Đề thi LS&DL 9 KNTT có đáp án và lời giải chi tiết Đề thi học kì 2 Lịch sử và Địa lí 9 - Kết nối tri thức

Đề thi học kì 2 Lịch sử và Địa lí 9 - Đề số 1

Tải về

Câu 1: Vai trò quốc tế của Liên bang Nga ngay sau khi Liên Xô tan rã là gì? A. Tiếp tục giữ vai trò là một đối trọng về quân sự với Mĩ. B. Ủy viên thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. C. Giữ vai trò chủ yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới. D. Tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa.

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 9 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1: Vai trò quốc tế của Liên bang Nga ngay sau khi Liên Xô tan rã là gì?

A. Tiếp tục giữ vai trò là một đối trọng về quân sự với Mĩ.

B. Ủy viên thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

C. Giữ vai trò chủ yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

D. Tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 2: Sau năm 1991, các nước lớn điều chỉnh quan hệ theo xu hướng nào sau đây?

A. Tiến hành xung đột để giải quyết mâu thuẫn.

B. Chạy đua vũ trang, cạnh tranh sức mạnh quân sự.

C. Xây dựng quan hệ chiến lược ổn định và cân bằng.

D. Cạnh tranh sức mạnh khoa học - kĩ thuật.

Câu 3: Một trong những đường lối đối ngoại của Liên bang Nga trong thập niên 90 của thế kỉ XX là

A. đối đầu quyết liệt với Mĩ.

B. vươn lên nắm quyền chi phối thế giới.

C. cố gắng duy trì địa vị của một cường quốc xã hội chủ nghĩa.

D. khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á.

Câu 4: Đường lối cải cách – mở cửa của Đảng Cộng sản Trung Quốc chủ trương

A. lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm.

B. lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.

C. lấy phát triển kinh tế, chính trị làm trọng tâm.

D. lấy phát triển văn hoá làm trọng tâm.

Câu 5: Công cuộc Đổi mới của Việt Nam giai đoạn 1996 – 2011 là

A. Phá thế bị bao vây, cô lập.

B. Hội nhập kinh tế quốc tế.

C. Đẩy mạnh toàn diện công cuộc Đổi mới. 

D. Vượt qua khủng hoảng kinh tế - xã hội.

Câu 6: Một trong những thành tựu tiêu biểu về kinh tế của Việt Nam từ năm 1991 đến nay là

A. quy mô nền kinh tế không ngừng được mở rộng.

B. tăng tỉ trọng khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.

C. tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cao nhất Đông Nam Á.

D. doanh nghiệp tư nhân giữ vai trò quyết định đối với nền kinh tế.

Câu 7: Năm 1995, diễn ra sự kiện gì gắn với chính sách đối ngoại của Đảng ta trong thời kì đổi mới?

A. Việt Nam và Mĩ bình thường hóa quan hệ ngoại giao.

B. Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á.

C. Việt Nam trở thành thành viên của Liên hiệp quốc.                                        

D. Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước EU.

Câu 8: Lĩnh vực nào được coi là “động lực” chính trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam?

A. Nông nghiệp.

B. Công nghiệp.

C. Dịch vụ.

D. Du lịch.

Câu 9: Nội dung nào sau đây không phải là thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại?

A. Sự ra đời của hệ thống máy tự động.

B. Sự ra đời của nhiều vật liệu mới, năng lượng mới.

C. Giải mã thành công bản đồ gen người.

D. Chế tạo được máy móc sử dụng sức nước.

Câu 10: Thành tựu quan trọng nào của cách mạng khoa học - kĩ thuật đã tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn đề lương thực cho loài người?

A. Phát minh sinh học.

B. Phát minh hoá học.

C. “Cách mạng xanh”.

D. Công cụ lao động mới.

Câu 11: Cây công nghiệp lâu năm nào dưới đây được trồng nhiều nhất ở khu vực Đông Nam Bộ?

A. Cà phê.

B. Điều.

C. Cao su.

D. Hồ tiêu.

Câu 12: Thế mạnh tự nhiên để phát triển nông nghiệp nào sau đây đúng với vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Có tài nguyên đất đa dạng.

B. Có diện tích đất phù sa ngọt lớn.

C. Đất phèn chiếm diện tích rất lớn.

D. Đất mặn chiếm diện tích rất lớn.

Câu 13: Khoáng sản biển nào sau đây có giá trị rất lớn trong phát triển kinh tế – xã hội của nước ta hiện nay?

A. Ti-tan và băng cháy.

B. Cát thuỷ tinh và ti-tan.

C. Dầu mỏ và khí tự nhiên.

D. Băng cháy và muối.

Câu 14: Thế mạnh để phát triển kinh tế nào sau đây không đúng với vùng Đông Nam Bộ?

A. Có quỹ đất phù sa lớn.                                           

B. Vùng biển giàu tiềm năng.

C. Có các vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển.

D. Có đất badan và đất phù sa cổ tập trung thành vùng rộng lớn.

Câu 15: Trung tâm kinh tế lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là

A. thành phố Cà Mau.

B. thành phố Mĩ Tho.

C. thành phố Cao Lãnh.

D. thành phố Cần Thơ.

Câu 16: Một trong những biện pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường biển là

A. bảo vệ các loại san hô.

B. chuyển hướng khai thác.

C. bảo vệ rừng ngập mặn.

D. chống ô nhiễm do dầu.

Câu 17: Đặc điểm nào sau đây không đúng với vùng Đông Nam Bộ?

A. Thị trường tiêu nhỏ.

B. Dân cư đông đúc.

C. Nguồn lao động dồi dào. 

D. Có sức hút lao động.

Câu 18: Điểm khác biệt về vị trí địa lí của vùng Đồng bằng sông Cửu Long so với các vùng khác trong cả nước là

A. có ba mặt giáp biển.

B. có vị trí trung tâm.

C. tiếp giáp với nhiều vùng kinh tế.

D. có biên giới kéo dài với Cam-pu-chia.

Câu 19: Việc đẩy mạnh đánh bắt xa bờ có ý nghĩa rất lớn nào sau đây?

A. Góp phần tạo ra nhiều sản phẩm.

B. Làm thay đổi môi trường biển.

C. Tạo được nhiều việc làm cho người lao động.

D. Góp phần bảo vệ và giữ vững chủ quyền biển, đảo.

Câu 20: Nhiệm vụ quan trọng nhất để phát triển bền vững công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ là gì?

A. Tăng cường nâng cấp cơ sở vật chất kĩ thuật, vốn.

B. Phát triển theo chiều sâu gắn với bảo vệ môi trường.

C. Quy hoạch các khu công nghiệp, khu chế xuất mới.

D. Phát huy thế mạnh công nghiệp khai thác dầu khí.

PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI

Câu 21: Đọc đoạn tư liệu, chọn đúng hoặc sai

“... Hàn Quốc từng bước phát triển thực lực quốc gia nhằm đạt vị thể quốc gia tầm trung trong khu vực và trên thế giới... Về thành tựu kinh tế, là nền kinh tế lớn thứ tư ở châu Á, lớn thứ 10 trên thế giới, GDP danh nghĩa của Hàn Quốc năm 2020 là 1 631 tỉ USD... Nếu như thu nhập bình quân đầu người năm 1953... là 64 USD thì đến năm 2020 là 31 489 USD tức là 500 lần... Bên cạnh thể mạnh về kinh tế, quốc phòng, Chính phủ Hàn Quốc chú trọng tăng cường “sức mạnh mềm” thông qua truyền bá giá trị văn hoá ở nước ngoài được biết đến là làn sóng Hàn Quốc”.

(Dẫn theo Nguyễn Thu Phương, “Xây dựng vị thế, thực lực quốc gia tầm trung: Trường hợp của Hàn Quốc”, Tạp chí Cộng sản, số 982, 2022, tr.105-106)

a) Hàn Quốc là một trong những cường quốc hàng đầu của thế giới trong những thập niên đầu thế kỉ XXI.

b) Sau năm 1991, Hàn Quốc vươn lên trở thành một trong những quốc gia phát triển ở châu Á và trên thế giới.

c) Hàn Quốc truyền bá các giá trị văn hoá của đất nước qua các lĩnh vực âm nhạc, điện ảnh, thời trang ẩm thực....

d) Không giống như Trung Quốc, Hàn Quốc ít chú trọng phát triển văn hóa, xây dựng hình ảnh quốc gia.

Câu 22: Cho bảng số liệu sau, hãy chọn đúng hoặc sai:


a) Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của nước ta.

b) Đông Nam Bộ là vùng trồng cao su lớn nhất cả nước.

c) Đông Nam Bộ chiếm tới 71,3% diện tích trồng điều của cả nước năm 2021.

d) Diện tích cao su và điều chiếm gần 80% diện tích cây công nghiệp lâu năm của vùng Đông Nam Bộ năm 2021.

PHẦN III. TỰ LUẬN

Câu 23: Xu thế toàn cầu hóa là gì? Nêu một tác động tích cực và một mặt tiêu cực của xu thế này.

Câu 24: Cho bảng số liệu sau:

a) Vẽ ba biểu đồ tròn thể hiện tỉ trọng GRDP, giá trị sản xuất công nghiệp, trị giá xuất khẩu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam so với cả nước năm 2021.

b) Rút ra nhận xét.

----- HẾT -----

Đáp án

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAIHAY.COM

Câu 1 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 9, nội dung Liên bang Nga.

Cách giải:

Vai trò quốc tế của Liên bang Nga ngay sau khi Liên Xô tan rã là Ủy viên thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Chọn B.

Câu 2 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 9, nội dung Trật tự thế giới mới.

Cách giải:

Sau năm 1991, các nước lớn đã điều chỉnh quan hệ theo xu hướng xây dựng các mối quan hệ chiến lược ổn định và cân bằng để tránh đối đầu và xung đột trực tiếp, trong khi vẫn duy trì lợi ích quốc gia của mình.

Chọn C.

Câu 3 (TH):

Phương pháp:

Suy luận dựa trên nội dung Liên bang Nga.

Cách giải:

Trong thập niên 90 của thế kỷ XX, ngoài việc cố gắng cải thiện quan hệ với phương Tây, Liên bang Nga cũng chú trọng khôi phục và phát triển quan hệ với các nước châu Á nhằm đa dạng hóa đối tác và mở rộng tầm ảnh hưởng, đặc biệt là trong các lĩnh vực kinh tế và an ninh.

Chọn D.

Câu 4 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 9, nội dung Châu Á từ năm 1991 đến nay.

Cách giải:

Đường lối cải cách – mở cửa của Đảng Cộng sản Trung Quốc chủ trương lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.

Chọn B.

Câu 5 (NB):

Phương pháp:

- Xem lại nội dung Việt Nam từ năm 1991 đến nay.

- Xác định nội dung Công cuộc Đổi mới của Việt Nam giai đoạn 1996 – 2011.

Cách giải:

Trong giai đoạn 1996–2011, Việt Nam tập trung vào việc đẩy mạnh toàn diện công cuộc Đổi mới, bao gồm phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cải cách hành chính, nâng cao năng lực sản xuất, và hội nhập sâu rộng vào kinh tế quốc tế. Các thành tựu nổi bật trong giai đoạn này là gia nhập WTO (2007), mở rộng quan hệ ngoại giao, và cải thiện đời sống kinh tế - xã hội, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững.

Chọn C.

Câu 6 (NB):

Phương pháp:

- Xác định những thành tựu tiêu biểu về kinh tế của Việt Nam.

- Phân tích, suy luận dựa trên các đáp án.

Cách giải:

Từ năm 1991 đến nay, một trong những thành tựu tiêu biểu về kinh tế của Việt Nam là quy mô nền kinh tế không ngừng được mở rộng. Nhờ vào các chính sách đổi mới, hội nhập quốc tế, và phát triển công nghiệp, Việt Nam đã có bước tiến vượt bậc trong việc tăng trưởng GDP, mở rộng quy mô kinh tế và gia tăng khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế.

Chọn A.

Câu 7 (TH):

Phương pháp:

- Xem lại nội dung Việt Nam từ năm 1991 đến nay.

- Xác định sự kiện gắn với chính sách đối ngoại của Đảng ta trong thời kì đổi mới.

Cách giải:

Năm 1995, Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đánh dấu một cột mốc quan trọng trong chính sách đối ngoại của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới. Việc gia nhập ASEAN mở ra cơ hội hợp tác kinh tế, chính trị và văn hóa với các nước trong khu vực, đồng thời khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Chọn B.

Câu 8 (TH):

Phương pháp:

- Xác định những thành tựu tiêu biểu về kinh tế của Việt Nam.

- Phân tích, suy luận dựa trên các đáp án.

- Xác định lĩnh vực được coi là “động lực” chính trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Cách giải:

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, công nghiệp được coi là "động lực" chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến và chế tạo, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra giá trị gia tăng, phát triển các ngành sản xuất, nâng cao năng suất lao động, và thúc đẩy xuất khẩu. Công nghiệp cũng tạo ra cơ sở hạ tầng và tạo việc làm cho một bộ phận lớn dân cư.

Chọn B.

Câu 9 (TH):

Phương pháp:

- Xem lại nội dung Cách mạng khoa học - kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa.

- Phân tích, xác định thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại.

- Loại trừ các phương án.

Cách giải:

Máy móc sử dụng sức nước xuất hiện từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (thế kỷ XVIII), không phải thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại.

Các phương án A (máy tự động), B (vật liệu mới, năng lượng mới), C (giải mã bản đồ gen) đều là những thành tựu quan trọng của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại.

Chọn D.

Câu 10 (NB):

Phương pháp:

- Xem lại nội dung Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ.

- Xác định thành tựu quan trọng đã giải quyết vấn đề lương thực cho loài người.

Cách giải:

“Cách mạng xanh” là một thành tựu quan trọng trong nông nghiệp, giúp tăng năng suất cây trồng nhờ sử dụng giống mới, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và kỹ thuật canh tác tiên tiến.

Chọn C.

Câu 11 (NB):

Phương pháp:

Dựa vào sự phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ.

Cách giải:

Cao su là cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ, sau đó đến cây điều, hồ tiêu, cà phê.

Chọn C.

Câu 12 (NB):

Phương pháp:

Dựa vào thế mạnh, hạn chế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Cách giải:

Có diện tích đất phù sa ngọt lớn là thế mạnh để phát triển nông nghiệp (đặc biệt là trồng cây lương thực) ở Đồng bằng sông Cửu Long.

A sai vì tài nguyên đất đa dạng không phải là thế mạnh để phát triển nông nghiệp.

C, D sai vì diện tích đất phèn, đất mặn lớn là hạn chế, không phải thế mạnh.

Chọn B.

Câu 13 (NB):

Phương pháp:

Dựa vào đặc điểm khai thác khoáng sản biển.

Cách giải:

Dầu mỏ và khí tự nhiên có giá trị rất lớn trong phát triển kinh tế – xã hội của nước ta hiện nay vì dầu khí là ngành kinh tế mũi nhọn, có vị trí trọng hàng đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Chọn C.

Câu 14 (NB):

Phương pháp:

Dựa vào đặc điểm về thế mạnh điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vùng Đông Nam Bộ.

Cách giải:

Có quỹ đất phù sa lớn không phải là thế mạnh của Đông Nam Bộ vì vùng chủ yếu là đất badan và đất xám phù sa cổ.

Chọn A.

Câu 15 (NB):

Phương pháp:

Dựa vào sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế, bản đồ kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Cách giải:

Trung tâm kinh tế lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là thành phố Cần Thơ. Đây cũng là thành phố trực thuộc trung ương của nước ta.

Chọn D.

Câu 16 (NB):

Phương pháp:

Dựa vào nội dung khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo.

Cách giải:

Một trong những biện pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường biển là bảo vệ và trồng rừng ngập mặn ven biển.

Chọn C.

Câu 17 (TH):

Phương pháp:

Dựa vào đặc điểm dân cư vùng Đông Nam Bộ và suy luận.

Cách giải:

Đặc điểm của vùng Đông Nam Bộ là dân cư đông đúc, mật độ dân số khá cao đây là một thị trường tiêu thụ rộng lớn với lực lượng lao động dồi dào, có trình độ chuyên môn và Đông Nam Bộ cũng là vùng có sức hút mạnh mẽ với lao động cả nước.

Chọn A.

Câu 18 (TH):

Phương pháp:

Dựa vào đặc điểm vị trí địa lí vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Cách giải:

Điểm khác biệt về vị trí địa lí của vùng Đồng bằng sông Cửu Long so với các vùng khác trong cả nước là có ba mặt giáp biển.

B sai vì Đồng bằng sông Cửu Long không nằm ở vị trí trung tâm.

C sai vì hầu hết các vùng ở nước ta đều tiếp giáp với nhiều vùng kinh tế.

D sai vì Tây Nguyên là vùng có đường biên giới kéo dài với Cam-pu-chia nhất cả nước.

Chọn A.

Câu 19 (TH):

Phương pháp:

Dựa vào đặc điểm ngành nuôi trồng và khai thác hải sản.

Cách giải:

Việc đẩy mạnh đánh bắt xa bờ có ý nghĩa rất lớn trong việc góp phần bảo vệ và giữ vững chủ quyền biển, đảo. Khi ngư dân hoạt động đánh bắt xa bờ, họ không chỉ khai thác nguồn lợi kinh tế mà còn khẳng định sự hiện diện của Việt Nam trên các vùng biển thuộc chủ quyền. Hoạt động này như một cột mốc sống, góp phần bảo vệ và khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Đây là ý nghĩa quan trọng nhất, mang tính chiến lược quốc gia.

Chọn D.

Câu 20 (VD):

Phương pháp:

Dựa vào hướng phát triển công nghiệp vùng Đông Nam Bộ.

Lưu ý cụm từ bền vững. Sự phát triển bền vững luôn gắn với việc bảo vệ môi trường.

Cách giải:

Nhiệm vụ quan trọng nhất để phát triển bền vững công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ là phát triển theo chiều sâu gắn với bảo vệ môi trường. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất vì nó giải quyết được hai vấn đề cốt lõi:

- Nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh: Phát triển theo chiều sâu nghĩa là tập trung vào các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn, sử dụng hiệu quả nguồn lực và ít gây ô nhiễm môi trường. Điều này giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của công nghiệp Đông Nam Bộ trên thị trường quốc tế.

- Bảo vệ môi trường: Sự phát triển công nghiệp nhanh chóng đã gây ra nhiều vấn đề môi trường như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, xử lý chất thải,... Việc gắn phát triển công nghiệp với bảo vệ môi trường là điều kiện tiên quyết để đảm bảo sự phát triển bền vững, tránh những tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Chọn B.

Câu 21 (VD):

Phương pháp:

Suy luận dựa trên đoạn tư liệu.

Cách giải:

a) Sai, đoạn tư liệu không đề cập đến việc Hàn Quốc là một trong những cường quốc hàng đầu thế giới, mà chỉ nói về vị thế quốc gia tầm trung.

b) Sai, đoạn tư liệu không đề cập đến mốc thời gian sau năm 1991, mà chỉ nói về sự phát triển của Hàn Quốc đến năm 2020.

c) Đúng, đoạn tư liệu đề cập rằng Hàn Quốc truyền bá các giá trị văn hóa của đất nước thông qua làn sóng Hàn Quốc, bao gồm âm nhạc, điện ảnh, thời trang, và ẩm thực.

d) Sai, đoạn tư liệu cho thấy Hàn Quốc chú trọng phát triển văn hóa và xây dựng hình ảnh quốc gia thông qua “sức mạnh mềm”.

Câu 22 (VD):

Phương pháp:

a) Dựa vào bảng số liệu hoặc đặc điểm ngành trồng cây công nghiệp lâu năm của Đông Nam Bộ.

b, c, d) Dựa vào bảng số liệu và công thức tính tỉ trọng:

Tỉ trọng = (Giá trị thành phần/Tổng giá trị)*100

Cách giải:

a) Đúng, Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm lớn nhất cả nước.

b) Đúng vì dựa vào bảng số liệu ta có thể thấy, Đông Nam Bộ chiếm 58,9% diện tích trồng cao su cả nước.

c) Sai vì Đông Nam Bộ chiếm: (192,6/314,4)*100 = 61,3% diện tích trồng điều của cả nước năm 2021.

d) Sai vì tổng diện tích cao su và điều của Hồ Chí Minh là: 547,6 + 192,6 = 740,2 nghìn ha.

=> Diện tích cao su và điều chiếm: (740,2/804,3)*100 = 92,0% diện tích cây công nghiệp lâu năm của vùng Đông Nam Bộ năm 2021.

Câu 23 (TH):

Phương pháp:

- Xem lại nội dung Cách mạng khoa học kĩ thuật và xu thế toàn cầu hoá.

- Xác định xu thế toàn cầu hoá.

- Phân tích tác động tích cực và tiêu cực.

Cách giải:

- Xu thế toàn cầu hóa: Là quá trình tăng cường liên kết, hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới về kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học – kỹ thuật...

- Tác động tích cực:

+ Thúc đẩy kinh tế thế giới phát triển nhanh.

+ Các quốc gia có điều kiện hợp tác, giao lưu thuận lợi hơn.

- Tác động tiêu cực:

+ Làm gia tăng khoảng cách giàu – nghèo.

+ Gây ra nguy cơ phụ thuộc kinh tế, văn hóa từ các nước lớn.

Câu 24 (VD):

Phương pháp:

a) Vẽ 3 biểu đồ tròn thể hiện đầy đủ các đối tượng, số liệu, ghi chú, tên biểu đồ.

b) Rút ra nhận xét chung và nhận xét từng biểu đồ về tỉ trọng GRDP, giá trị sản xuất công nghiệp, trị giá xuất khẩu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam so với cả nước năm 2021.

Cách giải:

a) Vẽ biểu đồ:

 

b) Nhận xét:

Các tiêu chí về kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đều chiếm tỉ trọng cao trong cả nước.

+ GRDP chiếm 33,5% so với cả nước năm 2021.

+ Giá trị sản xuất công nghiệp chiếm 34,5% so với cả nước năm 2021.

+ Trị giá xuất khẩu chiếm 39,9% so với cả nước năm 2021.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
Tải về
  • Đề thi học kì 2 Lịch sử và Địa lí 9 - Đề số 2

    Câu 1: Những yếu tố nào sau đây đã tác động mạnh mẽ đến sự ra đời của trật tự thế giới mới từ năm 1991 đến nay? A. Liên Xô tan rã, sự phát triển mạnh mẽ của nước Mỹ. B. Sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học - kĩ thuật, xu thế toàn cầu hoá. C. Mỹ trở thành siêu cường duy nhất, xu thế toàn cầu hoà. D. Sự trỗi dậy của Trung Quốc, sự phục hồi của nước Nga.

  • Đề thi học kì 2 Lịch sử và Địa lí 9 - Đề số 3

    Câu 1: Ý nào sau đây là nội dung trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga giai đoạn 1991-1993? A. Thực hiện chính sách ngoại giao thân phương Tây. B. Khôi phục vị thế nước lớn trên trường quốc tế. C. Thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc và các nước châu Á. D. Kiểm soát các nước thuộc Liên Xô trước đây.

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí