Đề thi học kì 1 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo - Đề số 1
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...
Đề thi học kì 1 - Đề số 1
Đề bài
Thí nghiệm của Galilei tại tháp nghiêng Pisa có ý nghĩa gì?
-
A.
Bác bỏ nhận định của Aristole trước đó cho rằng vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ.
-
B.
Khẳng định một lần nữa về nhận định của Aristole trước đó cho rằng vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ.
-
C.
Phát hiện ra sự rơi của vật phụ thuộc vào khối lượng.
-
D.
Tìm ra cách tính khối lượng của vật.
Ai là cha đẻ của phương pháp thực nghiệm
-
A.
Aristotle.
-
B.
Ruther ford.
-
C.
Galile.
-
D.
Newton.
Một chiếc thước kẻ có giới hạn đo là 30 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm thì sai số dụng cụ của nó là:
-
A.
30 cm
-
B.
1 mm
-
C.
0,5 mm
-
D.
không xác định.
Hãy xác định số đo chiều dài của cây bút chì trong hình dưới đây:
-
A.
x = 6,20.0,05cm
-
B.
x = 6,20+0,05cm
-
C.
x = 6,20−0,05cm
-
D.
x = 6,20±0,05cm
Một người bơi dọc trong bể bơi dài 50 m. Bơi từ đầu bể đến cuối bể hết 20 s, bơi tiếp từ cuối bể quay về đầu bể hết 22 s. Xác định vận tốc trung bình trong trường hợp bơi từ đầu bể đến cuối bể.
-
A.
2,5 m/s.
-
B.
2,3 m/s.
-
C.
2 m/s.
-
D.
1,1 m/s.
Một xe tải chạy với tốc độ 40 km/h và vượt qua một xe gắn máy đang chạy với tốc độ 30 km/h. Vận tốc của xe máy so với xe tải bằng bao nhiêu?
-
A.
5 km/h.
-
B.
10 km/h.
-
C.
– 5 km/h.
-
D.
– 10 km/h.
Trong các ví dụ dưới đây, trường hợp nào vật chuyển động được coi như là chất điểm?
-
A.
Viên bi lăn trên máng nghiêng có độ dài 10 cm.
-
B.
Đoàn tàu chuyển động trong sân ga.
-
C.
Người đi xe máy trên quãng đường từ Lào Cai đến Phú Thọ.
-
D.
Chuyển động tự quay của Trái Đất quanh trục.
Số chỉ trên tốc kế của các phương tiện giao thông cho biết đại lượng nào?
-
A.
Tốc độ trung bình của xe.
-
B.
Tốc độ lớn nhất của xe.
-
C.
Tốc độ tức thời của xe.
-
D.
Sự thay đổi tốc độ của xe.
Đặc điểm của đồ thị độ dịch chuyển – thời gian đối với một vật chuyển động thẳng theo một hướng với tốc độ không đổi là:
-
A.
một đường thẳng qua gốc tọa độ.
-
B.
một đường song song với trục hoành Ot.
-
C.
một đường song song với trục tung Od.
-
D.
một đường parabol.
-
A.
Vectơ gia tốc cùng chiều với vectơ vận tốc.
-
B.
Vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc.
-
C.
Gia tốc là đại lượng không đổi.
-
D.
Đáp án A và C.
Một ô tô đang chuyển động thẳng với vận tốc 10 m/s thì tăng tốc. Sau 10 s đạt vận tốc 20 m/s. Gia tốc của xe là:
-
A.
10 m/s2.
-
B.
5 m/s2.
-
C.
2 m/s2.
-
D.
1 m/s2.
Hai vật được thả rơi tự do đồng thời từ hai độ cao khác nhau h1, và h2. Khoảng thời gian rơi của vật thứ nhất gấp đôi thời gian rơi của vật thứ hai. Bỏ qua lực cản của không khí. Tỉ số các độ cao \(\frac{{{h_1}}}{{{h_2}}}\) là:
-
A.
\(\frac{{{h_1}}}{{{h_2}}} = 2\)
-
B.
\(\frac{{{h_1}}}{{{h_2}}} = 0,5\)
-
C.
\(\frac{{{h_1}}}{{{h_2}}} = 4\)
-
D.
\(\frac{{{h_1}}}{{{h_2}}} = 1\)
Một quả bóng đặt trên mặt bàn được truyền một vận tốc theo phương nằm ngang. Hình nào dưới đây mô tả đúng quỹ đạo của quả bóng khi rời khỏi mặt bàn?
-
A.
-
B.
-
C.
-
D.
Quả bóng được coi như một chuyển động ném ngang. Hình B mô tả đúng nhất. Một vật được ném theo phương nằm ngang từ độ cao 4,9 m có tầm xa trên mặt đất L = 5 m. Lấy g = 9,8 m/s2. Tính vận tốc ban đầu.
-
A.
5 m/s.
-
B.
4 m/s.
-
C.
3 m/s.
-
D.
2 m/s.
Một vật có khối lượng 2 kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Vật đi được 100 cm trong 0,25 s. Gia tốc của vật và hợp lực tác dụng lên vật có giá trị lần lượt là
-
A.
32 m/s2; 64 N.
-
B.
0,64 m/s2; 1,2 N.
-
C.
6,4 m/s2, 12,8 N.
-
D.
64 m/s2; 128 N.
Vật nào sau đây chuyển động theo quán tính?
-
A.
Vật chuyển động tròn đều.
-
B.
Vật chuyển động trên quỹ đạo thẳng.
-
C.
Vật chuyển động thẳng đều.
-
D.
Vật chuyển động rơi tự do.
Lực nào làm cho thuyền (có mái chèo) chuyển động được trên mặt hồ?
-
A.
Lực hút của Trái Đất tác dụng lên thuyền.
-
B.
Lực nâng của nước tác dụng lên thuyền.
-
C.
Lực đẩy của nước tác dụng lên thuyền.
-
D.
Lực của thuyền tác dụng vào nước.
Một người kéo một vật trượt thẳng đều trên sàn nhà nằm ngang với một lực nằm ngang có độ lớn 300 N. Khi đó, độ lớn của lực ma sát trượt tác dụng lên vật sẽ
-
A.
lớn hơn 300 N.
-
B.
nhỏ hơn 300 N.
-
C.
bằng 300 N.
-
D.
bằng trọng lượng của vật.
Lực nào sau đây không phải là lực ma sát?
-
A.
Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường.
-
B.
Lực xuất hiện khi lốp xe đạp lăn trên mặt đường.
-
C.
Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn.
-
D.
Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ xát với nhau.
Phát biểu nào sau đây là sai:
Khi căng một sợi dây bằng cách buộc sợi dây vào giá đỡ và treo vật nặng lên thì:
-
A.
Lực căng dây xuất hiện chống lại xu hướng bị kéo giãn.
-
B.
Vật chịu tác dụng của trọng lực và lực căng dây.
-
C.
Lực căng dây tác dụng lên giá treo và trọng lực của vật là hai lực cân bằng.
-
D.
Độ lớn của lực căng là như nhau tại tất cả các điểm trên dây, nếu dây đứng yên.
Chọn phát biểu đúng.
-
A.
Áp suất nước ở đáy bình chứa chỉ phụ thuộc vào diện tích mặt đáy.
-
B.
Áp suất chất lỏng phụ thuộc vào hình dạng và kích thước của bình chứa.
-
C.
Áp suất chất lỏng tại một điểm bất kì trong chất lỏng có tác dụng như nhau theo mọi hướng.
-
D.
Tại một điểm bất kì trong chất lỏng, áp suất chất lỏng có chiều hướng xuống.
Một bình nước có dạng ống dài chứa đầy nước, có một lỗ thủng để nước chảy ra như hình. Đâu là mô tả đúng về lượng nước chảy ra theo thời gian?
-
A.
Nước chảy ra đều đặn tới khi tới lỗ thủng thì ngừng.
-
B.
Nước chảy ra nhanh dần tới khi tới lỗ thủng thì ngừng.
-
C.
Nước chảy ra chậm dần tới khi tới lỗ thủng thì ngừng.
-
D.
Nước chảy nhiều ít không có quy luật rõ ràng.
Một vật nằm trên mặt phẳng nghiêng góc 600 so với phương ngang chịu tác dụng của trọng lực có độ lớn là 40 N. Độ lớn các thành phần của trọng lực theo phương song song và vuông góc với mặt phẳng nghiêng lần lượt là:
-
A.
34,6 N và 34,6 N.
-
B.
20 N và 20 N.
-
C.
20 N và 34,6 N.
-
D.
34,6 N và 20 N.
Phát biểu nào sau đây về phép tổng hợp lực là sai?
-
A.
Xét về mặt toán học, tổng hợp lực là phép cộng các vectơ lực cùng tác dụng lên một vật.
-
B.
Lực tổng hợp có thể xác định bằng quy tắc hình bình hành, quy tắc tam giác lực hoặc quy tắc đa giác lực.
-
C.
Độ lớn của lực tổng hợp có thể lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng tổng độ lớn của hai lực thành phần.
-
D.
Lực tổng hợp là một lực thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật, có tác dụng tương đương các lực thành phần.
Theo định luật 1 Newton thì
-
A.
lực là nguyên nhân duy trì chuyển động.
-
B.
một vật sẽ giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều nếu nó không chịu tác dụng của lực nào.
-
C.
một vật không thể chuyển động được nếu hợp lực tác dụng lên nó bằng 0.
-
D.
mọi vật đang chuyển động đều có xu hướng dừng lại do quán tính.
Thả vật rơi tự do từ độ cao h xuống đất. Công thức tính vận tốc của vật khi chạm đất là:
-
A.
\(v = 2\sqrt {gh} \)
-
B.
\(v = \sqrt {2gh} \)
-
C.
\(v = \sqrt {gh} \)
-
D.
\(v = \sqrt {\frac{{gh}}{2}} \)
Ở nơi có gia tốc rơi tự do là g, từ độ cao h so với mặt đất, một vật được ném ngang với tốc độ ban đầu v. Tầm bay xa của vật là?
-
A.
\(L = {v_0}\sqrt {\frac{{2H}}{g}} \)
-
B.
\(L = {v_0}\frac{{2H}}{g}\)
-
C.
\(L = \frac{{2{v_0}}}{{gH}}\)
-
D.
\(L = \sqrt {\frac{{2{v_0}H}}{g}} \)
Ném một vật nhỏ theo phương ngang với vận tốc ban đầu 5 m/s, tầm xa của vật là 15 m. Thời gian rơi của vật là:
-
A.
1 s.
-
B.
2 s.
-
C.
3 s.
-
D.
4 s.
Một xe chuyển động chậm dần đều với tốc độ đầu 36 km/h. Trong giây thứ 6 xe đi được 7,25 m. Tính quãng đường xe đi được trong giây thứ 8.
-
A.
6,25 m
-
B.
8,25 m
-
C.
10,25 m
-
D.
4,25 m
Một vật chuyển động trong không khí, trong nước hoặc trong chất lỏng nói chung đều sẽ chịu tác dụng của lực cản. Xét một viên bi thép có khối lượng 1 g đang ở trạng thái nghỉ được thả rơi trong dầu. Người ta khảo sát chuyển động của viên bi trong dầu và vẽ đồ thị tốc độ theo thời gian của viên bi như Hình 10.2. Cho biết lực đẩy Archimecdes có độ lớn là FA=1,2.10−3 N và lấy g = 9,8 m/s2. Độ lớn lực cản của dầu tác dụng lên viên bi sau thời điểm t2 là bao nhiêu?
-
A.
8,6.10−3 N
-
B.
8,6.10−5 N
-
C.
6,8.10−3 N
-
D.
6,8.10−5 N
Lời giải và đáp án
Thí nghiệm của Galilei tại tháp nghiêng Pisa có ý nghĩa gì?
-
A.
Bác bỏ nhận định của Aristole trước đó cho rằng vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ.
-
B.
Khẳng định một lần nữa về nhận định của Aristole trước đó cho rằng vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ.
-
C.
Phát hiện ra sự rơi của vật phụ thuộc vào khối lượng.
-
D.
Tìm ra cách tính khối lượng của vật.
Đáp án : A
Thí nghiệm của Galilei tại tháp nghiêng Pisa bác bỏ nhận định của Aristole trước đó rằng vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ.
Đáp án A
Ai là cha đẻ của phương pháp thực nghiệm
-
A.
Aristotle.
-
B.
Ruther ford.
-
C.
Galile.
-
D.
Newton.
