Đề thi giữa học kì 2 KHTN 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 7

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Đề thi giữa học kì 2 KHTN 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 10

Đề bài

Câu 1 :

Trong các thực vật sau, loài nào được xếp vào nhóm Hạt kín?

  • A.
    Cây bưởi.
  • B.
    Cây vạn tuế.
  • C.
    Rêu tản.
  • D.
    Cây thông.
Câu 2 :

Bào tử đảm là cơ quan sinh sản của loại nấm nào sau đây?

  • A.
    Nấm hương.
  • B.
    Nấm bụng dê.
  • C.
    Nấm mốc.
  • D.
    Nấm men.
Câu 3 :

Ví dụ nào dưới đây nói về vai trò của động vật với tự nhiên?

  • A.
    Động vật cung cấp nguyên liệu phục vụ cho đời sống.
  • B.
    Động vật có thể sử dụng để làm đồ mỹ nghệ, đồ trang sức.
  • C.
    Động vật giúp con người bảo vệ mùa màng.
  • D.
    Động vật giúp thụ phấn và phát tán hạt cây.
Câu 4 :

Rừng tự nhiên không có vai trò nào sau đây?

  • A.
    Điều hòa khí hậu.
  • B.
    Cung cấp đất phi nông nghiệp.
  • C.
    Bảo vệ đất và nước trong tự nhiên.
  • D.
    Là nơi ở của các loài động vật hoang dã.
Câu 5 :

Trong những nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt kín là?

  • A.
    Cây dương xỉ, cây hoa hồng, cây ổi, cây rêu.
  • B.
    Cây nhãn, cây hoa ly, cây bào tấm, cây vạn tuế.
  • C.
    Cây bưởi, cây táo, cây hồng xiêm, cây lúa.
  • D.
    Cây thông, cây rêu, cây lúa, cây vạn tuế.
Câu 6 :

Trong số các tác hại sau, tác hại nào không phải do nấm gây ra?

  • A.
    Gây bệnh nấm da ở động vật.
  • B.
    Làm hư hỏng thực phẩm, đồ dùng.
  • C.
    Gây bệnh viêm gan B ở người.
  • D.
    Gây ngộ độc thực phẩm ở người.
Câu 7 :

Vì sao nói Hạt kín là ngành có ưu thế lớn nhất trong các ngành thực vật?

  • A.
    Vì chúng có hệ mạch.
  • B.
    Vì chúng có hạt nằm trong quả.
  • C.
    Vì chúng sống trên cạn.
  • D.
    Vì chúng có rễ thật.
Câu 8 :

Nhóm các loài chim có ích là?

  • A.
    Chim sâu, chim cú, chim ruồi.
  • B.
    Chim sẻ, chim nhạn, chim vàng anh.
  • C.
    Chim bồ câu, chim gõ kiến, chim yểng.
  • D.
    Chim cắt, chim vành khuyên, chim công.
Câu 9 :

Hành động nào dưới đây là hành động bảo vệ đa dạng sinh học?

  • A.
    Đốt rừng làm nương rẫy.
  • B.
    Xây dựng nhiều đập thủy điện.
  • C.
    Trồng cây gây rừng.
  • D.
    Biến đất rừng thành đất phi nông nghiệp.
Câu 10 :

Sự đa dạng của động vật được thể hiện rõ nhất ở:

  • A.
    Cấu tạo cơ thể và số lượng loài.
  • B.
    Số lượng loài và môi trường sống.
  • C.
    Môi trường sống và hình thức dinh dưỡng.
  • D.
    Hình thức dinh dưỡng và hình thức vận chuyển.
Câu 11 :

Ở dương xỉ, các túi bào tử nằm ở đâu?

  • A.
    Mặt dưới của lá.
  • B.
    Mặt trên của lá.
  • C.
    Thân cây.
  • D.
    Rễ cây.
Câu 12 :

Biện pháp nào sau đây không phải là bảo vệ đa dạng sinh học?

  • A.
    Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật.
  • B.
    Cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã.
  • C.
    Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng.
  • D.
    Dừng hết mọi hoạt động khai thác động vật, thực vật của con người.
Câu 13 :

Địa y được hình thành như thế nào?

  • A.
    Do sự cộng sinh giữa nấm và công trùng.
  • B.
    Do sự cộng sinh giữa nấm và một số loài tảo.
  • C.
    Do sự cộng sinh giữa nấm và vi khuẩn.
  • D.
    Do sự cộng sinh giữa nấm và thực vật.
Câu 14 :

Trong tự nhiên, nấm có vai trò gì?

  • A.
    Lên men bánh, bia, rượu…
  • B.
    Cung cấp thức ăn.
  • C.
    Dùng làm thuốc.
  • D.
    Tham gia phân hủy chất thải động vật và xác sinh vật.
Câu 15 :

Các loài nào dưới đây là vật chủ trung gian truyền bệnh?

  • A.
    Ruồi, chim bồ câu, ếch.
  • B.
    Rắn, cá heo, hổ.
  • C.
    Ruồi, muỗi, chuột
  • D.
    Hươu cao cổ, đà điểu, dơi.
Câu 16 :

Chọn đáp án đúng?

  • A.
    1 J = 1000kJ.
  • B.
    1kJ = 100J.
  • C.
    1cal   ≈ 4,2J.
  • D.
    1 J  ≈ 4,2 cal.
Câu 17 :

Chọn phát biểu đúng về năng lượng từ Mặt Trời?

  • A.
    Năng lượng từ Mặt Trời là năng lượng không có sẵn.
  • B.
    Thiết bị sử dụng năng lượng Mặt Trời có giá thành và chi phí lắp đặt cao.
  • C.
    Thiết bị sử dụng năng lượng Mặt Trời, khi hết hạn sử dụng vẫn còn rác thải là các pin Mặt Trời.
  • D.
    Cả B và C.
Câu 18 :

Năng lượng hao phí xuất hiện trong quá trình:

  • A.
    chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
  • B.
    chuyển hóa từ vật này sang vật khác.
  • C.
    cả A và B.
  • D.
    trường hợp khác.
Câu 19 :

Năng lượng địa nhiệt là năng lượng thu được từ:

  • A.
    sức nóng bên trong lõi Trái Đất.
  • B.
    thực vật, gỗ, rơm và chất thải.
  • C.
    sức chảy của dòng nước.
  • D.
    cả ba đáp án trên.
Câu 20 :

Nguồn năng lượng trong tự nhiên gồm:

  • A.
    nguồn năng lượng hữu ích.
  • B.
    nguồn năng lượng hao phí và nguồn năng lượng hữu ích.
  • C.
    nguồn năng lượng không tái tạo.
  • D.
    nguồn năng lượng tái tạo và nguồn năng lượng không tái tạo.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Trong các thực vật sau, loài nào được xếp vào nhóm Hạt kín?

  • A.
    Cây bưởi.
  • B.
    Cây vạn tuế.
  • C.
    Rêu tản.
  • D.
    Cây thông.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Cây bưởi được xếp vào nhóm thực vật hạt kín

Lời giải chi tiết :

Đáp án A

Câu 2 :

Bào tử đảm là cơ quan sinh sản của loại nấm nào sau đây?

  • A.
    Nấm hương.
  • B.
    Nấm bụng dê.
  • C.
    Nấm mốc.
  • D.
    Nấm men.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bào tử đảm là cơ quan sinh sản của nấm hương

Lời giải chi tiết :

Đáp án A

Câu 3 :

Ví dụ nào dưới đây nói về vai trò của động vật với tự nhiên?

  • A.
    Động vật cung cấp nguyên liệu phục vụ cho đời sống.
  • B.
    Động vật có thể sử dụng để làm đồ mỹ nghệ, đồ trang sức.
  • C.
    Động vật giúp con người bảo vệ mùa màng.
  • D.
    Động vật giúp thụ phấn và phát tán hạt cây.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Động vật giúp thụ phấn và phát tán hạt cây.

Lời giải chi tiết :

Đáp án D

Câu 4 :

Rừng tự nhiên không có vai trò nào sau đây?

  • A.
    Điều hòa khí hậu.
  • B.
    Cung cấp đất phi nông nghiệp.
  • C.
    Bảo vệ đất và nước trong tự nhiên.
  • D.
    Là nơi ở của các loài động vật hoang dã.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Rừng tự nhiên không cung cấp đất phi nông nghiệp và cũng không nên chuyển thành đất phi nông nghiệp mà cần được gìn giữ và bảo tồn.

Lời giải chi tiết :

Đáp án B

Câu 5 :

Trong những nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt kín là?

  • A.
    Cây dương xỉ, cây hoa hồng, cây ổi, cây rêu.
  • B.
    Cây nhãn, cây hoa ly, cây bào tấm, cây vạn tuế.
  • C.
    Cây bưởi, cây táo, cây hồng xiêm, cây lúa.
  • D.
    Cây thông, cây rêu, cây lúa, cây vạn tuế.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Cây dương xỉ, cây thông, cây rêu không thuộc ngành Hạt kín.

Lời giải chi tiết :

Đáp án C

Câu 6 :

Trong số các tác hại sau, tác hại nào không phải do nấm gây ra?

  • A.
    Gây bệnh nấm da ở động vật.
  • B.
    Làm hư hỏng thực phẩm, đồ dùng.
  • C.
    Gây bệnh viêm gan B ở người.
  • D.
    Gây ngộ độc thực phẩm ở người.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Tác nhân gây ra bệnh viêm gan B ở người là virus, không phải nấm.

Lời giải chi tiết :

Đáp án C

Câu 7 :

Vì sao nói Hạt kín là ngành có ưu thế lớn nhất trong các ngành thực vật?

  • A.
    Vì chúng có hệ mạch.
  • B.
    Vì chúng có hạt nằm trong quả.
  • C.
    Vì chúng sống trên cạn.
  • D.
    Vì chúng có rễ thật.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Ngành Hạt kín là ngành có ưu thế lớn nhất trong các ngành động vật vì hạt của chúng được bảo vệ trong quả nên sẽ không chịu ảnh hưởng của môi trường bên ngoài và sẽ đảm bảo được độ nảy mầm cao hơn.

Lời giải chi tiết :

Đáp án B

Câu 8 :

Nhóm các loài chim có ích là?

  • A.
    Chim sâu, chim cú, chim ruồi.
  • B.
    Chim sẻ, chim nhạn, chim vàng anh.
  • C.
    Chim bồ câu, chim gõ kiến, chim yểng.
  • D.
    Chim cắt, chim vành khuyên, chim công.

Đáp án : A

Phương pháp giải :
- Chim sẻ ăn hạt lúa, có hại cho nông nghiệp.

- Chim gõ kiến gây hại đồ gỗ, thân cây.

- Chim cắt rình bắt gà, vịt con.

Lời giải chi tiết :

Đáp án A

Câu 9 :

Hành động nào dưới đây là hành động bảo vệ đa dạng sinh học?

  • A.
    Đốt rừng làm nương rẫy.
  • B.
    Xây dựng nhiều đập thủy điện.
  • C.
    Trồng cây gây rừng.
  • D.
    Biến đất rừng thành đất phi nông nghiệp.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Trồng rừng giúp phủ xanh đồi trọc, phục hồi lại môi trường sống của các loài sinh vật và từ đó hỗ trợ khôi phục đa dạng sinh học.

Lời giải chi tiết :

Đáp án C

Câu 10 :

Sự đa dạng của động vật được thể hiện rõ nhất ở:

  • A.
    Cấu tạo cơ thể và số lượng loài.
  • B.
    Số lượng loài và môi trường sống.
  • C.
    Môi trường sống và hình thức dinh dưỡng.
  • D.
    Hình thức dinh dưỡng và hình thức vận chuyển.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Môi trường sống và số lượng loài là 2 yếu tố chính thế hiện rõ nhất sự đa dạng của các loài động vật.

Lời giải chi tiết :

Đáp án B

Câu 11 :

Ở dương xỉ, các túi bào tử nằm ở đâu?

  • A.
    Mặt dưới của lá.
  • B.
    Mặt trên của lá.
  • C.
    Thân cây.
  • D.
    Rễ cây.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Các túi bào tử thường tập trung ở mặt dưới của lá tạo thành các ổ túi bào tử.

Lời giải chi tiết :

Đáp án A

Câu 12 :

Biện pháp nào sau đây không phải là bảo vệ đa dạng sinh học?

  • A.
    Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật.
  • B.
    Cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã.
  • C.
    Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng.
  • D.
    Dừng hết mọi hoạt động khai thác động vật, thực vật của con người.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nếu dừng hết các hoạt động khai thác động vật, thực vật của con người sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến nguồn cung cấp các loại thực phẩm, nguyên liệu, nhiên liệu… và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người nên chúng ta cần khai thác một cách hợp lí mà không nên dừng hẳn.

Lời giải chi tiết :

Đáp án D

Câu 13 :

Địa y được hình thành như thế nào?

  • A.
    Do sự cộng sinh giữa nấm và công trùng.
  • B.
    Do sự cộng sinh giữa nấm và một số loài tảo.
  • C.
    Do sự cộng sinh giữa nấm và vi khuẩn.
  • D.
    Do sự cộng sinh giữa nấm và thực vật.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Địa y được hình thành do sự cộng sinh giữa nấm và một số loài tảo. Nấm hút nước và muối khoáng cung cấp cho tảo, còn tảo có diệp lục nên quang hợp tổng hợp chất hữu cơ nuôi sống cả hai.

Lời giải chi tiết :

Đáp án B

Câu 14 :

Trong tự nhiên, nấm có vai trò gì?

  • A.
    Lên men bánh, bia, rượu…
  • B.
    Cung cấp thức ăn.
  • C.
    Dùng làm thuốc.
  • D.
    Tham gia phân hủy chất thải động vật và xác sinh vật.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Trong tự nhiên, nấm có vai trò chủ yếu là tham gia phân hủy chất thải động vật và xác sinh vật thành các chất đơn giản cung cấp cho cây xanh và làm sạch môi trường.

Lời giải chi tiết :

Đáp án D

Câu 15 :

Các loài nào dưới đây là vật chủ trung gian truyền bệnh?

  • A.
    Ruồi, chim bồ câu, ếch.
  • B.
    Rắn, cá heo, hổ.
  • C.
    Ruồi, muỗi, chuột
  • D.
    Hươu cao cổ, đà điểu, dơi.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Các loài động vật là vật chủ trung gian truyền bệnh thường gặp là: ruồi, muỗi, chuột, dơi.

Lời giải chi tiết :

Đáp án C

Câu 16 :

Chọn đáp án đúng?

  • A.
    1 J = 1000kJ.
  • B.
    1kJ = 100J.
  • C.
    1cal   ≈ 4,2J.
  • D.
    1 J  ≈ 4,2 cal.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

A – sai vì 1 J = 0,001 kJ.

B – sai vì 1 kJ = 1000J.

C – đúng.

D – sai vì 1cal  ≈ 4,2J.

Lời giải chi tiết :

Đáp án C

Câu 17 :

Chọn phát biểu đúng về năng lượng từ Mặt Trời?

  • A.
    Năng lượng từ Mặt Trời là năng lượng không có sẵn.
  • B.
    Thiết bị sử dụng năng lượng Mặt Trời có giá thành và chi phí lắp đặt cao.
  • C.
    Thiết bị sử dụng năng lượng Mặt Trời, khi hết hạn sử dụng vẫn còn rác thải là các pin Mặt Trời.
  • D.
    Cả B và C.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Giá thành và chi phí lắp đặt thiết bị sử dụng năng lượng từ Mặt Trời cao và các pin Mặt Trời khi hết hạn sử dụng vẫn chưa có cách xử lý hợp lý.

Lời giải chi tiết :

Đáp án D

Câu 18 :

Năng lượng hao phí xuất hiện trong quá trình:

  • A.
    chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
  • B.
    chuyển hóa từ vật này sang vật khác.
  • C.
    cả A và B.
  • D.
    trường hợp khác.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Năng lượng hao phí xuất hiện trong quá trình chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác và từ vật này sang vật khác.

Lời giải chi tiết :

Đáp án C

Câu 19 :

Năng lượng địa nhiệt là năng lượng thu được từ:

  • A.
    sức nóng bên trong lõi Trái Đất.
  • B.
    thực vật, gỗ, rơm và chất thải.
  • C.
    sức chảy của dòng nước.
  • D.
    cả ba đáp án trên.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Năng lượng địa nhiệt là năng lượng thu được từ sức nóng bên trong lõi Trái Đất.

Lời giải chi tiết :

Đáp án A

Câu 20 :

Nguồn năng lượng trong tự nhiên gồm:

  • A.
    nguồn năng lượng hữu ích.
  • B.
    nguồn năng lượng hao phí và nguồn năng lượng hữu ích.
  • C.
    nguồn năng lượng không tái tạo.
  • D.
    nguồn năng lượng tái tạo và nguồn năng lượng không tái tạo.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nguồn năng lượng trong tự nhiên gồm nguồn năng lượng tái tạo và nguồn năng lượng không tái tạo.

Lời giải chi tiết :

Đáp án D

Đề thi giữa học kì 2 KHTN 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 8

Đề thi giữa học kì 2 KHTN 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 8

Xem chi tiết
Đề thi giữa học kì 2 KHTN 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 9

Đề thi giữa học kì 2 KHTN 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 9

Xem chi tiết
Đề thi giữa học kì 2 KHTN 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 10

Đề thi giữa học kì 2 KHTN 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 10

Xem chi tiết
Tổng hợp 5 đề thi giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo có đáp án

Việc phân chia tế bào giúp cơ thể:

Xem chi tiết
Đề thi giữa học kì 2 KHTN 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 6

Đề thi giữa học kì 2 KHTN 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 6

Xem chi tiết
Đề thi giữa kì 2 KHTN 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 5

Nguyên liệu chính để chế biến nước mắm là:

Xem chi tiết
Đề thi giữa kì 2 KHTN 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 4

Đặc điểm nào dưới đây không có ở các loài động vật đới nóng?

Xem chi tiết
Đề thi giữa kì 2 KHTN 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 3

Quá trình phân chia diễn ra, từ 1 tế bào sẽ tạo thành:

Xem chi tiết
Đề thi giữa kì 2 KHTN 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 2

Trong các lực sau, lực không phải là lực tiếp xúc là:

Xem chi tiết
Đề thi giữa kì 2 KHTN 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 1

Việc phân chia tế bào giúp cơ thể:

Xem chi tiết