

Đề thi học kì 2 Lịch sử 10 KNTT - Đề số 2>
Tải vềĐông Nam Á chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai mùa tương đối rõ rệt là? A. mùa khô và mùa hanh
Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...
Đề bài
Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn
Câu 1: Đông Nam Á chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai mùa tương đối rõ rệt là
A. mùa khô và mùa hanh
B. mùa khô và mùa mưa
C. mùa đông và mùa xuân
D. mùa thu và mùa hạ
Câu 2: Quá trình xây dựng văn hóa dân tộc của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á là quá trình
A. tiếp nhận và chuyển biến.
B. tiếp thu và chọn lọc.
C. tiếp nhận và hoàn thiện.
D. tiếp thu và hoàn thiện.
Câu 3: Vì sao nhiều tôn giáo lớn trên thế giới được truyền bá và phát triển ở các quốc gia Đông Nam Á?
A. Khu vực Đông Nam Á được coi như “ngã tư đường”, là trung tâm giao thương và giao lưu văn hoá thế giới.
B. Đông Nam Á nằm giữa hai nền văn minh lớn của thế giới là Ấn Độ và Trung Hoa.
C. Hoạt động truyền giáo mạnh mẽ của các nhà truyền giáo từ bên ngoài.
D. Các tôn giáo phù hợp với đời sống tinh thần, tâm linh của cư dân bản địa
Câu 4: Người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc cư trú ở
A. nhà ống
B. nhà tầng
C. nhà sàn
D. hang động
Câu 5: Nền văn minh Chăm pa được hình thành ở khu vực nào của Việt Nam hiện nay?
A. Vùng duyên hải và một phần cao nguyên miền Trung.
B. Các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
C. Toàn bộ các tỉnh vùng duyên hải miền Trung.
D. Vùng ven biển Nam Trung Bộ và các tỉnh Nam Bộ.
Câu 6: Văn minh Chăm – pa có đặc điểm gì?
A. Chịu ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ.
B. Có nguồn gốc hoàn toàn bản địa.
C. Có cội nguồn từ nền văn hoá ở khu vực Nam Bộ.
D. Chịu ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ và Tây Á.
Câu 7: Óc Eo là tên gọi của
A. một di chỉ khảo cổ học ở Nam Bộ.
B. một tỉnh thuộc Nam Bộ.
C. một tiểu quốc của Vương quốc Chân Lạp.
D. một cảng thị ở miền Trung và Tây Nguyên.
Câu 8: Nội dung nào được xem là nhân tố quan trọng hàng đầu đưa đến sự phát triển mạnh của ngoại thương đường biển ở Phù Nam?
A. Nông nghiệp phát triển, tạo nhiều sản phẩm dư thừa.
B. Kĩ thuật đóng tàu có bước phát triển mới.
C. Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí thuận lợi.
D. Sự thúc đẩy mạnh mẽ của hoạt động nội thương.
Câu 9: Cục Bách tác là tên gọi của
A. các xưởng thủ công của nhà nước.
B. cơ quan quản lí việc đắp đê.
C. các đồn điền sản xuất nông nghiệp.
D. các cơ quan biên soạn lịch sử.
Câu 10: Một trong những thành tựu quan trọng về kiến trúc của nền văn minh Đại Việt là
A. Hoàng thành Thăng Long.
B. Kinh đô Phong Châu.
C. Thành Cổ Loa.
D. Quần thể tháp Bánh Ít.
Câu 11:“Những kẻ ăn trộm trâu của công thì xử 100 trượng, 1 con phạt thành 2 con”
(Trích Chiếu của vua Lý Thánh Tông trong Đại Việt sử ký toàn thư, Tập I, NXB Khoa học xã hội,
1967, tr. 232)
Đoạn trích trên thể hiện chính sách nào của Vương triều Lý?
A. Quan tâm bảo vệ sức kéo của nông nghiệp
B. Nhà nước độc quyền trong chăn nuôi trâu bò
C. Bảo vệ nguồn nguyên liệu cho nghề thủ công
D. Bảo vệ châu bò cho các gia đình nghèo.
Câu 12: Các dân tộc ở Việt Nam được chia thành mấy nhóm?
A. 2 nhóm
B. 3 nhóm
C. 4 nhóm
D. 5 nhóm
Câu 13: Cư dân các dân tộc thiểu số Việt Nam đều đang duy trì tín ngưỡng
A. đa thần, vạn vật hữu linh, tô tem giáo
B. thờ Mẫu, Thành hoàng làng
C. thờ tổ nghề
D. thờ Brahma – thần sáng tạo
Câu 14: Khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam được hình thành từ bao giờ?
A. Từ thời kì đầu dựng nước Văn Lang – Âu Lạc.
B. Trong cuộc đấu tranh hàng nghìn năm chống phong kiến phương Bắc.
C. Trong kỉ nguyên phong kiến độc lập, từ thời Đinh đến thời Nguyễn.
D. Trong phong trào đấu tranh chống thực dân, đế quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 15: Con sông nào sau đây không chảy qua khu vực Đông Nam Á?
A. Sông Mê Công.
B. Sông Chao Phray-a.
C. Sông I-ra-oa-đi.
D. Sông Hoàng Hà.
Phần II: Câu trắc nghiệm đúng sai
Câu 16: Cho đoạn tư liệu sau:
“Mùa xuân, tháng 2 [năm 1038], vua ngự ra cửa Bố Hải cày ruộng Tịch điền. Sai Hữu ti dọn cỏ đắp đàn. Vua thân tế Thần Nông, tế xong tự cầm cày để làm lễ tự cày. Các quan tả hữu có người can rằng: “Đó là công việc của nông phu, bệ hạ cần gì làm thế?”. Vua nói: “Trẫm không tự cày thì lấy gì làm xôi cúng, lại lấy gì cho thiên hạ noi theo”. Nói xong đẩy cày ba lần rồi thôi”.
(Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Hậu Lê, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 1, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr.259)
a) Vua đã trực tiếp cầm cày khi làm lễ Tịch điền ở cửa Bố Hải vào mùa xuân năm 1038.
b) Lễ Tịch điền là dịp để nhà vua khẳng định vai trò của nông nghiệp và khuyến khích dân làm ruộng.c) Các quan đều ủng hộ việc vua trực tiếp ra cày ruộng trong lễ Tịch điền.
d) Hành động đẩy cày ba lần của vua không chỉ mang tính nghi lễ mà còn thể hiện tư tưởng trị quốc nhân đức, gần dân.
Phần II: Câu tự luận
Câu 17: Trình bày quan điểm của em về nhận định sau:
Ba nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam có quan hệ mật thiết, lâu dài với nhau tạo nên đặc trưng truyền thống văn hoá Việt Nam: thống nhất trong đa dạng.
Câu 17: Có ý kiến cho rằng: “Kỉ nguyên văn minh Đại Việt là kỉ nguyên văn minh thứ hai trong lịch sử Việt Nam với những thành tựu rực rỡ trong phát triển kinh tế, chấn hưng văn hoá và những vũ công hào hùng trong chống ngoại xâm và bảo vệ đất nước…”
Bằng những kiến thức đã học, em hãy chứng minh ý kiến trên.
Đáp án
Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn
Câu 1 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử 10, nội dung cơ sở tự nhiên.
Cách giải:
Đông Nam Á chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai mùa tương đối rõ rệt là mùa khô và mùa mưa.
Chọn B.
Câu 2 (TH):
Phương pháp:
Giải thích.
Cách giải:
Mặc dù chịu ảnh hưởng sâu sắc của các nền văn hoá Ấn Độ và Trung Hoa nhưng các quốc gia phong kiến Đông Nam Á đều có ý thức tiếp thu chọn lọc, giữ gìn bản sắc dân tộc chứ không hoà tan. Vì vậy, quá trình xây dựng văn hóa dân tộc của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á là quá trình tiếp thu và chọn lọc những giá trị văn hoá tiêu biểu và phù hợp.
Chọn B.
Câu 3 (TH):
Phương pháp:
Giải thích.
Cách giải:
Nhiều tôn giáo lớn trên thế giới được truyền bá và phát triển ở các quốc gia Đông Nam Á vì khu vực Đông Nam Á được coi như “ngã tư đường”, là trung tâm giao thương và giao lưu văn hoá thế giới.
Chọn A.
Câu 4 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử 10, nội dung Văn minh Văn Lang – Âu Lạc.
Cách giải:
Người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc cư trú ở nhà sàn.
Chọn C.
Câu 5 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử 10, nội dung Văn minh Chăm – pa.
Cách giải:
Nền văn minh Chăm pa được hình thành ở vùng duyên hải và một phần cao nguyên miền Trung.
Chọn A.
Câu 6 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử 10, nội dung Văn minh Chăm – pa.
Cách giải:
Văn minh Chăm – pa có đặc điểm là chịu ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ.
Chọn A.
Câu 7 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 7, nội dung văn minh Phù Nam.
Cách giải:
Óc Eo là tên gọi của một di chỉ khảo cổ học ở Nam Bộ.
Chọn A.
Câu 8 (VDC):
Phương pháp:
Phân tích.
Cách giải:
Những nhân tố đưa đến sự phát triển của ngoại thương Phù Nam bao gồm:
- Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên: quốc gia cổ Phù Nam chỉ là hạ lưu và châu thổ đồng bằng sông Cửu Long ngày nay hay chính xác hơn là khu vực phía Tây sông Hậu ngày nay. Phía Đông, Nam giáp biển, phía Bắc giáp Chiêm Thành và phía Tây giáp Khơ Me. Đây là vị trí vô cùng thuận lợi, bởi nó nằm trên điểm trung chuyển đường biển thế giới qua Đông Nam Á, từ Trung Hoa qua Ấn Độ tới Địa Trung Hải và ngược lại. Hơn nữa, Phù Nam cổ có đường bờ biển khá rộng (cả phía Đông và Nam cùng giáp biển) và giáp với vịnh Thái Lan. Đây là vùng vịnh lớn, kín gió, lánh sâu vào đất liền, nhiều nơi tập kết, tạo địa hình vô cùng thuận lợi cho các tàu bè tránh bão, trú ẩn và neo đậu nghỉ chân khi qua vùng biển này. Đây là điều kiện vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển thương nghiệp của quốc gia này.
- Nông nghiệp vốn là ngành kinh tế phát triển rất sớm và có vai trò quan trọng đối với quốc gia cổ Phù Nam. Nông phẩm dư thừa sẽ dùng để trao đổi, chủ yếu là nông sản hoặc đặc sản vùng miền.
- Thủ công nghiệp phát triển: làm gốm, trang sức, …cung cấp nhiều mặt hàng cho ngoại thương.
- Kĩ thuật đóng tàu: được quan tâm phát triển, tăng dần về quy mô và chất lượng do yêu cầu của quá trình trao đổi, buôn bán.
=> Tuy nhiên, xét cho đến cùng điều kiện tự nhiên và vị trí địa lí vẫn là nhân tố quan trọng nhất đưa đến sự phát triển của ngoại thương của quốc gia cổ Phù Nam.
Chọn C.
Câu 9 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử 10, nội dung thành tựu kinh tế.
Cách giải:
Cục Bách tác là tên gọi của các xưởng thủ công của nhà nước.
Chọn A.
Câu 10 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử 10, nội dung những thành tựu của văn minh Đại Việt.
Cách giải:
Một trong những thành tựu quan trọng về kiến trúc của nền văn minh Đại Việt là Hoàng thành Thăng Long.
Chọn A.
Câu 11 (VD):
Phương pháp:
Đọc tư liệu và phân tích.
Cách giải:
Đoạn trích trên thể hiện chính sách quan tâm bảo vệ sức kéo của nông nghiệp.
Chọn A.
Câu 12 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử 10, nội dung các dân tộc trên đất nước Việt Nam.
Cách giải:
Các dân tộc ở Việt Nam được chia thành 2 nhóm là dân tộc đa số và dân tộc thiểu số.
Chọn A.
Câu 13 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử 10, nội dung đời sống tinh thần.
Cách giải:
Cư dân các dân tộc thiểu số Việt Nam đều đang duy trì tín ngưỡng đa thần, vạn vật hữu linh, tô tem giáo.
Chọn A.
Câu 14 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử 10, nội dung khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam.
Cách giải:
Khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam được hình thành từ thời kì đầu dựng nước Văn Lang – Âu Lạc.
Chọn A.
Câu 15 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử 10, nội dung điều kiện tự nhiên Đông Nam Á.
Cách giải:
Sông Hoàng Hà không chảy qua khu vực Đông Nam Á.
Chọn D.
Phần II: Câu trắc nghiệm đúng sai
Câu 16 (VD):
Phương pháp:
- Xem lại đoạn tư liệu.
- Phân tích, xác định tính đúng/sai ở mỗi ý.
Cách giải:
a) Đúng, tư liệu ghi rõ “Vua thân tế Thần Nông, tế xong tự cầm cày để làm lễ tự cày... đẩy cày ba lần rồi thôi”.
b) Đúng, việc nhà vua thân hành cày ruộng, tế Thần Nông, và nói “lấy gì cho thiên hạ noi theo” cho thấy mục đích là nêu gương và đề cao sản xuất nông nghiệp.
c) Sai, có người can rằng: “Đó là công việc của nông phu, bệ hạ cần gì làm thế?”, chứng tỏ một số quan lại không đồng tình với hành động của vua.
d) Đúng, việc vua đích thân cày ruộng, không ngại việc nông phu, cho thấy tinh thần tôn trọng lao động, gắn bó với dân, phù hợp với quan điểm trị quốc nhân đức thời Lý.
Phần III: Câu tự luận
Câu 17 (VD):
Phương pháp:
Đọc nhận định, phân tích và đưa ra quan điểm.
Cách giải:
Gợi ý:
- HS dựa vào kiến thức đã học về sự hình thành, thành tựu củacba nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam: Văn minh Văn Lang – Âu Lạc, văn minh Chăm pa, văn minh Phù Nam để chứng minh cho quan điểm về nhận định trên.
- Mỗi nền văn minh có nét độc đáo, bản sắc riêng góp phần vào nền văn hoá chung, đa dạng của Việt Nam.
Yêu cầu:
- HS bày tỏ quan điểm đồng ý/ phản bác.
- Lý giải logic, có dẫn chứng cụ thể.
Câu 17 (VDC):
Phương pháp:
Chứng minh, đánh giá.
Cách giải:
Gợi ý:
- HS dựa vào các thành tựu về kinh tế, văn hoá (tôn giáo – tín ngưỡng, chữ viết – văn học, khoa học – kĩ thuật…) và quá trình chống giặc ngoại xâm của Đại Việt từ thế kỉ XI – giữa thế kỉ XIX.
Yêu cầu:
- HS trình bày rõ ràng, ngắn gọn.


Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sử 10 - kết nối tri thức - Xem ngay