Đề thi học kì 1 Vật lí 11 Chân trời sáng tạo - Đề số 7
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Đề thi học kì 1 - Đề số 7
Đề bài
Một vật dao động điều hòa với tần số góc ω. Chu kì dao động của vật được tính bằng công thức
-
A.
\(T = \frac{{2\pi }}{\omega }\)
-
B.
\(T = 2\pi \omega \)
-
C.
\(\frac{1}{{2\pi \omega }}\)
-
D.
\(\frac{\omega }{{2\pi }}\)
Trên mặt nước có hai nguồn kết hợp S1 và S2 dao động cùng pha với cùng biên độ A. Khi xảy ra hiện tượng giao thoa của hai sóng này trên mặt nước, trung điểm của đoạn S1S2 dao động với biên độ bằng
-
A.
0,5 A
-
B.
A
-
C.
2A
-
D.
0
Một dao động điều hòa có phương trình x = -5cos(4πt-π/4) cm. Xác định biên độ, chu kì và pha ban đầu của dao động
-
A.
-5cm; 2s; -π/4
-
B.
-5cm; 0,5s; -π/4
-
C.
5cm; 0,5s; 3π/4
-
D.
5cm; 2s; 3π/4
Một vật dao động điều hòa với tần số góc ω. Khi vật ở vị trí có li độ x thì gia tốc của vật là
-
A.
ω2x
-
B.
ωx
-
C.
ωx2
-
D.
- ω2x
Đồ thị biểu diễn dao động điều hòa ở hình vẽ bên ứng với phương trình dao động nào sau đây:
-
A.
\(x = 3\cos (2\pi t - \frac{\pi }{2})cm\)
-
B.
\(x = 3\cos (\frac{{2\pi }}{3}t + \frac{\pi }{3})cm\)
-
C.
\(x = 3\cos (2\pi t - \frac{\pi }{3})cm\)
-
D.
\(x = 3\cos (\frac{{2\pi }}{3}t + \frac{\pi }{2})cm\)
Theo định nghĩa. Sóng cơ là
-
A.
sự truyền chuyển động cơ trong không khí.
-
B.
sự co dãn tuần hoàn giữa các phần tử môi trường.
-
C.
chuyển động tương đối của vật này so với vật khác.
-
D.
những dao động cơ lan truyền trong môi trường đàn hồi.
Khoảng cách giữa hai điểm trên phương truyền sóng gần nhau nhất và dao động cùng pha với nhau gọi là
-
A.
chu kì.
-
B.
bước sóng.
-
C.
độ lệch pha.
-
D.
vận tốc truyền sóng.
Vận tốc truyền sóng là
-
A.
Vận tốc truyền pha dao động và vận tốc dao động của các phần tử vật chất có sóng truyền qua.
-
B.
Vận tốc dao động của các phần tử vật chất.
-
C.
Vận tốc truyền pha dao động.
-
D.
Vận tốc dao động của nguồn sóng.
Một sóng cơ học lan truyền trong một môi trường tốc độ v. Bước sóng của sóng này trong môi trường đó là λ. Chu kì dao động của sóng có biểu thức là
-
A.
T = v/λ
-
B.
T = v.λ
-
C.
T = λ/v
-
D.
T = 2πv/λ
Phương trình sóng có dạng nào trong các dạng dưới đây?
-
A.
\(x = A\cos \left( {\omega t + \varphi } \right)\)
-
B.
\(u = A\cos \omega \left( {t - \frac{x}{\lambda }} \right)\)
-
C.
\(u = A\cos 2\pi \left( {\frac{t}{T} - \frac{x}{\lambda }} \right)\)
-
D.
\(u = A\cos \omega \left( {\frac{t}{T} + \varphi } \right)\)
Khi sóng hình thành trên lò xo như hình 5.3, mỗi vòng trên lò xo sẽ
-
A.
chuyển động dọc theo trục lò xo từ B đến A.
-
B.
chuyển động dọc theo trục lò xo từ A đến B.
-
C.
dao động theo phương dọc theo trục lò xo, qua lại quanh một vị trí cố định.
-
D.
dao động theo phương vuông góc với trục lò xo, qua lại quanh một vị trí cố định.
Một sóng cơ truyền dọc theo trục Ox có phương trình\(u = 2\cos \left( {20\pi t - 2\pi x} \right)\) (cm), với t tính bằng s. Tần số của sóng này bằng
-
A.
15 Hz.
-
B.
10 Hz.
-
C.
5 Hz.
-
D.
20 Hz.
Tốc độ truyền sóng cơ (thông thường) không phụ thuộc vào
-
A.
tần số và biên độ của sóng.
-
B.
nhiệt độ của môi trường và tần số của sóng.
-
C.
bản chất của môi trường lan truyền sóng.
-
D.
biên độ của sóng và bản chất của môi trường.
Một sóng cơ lan truyền trong một môi trường. Hai điểm trên cùng một phương truyền sóng, cách nhau một khoảng bằng bước sóng có dao động:
-
A.
ngược pha.
-
B.
cùng pha.
-
C.
lệch pha π/2
-
D.
lệch pha π/4
Tìm vận tốc truyền sóng cơ biểu thị bởi phương trình: u = 2cos(100πt - 5πd) (cm), (d tính bằng m)
-
A.
20m/s
-
B.
30m/s
-
C.
40m/s
-
D.
kết quả khác
Khi nói về sóng, phát biểu nào dưới đây là sai?
-
A.
Sóng ngang là sóng mà phương dao động của các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua vuông góc với phương truyền sóng.
-
B.
Khi sóng truyền đi, các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua cùng truyền đi theo sóng.
-
C.
Sóng cơ không truyền được trong chân không.
-
D.
Sóng dọc là sóng mà phương dao động của các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua trùng với phương truyền sóng.
Một sóng vô tuyến có tần số 108 Hz được truyền trong không trung với tốc độ 3.108 m/s. Bước sóng của sóng đó là
-
A.
1,5 m
-
B.
3 m
-
C.
0,33 m
-
D.
0,16 m
Tia Rơn-ghen có bước sóng
-
A.
nhỏ hơn bước sóng của tia tử ngoại.
-
B.
nhỏ hơn bước sóng của tia gamma.
-
C.
lớn hơn bước sóng của ánh sáng tím.
-
D.
lớn hơn bước sóng của tia tử ngoại.
Các nhận định sau đúng hay sai
a) Âm nghe được có tần số nằm trong khoảng từ 16 Hz - 20 000 Hz
b) Sóng ánh sáng truyền được trong chân không
c) Sóng âm khi truyền trong không khí hay trong chất lỏng là sóng ngang
d) Sóng điện từ không lan truyền được trong chân không
Nguồn phát sóng S trên mặt nước tạo dao động với tần số f = 100 Hz, biên độ sóng 5cm gây ra các sóng tròn lan rộng trên mặt nước. Biết khoảng cách giữa 7 gợn lồi liên tiếp là 3 cm.
a) Bước sóng và chu kỳ dao động lần lượt là 5.10-3 m và 0,01 s
b) Vận tốc truyền sóng trên mặt nước bằng 50m/s
c) Phương trình sóng tại nguồn S là \({u_s} = 5\cos (200\pi t)(cm)\)
d) Phuơng trình sóng tại điểm M cách nguồn 12,5mm là \({u_M} = 5\cos (200\pi t - 5\pi )(cm)\)
Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A, B dao động với tần số f = 15Hz cùng biên độ 5cm và cùng pha. Tại một điểm M trên mặt nước cách A, B những khoảng d1 = 16cm, d2 = 20cm sóng có biên độ cực tiểu. Giữa M và đường trung trực của AB có hai dãy cực đại.
a) Khoảng cách ngắn nhất giữa hai phần tử chất lỏng trên đoạn thẳng AB dao động với biên độ cực đại là \(\frac{4}{3}\)cm
b) Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là 20cm/s
c) Biên độ dao động của phần tử chất lỏng tại M là -10cm
d) N là một điểm cách hai nguồn A và B lần lượt là 21cm và 27cm. Tại N là vân cực đại số 6 kể từ vân trung tâm.
Trong một thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, khi nguồn sáng là ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ, người ta đo khoảng cách giữa 9 vân sáng liên tiếp là 25,3 mm. Cho biết khoảng cách giữa hai khe là 0,200 mm và khoảng cách từ hai khe đến màn là 1 m.
a) Khoảng vân là 3,16 mm
b) Bước sóng λ = 632 nm
c) Khoảng cách từ vân sáng bậc hai đến vân tối thứ tư ở cùng bên so với vân sáng trung tâm (vân sáng cách đều hai khe sáng) là 7,9mm
d) Vị trí vân sáng bậc 3 cách vân trung tâm một khoảng là 9,48. 10-3 m
Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng dùng hai khe I-âng, biết D = 1 m, a = 1 mm. Khoảng cách từ vân sáng thứ 4 đến vân sáng thứ 10 ở cùng bên với vân trung tâm là 3,6 mm. Bước sóng ánh sáng là bao nhiêu μm?
Đáp án:
Biết cường độ ánh sáng của Mặt Trời đo được tại Trái Đất là 1,37.103 W/m2 và khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái Đất là 1,50.1011 m. Công suất bức xạ sóng ánh sáng của Mặt Trời là n.1026W. Giá trị của n là bao nhiêu ( Kết quả làm tròn đến phần trăm)?
Đáp án:
Một người gõ một nhát búa vào đường sắt ở cách đó1056 m một người khác áp tai vào đường sắt thì nghe thấy 2 tiếng gõ cách nhau 3 (s). Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 330 m/s thì tốc độ truyền âm trong đường sắt là bao nhiêu m/s?
Đáp án:
Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, từ vị trí cân bằng O kéo con lắc về phía dưới, theo phương thẳng đứng thêm 4 cm rồi thả nhẹ, con lắc dao động điều hòa quanh vị trí cân bằng O. Khi con lắc cách vị trí cân bằng 2 cm, tỉ số giữa động năng và thế năng của hệ dao động là bao nhiêu?
Đáp án:
Một vật dao động điều hòa trên trục Ox. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của li độ x vào thời gian t. Quãng đường vật đi dược trong một chu kỳ dao động bằng bao nhiêu cm?
Đáp án:
Một người quan sát một chiếc phao nổi trên mặt biển, thấy nó nhô lên cao 6 lần trong 15 giây. Coi sóng biển là sóng ngang, khoảng cách giữa 2 ngọn sóng liên tiếp là 1,5m. Tốc độ lan truyền của sóng biển là bao nhiêu cm/giây?
Đáp án:
Lời giải và đáp án
Một vật dao động điều hòa với tần số góc ω. Chu kì dao động của vật được tính bằng công thức
-
A.
\(T = \frac{{2\pi }}{\omega }\)
-
B.
\(T = 2\pi \omega \)
-
C.
\(\frac{1}{{2\pi \omega }}\)
-
D.
\(\frac{\omega }{{2\pi }}\)
Đáp án : A
Chu kỳ dao động được tính bằng công thức: \(T = \frac{{2\pi }}{\omega }\)
Chọn đáp án đúng là công thức: \(T = \frac{{2\pi }}{\omega }\)
Đáp án: A
Trên mặt nước có hai nguồn kết hợp S1 và S2 dao động cùng pha với cùng biên độ A. Khi xảy ra hiện tượng giao thoa của hai sóng này trên mặt nước, trung điểm của đoạn S1S2 dao động với biên độ bằng
-
A.
0,5 A
-
B.
A
-
C.
2A
-
D.
0
Đáp án : C
Tại trung điểm của S1S2, hiệu đường đi của sóng từ hai nguồn đến điểm đó bằng 0. Do đó, hai sóng tăng cường lẫn nhau, và biên độ tổng hợp là: 2A
Trung điểm đoạn S1S2 dao động với biên độ 2A
Đáp án: C
Một dao động điều hòa có phương trình x = -5cos(4πt-π/4) cm. Xác định biên độ, chu kì và pha ban đầu của dao động
-
A.
-5cm; 2s; -π/4
-
B.
-5cm; 0,5s; -π/4
-
C.
5cm; 0,5s; 3π/4
-
D.
5cm; 2s; 3π/4
Đáp án : C
Biên độ dao động A > 0, chu kì dao động: \(T = \frac{{2\pi }}{\omega }\)
x = -5cos(4πt-π/4) = 5cos(4πt+3π/4)
A = 5, \(T = \frac{{2\pi }}{\omega } = \frac{{2\pi }}{{4\pi }} = 0,5s\), φ = 3π/4
Đáp án: C
Một vật dao động điều hòa với tần số góc ω. Khi vật ở vị trí có li độ x thì gia tốc của vật là
-
A.
ω2x
-
B.
ωx
-
C.
ωx2
-
D.
- ω2x
Đáp án : D
Gia tốc dao động điều hòa
Gia tốc dao động điều hòa: - ω2x
Đáp án: D
Đồ thị biểu diễn dao động điều hòa ở hình vẽ bên ứng với phương trình dao động nào sau đây:
-
A.
\(x = 3\cos (2\pi t - \frac{\pi }{2})cm\)
-
B.
\(x = 3\cos (\frac{{2\pi }}{3}t + \frac{\pi }{3})cm\)
-
C.
\(x = 3\cos (2\pi t - \frac{\pi }{3})cm\)
-
D.
\(x = 3\cos (\frac{{2\pi }}{3}t + \frac{\pi }{2})cm\)
Đáp án : C
Xác định các giá trị A, T và pha ban đầu
A = 3, \(T = \frac{1}{6}.6 = 1s \Rightarrow \omega = 2\pi rad/s\), \(\varphi = - \frac{\pi }{3}\)
Đáp án: C
Theo định nghĩa. Sóng cơ là
-
A.
sự truyền chuyển động cơ trong không khí.
-
B.
sự co dãn tuần hoàn giữa các phần tử môi trường.
-
C.
chuyển động tương đối của vật này so với vật khác.
-
D.
những dao động cơ lan truyền trong môi trường đàn hồi.
Đáp án : D
Sóng cơ là các dao động cơ lan truyền trong môi trường đàn hồi.
Đáp án đúng với định nghĩa: “Những dao động cơ lan truyền trong môi trường đàn hồi”.
Đáp án: D
Khoảng cách giữa hai điểm trên phương truyền sóng gần nhau nhất và dao động cùng pha với nhau gọi là
-
A.
chu kì.
-
B.
bước sóng.
-
C.
độ lệch pha.
-
D.
vận tốc truyền sóng.
Đáp án : B
Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất dao động cùng pha là bước sóng
Hai điểm cách nhau một bước sóng dao động cùng pha.
Đáp án: B
Vận tốc truyền sóng là
-
A.
Vận tốc truyền pha dao động và vận tốc dao động của các phần tử vật chất có sóng truyền qua.
-
B.
Vận tốc dao động của các phần tử vật chất.
-
C.
Vận tốc truyền pha dao động.
-
D.
Vận tốc dao động của nguồn sóng.
Đáp án : C
Vận tốc truyền sóng là vận tốc truyền pha dao động trong môi trường.
Đáp án đúng là: “Vận tốc truyền pha dao động”.
Đáp án: C
Một sóng cơ học lan truyền trong một môi trường tốc độ v. Bước sóng của sóng này trong môi trường đó là λ. Chu kì dao động của sóng có biểu thức là
-
A.
T = v/λ
-
B.
T = v.λ
-
C.
T = λ/v
-
D.
T = 2πv/λ
Đáp án : C
Chu kỳ dao động: T = λ/v
Đáp án đúng là: T = λ/v
Đáp án: C
Phương trình sóng có dạng nào trong các dạng dưới đây?
-
A.
\(x = A\cos \left( {\omega t + \varphi } \right)\)
-
B.
\(u = A\cos \omega \left( {t - \frac{x}{\lambda }} \right)\)
-
C.
\(u = A\cos 2\pi \left( {\frac{t}{T} - \frac{x}{\lambda }} \right)\)
-
D.
\(u = A\cos \omega \left( {\frac{t}{T} + \varphi } \right)\)
Đáp án : C
Phương trình sóng u
Phương trình sóng có dạng \(u = A\cos 2\pi \left( {\frac{t}{T} - \frac{x}{\lambda }} \right)\)
Đáp án: C
Khi sóng hình thành trên lò xo như hình 5.3, mỗi vòng trên lò xo sẽ
-
A.
chuyển động dọc theo trục lò xo từ B đến A.
-
B.
chuyển động dọc theo trục lò xo từ A đến B.
-
C.
dao động theo phương dọc theo trục lò xo, qua lại quanh một vị trí cố định.
-
D.
dao động theo phương vuông góc với trục lò xo, qua lại quanh một vị trí cố định.
Đáp án : C
Quan sát hình 5.3 và sử dụng lí thuyết về sóng
Các phần tử của môi trường chỉ dao động quanh vị trí cân bằng mà không di chuyển theo sóng.
Đáp án: C
Một sóng cơ truyền dọc theo trục Ox có phương trình\(u = 2\cos \left( {20\pi t - 2\pi x} \right)\) (cm), với t tính bằng s. Tần số của sóng này bằng
-
A.
15 Hz.
-
B.
10 Hz.
-
C.
5 Hz.
-
D.
20 Hz.
Đáp án : C
Tần số sóng: \(f = \frac{\omega }{{2\pi }}\)
Tần số sóng: \(f = \frac{\omega }{{2\pi }} = \frac{{100\pi }}{{2\pi }} = 50\,{\rm{Hz}}\)
Đáp án: C
Tốc độ truyền sóng cơ (thông thường) không phụ thuộc vào
-
A.
tần số và biên độ của sóng.
-
B.
nhiệt độ của môi trường và tần số của sóng.
-
C.
bản chất của môi trường lan truyền sóng.
-
D.
biên độ của sóng và bản chất của môi trường.
Đáp án : A
Tốc độ truyền sóng cơ phụ thuộc vào bản chất của môi trường lan truyền sóng (mật độ, độ đàn hồi, nhiệt độ,...), nhưng không phụ thuộc vào các yếu tố đặc trưng của sóng như tần số hoặc biên độ.
Tốc độ truyền sóng cơ (thông thường) không phụ thuộc vào:
Tần số của sóng.
Biên độ của sóng.
Đáp án: A
Một sóng cơ lan truyền trong một môi trường. Hai điểm trên cùng một phương truyền sóng, cách nhau một khoảng bằng bước sóng có dao động:
-
A.
ngược pha.
-
B.
cùng pha.
-
C.
lệch pha π/2
-
D.
lệch pha π/4
Đáp án : B
Hai điểm cách nhau một bước sóng dao động cùng pha.
Hai điểm cách nhau λ dao động cùng pha.
Đáp án: B
Tìm vận tốc truyền sóng cơ biểu thị bởi phương trình: u = 2cos(100πt - 5πd) (cm), (d tính bằng m)
-
A.
20m/s
-
B.
30m/s
-
C.
40m/s
-
D.
kết quả khác
Đáp án : A
Vận tốc truyền sóng: \(v = \frac{\omega }{k}\)
Vận tốc truyền sóng là \(v = \frac{\omega }{k} = \frac{{100\pi }}{{5\pi }} = 20\,{\rm{m/s}}\)
Đáp án: A
Khi nói về sóng, phát biểu nào dưới đây là sai?
-
A.
Sóng ngang là sóng mà phương dao động của các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua vuông góc với phương truyền sóng.
-
B.
Khi sóng truyền đi, các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua cùng truyền đi theo sóng.
-
C.
Sóng cơ không truyền được trong chân không.
-
D.
Sóng dọc là sóng mà phương dao động của các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua trùng với phương truyền sóng.
Đáp án : B
Xem xét các khái niệm liên quan đến sóng ngang, sóng dọc, và sự lan truyền của sóng cơ.
Lưu ý rằng các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua không di chuyển theo sóng mà chỉ dao động quanh vị trí cân bằng.
A: Đúng. Sóng ngang là sóng có phương dao động vuông góc với phương truyền sóng (ví dụ: sóng trên dây).
B: Sai. Khi sóng truyền đi, các phần tử môi trường chỉ dao động quanh vị trí cân bằng, không truyền đi theo sóng.
C: Đúng. Sóng cơ cần môi trường đàn hồi để truyền và không truyền được trong chân không.
D: Đúng. Sóng dọc có phương dao động trùng với phương truyền sóng (ví dụ: sóng âm).
Đáp án: B
Một sóng vô tuyến có tần số 108 Hz được truyền trong không trung với tốc độ 3.108 m/s. Bước sóng của sóng đó là
-
A.
1,5 m
-
B.
3 m
-
C.
0,33 m
-
D.
0,16 m
Đáp án : B
Sử dụng công thức tính bước sóng: \(\lambda = \frac{v}{f}\)
Bước sóng của sóng đó là \(\lambda = \frac{v}{f} = \frac{{{{3.10}^8}}}{{{{10}^8}}} = 3\,{\rm{m}}\)
Đáp án: B
Tia Rơn-ghen có bước sóng
-
A.
nhỏ hơn bước sóng của tia tử ngoại.
-
B.
nhỏ hơn bước sóng của tia gamma.
-
C.
lớn hơn bước sóng của ánh sáng tím.
-
D.
lớn hơn bước sóng của tia tử ngoại.
Đáp án : A
So sánh bước sóng của các loại sóng điện từ, từ tia gamma đến sóng vô tuyến.
Bước sóng tia Rơn-ghen nhỏ hơn tia tử ngoại nhưng lớn hơn tia gamma.
Bước sóng của tia tử ngoại lớn hơn tia Rơn-ghen
Tia gamma có bước sóng nhỏ hơn tia Rơn-ghen
Đáp án: A
Các nhận định sau đúng hay sai
a) Âm nghe được có tần số nằm trong khoảng từ 16 Hz - 20 000 Hz
b) Sóng ánh sáng truyền được trong chân không
c) Sóng âm khi truyền trong không khí hay trong chất lỏng là sóng ngang
d) Sóng điện từ không lan truyền được trong chân không
a) Âm nghe được có tần số nằm trong khoảng từ 16 Hz - 20 000 Hz
b) Sóng ánh sáng truyền được trong chân không
c) Sóng âm khi truyền trong không khí hay trong chất lỏng là sóng ngang
d) Sóng điện từ không lan truyền được trong chân không
Dựa vào khái niệm và tính chất của các loại sóng (âm thanh, ánh sáng, sóng ngang, sóng dọc, sóng điện từ).
a) Âm nghe được có tần số nằm trong khoảng từ 16 Hz - 20 000 Hz.
- Nhận định này sai vì khoảng tần số phải bắt đầu từ 20 Hz không phải 16 Hz
b) Sóng ánh sáng truyền được trong chân không.
- Sóng ánh sáng thuộc sóng điện từ, và sóng điện từ có thể lan truyền trong chân không.
- Nhận định này đúng.
c) Sóng âm khi truyền trong không khí hay trong chất lỏng là sóng ngang.
- Sóng âm khi truyền trong không khí hay chất lỏng là sóng dọc (phương dao động trùng với phương truyền sóng).
- Nhận định này sai.
d) Sóng điện từ không lan truyền được trong chân không.
- Sóng điện từ có thể lan truyền trong chân không (ví dụ: ánh sáng, sóng vô tuyến).
- Nhận định này sai.
Nguồn phát sóng S trên mặt nước tạo dao động với tần số f = 100 Hz, biên độ sóng 5cm gây ra các sóng tròn lan rộng trên mặt nước. Biết khoảng cách giữa 7 gợn lồi liên tiếp là 3 cm.
a) Bước sóng và chu kỳ dao động lần lượt là 5.10-3 m và 0,01 s
b) Vận tốc truyền sóng trên mặt nước bằng 50m/s
c) Phương trình sóng tại nguồn S là \({u_s} = 5\cos (200\pi t)(cm)\)
d) Phuơng trình sóng tại điểm M cách nguồn 12,5mm là \({u_M} = 5\cos (200\pi t - 5\pi )(cm)\)
a) Bước sóng và chu kỳ dao động lần lượt là 5.10-3 m và 0,01 s
b) Vận tốc truyền sóng trên mặt nước bằng 50m/s
c) Phương trình sóng tại nguồn S là \({u_s} = 5\cos (200\pi t)(cm)\)
d) Phuơng trình sóng tại điểm M cách nguồn 12,5mm là \({u_M} = 5\cos (200\pi t - 5\pi )(cm)\)
Bước sóng (λ): Khoảng cách giữa 7 gợn lồi liên tiếp là 6λ vì giữa 2 gợn lồi liên tiếp là 1λ. Suy ra:
Chu kỳ (T): Chu kỳ liên hệ với tần số qua công thức T = 1/f
Vận tốc truyền sóng (v): Dùng công thức v = λ.f
Phương trình sóng tại nguồn S: Có dạng: \({u_S}(t) = A\cos (2\pi ft)\)
Phương trình sóng tại MMM: Có dạng: \({u_M}(t) = A\cos (2\pi ft - kx)\)
a) Khoảng cách giữa 7 gợn lồi là 3 cm, suy ra: \(\lambda = \frac{3}{6} = 0,5\,{\rm{cm}} = {5.10^{ - 3}}\,{\rm{m}}\)
Chu kỳ dao động: \(T = \frac{1}{f} = \frac{1}{{100}} = 0,01\,{\rm{s}}\)
Đúng
b) Vận tốc truyền sóng: \(v = \lambda .f = 0,005.100 = 0,5\,{\rm{m/s}}\)
Sai
c) Biên độ A = 5 cm, f = 100 Hz
\({u_S}(t) = 5\cos (200\pi t)\,({\rm{cm}})\)
Đúng
d) Phương trình sóng tại M:
Điểm M cách S khoảng x = 12,5 mm = 0,0125 m
Số sóng \(k = \frac{{2\pi }}{\lambda } = \frac{{2\pi }}{{0,005}} = 400\pi \,{\rm{rad/m}}\)
Phương trình: \({u_M}(t) = 5\cos (200\pi t - 400\pi .0,0125) = 5\cos (200\pi t - 5\pi )\)
Đúng
Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A, B dao động với tần số f = 15Hz cùng biên độ 5cm và cùng pha. Tại một điểm M trên mặt nước cách A, B những khoảng d1 = 16cm, d2 = 20cm sóng có biên độ cực tiểu. Giữa M và đường trung trực của AB có hai dãy cực đại.
a) Khoảng cách ngắn nhất giữa hai phần tử chất lỏng trên đoạn thẳng AB dao động với biên độ cực đại là \(\frac{4}{3}\)cm
b) Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là 20cm/s
c) Biên độ dao động của phần tử chất lỏng tại M là -10cm
d) N là một điểm cách hai nguồn A và B lần lượt là 21cm và 27cm. Tại N là vân cực đại số 6 kể từ vân trung tâm.
a) Khoảng cách ngắn nhất giữa hai phần tử chất lỏng trên đoạn thẳng AB dao động với biên độ cực đại là \(\frac{4}{3}\)cm
b) Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là 20cm/s
c) Biên độ dao động của phần tử chất lỏng tại M là -10cm
d) N là một điểm cách hai nguồn A và B lần lượt là 21cm và 27cm. Tại N là vân cực đại số 6 kể từ vân trung tâm.
- Điều kiện biên độ cực tiểu tại M:
Biên độ cực tiểu xảy ra khi hiệu đường đi \({\rm{\Delta }}d = \mid {d_2} - {d_1}\mid = k\lambda \)
- Bước sóng (λ):
Giữa M và đường trung trực có 2 dãy cực đại, suy ra khoảng cách giữa hai dãy cực đại là:
\(\frac{\lambda }{2} = \frac{{\mid {d_2} - {d_1}\mid }}{4}\)
Từ đó tính λ.
- Vận tốc truyền sóng:
Dựa vào công thức v = λ.f
- Biên độ tại M:
Tại M, do biên độ cực tiểu: \({A_{\rm{M}}} = 0\)
- Điều kiện cực đại tại N:
Tại N, điều kiện vân cực đại là: \({\rm{\Delta }}d = k\lambda \)
Từ đó, kiểm tra số bậc k
a) Khoảng cách ngắn nhất giữa hai phần tử chất lỏng trên đoạn AB:
- Hiệu đường đi: \({\rm{\Delta }}d = \mid {d_2} - {d_1}\mid = 20 - 16 = 4\,{\rm{cm}}{\rm{.}}\)
Số dãy cực đại giữa M và đường trung trực AB là 2, khoảng cách giữa hai dãy cực đại là:
\(\frac{\lambda }{2} = \frac{{{\rm{\Delta }}d}}{4} = \frac{4}{4} = 1\,{\rm{cm}}\)
Khoảng cách ngắn nhất giữa hai phần tử dao động với biên độ cực đại là: \(\frac{\lambda }{2} = 1\,{\rm{cm}}\)
Sai.
b) Vận tốc truyền sóng trên mặt nước:
- Bước sóng: \(\lambda = 2.\frac{{{\rm{\Delta }}d}}{4} = 2.1 = 2\,{\rm{cm}}\)
- Vận tốc truyền sóng: \(v = \lambda f = 2.15 = 30\,{\rm{cm/s}}\)
Sai.
c) Biên độ tại M:
- Tại M, sóng giao thoa cực tiểu: \({A_{\rm{M}}} = \mid {A_1} - {A_2}\mid = 0\)
Sai.
d) Tại N, vân cực đại số 6:
- Điều kiện để N là vân cực đại: \({d_2} - {d_1} = k\lambda \)
- Hiệu đường đi tại N: \({d_2} - {d_1} = 27 - 21 = 6\,{\rm{cm}}\)
Với λ=2 cm: \(k = \frac{{{\rm{\Delta }}d}}{\lambda } = \frac{6}{2} = 3\). Vậy N là vân cực đại bậc 3 (không phải bậc 6).
Sai.
Trong một thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, khi nguồn sáng là ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ, người ta đo khoảng cách giữa 9 vân sáng liên tiếp là 25,3 mm. Cho biết khoảng cách giữa hai khe là 0,200 mm và khoảng cách từ hai khe đến màn là 1 m.
a) Khoảng vân là 3,16 mm
b) Bước sóng λ = 632 nm
c) Khoảng cách từ vân sáng bậc hai đến vân tối thứ tư ở cùng bên so với vân sáng trung tâm (vân sáng cách đều hai khe sáng) là 7,9mm
d) Vị trí vân sáng bậc 3 cách vân trung tâm một khoảng là 9,48. 10-3 m
a) Khoảng vân là 3,16 mm
b) Bước sóng λ = 632 nm
c) Khoảng cách từ vân sáng bậc hai đến vân tối thứ tư ở cùng bên so với vân sáng trung tâm (vân sáng cách đều hai khe sáng) là 7,9mm
d) Vị trí vân sáng bậc 3 cách vân trung tâm một khoảng là 9,48. 10-3 m
Vận dụng công thức tính khoảng vân, bước sóng, vân sáng, vân tối, vị trí vân sáng
a) Khoảng vân: \(i = \frac{{25,3}}{8} = 3,16{\rm{mm}}\). Đúng
b) Bước sóng \(\lambda = \frac{{ai}}{D} = \frac{{0,200.3,16}}{1} = 0,632\,\mu {\rm{m}} = 632{\rm{nm}}\). Đúng.
c) Vân sáng bậc 2: \({x_2} = 2i = 2.3,16 = 6,32{\rm{mm}}\)
Vân tối bậc 4: \({x_4} = 3,5i = 3,5.3,16 = 11,06{\rm{mm}}\)
Khoảng cách: \({\rm{\Delta }}x = {x_4} - {x_2} = 11,06 - 6,32 = 4,74{\rm{mm}}\)
Sai.
d) Vị trí vân sáng bậc 3 cách vân trung tâm một khoảng là \({x_3} = 3i = 3.3,16 = 9,48{\rm{mm}}\)
Đúng.
Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng dùng hai khe I-âng, biết D = 1 m, a = 1 mm. Khoảng cách từ vân sáng thứ 4 đến vân sáng thứ 10 ở cùng bên với vân trung tâm là 3,6 mm. Bước sóng ánh sáng là bao nhiêu μm?
Đáp án:
Đáp án:
Xác định khoảng vân từ đó vận dụng công thức tính bước sóng
Khoảng vân \(i = \frac{{{\rm{\Delta }}x}}{6} = \frac{{3,{{6.10}^{ - 3}}}}{6} = 0,{6.10^{ - 3}}\,{\rm{m}}\)
Bước sóng: \(\lambda = \frac{{i.a}}{D} = \frac{{0,{{6.10}^{ - 3}}{{.10}^{ - 3}}}}{1} = 0,{6.10^{ - 6}}\,{\rm{m}} = 0,6\,\mu {\rm{m}}\)
Đáp án: 0,6
Biết cường độ ánh sáng của Mặt Trời đo được tại Trái Đất là 1,37.103 W/m2 và khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái Đất là 1,50.1011 m. Công suất bức xạ sóng ánh sáng của Mặt Trời là n.1026W. Giá trị của n là bao nhiêu ( Kết quả làm tròn đến phần trăm)?
Đáp án:
Đáp án:
Cường độ ánh sáng tại Trái Đất \(I = \frac{P}{{4\pi {R^2}}} \Rightarrow P = I.4\pi {R^2}\)
Công suất bức xạ \(P = I.4\pi {R^2} = 1,{37.10^3}.4\pi .{(1,{50.10^{11}})^2} = 3,{88.10^{26}}W\)
Đáp án: 3,88
Một người gõ một nhát búa vào đường sắt ở cách đó1056 m một người khác áp tai vào đường sắt thì nghe thấy 2 tiếng gõ cách nhau 3 (s). Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 330 m/s thì tốc độ truyền âm trong đường sắt là bao nhiêu m/s?
Đáp án:
Đáp án:
Thời gian chênh lệch giữa hai tiếng gõ: \({\rm{\Delta }}t = {t_{kk}} - {t_{Fe}}\)
Thời gian truyền trong không khí \({t_{kk}} = \frac{d}{{{v_{{\rm{kk}}}}}} = \frac{{1056}}{{330}} \approx 3,2\,{\rm{s}}\)
Thời gian truyền trong sắt \({t_{Fe}} = {t_{{\rm{kk}}}} - {\rm{\Delta }}t = 3,2 - 3 = 0,2\,{\rm{s}}\)
Vận tốc trong sắt \({v_{Fe}} = \frac{d}{{{t_{Fe}}}} = \frac{{1056}}{{0,2}} = 5280\,{\rm{m/s}}\)
Đáp án: 5280
Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, từ vị trí cân bằng O kéo con lắc về phía dưới, theo phương thẳng đứng thêm 4 cm rồi thả nhẹ, con lắc dao động điều hòa quanh vị trí cân bằng O. Khi con lắc cách vị trí cân bằng 2 cm, tỉ số giữa động năng và thế năng của hệ dao động là bao nhiêu?
Đáp án:
Đáp án:
Tính tổng năng lượng dao động => tỉ số động năng và thế năng
\(\frac{{{W_d}}}{{{W_{\rm{t}}}}} = \frac{{{A^2} - {x^2}}}{{{x^2}}} = \frac{{{4^2} - {2^2}}}{{{2^2}}} = \frac{{16 - 4}}{4} = \frac{{12}}{4} = 3\)
Đáp án: 3
Một vật dao động điều hòa trên trục Ox. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của li độ x vào thời gian t. Quãng đường vật đi dược trong một chu kỳ dao động bằng bao nhiêu cm?
Đáp án:
Đáp án:
Quãng đường vật đi trong một chu kỳ là 4A
Từ đồ thị, biên độ dao động A = 2 cm
Quãng đường vật đi trong một chu kỳ là 4A = 4.2 = 8 cm
Đáp án: 8
Một người quan sát một chiếc phao nổi trên mặt biển, thấy nó nhô lên cao 6 lần trong 15 giây. Coi sóng biển là sóng ngang, khoảng cách giữa 2 ngọn sóng liên tiếp là 1,5m. Tốc độ lan truyền của sóng biển là bao nhiêu cm/giây?
Đáp án:
Đáp án:
Tần số sóng
Tần số: \(f = \frac{{n - 1}}{t} = \frac{{6 - 1}}{{15}} = \frac{5}{{15}} = \frac{1}{3}\,{\rm{Hz}}{\rm{.}}\)
Vận tốc: \(v = \lambda f = 1,5.\frac{1}{3} = 0,5\,{\rm{m/s}} = 50\,{\rm{cm/s}}\)
Đáp án: 50
Đề thi học kì 1 - Đề số 8
Đề thi học kì 1 - Đề số 6
Đáp án câu đúng : Chu kì dao động của con lắc lò xo là :
Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, cùng pha, có biên độ lần lượt là A1 và A2 . Biên độ dao động tổng hợp của hai dao động này là
Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình (x tính bằng cm). Chất điểm dao động với biên độ
Chọn phát biểu sai trong các phương án sau:
Một máy cơ khí khi hoạt động sẽ tạo ra những dao động được xem gần đúng là dao động điều hòa với phương trình li độ dạng: x = 3cos(160πt) (mm). Vận tốc của vật dao động có phương trình:
NỘI DUNG ÔN TẬP BÀI TẬP
Các bài khác cùng chuyên mục