Đáp án : C
Cha đẻ của phương pháp thực nghiệm là Galile
Đáp án C
Một chiếc thước kẻ có giới hạn đo là 30 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm thì sai số dụng cụ của nó là:
-
A.
30 cm
-
B.
1 mm
-
C.
0,5 mm
-
D.
không xác định.
Đáp án : C
Sai số dụng cụ được tính bằng nửa độ chia nhỏ nhất hoặc được nhà sản xuất ghi trên dụng cụ đo.
Độ chia nhỏ nhất là 1 mm thì sai số dụng cụ là 0,5 mm.
Đáp án C
Hãy xác định số đo chiều dài của cây bút chì trong hình dưới đây:
-
A.
x = 6,20.0,05cm
-
B.
x = 6,20+0,05cm
-
C.
x = 6,20−0,05cm
-
D.
x = 6,20±0,05cm
Đáp án : D
Sai số dụng cụ bằng nửa độ chia nhỏ nhất
\(\Delta x = \Delta {x_{dc}} = \frac{{0,1}}{2} = 0,05cm\)
Kết quả đo: \(x = \overline x + \Delta x = 6,20 \pm 0,05cm\)
Đáp án D
Một người bơi dọc trong bể bơi dài 50 m. Bơi từ đầu bể đến cuối bể hết 20 s, bơi tiếp từ cuối bể quay về đầu bể hết 22 s. Xác định vận tốc trung bình trong trường hợp bơi từ đầu bể đến cuối bể.
-
A.
2,5 m/s.
-
B.
2,3 m/s.
-
C.
2 m/s.
-
D.
1,1 m/s.
Đáp án : A
Chọn chiều dương của độ dịch chuyển là chiều từ đầu bể bơi đến cuối bể bơi.
Bơi từ đầu bể đến cuối bể, trong quá trình này người chuyển động thẳng, không đổi chiều chuyển động nên quãng đường và độ dịch chuyển bằng nhau và bằng chiều dài của bể: s = d = 50 m.
Tốc độ trung bình bằng vận tốc trung bình:
\(v = \frac{d}{t} = \frac{{50}}{{20}} = 2,5m/s\)
Đáp án A
Một xe tải chạy với tốc độ 40 km/h và vượt qua một xe gắn máy đang chạy với tốc độ 30 km/h. Vận tốc của xe máy so với xe tải bằng bao nhiêu?
-
A.
5 km/h.
-
B.
10 km/h.
-
C.
– 5 km/h.
-
D.
– 10 km/h.
Đáp án : D
Quy ước:
Xe máy – số 1 – Vật chuyển động
Xe tải – số 2 – Hệ quy chiếu chuyển động
Mặt đường – số 3 – Hệ quy chiếu đứng yên
Công thức cộng vận tốc: \(\overrightarrow {{v_{13}}} = \overrightarrow {{v_{12}}} + \overrightarrow {{v_{23}}} \Rightarrow \overrightarrow {{v_{12}}} = \overrightarrow {{v_{13}}} - \overrightarrow {{v_{23}}} \)
Vận tốc của xe máy so với xe tải là:
v12=v13−v23=30−40=−10km/h
Đáp án D
Trong các ví dụ dưới đây, trường hợp nào vật chuyển động được coi như là chất điểm?
-
A.
Viên bi lăn trên máng nghiêng có độ dài 10 cm.
-
B.
Đoàn tàu chuyển động trong sân ga.
-
C.
Người đi xe máy trên quãng đường từ Lào Cai đến Phú Thọ.
-
D.
Chuyển động tự quay của Trái Đất quanh trục.
Đáp án : C
Người đi xe máy có kích thước rất nhỏ so với quãng đường mà người đó đi được từ Lào Cai đến Phú Thọ.
Đáp án C
Số chỉ trên tốc kế của các phương tiện giao thông cho biết đại lượng nào?
-
A.
Tốc độ trung bình của xe.
-
B.
Tốc độ lớn nhất của xe.
-
C.
Tốc độ tức thời của xe.
-
D.
Sự thay đổi tốc độ của xe.
Đáp án : C
Trên xe máy, ô tô đồng hồ tốc độ (tốc kế) đặt trước mặt người lái xe chỉ tốc độ mà xe đang chạy vào thời điểm người lái xe đọc số chỉ của tốc kế. Tốc độ này gọi là tốc độ tức thời.
Đáp án C
Đặc điểm của đồ thị độ dịch chuyển – thời gian đối với một vật chuyển động thẳng theo một hướng với tốc độ không đổi là:
-
A.
một đường thẳng qua gốc tọa độ.
-
B.
một đường song song với trục hoành Ot.
-
C.
một đường song song với trục tung Od.
-
D.
một đường parabol.
Đáp án : A
Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian đối với một vật chuyển động thẳng theo một hướng với tốc độ không đổi là một đường thẳng qua gốc tọa độ.
Đáp án A
-
A.
Vectơ gia tốc cùng chiều với vectơ vận tốc.
-
B.
Vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc.
-
C.
Gia tốc là đại lượng không đổi.
-
D.
Đáp án A và C.
Đáp án : B
Gia tốc là đại lượng đặc trưng cho sự thay đổi nhanh hay chậm của vận tốc, có phương chiều và độ lớn không đổi. Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều \(\overrightarrow a \) cùng chiều với \(\overrightarrow v \)
Đáp án B
Một ô tô đang chuyển động thẳng với vận tốc 10 m/s thì tăng tốc. Sau 10 s đạt vận tốc 20 m/s. Gia tốc của xe là:
-
A.
10 m/s2.
-
B.
5 m/s2.
-
C.
2 m/s2.
-
D.
1 m/s2.
Đáp án : D
Ta có: v0 = 10 m/s; v = 20 m/s; Δt = 10s
Gia tốc của xe là: \(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \frac{{v - {v_0}}}{{\Delta t}} = \frac{{20 - 10}}{{10}} = 1m/{s^2}\)
Đáp án D
Hai vật được thả rơi tự do đồng thời từ hai độ cao khác nhau h1, và h2. Khoảng thời gian rơi của vật thứ nhất gấp đôi thời gian rơi của vật thứ hai. Bỏ qua lực cản của không khí. Tỉ số các độ cao \(\frac{{{h_1}}}{{{h_2}}}\) là:
-
A.
\(\frac{{{h_1}}}{{{h_2}}} = 2\)
-
B.
\(\frac{{{h_1}}}{{{h_2}}} = 0,5\)
-
C.
\(\frac{{{h_1}}}{{{h_2}}} = 4\)
-
D.
\(\frac{{{h_1}}}{{{h_2}}} = 1\)
Đáp án : C
Thời gian rơi của vật rơi tự do: \(t = \sqrt {\frac{{2h}}{g}} \)
Thời gian rơi của vật thứ nhất gấp đôi thời gian rơi của vật thứ hai:
\({t_1} = 2{t_2} \Rightarrow \sqrt {\frac{{2{h_1}}}{g}} = 2\sqrt {\frac{{2{h_2}}}{g}} \Rightarrow \frac{{{h_1}}}{{{h_2}}} = 4\)
Đáp án C
Một quả bóng đặt trên mặt bàn được truyền một vận tốc theo phương nằm ngang. Hình nào dưới đây mô tả đúng quỹ đạo của quả bóng khi rời khỏi mặt bàn?
-
A.
-
B.
-
C.
-
D.
Đáp án : B
Quỹ đạo của quả bóng khi rời khỏi mặt bàn là hình parabol
Đáp án B
Quả bóng được coi như một chuyển động ném ngang. Hình B mô tả đúng nhất. Một vật được ném theo phương nằm ngang từ độ cao 4,9 m có tầm xa trên mặt đất L = 5 m. Lấy g = 9,8 m/s2. Tính vận tốc ban đầu.
-
A.
5 m/s.
-
B.
4 m/s.
-
C.
3 m/s.
-
D.
2 m/s.
Đáp án : A
Tầm xa: \(L = {v_0}\sqrt {\frac{{2h}}{g}} \Rightarrow {v_0} = L\sqrt {\frac{g}{{2h}}} = 5\sqrt {\frac{{9,8}}{{2.4,9}}} = 5m/s\)
Đáp án A
Một vật có khối lượng 2 kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Vật đi được 100 cm trong 0,25 s. Gia tốc của vật và hợp lực tác dụng lên vật có giá trị lần lượt là
-
A.
32 m/s2; 64 N.
-
B.
0,64 m/s2; 1,2 N.
-
C.
6,4 m/s2, 12,8 N.
-
D.
64 m/s2; 128 N.
Đáp án : A
Gia tốc: \(s = {v_0}t + \frac{1}{2}a{t^2} \Rightarrow {100.10^{ - 2}} = 0.t + \frac{1}{2}a.0,{25^2} \Rightarrow a = 32m/{s^2}\)
Hợp lực tác dụng: F=ma=2.32=64N
Đáp án A
Vật nào sau đây chuyển động theo quán tính?
-
A.
Vật chuyển động tròn đều.
-
B.
Vật chuyển động trên quỹ đạo thẳng.
-
C.
Vật chuyển động thẳng đều.
-
D.
Vật chuyển động rơi tự do.
Đáp án : C
A, B, D – các vật chuyển động đều chịu tác dụng của hợp lực khác 0.
C – vật chuyển động thẳng đều là vật chịu tác dụng của hợp lực bằng 0.
Đáp án C
Lực nào làm cho thuyền (có mái chèo) chuyển động được trên mặt hồ?
-
A.
Lực hút của Trái Đất tác dụng lên thuyền.
-
B.
Lực nâng của nước tác dụng lên thuyền.
-
C.
Lực đẩy của nước tác dụng lên thuyền.
-
D.
Lực của thuyền tác dụng vào nước.
Đáp án : C
Người chèo thuyền dùng mái chèo tác dụng vào nước một lực hướng về phía sau. Nước tác dụng lại mái chèo một lực hướng về phía trước làm thuyền chuyển động.
Đáp án C
Một người kéo một vật trượt thẳng đều trên sàn nhà nằm ngang với một lực nằm ngang có độ lớn 300 N. Khi đó, độ lớn của lực ma sát trượt tác dụng lên vật sẽ
-
A.
lớn hơn 300 N.
-
B.
nhỏ hơn 300 N.
-
C.
bằng 300 N.
-
D.
bằng trọng lượng của vật.
Đáp án : C
Các lực tác dụng lên vật được biểu diễn như hình vẽ sau:
Do vật chuyển động đều nên lực ma sát có độ lớn bằng lực kéo và bằng 300 N.
Đáp án C
Lực nào sau đây không phải là lực ma sát?
-
A.
Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường.
-
B.
Lực xuất hiện khi lốp xe đạp lăn trên mặt đường.
-
C.
Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn.
-
D.
Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ xát với nhau.
Đáp án : C
Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn là lực đàn hồi. Các lực còn lại là lực ma sát.
Đáp án C
Phát biểu nào sau đây là sai:
Khi căng một sợi dây bằng cách buộc sợi dây vào giá đỡ và treo vật nặng lên thì:
-
A.
Lực căng dây xuất hiện chống lại xu hướng bị kéo giãn.
-
B.
Vật chịu tác dụng của trọng lực và lực căng dây.
-
C.
Lực căng dây tác dụng lên giá treo và trọng lực của vật là hai lực cân bằng.
-
D.
Độ lớn của lực căng là như nhau tại tất cả các điểm trên dây, nếu dây đứng yên.
Đáp án : C
Lực căng dây tác dụng lên giá treo và trọng lực của vật không phải là hai lực cân bằng, do 2 lực này không tác dụng vào cùng 1 vật:
- Lực căng dây tác dụng lên giá treo có điểm đặt là điểm tiếp xúc giữa dây và giá treo.
- Trọng lực thì có điểm đặt là ở trọng tâm của vật.
Đáp án C
Chọn phát biểu đúng.
-
A.
Áp suất nước ở đáy bình chứa chỉ phụ thuộc vào diện tích mặt đáy.
-
B.
Áp suất chất lỏng phụ thuộc vào hình dạng và kích thước của bình chứa.
-
C.
Áp suất chất lỏng tại một điểm bất kì trong chất lỏng có tác dụng như nhau theo mọi hướng.
-
D.
Tại một điểm bất kì trong chất lỏng, áp suất chất lỏng có chiều hướng xuống.
Đáp án : C
A, B – sai vì áp suất nước ở đáy bình phụ thuộc cả vào độ sâu của đáy bình so với với mặt thoáng của chất lỏng,
D – sai chất lỏng truyền áp suất theo mọi hướng.
Đáp án C
Một bình nước có dạng ống dài chứa đầy nước, có một lỗ thủng để nước chảy ra như hình. Đâu là mô tả đúng về lượng nước chảy ra theo thời gian?
-
A.
Nước chảy ra đều đặn tới khi tới lỗ thủng thì ngừng.
-
B.
Nước chảy ra nhanh dần tới khi tới lỗ thủng thì ngừng.
-
C.
Nước chảy ra chậm dần tới khi tới lỗ thủng thì ngừng.
-
D.
Nước chảy nhiều ít không có quy luật rõ ràng.
Đáp án : C
Dựa theo sự chênh lệch áp suất giữa mặt nước và lỗ thủng ta thấy khi lượng nước giảm thì độ chênh lệch này sẽ giảm dần. Vì vậy càng chảy xuống thì nước chảy càng chậm do áp suất giảm.
Đáp án C
Một vật nằm trên mặt phẳng nghiêng góc 600 so với phương ngang chịu tác dụng của trọng lực có độ lớn là 40 N. Độ lớn các thành phần của trọng lực theo phương song song và vuông góc với mặt phẳng nghiêng lần lượt là:
-
A.
34,6 N và 34,6 N.
-
B.
20 N và 20 N.
-
C.
20 N và 34,6 N.
-
D.
34,6 N và 20 N.
Đáp án : D
Ta phân tích trọng lực \(\overrightarrow P \) thành hai thành phần \(\overrightarrow {{P_1}} \) và \(\overrightarrow {{P_2}} \) theo phương song song và vuông góc với mặt phẳng nghiêng như hình vẽ.
Từ hình vẽ ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}{P_1} = P.\sin \alpha = 40.\sin 60^\circ = 34,6N\\{P_2} = P.\cos \alpha = 40.\cos 60^\circ = 20N\end{array} \right.\)
Đáp án D
Phát biểu nào sau đây về phép tổng hợp lực là sai?
-
A.
Xét về mặt toán học, tổng hợp lực là phép cộng các vectơ lực cùng tác dụng lên một vật.
-
B.
Lực tổng hợp có thể xác định bằng quy tắc hình bình hành, quy tắc tam giác lực hoặc quy tắc đa giác lực.
-
C.
Độ lớn của lực tổng hợp có thể lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng tổng độ lớn của hai lực thành phần.
-
D.
Lực tổng hợp là một lực thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật, có tác dụng tương đương các lực thành phần.
Đáp án : C
C – sai vì \(\left| {{F_1} - {F_2}} \right| \le F \le {F_1} + {F_2}\)
Đáp án C
Theo định luật 1 Newton thì
-
A.
lực là nguyên nhân duy trì chuyển động.
-
B.
một vật sẽ giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều nếu nó không chịu tác dụng của lực nào.
-
C.
một vật không thể chuyển động được nếu hợp lực tác dụng lên nó bằng 0.
-
D.
mọi vật đang chuyển động đều có xu hướng dừng lại do quán tính.
Đáp án : B
Theo định luật 1 Newton thì một vật sẽ giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều nếu nó không chịu tác dụng của lực nào.
Đáp án B
Thả vật rơi tự do từ độ cao h xuống đất. Công thức tính vận tốc của vật khi chạm đất là:
-
A.
\(v = 2\sqrt {gh} \)
-
B.
\(v = \sqrt {2gh} \)
-
C.
\(v = \sqrt {gh} \)
-
D.
\(v = \sqrt {\frac{{gh}}{2}} \)
Đáp án : B
Thời gian rơi của vật rơi tự do: \(t = \sqrt {\frac{{2h}}{g}} \)
Vận tốc của vật khi chạm đất: \(v = gt = g\sqrt {\frac{{2h}}{g}} = \sqrt {2gh} \)
Đáp án B
Ở nơi có gia tốc rơi tự do là g, từ độ cao h so với mặt đất, một vật được ném ngang với tốc độ ban đầu v. Tầm bay xa của vật là?
-
A.
\(L = {v_0}\sqrt {\frac{{2H}}{g}} \)
-
B.
\(L = {v_0}\frac{{2H}}{g}\)
-
C.
\(L = \frac{{2{v_0}}}{{gH}}\)
-
D.
\(L = \sqrt {\frac{{2{v_0}H}}{g}} \)
Đáp án : A
Ở nơi có gia tốc rơi tự do là g, từ độ cao h so với mặt đất, một vật được ném ngang với tốc độ ban đầu v. Tầm bay của vật là: \(L = {v_0}\sqrt {\frac{{2H}}{g}} \)
Đáp án A
Ném một vật nhỏ theo phương ngang với vận tốc ban đầu 5 m/s, tầm xa của vật là 15 m. Thời gian rơi của vật là:
-
A.
1 s.
-
B.
2 s.
-
C.
3 s.
-
D.
4 s.
Đáp án : C
Tầm xa của vật: \(L = {v_0}t \Rightarrow t = \frac{L}{{{v_0}}} = \frac{{15}}{5} = 3s\)
Đáp án C
Một xe chuyển động chậm dần đều với tốc độ đầu 36 km/h. Trong giây thứ 6 xe đi được 7,25 m. Tính quãng đường xe đi được trong giây thứ 8.
-
A.
6,25 m
-
B.
8,25 m
-
C.
10,25 m
-
D.
4,25 m
Đáp án : A
Sử dụng công thức của chuyển động chậm dần đều
Đổi: v0 = 36 km/h = 10 m/s.
Quãng đường xe đi được trong giây thứ 6 bằng hiệu quãng đường xe đi được trong 6 giây trừ đi quãng đường xe đi được trong 5 giây.
\({s_6} = {v_0}.6 + \frac{1}{2}a{.6^2} - {v_0}.5 + \frac{1}{2}a{.5^2} = 7,25m\)
\( \Rightarrow a = - 0,5m/{s^2}\)
Quãng đường xe đi được trong giây thứ 8 bằng hiệu quãng đường xe đi được trong 8 giây trừ đi quãng đường xe đi được trong 7 giây.
\({s_8} = {v_0}.8 + \frac{1}{2}a{.8^2} - {v_0}.7 + \frac{1}{2}a{.7^2} = {v_0}.8 + \frac{1}{2}.( - 0,5){.8^2} - {v_0}.7 + \frac{1}{2}.( - 0,5){.7^2} = 6,25m\)
Đáp án A
Một vật chuyển động trong không khí, trong nước hoặc trong chất lỏng nói chung đều sẽ chịu tác dụng của lực cản. Xét một viên bi thép có khối lượng 1 g đang ở trạng thái nghỉ được thả rơi trong dầu. Người ta khảo sát chuyển động của viên bi trong dầu và vẽ đồ thị tốc độ theo thời gian của viên bi như Hình 10.2. Cho biết lực đẩy Archimecdes có độ lớn là FA=1,2.10−3 N và lấy g = 9,8 m/s2. Độ lớn lực cản của dầu tác dụng lên viên bi sau thời điểm t2 là bao nhiêu?
-
A.
8,6.10−3 N
-
B.
8,6.10−5 N
-
C.
6,8.10−3 N
-
D.
6,8.10−5 N
Đáp án : A
Áp dụng công thức lực đẩy Ác – si – mét và định luật II Newton
Gọi Fc (N) là độ lớn lực cản do dầu tác dụng lên viên bi.
Dựa vào đồ thị, ta thấy kể từ thời điểm t2 trở về sau thì viên bi sẽ chuyển động thẳng đều.
Viên bi chịu tác dụng của trọng lực và lực đẩy Ác – si – mét, lực cản của dầu.
Theo định luật II Newton, vật chuyển động đều nên \(\overrightarrow {{F_c}} + \overrightarrow P + \overrightarrow {{F_A}} = \overrightarrow 0 \)
Chọn chiều dương thẳng đứng hướng xuống, ta có:
Lực cản tác dụng lên vật, Fc=P−FA=mg−FA=8,6.10−3 N
Đáp án A
Đề thi học kì 1 - Đề số 2
Đề thi học kì 1 - Đề số 3
Đề thi học kì 1 - Đề số 4
Đề thi học kì 1 - Đề số 5
Đề thi học kì 1 - Đề số 6
Đề thi học kì 1 - Đề số 7
Đề thi học kì 1 - Đề số 8
NỘI DUNG ÔN TẬP BÀI TẬP
Các bài khác cùng chuyên mục