Đề thi học kì 2 KHTN 6 Chân trời sáng tạo - Đề 6>
Hoạt động nào dưới đây không cần dùng đến lực?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Đề bài
Phần 1. Trắc nghiệm (7 điểm)
Câu 1: Hoạt động nào dưới đây không cần dùng đến lực?
A. Đọc một trang sách.
B. Kéo một gàu nước.
C. Nâng một tấm gỗ.
D. Đẩy một chiếc xe.
Câu 2: Một bạn chơi trò nhảy dây. Bạn đó nhảy lên được là do
A. lực của chân đấy bạn đó nhảy lên.
B. lực của đất tác dụng lên chân bạn đó.
C. chân bạn đó tiếp xúc với đất.
D. lực của đất tác dụng lên dây,
Câu 3: Khi có một lực tác dụng lên quả bóng đang chuyển động trên sân thì tốc độ của quá bóng sẽ
A. không thay đổi.
B. tăng dần.
C. giảm dần.
D. tăng dần hoặc giảm dần,
Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Lực là nguyên nhân làm cho vật chuyển động.
B. Lực là nguyên nhân làm cho vật thay đổi hướng chuyển động.
C. Lực là nguyên nhân làm cho vật thay đổi tốc độ chuyển động.
D. Lực là nguyên nhân làm cho vật bị biến dạng.
Câu 5: Trường hợp nào sau đây vật không bị biến dạng khi chịu tác dụng của lực?
A. Cửa kính bị vỡ khi bị và đập mạnh.
B. Đất xốp khi được cày xới cần thận.
C. Viên bị sắt bị búng và lăn về phía trước.
D. Tờ giấy bị nhàu khi ta vò nó lại
Câu 6: Một thùng hoa quả có trọng lượng 50 N thì thùng hoa quả đó có khối lượng bao nhiêu kg?
A. 5 kg.
B. 0,5 kg.
C. 50 kg.
D. 500 kg.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trọng lượng của vật là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.
B. Trọng lượng của một vật có đơn vị là kg.
C. Trọng lượng của vật là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật,
D. Trọng lượng của vật tỉ lệ với thể tích của vật.
Câu 8: Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực tiếp xúc?
A. Một hành tỉnh trong chuyển động xung quanh một ngôi sao.
B. Một vận động viên nhảy dù rơi trên không trung.
C. Thủ môn bắt được bóng trước khung thành.
D. Quả táo rơi từ trên cây xuống,
Câu 9: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?
A. Lực kế là dụng cụ để đo khối lượng.
B. Lực kế là dụng cụ đo trọng lượng.
C. Lực kế là dụng cụ để đo cả trọng lượng và khối lượng.
D. Lực kế là dụng cụ để đo lực.
Câu 10: Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi
A. quyển sách để yên trên mặt bàn nằm nghiêng.
B. ô tô đang chuyến động, đột ngột hãm phanh.
C. quả bóng bàn đặt trên mặt bàn nằm ngang nhẵn bóng.
D. xe đạp đang xuống dốc.
Câu 11: Ta trực tiếp nhận biết được một vật có nhiệt năng khi vật đó có khá năng nào?
A. Làm tăng khối lượng vật khác.
B. Làm nóng một vật khác.
C. Sinh ra lực đẩy làm vật khác chuyển động.
D. Nổi được trên mặt nước.
Câu 12: Dạng năng lượng nào không phải năng lượng tái tạo?
A. Nâng lượng khí đốt. B Năng lượng gió.
C. Năng lượng thuỷ triều.
D. Năng lượng mặt trời.
Câu 13: Với các hành tính sau của hệ Mật Trời: Hoả tinh, Kim tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thuỷ tinh,Thứ tự các hành tỉnh xa dần Mặt Trời là
A. Thuỷ tinh, Kim tinh, Hoá tinh, Mộc tinh, Thổ tinh.
B. Kim tinh, Mộc tinh, Thuỷ tinh, Hoả tinh, Thổ tinh,
C. Hoả tinh, Mộc tinh, Kim tinh, Thuỷ tinh, Thổ tinh.
D. Thuỷ tinh, Hoả tinh, Thổ tinh, Kim tinh, Mộc tinh.
Câu 14: Khi nói về hệ Mặt Trời, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời theo cùng một chiều.
B. Sao chổi là thành viên của hệ Mặt Trời,
C. Hành tinh xa Mặt Trời nhất là Thiên Vương tinh,
D. Hành tinh gần Mật Trời nhất là Thủy tinh.
Câu 15: Nấm không phải thực vật vì
A. chúng sinh sản chủ yếu bằng bào tử
B. cơ thể không có hình dạng thân, lá
C. cơ thể chúng không có chất diệp lục nên không tự dưỡng được.
D. cơ thể chúng có dạng sợi
Câu 16: Con non của kangaroo phải nuôi trong túi da ở bụng của thú mẹ là do
A. thú mẹ có đời sống chạy nhảy
B. con non chưa biết bú sữa
C. con non rất nhỏ, chưa phát triển đầy đủ
D. tuyến sữa của mẹ chưa hoạt động
Câu 17: Chim có thể có những tác hại nào dưới đây đối với con người?
1) Có tuyến độc, gây hại cho con người
2) Gây bệnh cho con người và sinh vật
3) Tác nhân truyền bệnh
4) Phá hoại mùa màng
A. 1, 2 B. 3, 4 C. 1, 3 D. 2, 4
Câu 18: Cơ quan sinh sản của ngành Hạt trần là:
A. bào tử B. nón C. hoa D. rễ
Câu 19: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của ngành Chân khớp?
1) có bộ xương ngoài bằng chất kitin
2) cơ thể mềm, hình dạng khác nhau
3) các chân phân đốt, có khớp động
4) không có khả năng di chuyển
A. 1, 2 B. 3, 4 C. 1, 3 D. 2, 4
Câu 20: Thân mềm có các đặc điểm chung nào dưới đây?
1) Phân bố ở nước ngọt
2) Cơ thể mềm, không phân đốt
3) Đa số có lớp vỏ cứng bên ngoài
4) Có khả năng di chuyển rất nhanh
A. 1, 2 B. 1, 3 C. 3, 4 D. 2, 3
Câu 21: Đại diện nào sau đây thuộc lớp Bò sát?
A. Cá cóc bụng hoa B. Cá ngựa
C. Cá sấu D. Cá heo
Câu 22: Động vật lưỡng cư không có vai trò nào dưới đây?
A. Có giá trị làm cảnh B. Có giá trị thực phẩm
C. Có giá trị dược phẩm D. Tiêu diệt sâu bọ phá hoại mùa màng
Câu 23: Đại diện nào sau đây không thuộc ngành Hạt kín?
A. Bèo tấm B. Rau bợ C. Nong tằm D. Rau sam
Câu 24: Chi trước biến đổi thành vây bơi là đặ điểm của loài nào dưới đây?
A. Cá voi B. Cá chép C. Thú mỏ vịt D. Cá sấu
Câu 25: Con sò khác con mực ở đặc điểm nào sau đây?
A. sống ở biển B. Có 2 mảnh vỏ
C. có giá trị thực phẩm D. có thân mềm
Câu 26: Loài chim nào sau đây hoàn toàn không biết bay, thích nghi cao với đời sống bơi
lội?
A. Chim bồ câu B. Chim cánh cụt C. Gà D. Công
Câu 27: Trong các nguyên nhân sau đây, nguyên nhân chính dẫn đến sự diệt vong của nhiều
loài động, thực vật là:
A. do cháy rừng, khai thác quá mức tài nguyên sinh vật.
B. do các loại thiên tai xảy ra hàng năm
C. do khả năng thích nghi của sinh vật bị suy giảm dần
D. do các loại dịch bệnh bất thường.
Câu 28: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống “…” Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên của Trái
Đất. Mặt Trăng quay quanh trục của nó với … mà nó chuyển động quanh Trái Đất nên phần
bề mặt Mặt Trăng hướng về Trái Đất luôn không đổi.
A. tốc độ lớn hơn B. tốc độ nhỏ hơn
C. cùng tốc độ D. tốc độ không thay đổi
Phần 2: Tự luận (3 điểm)
Câu 1:Quan sát hình bên và trả lời các câu hỏi sau:
a. Trong số các vị trí M,N,P,Q thì ở những vị trí nào đang là ban ngày? Ở những vị trí nào đang là ban đêm? Vì sao?
b. Người ở vị trí nào trong hai vị trí M và N sẽ thấy Mặt Trời mọc trước? Vì sao?
c. Người ở vị trí nào trong hai vị trí P và Q sẽ thấy Mặt Trời lặn trước? Vì sao?
Câu 2: Hãy lấy ví dụ chứng minh nguyên sinh vật, vừa có lợi, vừa có hại đối với con người.Phương pháp giải:
Lời giải chi tiết:
Đáp án
Đáp án và lời giải chi tiết
Phần 1. Trắc nghiệm (7 điểm)
Câu 1: Hoạt động nào dưới đây không cần dùng đến lực? A. Đọc một trang sách. B. Kéo một gàu nước. C. Nâng một tấm gỗ. D. Đẩy một chiếc xe. |
Phương pháp giải
Đọc một trang sách không cần dùng đến lực
Lời giải chi tiết
Đáp án A
Câu 2: Một bạn chơi trò nhảy dây. Bạn đó nhảy lên được là do A. lực của chân đấy bạn đó nhảy lên. B. lực của đất tác dụng lên chân bạn đó. C. chân bạn đó tiếp xúc với đất. D. lực của đất tác dụng lên dây, |
Phương pháp giải
Một bạn chơi trò nhảy dây. Bạn đó nhảy lên được là do lực của đất tác dụng lên chân bạn đó
Lời giải chi tiết
Đáp án B
Câu 3: Khi có một lực tác dụng lên quả bóng đang chuyển động trên sân thì tốc độ của quá bóng sẽ A. không thay đổi. B. tăng dần. C. giảm dần. D. tăng dần hoặc giảm dần |
Phương pháp giải
Khi có một lực tác dụng lên quả bóng đang chuyển động trên sân thì tốc độ của quá bóng sẽ tăng dần hoặc giảm dần
Lời giải chi tiết
Đáp án D
Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Lực là nguyên nhân làm cho vật chuyển động. B. Lực là nguyên nhân làm cho vật thay đổi hướng chuyển động. C. Lực là nguyên nhân làm cho vật thay đổi tốc độ chuyển động. D. Lực là nguyên nhân làm cho vật bị biến dạng. |
Phương pháp giải
Lực là nguyên nhân làm cho vật thay đổi chuyển động
Lời giải chi tiết
Đáp án A
Câu 5: Trường hợp nào sau đây vật không bị biến dạng khi chịu tác dụng của lực? A. Cửa kính bị vỡ khi bị và đập mạnh. B. Đất xốp khi được cày xới cần thận. C. Viên bị sắt bị búng và lăn về phía trước. D. Tờ giấy bị nhàu khi ta vò nó lại |
Phương pháp giải
Viên bị sắt bị búng và lăn về phía trước không bị biến dạng khi chịu tác dụng của lực
Lời giải chi tiết
Đáp án C
Câu 6: Một thùng hoa quả có trọng lượng 50 N thì thùng hoa quả đó có khối lượng bao nhiêu kg? A. 5 kg. B. 0,5 kg. C. 50 kg. D. 500 kg |
Phương pháp giải
Áp dụng công thức: P = 10 x m => m = P : 10 = 50 : 10 = 5 kg
Lời giải chi tiết
Đáp án A
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Trọng lượng của vật là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. B. Trọng lượng của một vật có đơn vị là kg. C. Trọng lượng của vật là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. D. Trọng lượng của vật tỉ lệ với thể tích của vật. |
Phương pháp giải
Trọng lượng của vật là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật
Lời giải chi tiết
Đáp án C
Câu 8: Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực tiếp xúc? A. Một hành tỉnh trong chuyển động xung quanh một ngôi sao. B. Một vận động viên nhảy dù rơi trên không trung. C. Thủ môn bắt được bóng trước khung thành. D. Quả táo rơi từ trên cây xuống, |
Phương pháp giải
Thủ môn bắt được bóng trước khung thành liên quan đến lực tiếp xúc
Lời giải chi tiết
Đáp án C
Câu 9: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng? A. Lực kế là dụng cụ để đo khối lượng. B. Lực kế là dụng cụ đo trọng lượng. C. Lực kế là dụng cụ để đo cả trọng lượng và khối lượng. D. Lực kế là dụng cụ để đo lực. |
Phương pháp giải
Lực kế là dụng cụ để đo lực
Lời giải chi tiết
Đáp án D
Câu 10: Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi A. quyển sách để yên trên mặt bàn nằm nghiêng. B. ô tô đang chuyển động, đột ngột hãm phanh. C. quả bóng bàn đặt trên mặt bàn nằm ngang nhẵn bóng. D. xe đạp đang xuống dốc. |
Phương pháp giải
Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi quyển sách để yên trên mặt bàn nằm nghiêng
Lời giải chi tiết
Đáp án A
Câu 11: Ta trực tiếp nhận biết được một vật có nhiệt năng khi vật đó có khá năng nào? A. Làm tăng khối lượng vật khác. B. Làm nóng một vật khác. C. Sinh ra lực đẩy làm vật khác chuyển động. D. Nổi được trên mặt nước. |
Phương pháp giải
Ta trực tiếp nhận biết được một vật có nhiệt năng khi vật đó có khá năng Làm nóng một vật khác
Lời giải chi tiết
Đáp án B
Câu 12: Dạng năng lượng nào không phải năng lượng tái tạo? A. Năng lượng khí đốt. B. Năng lượng gió. C. Năng lượng thuỷ triều. D. Năng lượng mặt trời. |
Phương pháp giải
Năng lượng khí đốt không phải năng lượng tái tạo
Lời giải chi tiết
Đáp án A
Câu 13: Với các hành tính sau của hệ Mặt Trời: Hỏa tinh, Kim tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thuỷ tinh. Thứ tự các hành tỉnh xa dần Mặt Trời là A. Thuỷ tinh, Kim tinh, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh. B. Kim tinh, Mộc tinh, Thuỷ tinh, Hoả tinh, Thổ tinh. C. Hoả tinh, Mộc tinh, Kim tinh, Thuỷ tinh, Thổ tinh. D. Thuỷ tinh, Hoả tinh, Thổ tinh, Kim tinh, Mộc tinh. |
Phương pháp giải
Thứ tự các hành tỉnh xa dần Mặt Trời là: Thuỷ tinh, Kim tinh, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh
Lời giải chi tiết
Đáp án A
Câu 14: Khi nói về hệ Mặt Trời, phát biểu nào sau đây là sai? A. Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời theo cùng một chiều. B. Sao chổi là thành viên của hệ Mặt Trời, C. Hành tinh xa Mặt Trời nhất là Thiên Vương tinh, D. Hành tinh gần Mật Trời nhất là Thủy tinh. |
Phương pháp giải
Hành tinh xa Mặt Trời nhất là Hải Vương tinh
Lời giải chi tiết
Đáp án C
Câu 15: Nấm không phải thực vật vì A. chúng sinh sản chủ yếu bằng bào tử B. cơ thể không có hình dạng thân, lá C. cơ thể chúng không có chất diệp lục nên không tự dưỡng được. D. cơ thể chúng có dạng sợi |
Phương pháp giải
Nấm không có chất diệp lục nên không tự dưỡng được nên chúng không phải là thực vật.
Lời giải chi tiết
Đáp án C
Câu 16: Con non của kangaroo phải nuôi trong túi da ở bụng của thú mẹ là do A. thú mẹ có đời sống chạy nhảy B. con non chưa biết bú sữa C. con non rất nhỏ, chưa phát triển đầy đủ D. tuyến sữa của mẹ chưa hoạt động |
Phương pháp giải
Con non của kangaroo phải nuôi trong túi da ở bụng của thú mẹ là do con non rất nhỏ, chưa
phát triển đầy đủ, bú sữa thụ động.
Lời giải chi tiết
Đáp án C
Câu 17: Chim có thể có những tác hại nào dưới đây đối với con người? 1) Có tuyến độc, gây hại cho con người 2) Gây bệnh cho con người và sinh vật 3) Tác nhân truyền bệnh 4) Phá hoại mùa màng A. 1, 2 B. 3, 4 C. 1, 3 D. 2, 4 |
Phương pháp giải
Chim có thể có tác hại đối với con người như:
3) Tác nhân truyền bệnh
4) Phá hoại mùa màng
Lời giải chi tiết
Đáp án B
Câu 18: Cơ quan sinh sản của ngành Hạt trần là: A. bào tử B. nón C. hoa D. rễ |
Phương pháp giải
Cơ quan sinh sản là nón, hạt nằm lộ trên noãn xếp liền nhau thành nón, có hai loại nón: nón
đực có kích thước nhỏ và nón cái có kịch thước lớn hơn.
Lời giải chi tiết
Đáp án B
Câu 19: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của ngành Chân khớp? 1) có bộ xương ngoài bằng chất kitin 2) cơ thể mềm, hình dạng khác nhau 3) các chân phân đốt, có khớp động 4) không có khả năng di chuyển A. 1, 2 B. 3, 4 C. 1, 3 D. 2, 4 |
Phương pháp giải
Đặc điểm chung của ngành Chân khớp là: có bộ xương ngoài bằng chất kitin; các chân phân
đốt, có khớp động.
Lời giải chi tiết
Đáp án C
Câu 20: Thân mềm có các đặc điểm chung nào dưới đây? 1) Phân bố ở nước ngọt 2) Cơ thể mềm, không phân đốt 3) Đa số có lớp vỏ cứng bên ngoài 4) Có khả năng di chuyển rất nhanh A. 1, 2 B. 1, 3 C. 3, 4 D. 2, 3 |
Phương pháp giải
Thân mềm có các đặc điểm chung là:
2) Cơ thể mềm, không phân đốt
3) Đa số có lớp vỏ cứng bên ngoài
Lời giải chi tiết
Đáp án D
Câu 21: Đại diện nào sau đây thuộc lớp Bò sát? A. Cá cóc bụng hoa B. Cá ngựa C. Cá sấu D. Cá heo |
Phương pháp giải
Cá sấu là đại diện của lớp Bò sát.
Lời giải chi tiết
Đáp án C
Câu 22: Động vật lưỡng cư không có vai trò nào dưới đây? A. Có giá trị làm cảnh B. Có giá trị thực phẩm C. Có giá trị dược phẩm D. Tiêu diệt sâu bọ phá hoại mùa màng |
Phương pháp giải
Động vật lưỡng cư không có vai trò làm cảnh.
Lời giải chi tiết
Đáp án A
Câu 23: Đại diện nào sau đây không thuộc ngành Hạt kín? A. Bèo tấm B. Rau bợ C. Nong tằm D. Rau sam |
Phương pháp giải
Bèo tấm, nong tằm, rau sam là thuộc ngành Hạt kín.
Lời giải chi tiết
Đáp án B
Câu 24: Chi trước biến đổi thành vây bơi là đặ điểm của loài nào dưới đây? A. Cá voi B. Cá chép C. Thú mỏ vịt D. Cá sấu |
Phương pháp giải
Cá voi là đại diện lớp thú sống ở dưới nước nên có chi trước biến đổi thành vây bơi để thích
nghi với đời sống dưới nước.
Lời giải chi tiết
Đáp án A
Câu 25: Con sò khác con mực ở đặc điểm nào sau đây? A. sống ở biển B. Có 2 mảnh vỏ C. có giá trị thực phẩm D. có thân mềm |
Phương pháp giải
Sò có hai mảnh vỏ cứng còn vỏ ở mực đã bị tiêu giảm thành mai.
Lời giải chi tiết
Đáp án B
Câu 26: Loài chim nào sau đây hoàn toàn không biết bay, thích nghi cao với đời sống bơi lội? A. Chim bồ câu B. Chim cánh cụt C. Gà D. Công |
Phương pháp giải
Loài chim hoàn toàn không biết bay, thích nghi cao với đời sống bơi lội là chim cánh cụt.
Lời giải chi tiết
Đáp án B
Câu 27: Trong các nguyên nhân sau đây, nguyên nhân chính dẫn đến sự diệt vong của nhiều loài động, thực vật là: A. do cháy rừng, khai thác quá mức tài nguyên sinh vật. B. do các loại thiên tai xảy ra hàng năm C. do khả năng thích nghi của sinh vật bị suy giảm dần D. do các loại dịch bệnh bất thường. |
Phương pháp giải
Nguyên nhân chính dẫn đến sự diệt vong của nhiều loài động, thực vật là do cháy rừng, khai
thác quá mức tài nguyên sinh vật.
Lời giải chi tiết
Đáp án A
Câu 28: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống “…” Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên của Trái Đất. Mặt Trăng quay quanh trục của nó với … mà nó chuyển động quanh Trái Đất nên phần bề mặt Mặt Trăng hướng về Trái Đất luôn không đổi. A. tốc độ lớn hơn B. tốc độ nhỏ hơn C. cùng tốc độ D. tốc độ không thay đổi |
Phương pháp giải
Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên của Trái Đất. Mặt Trăng quay quanh trục của nó với cùng tốc độ mà nó chuyển động quanh Trái Đất nên phần bề mặt Mặt Trăng hướng về Trái Đất luôn không đổi
Lời giải chi tiết
Đáp án C
Phần 2: Tự luận (3 điểm)
Câu 1:Quan sát hình bên và trả lời các câu hỏi sau: a. Trong số các vị trí M,N,P,Q thì ở những vị trí nào đang là ban ngày? Ở những vị trí nào đang là ban đêm? Vì sao? b. Người ở vị trí nào trong hai vị trí M và N sẽ thấy Mặt Trời mọc trước? Vì sao? c. Người ở vị trí nào trong hai vị trí P và Q sẽ thấy Mặt Trời lặn trước? Vì sao? |
Phương pháp giải
Áp dụng kiến thức đã học
Lời giải chi tiết
a. Ở các vị trí P, Q đang là ban ngày vì các vị trí này đang được Mặt Trời chiếu sáng. Ở các vị trí M và N đang là ban đêm vì các vị trí này lúc đó không được Mặt Trời chiếu sáng.
b. Trong hai vị trí M và N, người đứng ở vị trí N sẽ thấy Mặt Trời mọc trước vì khi Trái Đất quay quanh trục theo chiều từ tây sang đông, ánh sáng mặt trời sẽ chiếu tới N trước khi chiếu tới M.
c. Trong hai vị trí P và Q, người đứng ở vị trí Q sẽ thấy Mặt Trời lặn trước vì khi Trái Đất quay quanh trục theo chiều từ tây sang đông, ánh sáng mặt trời chiếu tới Q sẽ khuất trước so với ánh sáng mặt trời chiếu tới P.
Câu 2: Hãy lấy ví dụ chứng minh nguyên sinh vật, vừa có lợi, vừa có hại đối với con người. |
Lời giải chi tiết
- Có lợi: Một số loại tảo là nguồn thực phẩm và nguyên liệu có giá trị đối với con người; Nhiều nguyên sinh vật là thức ăn cho các loài động vật thủy sản như cá, tôm,...
- Có hại: Một số nguyên sinh vật gây hại cho người và vật nuôi; tạo phát triển mạnh (tảo nở hoa) có thể làm chết hàng loạt các động vật thủy sinh gây ô nhiễm môi trường và thiệt hại cho ngành chăn nuôi thủy sản.
Phương pháp giải:
Lời giải chi tiết:
- Đề thi học kì 2 KHTN 6 Chân trời sáng tạo - Đề 7
- Đề thi học kì 2 KHTN 6 Chân trời sáng tạo - Đề 8
- Đề thi học kì 2 KHTN 6 Chân trời sáng tạo - Đề 9
- Đề thi học kì 2 KHTN 6 Chân trời sáng tạo - Đề 10
- Đề thi học kì 2 KHTN 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 11
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 6 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay