Đề thi LS&DL 9 KNTT có đáp án và lời giải chi tiết Đề thi học kì 2 Lịch sử và Địa lí 9 - Kết nối tri thức

Đề thi học kì 2 Lịch sử và Địa lí 9 - Đề số 3

Tải về

Câu 1: Ý nào sau đây là nội dung trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga giai đoạn 1991-1993? A. Thực hiện chính sách ngoại giao thân phương Tây. B. Khôi phục vị thế nước lớn trên trường quốc tế. C. Thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc và các nước châu Á. D. Kiểm soát các nước thuộc Liên Xô trước đây.

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 9 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1: Ý nào sau đây là nội dung trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga giai đoạn 1991-1993

A. Thực hiện chính sách ngoại giao thân phương Tây.

B. Khôi phục vị thế nước lớn trên trường quốc tế.

C. Thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc và các nước châu Á.

D. Kiểm soát các nước thuộc Liên Xô trước đây.

Câu 2: Chuyển biến quan trọng trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga sau năm 1994 là

A. nghiêng hẳn về Mỹ và các nước phương Tây.

B. thúc đẩy quan trọng với các nước xã hội chủ nghĩa.

C. thực hiện cân bằng Á – Âu, chú trọng ngoại giao với các nước SNG.

D. đối trọng với Mỹ và các nước phương Tây.

Câu 3: Nguyên nhân nào sau đây giúp nền kinh tế Nga phục hồi và phát triển từ năm 2000 đến nay?

A. Xây dựng nền kinh tế thị trường, tăng cường vai trò điều tiết của nhà nước.

B. Chuyển đổi mô hình kinh tế bằng chính sách tư nhân hoá.

C. Thực hiện các kế hoạch 5 năm để vượt qua khủng hoảng.

D. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp nặng, tập thể hóa nông nghiệp.

Câu 4: Ngày 11-9-2001 ở nước Mĩ đã xảy ra sự kiện lịch sử gì?

A. Tổng thống Mĩ Bush (cha) bị ám sát.

B. Khủng hoảng kinh tế- tài chính lớn nhất trong lịch sử.

C. Quốc hội Mĩ thông qua nghị quyết xây dựng hệ thống lá chắn tên lửa NMD.

D. Tòa tháp đôi của Mĩ bị tấn công khủng bố.

Câu 5: Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN được thông qua vào thời điểm nào?

A. Tháng 12 – 2015.

B. Tháng 8 – 2009.

C. Tháng 1 – 2009.

D. Tháng 10 – 2015.

Câu 6: Nhiệm vụ chiến lược của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam từ sau năm 1991 đến nay là gì?

A. Đổi mới, phát triển và hội nhập.

B. Xây dựng cơ chế quản lí quan liêu, bao cấp.

C. Thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

D. Thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ.

Câu 7: Trong thập kỷ gần đây, chính sách nào đã được thúc đẩy để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân?

A. Chính sách giảm nghèo.

B. Chính sách mở cửa thị trường.

C. Chính sách tăng thuế.

D. Chính sách phát triển công nghiệp.

Câu 8: Một trong những thành tựu tiêu biểu về chính trị của Việt Nam từ năm 1991 đến nay là

A. đề ra đường lối đổi mới đất nước, trọng tâm là đổi mới chính trị.

B. trở thành thành viên thứ 149 của tổ chức Liên hợp quốc.

C. bộ máy nhà nước được mở rộng từ trung ương đến địa phương.

D. bộ máy nhà nước được sắp xếp lại theo hướng tinh gọn, hiệu quả.

Câu 9: Việc Nhà nước sửa đổi và ban hành Hiến pháp những năm 1992, 2001, 2013 phản ánh thành tựu trên lĩnh vực nào sau đây của Việt Nam từ năm 1991 đến nay?

A. Lĩnh vực xã hội.

B. Lĩnh vực chính trị.

C. Lĩnh vực an ninh.

D. Lĩnh vực quốc phòng.

Câu 10: Thách thức lớn nhất mà Việt Nam phải đối mặt khi tham gia xu thế toàn cầu hóa là gì?

