Đề thi học kì 2 Lịch sử 10 KNTT - Đề số 3

Tải về

Vị trí địa lí khu vực Đông Nam Á có điểm gì nổi bật? A. Thuộc Thái Bình Dương.

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn

Câu 1: Vị trí địa lí khu vực Đông Nam Á có điểm gì nổi bật?

A. Thuộc Thái Bình Dương.

B. Thuộc Ấn Độ Dương.

C. Trải dài từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương.

D. Trải rộng ở Nam bán cầu.

Câu 2: Phật giáo được du nhập vào khu vực Đông Nam Á từ

A. Ấn Độ

B. Trung Quốc

C. Ấn Độ và Trung Quốc

D. các nước Ả - rập

Câu 3: Các công trình kiến trúc nổi tiếp ở khu vực Đông Nam Á có điểm gì nổi bật?

A. Đều là các công trình liên quan đến tôn giáo.

B. Là sản phẩm của các cộng đồng cư dân di cư từ Ấn Độ, Trung Quốc đến.

C. Đa số là các công trình Phật giáo.

D. Đều được UNESCO ghi danh.

Câu 4: Thức ăn chính hằng ngày của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là

A. cơm nếp, rau quả, thịt cá.

B. cơm nếp, cơm tẻ, rau, cá, cà, thịt.

C. cơm tẻ, giá đỗ, khoai.

D. ngô, khoai, sắn.

Câu 5: Cơ sở dân cư của nền văn minh Chăm – pa là

A. những người nói tiếng Thái và tiếng Môn – Khơ-me.

B. sự hoà hợp giữa người Lạc Việt và người Âu Việt.

C. những người nói tiếng Môn cổ và một bộ phận cư dân nói tiếng Mã Lai – Đa Đảo.

D. cư dân nói tiếng Mã Lai – Đa Đảo với cư dân từ bên ngoài.

Câu 6: Điều kiện tự nhiên nào sau đây không phải là cơ sở hình thành của nền văn minh Chăm – pa?

A. Phù sa sông Thu Bồn tạo nên những cánh đồng phì nhiêu, màu mỡ.

B. Khí hậu ôn đới mát mẻ quanh năm, thuận lợi cho trồng cây công nghiệp.

C. Địa hình đan xen khu vực cao nguyên với đồng bằng nhỏ hẹp.

D. Bờ biển dài tạo điều kiện để giao lưu, tiếp xúc với các nền văn minh bên ngoài.

Câu 7: Nội dung nào sau đây là hoạt động kinh tế phổ biến của cư dân Phù Nam?

A. Sản xuất nông nghiệp, kết hợp đánh cá, khai thác hải sản.

B. Nghề nông trồng lúa, thủ công nghiệp, ngoại thương đường biển.

C. Thủ công nghiệp, buôn bán, ngoại thương đường biển.

D. Thủ công nghiệp, khai thác hải sản, ngoại thương đường biển.

Câu 8: Văn minh Đại Việt là những sáng tạo vật chất và tinh thần của cộng đồng dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam thời kì nào sau đây?

A. Thời kì Bắc thuộc.

B. Thời kì phong kiến độc lập (từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX).

C. Từ đầu Công nguyên đến giữa thế kỉ XIX.

D. Từ khi nhà nước đầu tiên xuất hiện đến giữa thế kỉ XIX.

Câu 9: Hệ tư tưởng tôn giáo nào sau đây giữ vị trí thống trị ở Việt Nam trong các thế kỉ XV – XIX?

A. Phật giáo

B. Công giáo

C. Nho giáo

D. Đạo giáo

Câu 10: Nghệ thuật sân khấu dân tộc từ thế kỉ X đến XV phát triển với nhiều hình thức gồm

A. chèo, tuồng, múa rối.

B. chèo, múa rối, điêu khắc.

C. điêu khắc, sân khấu, âm nhạc.

D. chèo, tuồng, tháp chùa.

Câu 11: Từ thế kỉ XVII, chữ viết nào được du nhập vào Việt Nam thông qua quá trình truyền bá Thiên Chúa Giáo?

A. chữ Nôm

B. chữ Quốc ngữ

C. chữ Hán

D. chữ Phạn

Câu 12: Căn cứ vào tiêu chí nào để phân chia các nhóm dân tộc ở Việt Nam?

A. Theo dân số

B. Theo số lượng tộc người

C. Theo địa bàn phân bố

D. Theo nét văn hoá đặc trưng

Câu 13: Hình thức tín ngưỡng phổ biến và tiêu biểu nhất của người Kinh là

A. tín ngưỡng phồn thực.

B. Tín ngưỡng thời Mẫu.

C. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

D. Tục thời Tứ bất tử.

Câu 14: Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam phát triển đến đỉnh cao thông qua tổ chức nào?

A. Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Quốc hội do nhân dân bầu ra.

C. Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam.

D. Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam.

Câu 15: Sự đa dạng về cư dân, tộc người tác động như thế nào đến văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?

A. Giúp văn minh Đông Nam Á phát triển thống nhất.

B. Tạo nên sự tương đồng trong văn hóa các nước.

C. Góp phần làm phong phú văn minh Đông Nam Á.

D. Gây nên sự chia rẽ trong văn hóa Đông Nam Á.

Phần II: Câu trắc nghiệm đúng sai

Câu 16: Cho đoạn tư liệu sau:

Các tộc người trong cộng đồng dân tộc Việt Nam có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên, các vị thần liên quan đến sản xuất nông nghiệp,... với những cách thức khác nhau.

Các tín ngưỡng phổ biến trong đời sống tinh thần của người Kinh là thờ cúng tổ tiên, thờ người có công với cộng đồng, thờ Thành hoàng, thờ Mẫu, thờ tổ nghề.... Trong đó, thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng quan trọng. Bàn thờ tổ tiên trong gia đình người Kinh được đặt ở vị trí trang trọng nhất, việc cúng lễ được thực hiện vào các ngày giỗ, tết và các dịp tuần tiết trong năm.

Bên cạnh việc thực hành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, các dân tộc thiểu số còn thờ nhiều vị thần tự nhiên theo thuyết “vạn vật hữu linh”, nhiều dân tộc thờ các vị thần nông nghiệp.

a) Thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng quan trọng trong đời sống tinh thần của người Kinh.

b) Các dân tộc thiểu số chỉ thờ cúng tổ tiên, không thờ các vị thần khác.

c) Người Kinh có tín ngưỡng thờ tổ nghề và thờ những người có công với cộng đồng.

d) Tín ngưỡng trong các dân tộc Việt Nam không chỉ phản ánh đời sống tâm linh mà còn gắn chặt với hoạt động sinh kế và môi trường sống của mỗi cộng đồng.

Phần III: Câu tự luận

Câu 17: Liên hệ với kiến thức đã học, hãy chỉ ra một số nguyên nhân cơ bản đưa đến sự thắng lợi của các cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập.

Câu 18: Em hãy giới thiệu về một thành tựu nổi bật của văn minh Chăm – pa/Phù Nam còn tồn tại đến ngày nay.

Đáp án

Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn


Câu 1 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử 10, nội dung cơ sở tự nhiên.

Cách giải:

Vị trí địa lí khu vực Đông Nam Á có điểm nổi bật là trải dài từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương.

Chọn C.

Câu 2 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử 10, nội dung thành tựu văn hoá tiêu biểu.

Cách giải:

Phật giáo được du nhập vào khu vực Đông Nam Á từ Ấn Độ và Trung Quốc.

Chọn C.

Câu 3 (TH):

Phương pháp:

Giải thích.

Cách giải:

Các công trình kiến trúc nổi tiếp ở khu vực Đông Nam Á có điểm nổi bật là các công trình đều liên quan đến tôn giáo.

Chọn A.

Câu 4 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử 10, nội dung Văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

Cách giải:

Thức ăn chính hằng ngày của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là cơm nếp, cơm tẻ, rau, cá, cà, thịt.

Chọn B.

Câu 5 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử 10, nội dung Văn minh Chăm – pa.

Cách giải:

Cơ sở dân cư của nền văn minh Chăm – pa là những người nói tiếng Môn cổ và một bộ phận cư dân nói tiếng Mã Lai – Đa Đảo.

Chọn C.

Câu 6 (TH):

Phương pháp:

Suy luận, loại trừ phương án.

Cách giải:

Phù sa sông Thu Bồn tạo nên những cánh đồng phì nhiêu, màu mỡ không phải là cơ sở hình thành của nền văn minh Chăm – pa vì vùng đất này được coi là vùng đất khô hạn nhất của miền Trung, đồng bằng hẹp, khô cạn, cồn cát chiếm tỉ lệ cao.

Chọn A.

Câu 7 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 7, nội dung văn minh Phù Nam.

Cách giải:

Nghề nông trồng lúa, thủ công nghiệp, ngoại thương đường biển là hoạt động kinh tế phổ biến của cư dân Phù Nam.

Chọn B.

Câu 8 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử 10, nội dung khái niệm văn minh Đại Việt.

Cách giải:

Văn minh Đại Việt là những sáng tạo vật chất và tinh thần của cộng đồng dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam thời kì thời kì phong kiến độc lập (từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX).

Chọn B.

Câu 9 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử 10, nội dung những thành tựu của văn minh Đại Việt.

Cách giải:

Nho giáo giữ vị trí thống trị ở Việt Nam trong các thế kỉ XV – XIX.

Chọn C.

Câu 10 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử 10, nội dung những thành tựu của văn minh Đại Việt.

Cách giải:

Nghệ thuật sân khấu dân tộc từ thế kỉ X đến XV phát triển với nhiều hình thức gồm chèo, tuồng, múa rối.

Chọn A.

Câu 11 (VD):

Phương pháp:

SGK Lịch sử 10, nội dung những thành tựu của văn minh Đại Việt.

Cách giải:

Từ thế kỉ XVII, chữ Quốc ngữ được du nhập vào Việt Nam thông qua quá trình truyền bá Thiên Chúa Giáo.

Chọn B.

Câu 12 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử 10, nội dung các dân tộc trên đất nước Việt Nam.

Cách giải:

Căn cứ vào dân số để phân chia các nhóm dân tộc ở Việt Nam.

Chọn A.

Câu 13 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử 10, nội dung đời sống tinh thần.

Cách giải:

Hình thức tín ngưỡng phổ biến và tiêu biểu nhất của người Kinh là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Chọn C.

Câu 14 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử 10, nội dung khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam.

Cách giải:

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam phát triển đến đỉnh cao thông qua tổ chức Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam được thành lập ngày 18/11/1930 với tên Hội Phản đế Đồng minh, nay là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Chọn C.

Câu 15 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử 10, nội dung cơ sở xã hội Đông Nam Á

Cách giải:

Sự đa dạng về cư dân, tộc người tác động đến văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại là góp phần làm phong phú văn minh Đông Nam Á.

Chọn C.

Phần II: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn

Câu 16 (VD):

Phương pháp:

- Xem lại đoạn tư liệu.

- Phân tích, xác định tính đúng/sai ở mỗi ý.

Cách giải:

a) Đúng, tư liệu nhấn mạnh rõ ràng: “Trong đó, thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng quan trọng”, được thực hành vào các dịp giỗ, tết, tuần tiết.

b) Sai, ngoài việc thờ tổ tiên, tư liệu cho thấy các dân tộc thiểu số còn thờ thần tự nhiên, thần nông nghiệp, theo thuyết “vạn vật hữu linh”.

c) Đúng, tư liệu liệt kê các tín ngưỡng phổ biến của người Kinh, bao gồm: “thờ tổ nghề, thờ người có công với cộng đồng, thờ Thành hoàng, thờ Mẫu...”

d) Đúng, Dân tộc thiểu số: thờ thần tự nhiên, thần nông nghiệp => gắn với thiên nhiên – sản xuất nông nghiệp; Người Kinh: thờ tổ tiên, thờ tổ nghề, người có công... => gắn với nguồn gốc, nghề nghiệp và cộng đồng. Như vậy, tín ngưỡng phản ánh mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, lao động và cộng đồng, thể hiện rõ đặc điểm sinh kế – văn hóa – môi trường sống của từng dân tộc.

Phần III: Câu tự luận

Câu 17 (VD):

Phương pháp:

Liên hệ kiến thức.

Cách giải:

Gợi ý:

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thắng lợi của các cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập là:

- Tinh thần yêu nước.

- Tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc đấu tranh chống kẻ thù chung.

- Đường lối lãnh đạo đúng đắn.

- Người chỉ huy, lãnh đạo giỏi.

Yêu cầu:

- HS cần lấy ít nhất 1 cuộc khởi nghĩa/kháng chiến để chứng minh.

Câu 18 (VD):

Phương pháp:

Thuyết minh

Cách giải:

Học sinh lựa chọn một thành tựu nổi bật của văn minh Chăm – pa/Phù Nam để giới thiệu. Yêu cầu:

- Thành tựu đó còn tồn tại đến ngày nay.

- Trình bày ngắn gọn, rành mạch.



Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
Tải về

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sử 10 - kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí