Đề kiểm tra 15 phút HK1 - Đề số 5>
Tải vềĐiền vào chỗ trống: “… là dụng cụ đo thời gian.”
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Đề bài
Câu 1: Điền vào chỗ trống: “… là dụng cụ đo thời gian.”
A. Cân điện tử B. Thước kẻ C. Cân đồng hồ D. Đồng hồ
Câu 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
a) … là số đo độ “nóng”, “lạnh” của một vật.
b) Người ta dùng … để đo nhiệt độ.
c) Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng trong cuộc sống hằng ngày ở Việt Nam là …
A. a) nhiệt kế; b) nhiệt độ; c) oK B. a) nhiệt độ; b) nhiệt kế; c) oC
C. a) nhiệt độ; b) nhiệt kế; c) oK D. a) nhiệt kế; b) nhiệt độ; c) oF
Câu 3: Sắp xếp các bước sau theo đúng thứ tự khi sử dụng cân đồng hồ?
a) Đặt vật cần cân lên đĩa cân
b) Đọc và ghi kết quả đo
c) Ước lượng khối lượng của vật để chọn cân có GHĐ và ĐCNN thích hợp
d) Mắt nhìn vuông góc với vạch chia trên mặt cân ở đầu kim cân
e) Vặn ốc điều chỉnh để kim cân chỉ đúng vạch số 0.
A. a – b – c – e – d B. c – e – a – d – b C. c – e – a – b – d D. a – d – c – e – b
Câu 4: Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng hằng ngày của nước ta là:
A. oC B. oK C. oF D. m
Câu 5: Hãy chỉ ra GHĐ và ĐCNN của thước đo trong hình dưới đây:
A. GHĐ là 10cm; ĐCNN là 2cm. B. GHĐ là 10cm; ĐCNN là 0,5cm.
C. GHĐ là 10cm; ĐCNN là 0,2cm. D. GHĐ là 10cm; ĐCNN là 0,5dm.
Câu 6: Tên gọi của loại cân trong hình vẽ là gì?
A. Cân lò xo B. Cân đòn C. Cân đồng hồ D. Cân Ro-bec-van
Câu 7: Mô tả sau đây nói về loại đồng hồ nào?
“Dụng cụ đo thời gian có giới hạn đo nhỏ, dùng để làm quà tặng hoặc đồ trang trí”
A. đồng hồ để bàn B. đồng hồ bấm giây C. đồng hồ treo tường D. đồng hồ cát
Câu 8: Chọn phương án sai?
A. 1µm = 0,000001m B. 1Ao = 0,0000000001m
C. 1nm = 0,000000001m D. 1ly = 946,073 triệu tỉ năm
Câu 9: Chiều dài của phần thủy ngân trong nhiệt kế là 2cm ở 0oC và 22 cm ở 100oC (hình vẽ). Nhiệt độ là bao nhiêu nếu chiều dài của thủy ngân là 8 cm?
A. 40oC B. 50oC C. 20oC D. 30oC
Câu 10: Điền vào chỗ trống: 1 ngày 3 giờ 45 phút = … phút = … giây
A. 16650 phút; 999000 giây. B. 1665 phút; 9990 giây.
C. 1665 phút; 99900 giây. D. 166,5 phút; 9990 giây.
Đáp án
1. D |
2. B |
3. B |
4. A |
5. B |
6. B |
7. D |
8. D |
9. D |
10. C |
Câu 1:
Điền vào chỗ trống: “… là dụng cụ đo thời gian.” A. Cân điện tử B. Thước kẻ C. Cân đồng hồ D. Đồng hồ |
Lời giải chi tiết:
Đồng hồ là dụng cụ đo thời gian.
Đáp án D.
Câu 2:
Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau: a) … là số đo độ “nóng”, “lạnh” của một vật. b) Người ta dùng … để đo nhiệt độ. c) Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng trong cuộc sống hằng ngày ở Việt Nam là … A. a) nhiệt kế; b) nhiệt độ; c) oK B. a) nhiệt độ; b) nhiệt kế; c) oC C. a) nhiệt độ; b) nhiệt kế; c) oK D. a) nhiệt kế; b) nhiệt độ; c) oF |
Lời giải chi tiết:
a) Nhiệt độ là số đo độ “nóng”, “lạnh” của một vật.
b) Người ta dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ.
c) Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng trong cuộc sống hằng ngày ở Việt Nam là oC.
Đáp án B.
Câu 3:
Sắp xếp các bước sau theo đúng thứ tự khi sử dụng cân đồng hồ? a) Đặt vật cần cân lên đĩa cân b) Đọc và ghi kết quả đo c) Ước lượng khối lượng của vật để chọn cân có GHĐ và ĐCNN thích hợp d) Mắt nhìn vuông góc với vạch chia trên mặt cân ở đầu kim cân e) Vặn ốc điều chỉnh để kim cân chỉ đúng vạch số 0. A. a – b – c – e – d B. c – e – a – d – b C. c – e – a – b – d D. a – d – c – e – b |
Lời giải chi tiết:
Khi sử dụng cân đồng hồ, cần thực hiện theo các bước:
Bước 1: Ước lượng khối lượng của vật để chọn cân có GHĐ và ĐCNN thích hợp
Bước 2: Vặn ốc điều chỉnh để kim cân chỉ đúng vạch số 0.
Bước 3: Đặt vật cần cân lên đĩa cân
Bước 4: Mắt nhìn vuông góc với vạch chia trên mặt cân ở đầu kim cân
Bước 5: Đọc và ghi kết quả đo
Đáp án B.
Câu 4:
Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng hằng ngày của nước ta là: A. oC B. oK C. oF D. m |
Lời giải chi tiết:
Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng hằng ngày của nước ta là độ C (oC).
Đáp án A.
Câu 5:
Hãy chỉ ra GHĐ và ĐCNN của thước đo trong hình dưới đây:
A. GHĐ là 10cm; ĐCNN là 2cm. B. GHĐ là 10cm; ĐCNN là 0,5cm. C. GHĐ là 10cm; ĐCNN là 0,2cm. D. GHĐ là 10cm; ĐCNN là 0,5dm. |
Phương pháp giải:
GHĐ là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
ĐCNN là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
Lời giải chi tiết:
Thước trên hình vẽ có GHĐ là 10cm và ĐCNN là 0,5cm.
Đáp án B.
Câu 6:
Tên gọi của loại cân trong hình vẽ là gì?
A. Cân lò xo B. Cân đòn C. Cân đồng hồ D. Cân Ro-bec-van |
Lời giải chi tiết:
Loại cân trong hình vẽ là cân đòn.
Đáp án B.
Câu 7:
Mô tả sau đây nói về loại đồng hồ nào? “Dụng cụ đo thời gian có giới hạn đo nhỏ, dùng để làm quà tặng hoặc đồ trang trí” A. đồng hồ để bàn B. đồng hồ bấm giây C. đồng hồ treo tường D. đồng hồ cát |
Lời giải chi tiết:
“Dụng cụ đo thời gian có giới hạn đo nhỏ, dùng để làm quà tặng hoặc đồ trang trí”
=> Đồng hồ cát. Mỗi đồng hồ cát có một khoảng thời gian rất ngắn bằng khoảng thời gian khi cát từ bình này chảy hết vào bình kia.
Đáp án D.
Câu 8:
Chọn phương án sai? A. 1µm = 0,000001m B. 1Ao = 0,0000000001m C. 1nm = 0,000000001m D. 1ly = 946,073 triệu tỉ năm |
Lời giải chi tiết:
1ly = 946073 triệu tỉ năm.
Đáp án D.
Câu 9:
Chiều dài của phần thủy ngân trong nhiệt kế là 2cm ở 0oC và 22 cm ở 100oC (hình vẽ). Nhiệt độ là bao nhiêu nếu chiều dài của thủy ngân là 8 cm?
A. 40oC B. 50oC C. 20oC D. 30oC |
Phương pháp giải:
Tính chiều dài từ 0oC đến 100oC.
Tính nhiệt độ ứng với 1cm.
Lời giải chi tiết:
Theo đề bài ta có: 2cm tương ứng với 0oC và 22cm tương ứng với 100oC.
=> Khoảng cách từ 0oC đến 100oC là 22 – 2 = 20cm
=> 1cm ứng với 100 : 20 = 5oC
Vậy nếu chiều dài cột thủy ngân là 8cm thì nhiệt độ là (8 – 2) . 5 = 30oC.
Đáp án D.
Câu 10:
Điền vào chỗ trống: 1 ngày 3 giờ 45 phút = … phút = … giây A. 16650 phút; 999000 giây. B. 1665 phút; 9990 giây. C. 1665 phút; 99900 giây. D. 166,5 phút; 9990 giây. |
Phương pháp giải:
1 ngày = 24 giờ
1 giờ = 60 phút
Lời giải chi tiết:
Ta có:
1 ngày = 24 giờ = 1440 phút = 86400 giây
3 giờ = 180 phút = 10800 giây
45 phút = 2700 giây
=> 1 ngày 3 giờ 45 phút = 1440 + 180 + 45 = 1665 phút
=> 1 ngày 3 giờ 45 phút = 86400 + 18800 + 2700 = 99900 giây.
Đáp án C.
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 6 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay