8 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 9, nội dung Việt Nam dưới ách thống trị của Pháp – Nhật.
Cách giải:
Khi nhân dân Bắc Sơn nổi dậy khởi nghĩa (9/1940), Nhật đã câu kết với Pháp, tạo điều kiện cho Pháp tổ chức lực lượng đàn áp cuộc khởi nghĩa.
Chọn A.
Câu 9 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 9, nội dung Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
Cách giải:
Ngay khi nhận được tin chính phủ Nhật đầu hàng, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã triệu tập ngay hội nghị toàn quốc để phát lệnh tổng khởi nghĩa.
Chọn A.
Câu 10 (VD):
Phương pháp:
Liên hệ tình hình hiện nay.
Cách giải:
Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Liên bang Nga hiện nay là đối tác chiến lược toàn diện. Hai nước đã ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực như kinh tế, khoa học - công nghệ, giáo dục, và năng lượng.
Chọn A.
Câu 11 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 9, nội dung Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1991.
Cách giải:
Tháng 3 – 1990, Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô lần thứ ba bầu M. Goóc – ba – chốp làm Tổng thống.
Chọn B.
Câu 12 (TH):
Phương pháp:
Suy luận dựa trên nội dung Nhật Bản.
Cách giải:
Nguyên nhân cơ bản nhất đưa nền kinh tế Nhật Bản phát triển “thần kỳ” trong những năm 60 – 70 của thế kỷ XX là Nhật Bản biết áp dụng khoa học - kỹ thuật để tăng năng suất, cải tiến kỹ thuật và hạ giá thành hàng hóa.
Chọn B.
Câu 13 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 9, nội dung Khu vực Mỹ Latinh từ năm 1945 đến năm 1991.
Cách giải:
Cu-ba đã giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ năm 1959.
Chọn D.
Câu 14 (TH):
Phương pháp:
Suy luận dựa vào nội dung Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991.
Cách giải:
Trong những năm 1950 – 1973, nền kinh tế của Tây Âu đã tăng trưởng cao, vươn lên trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới. Xuất hiện xu hướng liên kết, nhiều cộng đồng kinh tế ra đời như Cộng đồng Than – Thép châu Âu (1951), Cộng đồng Kinh tế châu Âu (1957),...
=> Nền kinh tế có bước phát triển chậm không phản ánh đúng tình hình về kinh tế của Tây Âu trong những năm 1950 – 1973.
Chọn D.
Câu 15 (TH):
Phương pháp:
Suy luận.
Cách giải:
Quốc dân đảng và Đảng cộng sản thỏa hiệp thành lập một chính phủ chung không phải là kết quả cuộc nội chiến giữa Đảng Cộng sản Trung quốc và Quốc dân đảng
Chọn C.
Câu 16 (TH):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 9, Địa lí các ngành kinh tế.
Cách giải:
Mạng viễn thông không ngừng được nâng cao nhờ tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại theo hướng chuyển đổi số.
Chọn D.
Câu 17 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 9, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Cách giải:
Đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc là núi thấp và trung bình.
Chọn D.
Câu 18 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 9, Đồng bằng sông Hồng.
Cách giải:
Đồng bằng sông Hồng gồm 11 tỉnh và thành phố, đó là TP Hà Nội, TP Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Quảng Ninh và Ninh Bình. Còn các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Chọn B.
Câu 19 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 9, Đồng bằng sông Hồng.
Cách giải:
Cây lương thực quan trọng nhất của vùng Đồng bằng sông Hồng là lúa.
Chọn A.
Câu 20 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 9, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Cách giải:
Tính đa dạng về cơ cấu sản phẩm nông nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ thể hiện ở chỗ có cả cây nhiệt đới (ngô, lạc,…), cây cận nhiệt (chè, cam, quýt,…) và cả cây ôn đới (bắp cải, khoai tây,…)..
Chọn C.
Câu 21 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 9, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Cách giải:
Người dân ít kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp là đặc điểm không đúng với dân cư - xã hội của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Người dân của vùng có nhiều kinh nghiệm canh tác trên đất dốc, kết hợp sản xuất nông nghiệp với lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, trồng cây dược liệu và rau ôn đới.
Chọn D.
Câu 22 (TH):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 9, Địa lí các ngành kinh tế.
Cách giải:
Sức mua và nhu cầu của người dân đối với hàng hóa, dịch vụ ảnh hưởng bởi quy mô, cơ cấu dân số và mức sống.
Chọn B.
Câu 23 (TH):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 9, Địa lí các ngành kinh tế.
Cách giải:
Chưa kết nối vào hệ thống đường bộ trong khu vực là nhận định không đúng vì nước ta có các tuyên đông – tây kết nối với các tỉnh Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với nước láng giềng Lào là quốc lộ 7, 8, 9, 19, 26, 27,...
Chọn D.
Câu 24 (TH):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 9, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Cách giải:
Nhận định không đúng với đặc điểm vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là khai thác than tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh vì tỉnh Quảng Ninh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng.
Chọn B.
Câu 25 (TH):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 9, Đồng bằng sông Hồng.
Cách giải:
Biển là thế mạnh để phát triển kinh tế ở vùng Đồng bằng sông Hồng.
- Vùng có bờ biển kéo dài với nhiều vũng vịnh, cửa sông thuận lợi để xây dựng cảng biển, phát triển giao thông vận tải đường biển.
- Vùng biển có nhiều cảnh đẹp, nhất là ở vịnh Hạ Long, quần đảo Cát Bà,… ngoài ra còn có các khu dự trữ sinh quyển thế giới là cơ sở để phát triển du lịch biển.
- Vùng biển có nhiều hải sản thuận lợi cho việc khai thác. Ngoài ra, vùng biển còn có tiềm năng về cát thuỷ tinh, ti-tan, khí tự nhiên và nghề làm muối.
=> Vùng Đồng bằng sông Hồng có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế biển không phải do trữ lượng dầu thô lớn ở vùng thềm lục địa.
Chọn A.
Câu 26 (TH):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 9, Đồng bằng sông Hồng.
Cách giải:
Đồng bằng sông Hồng là đồng bằng châu thổ được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống Hồng và hệ thống sông Thái Bình. Qua hàng nghìn năm, các lớp phù sa do hai hệ thống sông này mang lại đã tạo nên một vùng đất rất màu mỡ, thuận lợi cho nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa nước. Điều này giúp Đồng bằng sông Hồng trở thành một trong những vựa lúa quan trọng nhất của Việt Nam.
Chọn A.
Câu 27 (TH):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 9, Đồng bằng sông Hồng.
Cách giải:
Ngành nuôi trồng thủy sản của Đồng bằng sông Hồng đang đẩy mạnh theo hướng nuôi trồng hữu cơ gắn với bảo vệ môi trường.
Chọn A.
Câu 28 (VD):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 9, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Cách giải:
Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là đòi hỏi chi phí đầu tư lớn và công nghệ cao vì cơ sở vật chất – kĩ thuật, cơ sở hạ tầng của vùng mặc dù ngày càng được nâng cấp nhưng vẫn còn nhiều hạn chế trong khi việc khai thác khoáng sản cần nhiều máy móc, công nghệ hiện đại để việc khai thác đạt hiệu quả cao.
Chọn A.
Câu 29 (VD):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 9, Địa lí các ngành kinh tế.
Cách giải:
Địa hình nhiều đồi núi, có khí hậu phân hóa theo mùa là những khó khăn làm tăng chi phí xây dựng và bảo dưỡng mạng lưới giao thông vận tải ở nước ta.
- Địa hình với 3/4 diện tích là đồi núi => bắt buộc chúng ta phải đầu tư nhiều cho việc xây dựng hầm, đèo,…
=> chi phí xây dựng lớn.
- Khí hậu phân hoá theo mùa, mùa mưa nhiều dễ làm các công trình giao thông bị han rỉ, hỏng hóc, xuống cấp
=> chi phí bảo dưỡng lớn.
Chọn B.
Câu 30 (VD):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 9, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Cách giải:
- Gạch chân từ khóa: cơ sở chủ yếu
=> Cơ sở chủ yếu để phát triển ngành công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm phát triển ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là nguồn nguyên liệu dồi dào.
- B, C, D sai vì đó là các điều kiện giúp ngành công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm phát triển ở Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển hơn; không phải là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp sản xuất, chế biến thức phẩm.
Chọn A.
Phần II: Câu trắc nghiệm đúng sai
Câu 31 (VD):
Phương pháp:
Suy luận dựa trên đoạn tư liệu.
Cách giải:
a) Đúng, sự chấm dứt của Chiến tranh Lạnh không chỉ là chiến thắng của phe tư bản chủ nghĩa mà còn do những mâu thuẫn nội tại trong hệ thống xã hội chủ nghĩa.
b) Sai, Chiến tranh Lạnh để lại “những vết thương sâu sắc” trong các quốc gia từng là chiến trường của xung đột ủy nhiệm, bao gồm Đông Nam Á, Trung Đông và châu Phi.
c) Đúng, khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, nhiều nguồn lực không còn bị lãng phí vào chạy đua vũ khí, và điều này tạo triển vọng hợp tác quốc tế.
d) Đúng, chiến tranh Lạnh để lại những vết thương sâu sắc tại các khu vực như Đông Nam Á, Trung Đông và châu Phi. Điều này có thể làm chậm quá trình hợp tác quốc tế do những bất ổn kéo dài và khó khăn trong việc khôi phục kinh tế, chính trị tại các khu vực này.
Câu 32 (VD):
Phương pháp:
Dựa vào bảng số liệu và liên hệ kiến thức phần Dịch vụ vùng Đồng bằng sông Hồng.
Cách giải:
a) Đúng, dựa vào bảng số liệu ta có thể thấy tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng vùng Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2010 - 2021 tăng tới 3,14 lần.
b) Sai vì năm 2021, tỉ trọng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng vùng Đồng bằng sông Hồng là 25,9% - tỉ trọng cao vì nước ta có 6 vùng kinh tế.
c) Sai vì tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng phụ thuộc vào hoạt động nội thương, hoạt động ngoại thương liên quan đến tình hình xuất, nhập khẩu.
d) Sai vì hai đối tượng cần vẽ có đơn vị khác nhau => biểu đồ kết hợp mới là dạng biểu đồ thích hợp nhất.

