Đề thi học kì 1 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 1 TN

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Đề bài

Câu 1 :

Tác giả văn bản Cô Tô là ai?

  • A.

    Phạm Văn Đồng

  • B.

    Nguyễn Tuân

  • C.

    Tố Hữu

  • D.

    Tô Hoài

Câu 2 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Truyện của An-đéc-xen hoàn toàn được biên soạn lại từ truyện cổ tích dân gian, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 3 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Hang én được kể theo ngôi thứ mấy?

ngôi thứ nhất

ngôi thứ ba

ngôi thứ ba xen kẽ với ngôi thứ nhất

Câu 4 :

Nội dung chính của đoạn trích sau:

“Hang Én giống như cái tổ khổng lồ và an toàn mà Mẹ Thiên Nhiên ban tặng cho con người, với không gian trú ẩn, nước, không khí, ánh sáng,…[…] Tôi ngồi bệt trên cát, trước mặt là khoảng sông lấp lánh, trên cao là trần hang tối thẳm và một khoảng trời thăm thẳm đầy sao. Tứ bề tiếng chim líu ríu như ru nhau và ru người. Nửa đêm thức dậy, vẫn nghe tiếng chim chíu chít, tiếng nước chảy âm âm – và cả tiếng phân chim rơi lộp độp trên mái nhà”

(Hang én – Hà My)

  • A.

    Cảm nhận của tác giả về hang Én

  • B.

    Vẻ đẹp của hang Én

  • C.

    Hành trình vào hang Én

  • D.

    Giới thiệu sơ lược về hành trình khám phá hang Én

Câu 5 :

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

Trong vô tăm tích tôi nghĩ

Lát nữa chào mào sẽ mổ những con sâu

Trái cây chín đỏ

Từng giọt nước

Thanh sạch của tôi

 

triu… uýt… huýt… tu hìu…

 

Chẳng cần chim lại bay về

Tiếng hót ấy giờ tôi nghe rất rõ. 

(Con chào mào – Mai Văn Phấn)

  • A.

    Con chào mào trong tự nhiên

  • B.

    Con chào mào trong ý nghĩa

  • C.

    Con chào trong tâm hồn

  • D.

    Con chào mào trong giấc mơ

Câu 6 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung sau về An-đéc-xen đúng hay sai?

Những khó khăn mà ông trải qua trong thời niên thiếu đã trở thành nguồn cảm hứng cho những sáng tác sau này của ông.

Đúng
Sai
Câu 7 : Con hãy kéo đổi vị trí các từ/cụm từ để được đáp án đúng

 Sắp xếp các bước sau đây để đúng với quy trình chia sẻ trải nghiệm về nơi em sống?

Tập luyện

Lắng nghe nhận xét

Chuẩn bị nội dung nói

Trình bày bài nói

Câu 8 :

Nguyễn Thế Hoàng Linh sinh ra tại đâu?

  • A.

    Hà Nam

  • B.

    Nam Định

  • C.

    Hà Nội

  • D.

    Quảng Ninh

Câu 9 :

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

Sơn đã mặc xong áo ấm: cả cái áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thẫm dài. Sơn đứng trên giường trước mặt mẹ, đã quay đi quay lại ba, bốn lần để mẹ Sơn ngắm áo. Sau cùng, mẹ Sơn vuốt các tà áo cho phẳng phiu, rồi đẩy Sơn ra, bảo:

- Thôi, con đi chơi.

Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn cùng nói với Hiên đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, Sơn lại gần chị thì thầm:

- Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ.

- Ừ, phải đấy. Để chị về lấy.

Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui.

 (Gió lạnh đầu mùa – Thạch Lam)

  • A.

    Cảnh sinh hoạt trong gia đình Sơn ngày gió đầu mùa

  • B.

    Giới thiệu hoàn cảnh gia đình Sơn

  • C.

    Cảnh hai chị em Sơn chia sẻ áo cho Hiên

  • D.

    Cảnh gia đình Hiên có bữa cơm ấm cúng

Câu 10 :

Trong văn bản Con chào mào, trong ý nghĩ, nhà thơ đã vẽ vật gì?

  • A.

    Cửa sổ

  • B.

    Chiếc lồng

  • C.

    Cái cây

  • D.

    Cuốn sách

Câu 11 :

Bài học đường đời đầu tiên của tác giả nào?

  • A.

    Tố Hữu

  • B.

    Nguyễn Du

  • C.

    Tô Hoài

  • D.

    Phạm Tiến Duật

Câu 12 :

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến, không báo cho biết trước.Vừa mới ngày hôm qua trời hãy còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng mười để đồng ruộng và làm giòn khô những chiếc lá rơi. Sơn và chị chơi cỏ gà ở ngoài đồng còn thấy nóng bức, chảy mồ hôi.

Mẹ Sơn yên lặng không nói gì. Nhưng đến lúc vời Sơn lại gần để mặc áo, Sơn thấy mẹ hơi rơm rớm nước mắt.

(Gió lạnh đầu mùa – Thạch Lam)

  • A.

    Cảnh sinh hoạt trong gia đình Sơn ngày gió đầu mùa

  • B.

    Giới thiệu hoàn cảnh gia đình Sơn

  • C.

    Cảnh hai chị em Sơn chia sẻ áo cho Hiên

  • D.

    Cảnh mẹ Hiên trả lại chiếc áo

Câu 13 :

Tác phẩm Con chào mào của tác giả nào?

  • A.

    Thạch Lam

  • B.

    Mai Văn Phấn

  • C.

    Bùi Mạnh Nhi

  • D.

    Xuân Quỳnh

Câu 14 :

Câu hỏi có vai trò gì khi trình bày bài nói chia sẻ một trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến?

  • A.

    Hỏi về những thông tin quan trọng.

  • B.

    Giải đáp thắc mắc người nghe.

  • C.

    Tạo sự tự tin cho người nói.

  • D.

    Tạo tương tác người nói - người nghe

Câu 15 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Các tiếng trong từ ghép đẳng lập bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp (không phân tiếng chính, không phân tiếng phụ) đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 16 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Trong văn bản Con chào mào, lúc chào mào cất cánh, tác giả đã có hành động gì?

Ôm khung nắng, khung gió

Đuổi theo chào mào

Vứt chiếc lồng

Câu 17 :

Tô Hoài viết văn từ khi nào?

  • A.

    Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

  • B.

    Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945

  • C.

    Trong kháng chiến chống Mỹ

  • D.

    Khi đất nước thống nhất

Câu 18 :

Trong các cách dưới đây, cách giải thích nào không đúng khi nói về nghĩa của từ?

  • A.

    Đọc nhiều lần là từ cần được giải thích

  • B.

    Trình bày khái niệm mà từ biểu thị

  • C.

    Dùng từ đồng nghĩa để giải thích

  • D.

    Dùng từ trái nghĩa để giải thích

Câu 19 :

Có bao nhiêu cụm danh từ trong đoạn văn sau:

Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu

  • A.

    Hai

  • B.

    Ba

  • C.

    Bốn

  • D.

    Năm

Câu 20 :

Nguyễn Thế Hoàng Linh sáng tác từ năm bao nhiêu tuổi?

  • A.

    12 tuổi

  • B.

    13 tuổi

  • C.

    14 tuổi

  • D.

    15 tuổi

Câu 21 :

Sự giống nhau của từ đơn và từ phức là gì?

  • A.

    Đều có phát âm giống nhau

  • B.

    Đều có số tiếng không giới hạn

  • C.

    Đều dùng để chỉ người

  • D.

    Đều là các từ có nghĩa

Câu 22 :

Chị em Sơn sinh ra trong một gia đình?

  • A.

    Quý tộc

  • B.

    Khá giả

  • C.

    Nghèo khổ

  • D.

    Không hạnh phúc

Câu 23 :

Đâu là năm sinh, năm mất của Tô Hoài?

  • A.

    1910 - 2000

  • B.

    1920 - 2014

  • C.

    1930 - 2015

  • D.

    1940 - 2020

Câu 24 : Con hãy kéo đổi vị trí các từ/cụm từ để được đáp án đúng

Sắp xếp các ý dưới đây theo đúng trình tự của bài văn kể lại trải nghiệm của bản thân:

Kết thúc câu chuyện và cảm xúc của người viết

Diễn biến câu chuyện

Giới thiệu câu chuyện định kể

Câu 25 :

Từ láy được phân thành mấy loại?

  • A.

    Hai loại

  • B.

    Ba loại

  • C.

    Bốn loại

  • D.

    Không thể phân loại được

Câu 26 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Đoạn trích Cô Tô trong sách thuộc phần đầu của bài kí Cô Tô, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 27 :

“Em bé đánh que diêm thứ tư, em bé "nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em". Khi em đánh tiếp những que diêm còn lại trong bao diêm, em thấy bà em to lớn và đẹp lão, bà em cầm lấy tay em, hai bà cháu vụt bay lên chầu Thượng đế"

(Cô bé bán diêm)

Ý nghĩa của mộng tưởng này là gì?

  • A.

    Khao khát tình thương của bà trao cho.

  • B.

    Muốn được trường sinh bất tử.

  • C.

    Muốn thoát khỏi cảnh ngộ đen tối "chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe doạ nào".

  • D.

    Được gặp bà sống yên vui trong lòng bà.

Câu 28 :

Theo văn bản Hang Én, trải nghiệm trong Thung lũng Rào Thương được tác giả so sánh với?

  • A.

    Một đám mây

  • B.

    Một giấc mộng đẹp

  • C.

    Một bông hoa

  • D.

    Một hành trình gian truân

Câu 29 :

Chỉ ra cách hiểu đầy đủ nhất về nghĩa của từ?

  • A.

    Nghĩa của từ là nghĩa sự vật mà từ biểu thị

  • B.

    Nghĩa của từ là sự vật, tính chất mà từ biểu thị

  • C.

    Nghĩa của từ là sự vật, tính chất, hoạt động mà từ biểu thị

  • D.

    Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị

Câu 30 :

Cho câu sau: Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng” có mấy cụm danh từ?

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    5

Câu 31 : Con hãy kéo đổi vị trí các từ/cụm từ để được đáp án đúng

Sắp xếp các ý sau để đúng với trình tự vào Hang Én?

vịn đá lần xuống dốc

ngồi bè qua sông tới lòng hang.

trèo ngược vách đá

lội qua sông

Câu 32 :

Nội dung mà tác giả muốn làm nổi bật trong câu văn sau là gì?

"Mọi người bảo nhau: "Chắc nó muốn sưởi ấm!", nhưng chẳng ai biết những cái kì diệu em đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm".

(Cô bé bán diêm)

  • A.

    Mọi người không biết vì sao cô bé bán diêm lại chết.

  • B.

    Sự thông cảm của mọi người trước cái chết của cô bé bán diêm.

  • C.

    Sự xót xa của mọi người trước cái chết của cô bé bán diêm.

  • D.

    Mọi người không hiểu điều kì diệu mà cô bé bán diêm khao khát.

Câu 33 :

Đáp án nào dưới đây không phải yêu cầu về kể lại một trải nghiệm của bản thân?

  • A.

    Giới thiệu được trải nghiệm đáng nhớ

  • B.

    Sử dụng các từ khóa, cụm từ.

  • C.

    Tập trung vào sự việc đã xảy ra

  • D.

    Thể hiện được cảm xúc của người viết trước sự việc được kể

Câu 34 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Truyện của An-đéc-xen là những tác phẩm giàu giá trị nhân văn, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 35 :

Từ phức bao gồm những loại nào dưới đây?

  • A.

    Từ đơn và từ ghép

  • B.

    Từ đơn và từ láy

  • C.

    Từ đơn

  • D.

    Từ ghép và từ láy

Câu 36 :

Bài học đường đời đầu tiên được trích từ?

  • A.

    Đất rừng phương Nam

  • B.

    Quê ngoại

  • C.

    Dế Mèn phiêu lưu kí

  • D.

    Tuyển tập Tô Hoài

Câu 37 :

Nhân vật chính trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa là đối tượng nào?

  • A.

    Cụ già

  • B.

    Người lớn

  • C.

    Trẻ em

  • D.

    Trẻ sơ sinh

Câu 38 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Trong các câu dưới đây, câu nào điền đúng vị trí của dấu phẩy?

Tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy lép nhép.

Tiếng mưa rơi, lộp độp, tiếng chân người chạy, lép nhép.

Tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy, lép nhép.

Câu 39 :

Đề tài nào dưới đây không phù hợp với yêu cầu bài văn miêu tả cảnh sinh hoạt?

  • A.

    Một người thân của em

  • B.

    Cảnh chợ cá bên bờ biển

  • C.

    Ngày tết trung thu ở quê em

  • D.

    Cảnh thu hoạch lúa

Câu 40 :

Trong các đề tài sau, đề tài nào phù hợp với bài văn miêu tả cảnh sinh hoạt?

  • A.

    Miêu tả ngôi nhà của em

  • B.

    Tả khu vườn buổi sớm

  • C.

    Tả đêm hội trăng rằng

  • D.

    Cảm nghĩ về người thầy

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Tác giả văn bản Cô Tô là ai?

  • A.

    Phạm Văn Đồng

  • B.

    Nguyễn Tuân

  • C.

    Tố Hữu

  • D.

    Tô Hoài

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Văn bản Cô Tô của Nguyễn Tuân

Câu 2 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Truyện của An-đéc-xen hoàn toàn được biên soạn lại từ truyện cổ tích dân gian, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đáp án trên là sai.

- Nhiều truyện ông biên soạn lại từ truyện cổ tích, nhưng cũng có những truyện do ông hoàn toàn sáng tạo ra.

Câu 3 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Hang én được kể theo ngôi thứ mấy?

ngôi thứ nhất

ngôi thứ ba

ngôi thứ ba xen kẽ với ngôi thứ nhất

Đáp án

ngôi thứ nhất

Phương pháp giải :

Em xem lại văn bản Hang Én

Lời giải chi tiết :

Kể theo ngôi thứ nhất, tác giả xưng là “tôi”

Câu 4 :

Nội dung chính của đoạn trích sau:

“Hang Én giống như cái tổ khổng lồ và an toàn mà Mẹ Thiên Nhiên ban tặng cho con người, với không gian trú ẩn, nước, không khí, ánh sáng,…[…] Tôi ngồi bệt trên cát, trước mặt là khoảng sông lấp lánh, trên cao là trần hang tối thẳm và một khoảng trời thăm thẳm đầy sao. Tứ bề tiếng chim líu ríu như ru nhau và ru người. Nửa đêm thức dậy, vẫn nghe tiếng chim chíu chít, tiếng nước chảy âm âm – và cả tiếng phân chim rơi lộp độp trên mái nhà”

(Hang én – Hà My)

  • A.

    Cảm nhận của tác giả về hang Én

  • B.

    Vẻ đẹp của hang Én

  • C.

    Hành trình vào hang Én

  • D.

    Giới thiệu sơ lược về hành trình khám phá hang Én

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Vẻ đẹp của hang Én

Câu 5 :

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

Trong vô tăm tích tôi nghĩ

Lát nữa chào mào sẽ mổ những con sâu

Trái cây chín đỏ

Từng giọt nước

Thanh sạch của tôi

 

triu… uýt… huýt… tu hìu…

 

Chẳng cần chim lại bay về

Tiếng hót ấy giờ tôi nghe rất rõ. 

(Con chào mào – Mai Văn Phấn)

  • A.

    Con chào mào trong tự nhiên

  • B.

    Con chào mào trong ý nghĩa

  • C.

    Con chào trong tâm hồn

  • D.

    Con chào mào trong giấc mơ

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Em xem lại bố cục

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Con chào mào trong tâm hồn

Câu 6 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung sau về An-đéc-xen đúng hay sai?

Những khó khăn mà ông trải qua trong thời niên thiếu đã trở thành nguồn cảm hứng cho những sáng tác sau này của ông.

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Nội dung trên hoàn toàn đúng.

Câu 7 : Con hãy kéo đổi vị trí các từ/cụm từ để được đáp án đúng

 Sắp xếp các bước sau đây để đúng với quy trình chia sẻ trải nghiệm về nơi em sống?

Tập luyện

Lắng nghe nhận xét

Chuẩn bị nội dung nói

Trình bày bài nói

Đáp án

Chuẩn bị nội dung nói

Tập luyện

Trình bày bài nói

Lắng nghe nhận xét

Lời giải chi tiết :

Thứ tự đúng: 

- Chuẩn bị nội dung nói

- Tập luyện

- Trình bày bài nói

- Lắng nghe nhận xét

Câu 8 :

Nguyễn Thế Hoàng Linh sinh ra tại đâu?

  • A.

    Hà Nam

  • B.

    Nam Định

  • C.

    Hà Nội

  • D.

    Quảng Ninh

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Em xem lại tiểu sử

Lời giải chi tiết :

Nguyễn Thế Hoàng Linh sinh ra tại Hà Nội.

Câu 9 :

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

Sơn đã mặc xong áo ấm: cả cái áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thẫm dài. Sơn đứng trên giường trước mặt mẹ, đã quay đi quay lại ba, bốn lần để mẹ Sơn ngắm áo. Sau cùng, mẹ Sơn vuốt các tà áo cho phẳng phiu, rồi đẩy Sơn ra, bảo:

- Thôi, con đi chơi.

Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn cùng nói với Hiên đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, Sơn lại gần chị thì thầm:

- Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ.

- Ừ, phải đấy. Để chị về lấy.

Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui.

 (Gió lạnh đầu mùa – Thạch Lam)

  • A.

    Cảnh sinh hoạt trong gia đình Sơn ngày gió đầu mùa

  • B.

    Giới thiệu hoàn cảnh gia đình Sơn

  • C.

    Cảnh hai chị em Sơn chia sẻ áo cho Hiên

  • D.

    Cảnh gia đình Hiên có bữa cơm ấm cúng

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Em xem lại bố cục

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Cảnh hai chị em Sơn chia sẻ áo cho Hiên

Câu 10 :

Trong văn bản Con chào mào, trong ý nghĩ, nhà thơ đã vẽ vật gì?

  • A.

    Cửa sổ

  • B.

    Chiếc lồng

  • C.

    Cái cây

  • D.

    Cuốn sách

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Trong ý nghĩ của mình, nhà thơ đã vẽ chiếc lồng.

Câu 11 :

Bài học đường đời đầu tiên của tác giả nào?

  • A.

    Tố Hữu

  • B.

    Nguyễn Du

  • C.

    Tô Hoài

  • D.

    Phạm Tiến Duật

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Bài học đường đời đầu tiên của tác giả Tô Hoài

Câu 12 :

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến, không báo cho biết trước.Vừa mới ngày hôm qua trời hãy còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng mười để đồng ruộng và làm giòn khô những chiếc lá rơi. Sơn và chị chơi cỏ gà ở ngoài đồng còn thấy nóng bức, chảy mồ hôi.

Mẹ Sơn yên lặng không nói gì. Nhưng đến lúc vời Sơn lại gần để mặc áo, Sơn thấy mẹ hơi rơm rớm nước mắt.

(Gió lạnh đầu mùa – Thạch Lam)

  • A.

    Cảnh sinh hoạt trong gia đình Sơn ngày gió đầu mùa

  • B.

    Giới thiệu hoàn cảnh gia đình Sơn

  • C.

    Cảnh hai chị em Sơn chia sẻ áo cho Hiên

  • D.

    Cảnh mẹ Hiên trả lại chiếc áo

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Em xem lại bố cục

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Cảnh sinh hoạt trong gia đình Sơn ngày gió đầu mùa

Câu 13 :

Tác phẩm Con chào mào của tác giả nào?

  • A.

    Thạch Lam

  • B.

    Mai Văn Phấn

  • C.

    Bùi Mạnh Nhi

  • D.

    Xuân Quỳnh

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Em xem lại văn bản Con chào mào

Lời giải chi tiết :

Con chào mào – Mai Văn Phấn.

Câu 14 :

Câu hỏi có vai trò gì khi trình bày bài nói chia sẻ một trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến?

  • A.

    Hỏi về những thông tin quan trọng.

  • B.

    Giải đáp thắc mắc người nghe.

  • C.

    Tạo sự tự tin cho người nói.

  • D.

    Tạo tương tác người nói - người nghe

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Câu hỏi có vai trò tạo tương tác người nói - người nghe

Câu 15 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Các tiếng trong từ ghép đẳng lập bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp (không phân tiếng chính, không phân tiếng phụ) đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Các tiếng trong từ ghép đẳng lập bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp (không phân tiếng chính, không phân tiếng phụ).

Câu 16 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Trong văn bản Con chào mào, lúc chào mào cất cánh, tác giả đã có hành động gì?

Ôm khung nắng, khung gió

Đuổi theo chào mào

Vứt chiếc lồng

Đáp án

Ôm khung nắng, khung gió

Lời giải chi tiết :

Lúc chào mào cất cánh, tác giả đã có hành động ôm khung nắng, khung gió

Câu 17 :

Tô Hoài viết văn từ khi nào?

  • A.

    Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

  • B.

    Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945

  • C.

    Trong kháng chiến chống Mỹ

  • D.

    Khi đất nước thống nhất

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tô Hoài viết văn từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Câu 18 :

Trong các cách dưới đây, cách giải thích nào không đúng khi nói về nghĩa của từ?

  • A.

    Đọc nhiều lần là từ cần được giải thích

  • B.

    Trình bày khái niệm mà từ biểu thị

  • C.

    Dùng từ đồng nghĩa để giải thích

  • D.

    Dùng từ trái nghĩa để giải thích

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Không thể giải thích nghĩa của từ bằng cách đọc đi, đọc lại nhiều lần

Câu 19 :

Có bao nhiêu cụm danh từ trong đoạn văn sau:

Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu

  • A.

    Hai

  • B.

    Ba

  • C.

    Bốn

  • D.

    Năm

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ đoạn văn và ghi ra nháp các cụm danh từ

Lời giải chi tiết :

Các cụm danh từ là: kênh Bọ Mắt, sông Cửa Lớn, Năm Căn, sông Năm Căn

Câu 20 :

Nguyễn Thế Hoàng Linh sáng tác từ năm bao nhiêu tuổi?

  • A.

    12 tuổi

  • B.

    13 tuổi

  • C.

    14 tuổi

  • D.

    15 tuổi

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Em xem lại tiểu sử

Lời giải chi tiết :

Nguyễn Thế Hoàng Linh sáng tác từ năm 12 tuổi.

Câu 21 :

Sự giống nhau của từ đơn và từ phức là gì?

  • A.

    Đều có phát âm giống nhau

  • B.

    Đều có số tiếng không giới hạn

  • C.

    Đều dùng để chỉ người

  • D.

    Đều là các từ có nghĩa

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Em xem lại phần so sánh từ đơn và từ phức

Lời giải chi tiết :

Sự giống nhau của từ đơn và từ phức là các từ này đều là các từ có nghĩa.

Câu 22 :

Chị em Sơn sinh ra trong một gia đình?

  • A.

    Quý tộc

  • B.

    Khá giả

  • C.

    Nghèo khổ

  • D.

    Không hạnh phúc

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Em nhớ lại hoàn cảnh của các nhân vật trong truyện

Lời giải chi tiết :

Chị em Sơn sinh ra trong một gia đình khá giả

Câu 23 :

Đâu là năm sinh, năm mất của Tô Hoài?

  • A.

    1910 - 2000

  • B.

    1920 - 2014

  • C.

    1930 - 2015

  • D.

    1940 - 2020

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tô Hoài (1920-2014)

Câu 24 : Con hãy kéo đổi vị trí các từ/cụm từ để được đáp án đúng

Sắp xếp các ý dưới đây theo đúng trình tự của bài văn kể lại trải nghiệm của bản thân:

Kết thúc câu chuyện và cảm xúc của người viết

Diễn biến câu chuyện

Giới thiệu câu chuyện định kể

Đáp án

Giới thiệu câu chuyện định kể

Diễn biến câu chuyện

Kết thúc câu chuyện và cảm xúc của người viết

Lời giải chi tiết :

Mở bài: giới thiệu câu chuyện định kể

Thân bài: kể lại diễn biến câu chuyện

Kết bài: kết thúc câu chuyện và cảm xúc của người viết.

Câu 25 :

Từ láy được phân thành mấy loại?

  • A.

    Hai loại

  • B.

    Ba loại

  • C.

    Bốn loại

  • D.

    Không thể phân loại được

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Về cơ bản từ láy sẽ được chia thành 2 dạng dựa vào cấu tạo của từ: Từ láy toàn bộ và Từ láy bộ phận

Câu 26 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Đoạn trích Cô Tô trong sách thuộc phần đầu của bài kí Cô Tô, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Bài văn Cô Tô là phần cuối của bài kí Cô Tô, in trong cuốn "Nguyễn Tuân toàn tập".

Câu 27 :

“Em bé đánh que diêm thứ tư, em bé "nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em". Khi em đánh tiếp những que diêm còn lại trong bao diêm, em thấy bà em to lớn và đẹp lão, bà em cầm lấy tay em, hai bà cháu vụt bay lên chầu Thượng đế"

(Cô bé bán diêm)

Ý nghĩa của mộng tưởng này là gì?

  • A.

    Khao khát tình thương của bà trao cho.

  • B.

    Muốn được trường sinh bất tử.

  • C.

    Muốn thoát khỏi cảnh ngộ đen tối "chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe doạ nào".

  • D.

    Được gặp bà sống yên vui trong lòng bà.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ mộng tưởng trên và chọn đáp án phù hợp nhất.

Lời giải chi tiết :

Mộng tưởng trên thể hiện khao khát muốn thoát khỏi cảnh ngộ đen tối "chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe doạ nào".

Câu 28 :

Theo văn bản Hang Én, trải nghiệm trong Thung lũng Rào Thương được tác giả so sánh với?

  • A.

    Một đám mây

  • B.

    Một giấc mộng đẹp

  • C.

    Một bông hoa

  • D.

    Một hành trình gian truân

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tác giả so sánh trải nghiệm trong Thung lũng Rào Thương như một giấc mộng đẹp.

Câu 29 :

Chỉ ra cách hiểu đầy đủ nhất về nghĩa của từ?

  • A.

    Nghĩa của từ là nghĩa sự vật mà từ biểu thị

  • B.

    Nghĩa của từ là sự vật, tính chất mà từ biểu thị

  • C.

    Nghĩa của từ là sự vật, tính chất, hoạt động mà từ biểu thị

  • D.

    Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị

Câu 30 :

Cho câu sau: Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng” có mấy cụm danh từ?

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    5

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Em đọc kĩ và ghi ra nháp những cụm danh từ có trong bài

Lời giải chi tiết :

Các cụm danh từ: mỗi chiếc lá, một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng

Câu 31 : Con hãy kéo đổi vị trí các từ/cụm từ để được đáp án đúng

Sắp xếp các ý sau để đúng với trình tự vào Hang Én?

vịn đá lần xuống dốc

ngồi bè qua sông tới lòng hang.

trèo ngược vách đá

lội qua sông

Đáp án

lội qua sông

trèo ngược vách đá

vịn đá lần xuống dốc

ngồi bè qua sông tới lòng hang.

Lời giải chi tiết :

Cách vào: lội qua sông -> trèo ngược vách đá -> vịn đá lần xuống dốc -> ngồi bè qua sông tới lòng hang.

Câu 32 :

Nội dung mà tác giả muốn làm nổi bật trong câu văn sau là gì?

"Mọi người bảo nhau: "Chắc nó muốn sưởi ấm!", nhưng chẳng ai biết những cái kì diệu em đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm".

(Cô bé bán diêm)

  • A.

    Mọi người không biết vì sao cô bé bán diêm lại chết.

  • B.

    Sự thông cảm của mọi người trước cái chết của cô bé bán diêm.

  • C.

    Sự xót xa của mọi người trước cái chết của cô bé bán diêm.

  • D.

    Mọi người không hiểu điều kì diệu mà cô bé bán diêm khao khát.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các đáp án 

Lời giải chi tiết :

Mọi người không hiểu điều kì diệu mà cô bé bán diêm khao khát khi em đốt cháy những que diêm.

Câu 33 :

Đáp án nào dưới đây không phải yêu cầu về kể lại một trải nghiệm của bản thân?

  • A.

    Giới thiệu được trải nghiệm đáng nhớ

  • B.

    Sử dụng các từ khóa, cụm từ.

  • C.

    Tập trung vào sự việc đã xảy ra

  • D.

    Thể hiện được cảm xúc của người viết trước sự việc được kể

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

- Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất

- Giới thiệu được trải nghiệm đáng nhớ

- Tập trung vào sự việc đã xảy ra

- Thể hiện được cảm xúc của người viết trước sự việc được kể

Câu 34 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Truyện của An-đéc-xen là những tác phẩm giàu giá trị nhân văn, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Truyện của ông nhẹ nhàng, toát lên lòng yêu thương con người, đượm màu sắc hư ảo và thơ mộng, thể hiện niềm tin vào sự thắng lợi cuối cùng của cái tốt đẹp trên thế gian.

Câu 35 :

Từ phức bao gồm những loại nào dưới đây?

  • A.

    Từ đơn và từ ghép

  • B.

    Từ đơn và từ láy

  • C.

    Từ đơn

  • D.

    Từ ghép và từ láy

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Từ phức từ có hai tiếng trở lên. Gồm từ láy và từ ghép

Câu 36 :

Bài học đường đời đầu tiên được trích từ?

  • A.

    Đất rừng phương Nam

  • B.

    Quê ngoại

  • C.

    Dế Mèn phiêu lưu kí

  • D.

    Tuyển tập Tô Hoài

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

“Bài học đường đời đầu tiên” (tên do người biên soạn đặt) trích từ chương I của “Dế Mèn phiêu lưu kí”

Câu 37 :

Nhân vật chính trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa là đối tượng nào?

  • A.

    Cụ già

  • B.

    Người lớn

  • C.

    Trẻ em

  • D.

    Trẻ sơ sinh

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Nhân vật chính trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa là trẻ em.

Câu 38 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Trong các câu dưới đây, câu nào điền đúng vị trí của dấu phẩy?

Tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy lép nhép.

Tiếng mưa rơi, lộp độp, tiếng chân người chạy, lép nhép.

Tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy, lép nhép.

Đáp án

Tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy lép nhép.

Phương pháp giải :

Em xem lại chức năng của dấu phẩy và đọc lại câu

Lời giải chi tiết :

Câu đúng: Tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy lép nhép.

Câu 39 :

Đề tài nào dưới đây không phù hợp với yêu cầu bài văn miêu tả cảnh sinh hoạt?

  • A.

    Một người thân của em

  • B.

    Cảnh chợ cá bên bờ biển

  • C.

    Ngày tết trung thu ở quê em

  • D.

    Cảnh thu hoạch lúa

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Em xem lại khái niệm

Lời giải chi tiết :

- Đề tài phù hợp:

+ Cảnh chợ cá bên bờ biển

+ Ngày tết trung thu ở quê em

+ Cảnh thu hoạch lúa

Câu 40 :

Trong các đề tài sau, đề tài nào phù hợp với bài văn miêu tả cảnh sinh hoạt?

  • A.

    Miêu tả ngôi nhà của em

  • B.

    Tả khu vườn buổi sớm

  • C.

    Tả đêm hội trăng rằng

  • D.

    Cảm nghĩ về người thầy

Đáp án : C

Phương pháp giải :

 Em xem lại khái niệm

Lời giải chi tiết :

Đề tài phù hợp: Tả đêm hội trăng rằng

>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.