A. Chưa tận dụng tốt nguồn vốn và kĩ thuật từ bên ngoài.

B. Trình độ của người lao động còn thấp.

C. Trình độ quản lí còn thấp.

D. Sự cạnh tranh quyết liệt từ thị trường quốc tế.

Câu 11: Đặc điểm dân cư nào sau đây đúng với vùng Đông Nam Bộ?

A. Số dân đông nhất cả nước do kinh tế phát triển.

B. Mật độ dân số cao nhất cả nước do kinh tế phát triển.

C. Tỉ lệ gia tăng dân số cao nhất cả nước do tỉ lệ sinh cao.

D. Tỉ lệ gia tăng dân số tương đối cao, chủ yếu do nhập cư.

Câu 12: Các dân tộc ít người sinh sống ở Đồng bằng sông Cửu Long là

A. Khơ me, Chăm, Hoa.

B. Giáy, Dao, Mông.

C. Tày, Nùng, Thái.

D. Gia Rai, Ê Đê, Ba Na.

Câu 13: Hai huyện đảo Hoàng Sa và Trường Sa của nước ta lần lượt thuộc các tỉnh, thành phố nào sau đây?

A. Quảng Ngãi và Quảng Nam.

B. Bình Định và Phú Yên.

C. Đà Nẵng và Khánh Hoà.

D. Quảng Nam và Bình Thuận.

Câu 14: Thuận lợi để phát triển ngành khai thác hải sản ở nước ta là có

A. nhiều ngư trường.

B. nhiều rừng ngập mặn.

C. nhiều bãi biển đẹp.

D. nhiều đảo ven bờ.

Câu 15: Đồng bằng sông Cửu Long là

A. vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước.

B. vùng trọng điểm chăn nuôi gia súc lớn.

C. vùng trọng điểm cây công nghiệp lâu năm.

D. vùng trọng điểm cây thực phẩm, bông.

Câu 16: Đặc điểm nào sau đây đúng với vị trí địa lí của vùng Đông Nam Bộ?

A. Tiếp giáp với Cam-pu-chia, Lào và Biển Đông.

B. Tiếp giáp với Cam-pu-chia, Biển Đông và 3 vùng kinh tế của nước ta.

C. Có biên giới với Lào, Cam-pu-chia và giáp với 3 vùng kinh tế của nước ta.

D. Tiếp giáp với hai vùng kinh tế và thông ra Biển Đông.

Câu 17: Vì sao việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ nhưng lại có ý nghĩa rất lớn?

A. Nơi có thể tổ chức quần cư, phát triển các hoạt động sản xuất kinh tế.

B. Một bộ phận của lãnh thổ không thể tách rời của nước ta.

C. Cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với vùng biển và thềm lục địa của nước ta.

D. Là hệ thống tiền tiêu của vùng biển nước ta trong thời đới tiến ra biển, đại dương.

Câu 18: Nhận định nào không đúng với Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Gồm 1 thành phố và 3 tỉnh.

B. Sản xuất lương thực, thực phẩm là thế mạnh nổi trội nhất của vùng.

C. Phát triển công nghiệp công nghệ cao là định hướng quan trọng nhất.

D. Cần Thơ là cực tăng trưởng, thúc đẩy phát triển kinh tế cho vùng.

Câu 19: Tỉnh nào dưới đây của vùng Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển?

A. Bình Dương. 

B. Đồng Nai.

C. Tây Ninh.

D. Bà Rịa - Vũng Tàu.

Câu 20: Phú Quốc hòn đảo du lịch lớn nhất Việt Nam còn được mệnh danh là

A. hòn đảo Ngọc trên vùng biển Tây Nam của Tổ quốc.

B. hòn đảo Xanh trên vùng biển Tây Nam của Tổ quốc.

C. hòn đảo Vàng trên vùng biển Đông Nam của Tổ quốc.

D. hòn đảo Ngọc trên vùng biển Đông Nam của Tổ quốc.

PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI

Câu 21: Cho đoạn thông tin sau, hãy chọn đúng hoặc sai:

Phát triển tổng hợp kinh tế biển là việc khai thác không gian biển, tài nguyên biển để phát triển các ngành kinh tế biển; đảm bảo có sự liên kết, phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau; không kìm hãm, không gây ảnh hưởng tiêu cực cho các ngành khác; đạt hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường và đảm bảo an ninh quốc phòng. Biển Đông có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, tạo điều kiện để nước ta phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển như: khai thác và nuôi trồng hải sản; khai thác khoáng sản biển; giao thông vận tải biển; du lịch biển, đảo;...

a) Vùng biển nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển.

b) Việc phát triển kinh tế biển ở nước ta phải luôn đi liền với việc bảo vệ môi trường.

c) Ngành nuôi trồng và khai thác hải sản hiện nay chưa tạo ra mặt hàng xuất khẩu giá trị.

d) Việc phát triển tổng hợp kinh tế biển, đảo chủ yếu nhằm giữ vững chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

Câu 22: Đọc đoạn tư liệu, chọn đúng hoặc sai

“Dân chủ trong lĩnh vực chính trị, xã hội có những bước tiến mới. Dân chủ trong Đảng, trong các tổ chức nhà nước, đoàn thể và xã hội, trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan dân cử được mở rộng và có những bước tiến mới. Việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, xử lí các hành vi vi phạm quyền dân chủ được chú trọng hơn”.

(Phùng Hữu Phú và các tác giả, 30 năm đổi mới và phát triển ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2015, tr.244)

a) Đoạn tư liệu đề cập đến thành tựu của công cuộc Đổi mới trên lĩnh vực chính trị.

b) Trong thời kì Đổi mới, nền dân chủ được thực hiện và phát huy một cách rộng rãi.

c) Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa sẽ hạn chế các quyền dân chủ.

d) Chính sách, pháp luật của Nhà nước phải dựa trên cơ sở bảo đảm lợi ích của người dân.

PHẦN III. TỰ LUẬN

Câu 23: Dựa vào kiến thức đã học và quan sát hình 20, hãy nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt nam trong giai đoạn 2010 – 2020.

 Câu 24: Nêu một số thành tựu tiêu biểu của nước ta từ năm 1991 đến nay trên các lĩnh vực: kinh tế, xã hội, đối ngoại.

----- HẾT -----

Đáp án

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAIHAY.COM

Câu 1 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 9, nội dung Liên bang Nga.

Cách giải:

Nội dung trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga giai đoạn 1991-1993 là thực hiện chính sách ngoại giao thân phương Tây.

Chọn A.

Câu 2 (TH):

Phương pháp:

Phân tích.

Cách giải:

Sau năm 1994, chính sách đối ngoại của Liên bang Nga đã có sự chuyển hướng quan trọng, thực hiện chiến lược cân bằng giữa châu Âu và châu Á, đồng thời chú trọng phát triển quan hệ ngoại giao với các nước thuộc Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (SNG), nhằm duy trì ảnh hưởng tại khu vực hậu Xô Viết và tăng cường sự ổn định trong khu vực này.

Chọn C.

Câu 3 (TH):

Phương pháp:

Suy luận.

Cách giải:

Từ năm 2000, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Vladimir Putin, Nga đã xây dựng một nền kinh tế thị trường, nhưng đồng thời vẫn giữ vai trò quan trọng của nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế. Sự ổn định về chính trị, tăng giá dầu và khí đốt cùng với cải cách trong các lĩnh vực khác nhau đã giúp nền kinh tế Nga phục hồi và phát triển đáng kể.

=> Xây dựng nền kinh tế thị trường, tăng cường vai trò điều tiết của nhà nước là nguyên nhân giúp nền kinh tế Nga phục hồi và phát triển từ năm 2000 đến nay.

Chọn A.

Câu 4 (VD):

Phương pháp:

Suy luận dựa trên tư liệu, kiến thức đã học.

Cách giải:

Ngày 11 tháng 9 năm 2001, nước Mỹ đã trải qua một sự kiện lịch sử khi Tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới tại New York bị tấn công khủng bố, cùng với Lầu Năm Góc ở Washington D.C. Đây là một trong những cuộc tấn công khủng bố tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ, do tổ chức Al-Qaeda thực hiện.

Chọn D.

Câu 5 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 9, nội dung Châu Á từ năm 1991 đến nay.

Cách giải:

Tháng 1 – 2009, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN (2009 – 2015) cùng các kế hoạch triển khai với nhiều biện pháp và hoạt động cụ thể.

Chọn C.

Câu 6 (NB):

Phương pháp:

- Xem lại nội dung Việt Nam từ năm 1991 đến nay.

- Xác định nhiệm vụ chiến lược của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam từ sau năm 1991 đến nay.

Cách giải:

Từ sau năm 1991, Việt Nam xác định nhiệm vụ chiến lược là đổi mới, phát triển và hội nhập nhằm thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Điều này bao gồm cải cách kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, thúc đẩy hội nhập quốc tế thông qua tham gia các tổ chức khu vực và toàn cầu, từ đó nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Chọn A.

Câu 7 (TH):

Phương pháp:

- Xem lại nội dung Việt Nam từ năm 1991 đến nay.

- Xác định chính sách thúc đẩy để nâng cao chất lượng đời sống của người dân.

Cách giải:

Trong thập kỷ gần đây, Việt Nam đã tập trung thúc đẩy chính sách giảm nghèo thông qua các chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế vùng sâu, vùng xa, nâng cao thu nhập và tiếp cận giáo dục, y tế cho người dân. Những nỗ lực này đã góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các khu vực, và nâng cao chỉ số phát triển con người (HDI) của đất nước.

Chọn A.

Câu 8 (TH):

Phương pháp:

- Xác định những thành tựu tiêu biểu về chính trị của Việt Nam.

- Phân tích, suy luận dựa trên các đáp án.

Cách giải:

Một trong những thành tựu tiêu biểu về chính trị của Việt Nam từ năm 1991 đến nay là bộ máy nhà nước được sắp xếp lại theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Trong những năm qua, Việt Nam đã tiến hành các cải cách hành chính, cải tổ bộ máy nhà nước, giảm bớt sự cồng kềnh, nâng cao tính hiệu quả trong công tác quản lý và điều hành đất nước.

Chọn D.

Câu 9 (TH):

Phương pháp:

- Xem lại nội dung Việt Nam từ năm 1991 đến nay.

- Phân tích suy luận về việc Nhà nước sửa đổi và ban hành Hiến pháp phản ánh thành tựu  nào.

Cách giải:

Việc sửa đổi và ban hành Hiến pháp vào các năm 1992, 2001 và 2013 phản ánh thành tựu trong lĩnh vực chính trị của Việt Nam. Những sửa đổi này nhằm điều chỉnh, hoàn thiện các quy định pháp lý, đảm bảo quyền lợi của công dân, củng cố và phát triển hệ thống chính trị, đồng thời phản ánh sự phát triển của đất nước trong bối cảnh mới.

Chọn B.

Câu 10 (TH):

Phương pháp:

- Xem lại nội dung Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ.

- Xác định thách thức lớn nhất Việt Nam phải đối mặt khi tham gia xu thế toàn cầu hoá.

Cách giải:

Toàn cầu hóa giúp Việt Nam mở rộng thị trường nhưng cũng đặt ra thách thức về cạnh tranh với các nước phát triển, đặc biệt trong thương mại, đầu tư và lao động.

Phương án A (chưa tận dụng vốn, kỹ thuật), B (trình độ lao động), C (quản lý yếu) đều là khó khăn nhưng không phải thách thức lớn nhất.

Chọn D.

Câu 11 (NB):

Phương pháp:

Dựa vào đặc điểm dân cư vùng Đông Nam Bộ.

Cách giải:

Tỉ lệ gia tăng dân số tương đối cao, chủ yếu do nhập cư là đặc điểm đúng với dân cư vùng Đông Nam Bộ vì đây là vùng có nền kinh tế phát triển nhất cả nước nên có sức hút lớn người nhập cư.

Chọn D.

Câu 12 (NB):

Phương pháp:

Dựa vào đặc điểm điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vùng Đông Nam Bộ.

Cách giải:

Các dân tộc ít người sinh sống ở Đồng bằng sông Cửu Long là Khơ me, Chăm, Hoa, với nhiều nét độc đáo trong phong tục tập quán, sản xuất.

Chọn A.

Câu 13 (NB):

Phương pháp:

Dựa vào đặc điểm biển và đảo Việt Nam.

Cách giải:

Hai huyện đảo Hoàng Sa và Trường Sa của nước ta lần lượt thuộc thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa.

Chọn C.

Câu 14 (NB):

Phương pháp:

Dựa vào đặc điểm phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển, đảo.

Cách giải:

Thuận lợi để phát triển ngành khai thác hải sản ở nước ta là có nhiều ngư trường vì ngư trường là vùng có nhiều hải sản.

C, D sai vì đó là điều kiện thuận lợi phát triển ngành du lịch biển, đảo.

Chọn A.

Câu 15 (NB):

Phương pháp:

Dựa vào đặc điểm ngành nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Cách giải:

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước. Lúa được trồng chủ yếu ở các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Long An.

Chọn A.

Câu 16 (TH):

Phương pháp:

Dựa vào đặc điểm vị trí địa lí vùng Đông Nam Bộ.

Cách giải:

Tiếp giáp với Cam-pu-chia, Biển Đông và 3 vùng kinh tế (Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long) của nước ta là đặc điểm đúng với vị trí địa lí vùng Đông Nam Bộ.

A, C, D sai vì Đông Nam Bộ không giáp Lào.

Chọn B.

Câu 17 (TH):

Phương pháp:

Dựa vào nội dung giữ vững chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

Cách giải:

Việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, nhưng lại có ý nghĩa rất lớn vì đó là cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với vùng biển và thềm lục địa của nước ta; là ý nghĩa mang tính chiến lược quốc gia.

Chọn C.

Câu 18 (TH):

Phương pháp:

Dựa vào đặc điểm Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Cách giải:

Phát triển công nghiệp công nghệ cao là định hướng quan trọng nhất là nhận định không đúng vì các định hướng quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long là: tập trung vào tam giác Cần Thơ – An Giang – Kiên Giang, trong đó thành phố Cần Thơ là cực tăng trưởng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long và khu vực phụ cận; xây dựng vùng trở thành trung tâm dịch vụ, du lịch, logisics, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp, kinh tế biển,…

Chọn C.

Câu 19 (TH):

Phương pháp:

Dựa vào thế mạnh về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, kết hợp với bản đồ kinh tế vùng Đông Nam Bộ.

Cách giải:

Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh có điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển vì giáp biển, các tỉnh còn lại không giáp biển.

Chọn D.

Câu 20 (VD):

Phương pháp:

Liên hệ kiến thức về biển, đảo vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Cách giải:

Phú Quốc hòn đảo du lịch lớn nhất Việt Nam còn được mệnh danh là hòn đảo Ngọc trên vùng biển Tây Nam của Tổ quốc.

Chọn A.

Câu 21 (VD):

Phương pháp:

a) Dựa đoạn thông tin, câu cuối.

b) Dựa vào hướng phát triển các ngành kinh tế biển ở nước ta.

c) Dựa vào đặc điểm ngành nuôi trồng và khai thác hải sản.

d) Dựa vào ý nghĩa của việc phát triển tổng hợp kinh tế biển, đảo

Cách giải:

a) Đúng vì đoạn thông tin có đề cập: “Biển Đông có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, tạo điều kiện để nước ta phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển như: khai thác và nuôi trồng hải sản; khai thác khoáng sản biển; giao thông vận tải biển; du lịch biển, đảo;...”

b) Đúng vì việc phát triển kinh tế biển ở nước ta phải luôn đi liền với việc bảo vệ môi trường là một trong những hướng đi giúp nước ta phát triển kinh tế biển một cách bền vững (vừa mang lại lợi ích về kinh tế, vừa đảo bảo vấn đề môi trường).

c) Sai vì ngành nuôi trồng và khai thác hải sản hiện nay đã tạo ra mặt hàng xuất khẩu giá trị do khai thác hiệu quả các điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội.

d) Sai vì việc phát triển tổng hợp kinh tế biển, đảo còn mang ý nghĩa rất quan trọng về mặt kinh tế.

Câu 22 (VD):

Phương pháp:

Suy luận dựa trên đoạn tư liệu.

Cách giải:

a) Đúng, đoạn tư liệu đề cập đến thành tựu của công cuộc Đổi mới trên lĩnh vực chính trị, cụ thể là sự mở rộng và tiến bộ của dân chủ trong các tổ chức và hoạt động của các cơ quan dân cử.

b) Đúng, đoạn tư liệu khẳng định rằng trong thời kỳ Đổi mới, nền dân chủ được thực hiện và phát huy một cách rộng rãi trong Đảng, các tổ chức nhà nước, đoàn thể và xã hội.

c) Sai, đoạn tư liệu không đề cập đến việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa sẽ hạn chế các quyền dân chủ. Ngược lại, nó nhấn mạnh việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và xử lý các hành vi vi phạm quyền dân chủ.

d) Đúng, chính sách và pháp luật của Nhà nước phải dựa trên cơ sở bảo đảm lợi ích của người dân. Điều này là một nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng và thực thi pháp luật, nhằm đảm bảo quyền lợi và sự phát triển của toàn xã hội.

Câu 23 (VD):

Phương pháp:

- Xác định tỉ trọng các ngành kinh tế.

- Nhận xét sự tăng/giảm tỉ trọng của các ngành kinh tế trong giái đoạn 2010 – 2020.

Cách giải:

Đối chiếu những số liệu trong biểu đồ năm 2020 với biểu đồ năm 2010 cho thấy, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản (từ 15,4% (2010) giảm xuống còn 12,7% (2020)), tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng (tăng từ 33,0% (2010) lên 36,7% (2020)) và dịch vụ (tăng từ 40,6% (2010) lên 41,8% (2020)). Biểu đồ thể hiện thành tựu của công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá của Việt Nam.

Câu 24 (NB):

Phương pháp:

- Xem lại nội dung Việt Nam từ năm 1991 đến nay.

- Trình bày một số thành tựu về: kinh tế, xã hội, đối ngoại.

Cách giải:

- Kinh tế:

+ Tăng trưởng nhanh và ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện.

+ Việt Nam từ nước nghèo trở thành nước có thu nhập trung bình.

- Xã hội: Giảm nghèo, nâng cao dân trí, chăm sóc y tế tốt hơn.

- Đối ngoại: Mở rộng quan hệ với nhiều nước, tham gia tổ chức quốc tế như ASEAN, WTO…


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
Tải về
  • Đề thi học kì 2 Lịch sử và Địa lí 9 - Đề số 2

    Câu 1: Những yếu tố nào sau đây đã tác động mạnh mẽ đến sự ra đời của trật tự thế giới mới từ năm 1991 đến nay? A. Liên Xô tan rã, sự phát triển mạnh mẽ của nước Mỹ. B. Sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học - kĩ thuật, xu thế toàn cầu hoá. C. Mỹ trở thành siêu cường duy nhất, xu thế toàn cầu hoà. D. Sự trỗi dậy của Trung Quốc, sự phục hồi của nước Nga.

  • Đề thi học kì 2 Lịch sử và Địa lí 9 - Đề số 1

    Câu 1: Vai trò quốc tế của Liên bang Nga ngay sau khi Liên Xô tan rã là gì? A. Tiếp tục giữ vai trò là một đối trọng về quân sự với Mĩ. B. Ủy viên thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. C. Giữ vai trò chủ yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới. D. Tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa.

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí