Đề thi học kì 2 Lịch sử 10 KNTT - Đề số 1

Tải về

Văn hoá của các nước Đông Nam Á chịu ảnh hưởng hưởng nhiều nhất của nền văn hoá nào? A. Ấn Độ

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn

Câu 1: Văn hoá của các nước Đông Nam Á chịu ảnh hưởng hưởng nhiều nhất của nền văn hoá nào?

A. Ấn Độ

B. Trung Hoa

C. Triều Tiên

D. Nhật Bản

Câu 2: Nét nổi bật của nền văn hóa các dân tộc Đông Nam Á là

A. chịu ảnh hưởng rõ nét nền văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc.

B. tiếp thu có chọn lọc những ảnh hưởng văn hóa bên ngoài, kết hợp với nền văn hóa bản địa, xây dựng một nền văn hóa riêng và độc đáo.

C. chịu ảnh hưởng rõ nét nền văn hóa Ấn Độ.

D. nền văn hóa mang tính bản địa sâu sắc.

Câu 3: Nét độc đáo về tôn giáo, tín ngưỡng, thể hiện văn hoá truyền thống của các quốc gia Đông Nam Á là gì?

A. Sự bảo tồn và truyền bá đến ngày nay của các tín ngưỡng bản địa đặc sắc.

B. Sự đa dạng và phát triển tương đối hoà hợp của các tôn giáo.

C. Phản ánh đời sống vật chất, tinh thần phong phú của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước.

D. Sự giao thoa mạnh mẽ với các nền văn hoá ngoài khu vực.

Câu 4: Đâu là trang phục truyền thống của nam giới thời kì Văn Lang – Âu Lạc?

A. Mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực. 

B. Đóng khố, mình trần, đi chân đất.

C. Áo dài, khăn xếp, chân đi guốc.

D. Áo ngắn, quần ngắn, đi chân đất.

Câu 5: (ID: 583746) Nhận định nào sau đây phản ánh đúng nội dung lịch sử?

A. Sự ra đời của nhà nước Văn Lang đã mở ra thời kì dựng nước đầu tiên trong lịch sử.

B. Nhà nước Âu Lạc không có sự thay đổi về kinh đô và bộ máy nhà nước so với thời Hùng Vương.C. Thời kì 1000 năm Bắc thuộc bắt đầu khi nhà nước Văn Lang sụp đổ.

D. Khi có chiến tranh, nhà nước Văn Lang huy động quân đội được trang bị đầy đủ vũ khí tham gia chiến đấu.

Câu 6: Hoạt động kinh tế chủ yếu của người Chăm – pa là

A. Nông nghiệp, thủ công nghiệp.

B. Nông nghiệp, thương nghiệp.

C. Chăn nuôi, trồng lúa nước.

D. Thủ công nghiệp và thương nghiệp.

Câu 7: Văn minh Phù Nam được hình thành và phát triển chủ yếu ở khu vực nào?

A. Đồng bằng châu thổ sông Hồng

B. Các tỉnh miền núi và Tây Nguyên Việt Nam

C. Khu vực Nam Bộ Việt Nam

D. Vùng duyên hải Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam

Câu 8: Điểm giống trong đời sống kinh tế của cư dân Văn Lang - Âu Lạc và Champa, Phù Nam là

A. Làm nông nghiệp trồng lúa, kết hợp với một số nghề thủ công.

B. Bắt đầu xuất hiện phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.

C. Đẩy mạnh giao lưu buôn bán với bên ngoài.

D. Nghề khai thác lâm thổ sản khá phát triển.

Câu 9: Để khuyến khích nghề nông phát triển, các hoàng đế Việt Nam thường thực hiện nghi lễ nào sau đây?

A. Lễ Tịch điền

B. Lễ cúng cơm mới

C. Lễ cầu mùa

D. Lễ trâu đâm

Câu 10: Khoa thi đầu tiên ở nước ta được tổ chức dưới triều đại nào?

A. Nhà Tiền Lê

B. Nhà Lý

C. Nhà Trần

D. Nhà Hồ

Câu 11: Chọn phương án sắp xếp các cuộc cải cách sau đây theo đúng trình tự thời gian.

A. Cải cách của Hồ Quý Ly – cải cách của Minh Mạng – cải cách của Lê Thánh Tông.

B. Cải cách của Lê Thánh Tông - cải cách của Hồ Quý Ly – cải cách của Minh Mạng.

C. Cải cách Hồ Quý Ly – cải cách của Lê Thánh Tông – cải cách của Minh Mạng.

D. Cải cách của Minh Mạng - cải cách của Lê Thánh Tông - cải cách của Hồ Quý Ly.

Câu 12: Căn cứ vào các tiêu chí nào để phân chia các dân tộc – tộc người ở Việt Nam?

A. Theo dân số và địa bàn phân bố.

B. Theo dân số và theo ngữ hệ.

C. Theo ngữ hệ và địa bàn phân bố.

D. Theo ngữ hệ và nhóm ngôn ngữ.

Câu 13: Đâu là tôn giáo người Việt đã tiếp thu từ Ấn Độ?

A. Công giáo

B. Tin Lành

C. Phật giáo

D. Hồi giáo

Câu 14: Điểm khác trong trang phục của các dân tộc thiểu số so với dân tộc Kinh là gì?

A. Được may bằng nhiều loại vải có chất liệu tự nhiên.

B. Trang phục thường có hoa văn trang trí sặc sỡ.

C. Trang phục chủ yếu là áo và quần/váy.

D. Ưa thích dùng đồ trang sức.

Câu 15: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của biển đối với các quốc gia Đông Nam Á?

A. Đem lại nguồn tài nguyên phong phú.

B. Là đường giao thương với bên ngoài.

C. Góp phần làm cho khí hậu trở nên ôn hòa.

D. Là nguồn nước tưới tiêu trong nông nghiệp.

Phần II: Câu trắc nghiệm đúng sai

Câu 16: Cho đoạn tư liệu sau:

“Bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển. Huy động phân bổ, sử dụng, quản lí hiệu quả các nguồn lực để đầu tư phát triển, tạo chuyển biến căn bản về kinh tế, văn hoá, xã hội ở vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Chú trọng tính đặc thù của từng vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc. Có cơ chế thúc đẩy tính tích cực, ý chí tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc thiểu số phát triển kinh tế – xã hội, thực hiện giảm nghèo đa chiều, bền vững”.

(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập 1, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr.170)

a) Chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh tinh thần bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc.

b) Mọi vùng đồng bào dân tộc thiểu số đều được áp dụng một chính sách giống nhau, không phân biệt đặc thù vùng miền.

c) Việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực cho phát triển vùng dân tộc thiểu số cần được quản lý hiệu quả.d) Chính sách dân tộc chỉ tập trung vào hỗ trợ bên ngoài cho đồng bào, không đề cao nội lực của họ.

Phần III: Câu tự luận

Câu 17: Clau – xơ Sơ – goát, người sáng lập và là chủ tịch điều hành diễn đàn Kinh tế thế giới có nhận định:

“Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hoá sản xuất. Cách mạng lần thứ hai diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hoá sản xuất. Bây giờ, Cách mạng công nghiệp thứ tư đang nảy nở từ Cách mạng lần thứ ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa Vật lí, kĩ thuật số và Sinh học”.

Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?

Câu 18: Trong bản “Di chúc” thiêng liêng Người để lại đã có 3 đoạn với khoảng 140 từ nói về “đoàn kết” khẳng định ba quan điểm lớn:

“Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hǎng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”.

“Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”.

“Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”.

a) Bằng kiến thức lịch sử em hãy chứng minh sự đúng đắn trong quan điểm thứ nhất của Bác “Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hǎng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”

b) Theo em, thế hệ trẻ Việt Nam cần làm gì để góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc?

Đáp án

Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn

Câu 1 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử 10, nội dung ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ và Trung Hoa.

Cách giải:

Văn hoá của các nước Đông Nam Á chịu ảnh hưởng hưởng nhiều nhất của nền văn hoá Ấn Độ.

Chọn A.

Câu 2 (TH):

Phương pháp:

Giải thích.

Cách giải:

Nét nổi bật của nền văn hóa các dân tộc Đông Nam Á là tiếp thu có chọn lọc những ảnh hưởng văn hóa bên ngoài, kết hợp với nền văn hóa bản địa, xây dựng một nền văn hóa riêng và độc đáo.

Chọn B.

Câu 3 (TH):

Phương pháp:

Giải thích.

Cách giải:

Nét độc đáo về tôn giáo, tín ngưỡng, thể hiện văn hoá truyền thống của các quốc gia Đông Nam Á là sự bảo tồn, truyền bá mạnh mẽ đến ngày nay.

Chọn A.

Câu 4 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử 10, nội dung Văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

Cách giải:

Đóng khố, mình trần, đi chân đất là trang phục truyền thống của nam giới thời kì Văn Lang – Âu Lạc.

Chọn B.

Câu 5 (VDC):

Phương pháp:

Phân tích, loại trừ phương án.

Cách giải:

A chọn vì sự ra đời của nhà nước Văn Lang là tổng hợp của nhiều yếu tố mà nó mở ra thời kì dựng nước đầu tiên ở nước ta.

B loại vì nhà nước Âu Lạc dời đô từ Phong Châu về Cổ Loa.

C loại vì 1000 năm Bắc thuộc bắt đầu khi nhà nước Âu Lạc bị sụp đổ.

D loại vì nhà nước Văn Lang chưa có quân đội.

Chọn A.

Câu 6 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử 10, nội dung Văn minh Chăm – pa.

Cách giải:

Hoạt động kinh tế chủ yếu của người Chăm – pa là nông nghiệp và thủ ông nghiệp.

Chọn A.

Câu 7 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 7, nội dung văn minh Phù Nam.

Cách giải:

Văn minh Phù Nam được hình thành và phát triển chủ yếu ở khu vực Nam Bộ Việt Nam.

Chọn C.

Câu 8 (VD):

Phương pháp:

So sánh các nền văn hoá, tìm điểm tương đồng.

Cách giải:

Những điểm giống nhau về tình hình kinh tế của các quốc gia Văn Lang – Âu Lạc, Cham -pa và Phù Nam bao gồm:

- Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước, sử dụng sức kéo của trâu bò. Ngoài ra, cư dân còn chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công, đánh cá.

- Có tập quán ở nhà sàn, có đời sống văn hoá phong phú gắn với sản xuất nông nghiệp.

Chọn A.

Câu 9 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử 10, nội dung thành tựu kinh tế.

Cách giải:

Để khuyến khích nghề nông phát triển, các hoàng đế Việt Nam thường thực hiện nghi lễ Tịch điền.

Chọn A.

Câu 10 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử 10, nội dung những thành tựu của văn minh Đại Việt.

Cách giải:

Khoa thi đầu tiên ở nước ta được tổ chức dưới triều Lý.

Chọn B.

Câu 11 (VD):

Phương pháp:

Dựa vào kiến thức đã học, sắp xếp theo trình tự thời gian

Cách giải:

Cải cách Hồ Quý Ly – cải cách của Lê Thánh Tông – cải cách của Minh Mạng

Chọn C.

Câu 12 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử 10, nội dung các dân tộc trên đất nước Việt Nam.

Cách giải:

Căn cứ dân số và theo ngữ hệ các tiêu chí nào để phân chia các dân tộc – tộc người ở Việt Nam.

Chọn B.

Câu 13 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử 10, nội dung đời sống tinh thần.

Cách giải:

Phật giáo là tôn giáo người Việt đã tiếp thu từ Ấn Độ.

Chọn C.

Câu 14 (VD):

Phương pháp:

So sánh.

Cách giải:

Điểm khác trong trang phục của các dân tộc thiểu số so với dân tộc Kinh là trang phục của các dân tộc thiểu số thường có hoa văn trang trí sặc sỡ.

Chọn B.

Câu 15 (TH):

Phương pháp:

Loại trừ đáp án.

Cách giải:

Vai trò của biển đối với các quốc gia Đông Nam Á:

- Đem lại nguồn tài nguyên phong phú: hải sản, khoáng sản,…

- Là đường giao thương của các nước trong khu vực, cũng như kết nối Đông Nam Á với các tuyến đường biển quốc tế.

- Giúp khí hậu trở nên ôn hòa, đem lại lượng mưa lớn, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

Biển không phải là nguồn nước tưới tiêu trong nông nghiệp.

Chọn D.

Phần II: Câu trắc nghiệm đúng sai

Câu 16 (VD):

Phương pháp:

- Xem lại đoạn tư liệu.

- Phân tích, xác định tính đúng/sai ở mỗi ý.

Cách giải:

a) Đúng, tư liệu mở đầu bằng nội dung “Bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển”, thể hiện rõ tinh thần đoàn kết dân tộc.

b) Sai, tư liệu nhấn mạnh “chú trọng tính đặc thù của từng vùng đồng bào dân tộc thiểu số”, cho thấy việc hoạch định chính sách có phân biệt theo đặc điểm từng khu vực.

c) Đúng, tư liệu ghi rõ yêu cầu “huy động, phân bổ, sử dụng, quản lí hiệu quả các nguồn lực” nhằm phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

d) Sai, tư liệu cho thấy có cơ chế thúc đẩy tính tích cực, ý chí tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc thiểu số – khẳng định vai trò chủ động của họ trong phát triển kinh tế – xã hội.

Phần III: Câu tự luận

Câu 17 (VD):

Phương pháp:

Đọc nhận định, phân tích và đưa ra quan điểm.

Cách giải:

Gợi ý:

Học sinh dựa vào kiến thức đã tìm hiểu về các cuộc cách mạng công nghiệp, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và thứ tư để chứng minh.

Yêu cầu:

- HS đưa ra quan điểm điểm đồng ý/ không đồng ý.

- Lý giải logic, có dẫn chứng cụ thể.

Câu 18 (VD):

Phương pháp:

Đọc tư liêu, phân tích, chứng minh.

Cách giải:

a) Quan điểm thứ nhất của Bác đề cập đến vai trò to lớn, một trong những nguyên nhân quyết định đến sự thắng lợi trong các cuộc kháng chiến. Để làm rõ quan điểm này, HS cần chứng minh qua các sự kiện tiêu biểu trong lịch sử dân tộc, ví dụ:

+ Sự đồng lòng của vua tôi nhà Trần được thể hiện qua các sự kiện tiêu biểu như Hội nghị Bình Than, Hội nghị Diên Hồng, khắc chữ “Sát Thát” hoặc là chủ động hoà giải trong nội bộ triều đình…

+ Khởi nghĩa Lam Sơn: Bằng uy tín và mục đích cao cả, Lê Lợi đã quy tụ được đông đảo những bậc anh hùng cùng đông đảo nhân dân tham gia để giành độc lập từ tay quân Minh.

+ Sự kiện Cách mạng tháng Tám.

+ Cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954) và kháng chiến chống Mĩ (1954 – 1975)…

=> Đánh giá lại vai trò của đoàn kết trong quá trình dựng và giữ nước.

b) Thế hệ trẻ có nhiều việc làm để góp phần xây dựng khối đại đoàn kết:

- Ủng hộ, tham gia các hoạt động xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết.

- Không có lời nói, hành vi gây chia rẽ nội bộ

- Tìm hiểu về phong tục tập quán các dân tộc…


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
Tải về

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sử 10 - kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí