Đề thi học kì 1 Văn 12 Chân trời sáng tạo - Đề số 2>
Đề thi học kì 1 Văn 12 bộ sách Chân trời sáng tạo đề số 2 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa
Đề thi
I. ĐỌC HIỂU (4đ)
BỐN ĐỒNG NGỬA SẤP
(Chương V, Cạm bẫy người, Vũ Trọng Phụng)
(1) Ông Nguyễn Đình Mầu là một tay cự phách trong nghề buôn gỗ. Cái két là lù như cái tủ áo của ông, lúc thu tiền bán gỗ, ních chặt những giấy bạc, thường khi vì đem tiền gửi nhà băng mà vơi hẳn [...]
Đêm hôm qua, trong lúc cao hứng, ông đã thua một canh xóc đĩa tới đúng một nghìn. Một nghìn tiền mặt với ba trăm tiền “nước bọt” nữa. Tiền “nước bọt”, ông tạm vay của một ông nghị ông mới được hân hạnh quen biết, để đặt một cái chắn cuối cùng rồi rũ áo đứng lên.
Kết giao với người như thế, ông cầm chắc sẽ có lợi cho sự buôn bán sau này...
Một nghìn với ba trăm, một số tiền ông vẫn cho là “cò con, lẽ nào khiến ông đến phải... nghĩ ngợi? Không! Ông chẳng nghĩ ngợi gì vì số tiền ấy ông nghĩ là nghĩ đến lời quả quyết của một người bạn thân nói với ông, sau khi hỏi thăm đến chuyện thua bạc: Thôi chết! Bọn bịp nó thịt bác rồi.
Người bạn ấy lại cam đoan rằng bịp chính là cái anh chàng tự xưng là “ông nghị. Chỉ một câu này cũng đủ khiến ông dựng đứng tóc gáy lên, như đang lần bước trong khoảng tối tắm mà giẫm ngay phải một con chuột chết vậy [….]
Chưa biết quyết nên ngờ hay tin, ông còn hoài nghi, nghĩ ngợi...
Đến đây, người vú ẵm cậu con út của ông bước vào. Cậu bé, hai má bánh đúc lại lúm đồng tiền, tuổi chưa đầy lên hai, cứ nhoài người ra, tay mũm mĩm giơ đến phía ông, miệng ấp úng gọi: “Âu! Âu! ”. Chẳng như mọi lần khác, thấy con theo mình thì ông xốc ngay vào lòng để hôn con cho đến phát khóc, phát thét, lần này ông quắc mắt quát người vú: Ẵm nó ra ngoài kia!”. Rồi ông lại tự gắt với mình: thì nghĩ ngợi làm cóc gì? Chốc nữa người ta đến đây đòi tiền, mình sẽ lựa lời đưa đẩy dò xét ý tứ xem sao rồi... nếu quả như lời... thì... cho một vố”. Phải, nghìn ba trăm bạc tuy không là bao nhưng là của bị mất, không vì đỏ đen mà lại vì bịp, còn chi đáng tức cho bằng?
Cho một vố, tuy định như thế rồi nhưng nói cho cùng, chính ông, ông cũng chưa hiểu rõ rằng “vô” là cái sự gì ông định thi thố đây !...
Thôi đi, ông Mầu ơi, ông không phải doạ! Đúng như lời hẹn, cái người ông đang nóng lòng chờ đợi để mong lột hẳn chiếc mặt nạ ra cho rõ đen, rõ trắng, đã đứng ngoài phòng giấy ông đây kia.
- Bẩm lạy quan lớn..
- Không dám ạ... Lạy quan lớn, rước quan lớn ngồi.
Ông Mầu vội vàng đứng dậy, bỏ chiếc ghế chao, quay vào phía trong
- Anh Ba đâu? Đặt nước chè !
Ấy đấy trước mặt người khách trông rất bệ vệ, sự hấp tấp giữ nghi lễ của ông tỏ răng chưa chi ông đã sắp bại trận. Phân ngôi chủ khách đâu đấy rồi, ông Mầu nhìn chòng chọc khách một cách có ý tứ, như muốn nói: “Ông rõ mày rồi. Ông sắp giật cái mặt nạ ở mặt mày xuống đây.”. Còn khách thì vẫn thản nhiên như không để ý đến cử chỉ của ông chút nào.
Lúc này, giữa hai người có luồng không khí im lặng rất khó chịu... Vì cả hai bên có lẽ cùng đoán được rằng sẽ có sự không hay xảy ra.
- Quan lớn đến lấy số tiền hôm qua tôi vay?
- Bẩm vâng ạ.
Ông nghị đáp thế rồi đưa mắt nhìn khắp gian phòng. Thế là cả hai lại ngôi im một lúc lâu, người tìm câu nhập để, kẻ tìm câu ứng đối. Cuộc “chiến tranh tĩnh toạ này nếu không được đứa đầy tớ bưng ra khay nước chè thì chưa biết bao giờ mới có hồi trống thu quân. Sau cùng ông Mầu đánh bạo:
- Canh bạc hôm qua, có người đã nói rõ cái lẽ tại sao tôi thua rồi; ngài dạy hộ: bây giờ tôi nên xử trí với ngài ra sao?
Cái vẻ ngạc nhiên ngây thơ của ông nghị nó hiện ra sau câu nói đường đột lạ tai kia, hầu như muốn gọi quỷ thần hai vai soi xét.
– Thưa ngài, ngài nói gì, tôi không hiểu, ngài nói lại cho nghe?
Trước cái thái độ rất bình tĩnh ấy, ông Mầu cũng hơi chột dạ, đã tưởng mình lầm. Nhưng ông cũng liều một phen mà quả quyết:
- Thôi đi, ngài đừng giả ngây, giả dại nữa. Chính tôi đã bị ngài bịp, tôi rõ mọi
khoé của ngài rồi.
- Tôi... bịp ngài à? Lấy gì làm bằng cớ?
– Tiếc rằng lúc ngài hành động tôi lại không có sẵn cái máy quay phim!
Lời dọa của ông Mầu thế mà có công hiệu. Ông nghị chẳng còn đóng nổi cái vai kịch ngạc nhiên nữa, mà vẻ bẽn lẽn hiện ngay trên mặt. Thấy thế công của mình có phần thắng, ông Mầu phóng thêm một mũi thương nữa:
- Chỗ người lớn với nhau, ông cứ nhận đi là phải. Ông làm nghề bạc bịp thì cũng như tôi làm nghề buôn gỗ chứ có khác gì. Ông có gan nhận, tôi xin phục là người quân tử, nếu ông chối thì chối cũng chẳng được nào mà lại tỏ mình là tiểu nhân.
Biết rằng việc mình làm đã bị người tố giác, lại muốn làm “quân tử” nữa, ông nghị trơ trẽn mà rằng: “Vâng, quả có thể.”.
Nghe câu này, ông Mầu sung sướng như một vị quan toà đã khám phá nổi một cái nghi án, cười mà hỏi đùa ông “nghị bịp”:
- Việc đã vỡ rồi, thế thì bây giờ ông đến đòi tiền tôi hay để tôi đòi tiền ông?
- Tôi đã coi ngài là người quân tử mà nhận việc tôi làm một cách quân tử như
thế, tưởng ngài chẳng nỡ nào dùng cách... tiểu nhân đối phó với tôi. Nếu tôi cứ nhất mực chối cãi, không có bằng cớ, thì ngài làm gì? Ngài vừa bảo rằng cái bịp của tôi cũng là một nghề cũng như đi buôn, được ăn, thua chịu chứ
- Thôi. Ngài có gan nhận, thế là quân tử, đã đành. Mà tôi vẫn giữ thái độ quân tử, nghĩa là không đòi lại số tiền đã thua. Thôi, xí xoá....
Người đời ai đã làm việc bậy, sau khi bị lột mặt nạ, thường có thói lại làm già cho được đỡ trợ bằng cách thuyết đến nhưng lí luận cao xa, viển vông hay là bỏ đạo đức ngụy biện. Ông nghị này cũng có thói ấy. Bị người đánh mình trúng phải chỗ yếu, ông nghị cũng tìm cách trả miếng vào giữa chỗ yếu kẻ đã quật đổ mình.
- Tôi vẫn chưa chịu... Được rồi. Ngài trả nữa tôi cũng ơn mà không tôi cũng phải chịu thật nhưng đó là đối với người khác tôi mới thế, chứ đối với ngài quyết không!
- Làm sao?
- Tôi đã có cách! Nhược điểm kia, tôi đã nắm được rồi. Ngày tuy là người có máu chơi bời nhưng là người con chí hiếu. Ngài nên biết: tôi sẽ mách cụ bá nhà...
- Thật đấy!
- Thì ngài được lợi gì?
- Chẳng lợi gì cả. Nhưng để cụ biết rằng ngài là người con hư. Thế thôi.
Ôi cái tâm lí người đời sao mà nó kì lạ!
Ông Mầu đem mồi quân tử ra khiến ông nghị phải nhận mình là bịp thì ông nghị lại lấy mồi chí hiếu bắt ông Mầu đã quých lại quých thêm. Hai con cáo già xoay nhau cùng bằng luân thường, đạo lí cả. Thì ra dù là bịp hay là lương thiện, ta vẫn bị cái luân thường, cái đạo lí nó thuốc ta, hoặc là bịp ta! Ta giống mọi người, mọi người cũng giống ông Mầu, lại đến lượt ông Mầu giống ta, chung quy nhất loạt đều để cho cái luân lí, cái đạo đức nó vẫn bịp mình mà không biết!
Cho nên sau khi nghĩ ngợi hồi lâu, ông Mầu đứng lên ra... mở két ! Sự không ngờ là ông Mẫu lại trao thêm tiền cho người đã bịp mình một cách cảm động nữa, và thêm:
- Ba trăm bạc là quý nhưng gặp một người... tri kỉ còn quý hơn. Tôi chẳng chịu mang tiếng tiểu nhân với ngài.
Ông nghị cầm lấy tiền:
- Dù sao tôi cũng biết phân biệt những ai tiểu nhân, những ai quân tử ở đời. Chúng ta còn nhiều phen gặp gỡ.
Rồi ông đẩy ghế, đứng lên.
Nhưng ông Mầu giữ lấy vạt áo ông nghị, cười mà rằng:
- Khoan đã!... Đệ đã được rõ cái tài của huynh đâu!
Ông nghị cũng bật cười, lại ngồi xuống. Hôm nay, ông Mầu mới được dịp đặc biệt rõ rằng bốn đồng tiền giấy tuy là những vật vô tri vô giác thật, nhưng ai để công luyện tập công có thể sai khiến nó cứ lộn tung trong cái bát cái đĩa, rồi úp sấp hay lật ngửa theo như ý muốn của mình...
(2) Khối óc của người ta còn có nhiều phen nghĩ cách chống lại được cả tạo vật biến đổi được cả cơ giới, lẽ tất nhiên chẳng khi nào người ta chịu để yên cho bốn đồng tiền giấy kia được tự do úp sấp, lật ngửa. Cái công dụng của sự sấp, ngửa kia lại còn to tát đến nỗi tuỳ nó, người ta phải bán nhà, cầm ruộng, hoặc là được tậu ruộng, cầm nhà thì tìm cách sai khiến được đồng tiền cho tuỳ theo ý muốn, khó đến thế nào nghĩ cũng phải ra.
Vào khoảng trước năm 1900, có một người của trùm Ba Sống sáng kiến được lối đánh xóc đĩa đòn kim. Anh này dùng một cái đĩa lồi lòng với một cái bát trông tưởng là sâu nhưng chính ra lại rất nông, vì nó dày gấp đôi thứ bát khác. Cuốn “Sự đổ bác” nếu chép đến đây tất phải dùng đến bốn tiếng “thời đại bát thửa” vì các lò bát hồi ấy thỉnh thoảng lại được tiếp một người đi giày Tàu, vận quần áo lụa, đến thửa một chục bát đong chè lòng rất đầy bằng một giá khá cao. Đòn kim là thứ đòn rất dễ ăn, vì nó bắt canh bạc cứ rền tràn. Đợi lúc mọi người đã nóng mặt, canh bạc đã có vẻ xô xát, lúc ấy bọn tạ mới dàn quân cản trở, một anh sà vào đặt một tiếng chẵn hay lẻ bằng một cuộn giấy bạc tướng, hung hăng mở bát, ném hẳn cái bát ra tận cuối... thế giới đằng kia! Người ta không ai còn thì giờ để ý nữa, vì tôi thua thì tôi còn ngẩn người ra tiếc của. Ông được thì ông cũng chỉ biết chúi mũi xuống chiếu, hò hét giam tiền. Lúc hỗn loạn ấy là lúc họ tráo cái bát thửa vào và đã giấu biến hẳn cái bát cũ kia đi.
Địa vị cái bát thửa chỉ được người ta coi trọng trong một vài năm, sau vì thấy lợi, thiên hạ ùa nhau vào trọng dụng nó quá, làm nó dậy tiếng quá nên nó phải chịu cái số phận chết yểu.
Một anh tạ khác, dưới quyền Hai Tôm lại sáng kiến được ngay lối đánh xóc đĩa đòn ve, thay vào đòn kim. Người ta lấy năm, sáu viên bi ở trong bánh xe ô tô bỏ vào trong cái túi khâu kĩ lưỡng, buộc giấu ở cổ tay. Lúc xóc, người cái nghiêng đĩa cho bốn đồng tiền giấy bị cặp chịt vào miệng bát cho không “cựa cậy” được nữa. Ai cũng tưởng tiền vẫn dậy đó những tiếng kêu tanh tách mà mọi người tưởng tiếng bốn đồng tiền trong bát đĩa, chính lại là tiếng kêu của những hòn bi trong cổ tay người xóc. Cho nên ta phải ngạc nhiên khi thấy rằng ông này đánh xóc đĩa cao quá, bán hàng chục bát không thua bát nào cả, hoặc canh bạc ấy rất quái lạ, đúng 20 tiếng chẵn rền! Có cái thuật này rồi, bọn bịp cứ tự nhiên vợ tiền bỏ túi sau khi phán: lẻ về, bán chẵn, bán lẻ, thừa chẵn, thừa lẻ.
Tinh ma hơn nữa, còn có người có “hoa tay” đến nỗi vừa xóc vừa dòm trộm vào trong bát, đánh mười tiếng cũng trúng cả mười: dù đã nghi mà rình mò, mà tuần thật kĩ, cũng đố ai khám phá được ra.
Ông nghị đã thịt ông Mầu bằng ngón đòn thứ ba này vậy.
Nhưng ông nghị đã bày trò cho một tay sai của ông giở đến đòn trinh thám kia, còn mình trong lúc ấy, lại vào hùa với ông Mầu, cùng đánh với ông. Cho nên đánh bạc đã già đời đến như ông Mầu mà còn bị cho vào xiếc.
(3) ... Tại Hưng Yên có một vị quan huyện muốn hứng lấy cái trọng trách mộ bọn khách Tam Đường. Tiền trong công khố chẳng đủ, quan huyện tìm cách... kinh doanh.
Quan nghĩ ngợi trong ba hôm, đến hôm thứ tư, sai lính trải chiếu la liệt khắp sân huyện đường cho dân tự do mở bát. Canh bạc ấy có thể bảo là không tiền tuyệt hậu ở đất Nam. Hồ lì là một thầy đề, xóc cái chính là quan huyện. Con bạc gồm đủ ta lẫn khách, đánh phần nhiều bằng bạc nén. Thoạt đầu, quan chỉ bán chứ không mở. Canh bạc đã thấy xô xát, quan mới đứng dậy, để cái chức xóc cho một người dân. Quan lảng vảng ở ngoài, có ý dò thế trận. Hốt nhiên quan vào mở một tiếng, thua to!
Mặt quan tái như gà cắt tiết. Rồi quan bảo thằng người nhà trông hộ bát, đi phóng uế một lát rồi vào. Lúc vào quan hò cả làng đặt tiền ra xong, cầm ngay bát chực mở. Cả làng xúm vào kêu quan chưa xóc nhưng quan nhất định là đã xóc rồi. Lần mở trước, kêu là chẵn đã phải giam. Thấy quan lẫn, cả làng lại xô nhau vào đánh chẵn. Mấy chú khách thương hại quan đã quá thua nên lẫn, quả quyết là quan chưa xóc. Nhưng quan vẫn nhất mực là đã xóc, họ bực mình, ra điều “đã muốn chết thì cho chết”, ồ ạt cá nhau đặt tiền vào chiếu chẵn. Quan cầm bát vừa mở vừa kêu: lẻ về! Rồi quan vơ hết cả những đồng nén bạc vì... lẻ thật, thế có lạ không?
Cả làng ai cũng lấy làm kinh ngạc. Không ai đoán được rằng lần mở trước, chính là lẻ nhưng quan đã xướng lên là chẵn rồi úp bát ngay, giam tiền. Quan đã đánh vào chỗ yếu mọi người là cái lòng tham. Đòn này ta nên gọi là đòn hiệp sĩ mới phải.
Hôm sau, quan có đủ số bạc nén để mộ bọn giặc khách vào làm lính, phái đi đánh giặc Cai Vàng! Đòn hiệp sĩ này, nhiều người ngày nay còn chép cũ. Những người ấy tuy không dùng đòn để xoay tiền dùng vào những việc hiệp, nhưng hầu hết là bọn người gọi là thượng lưu.
(Vũ Trọng Phụng, Phóng sự, NXB Văn học, 2016)
(1) Thời ấy bằng giá gần bốn lạng vàng.
(2) Theo tiếng Pháp, permis de coupe nghĩa là giấy phép được đắn gỗ trong rừng.
* Vũ Trọng Phụng (1912 – 1939) là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỉ XX. Tuy thời gian cầm bút rất ngắn ngủi, với tác phẩm đầu tay là truyện ngắn Chống nạng lên đường đăng trên Ngọ báo vào năm 1930, ông đã để lại một kho tác phẩm đáng kinh ngạc với nhiều thể loại.
Câu hỏi
Câu 1. Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết văn bản Bốn đồng sấp ngửa trên
thuộc thể loại phóng sự? (0.5 điểm)
Câu 2. Nhan đề của văn bản có thể gợi lên những suy luận, phán đoán gì về nội
dung được đề cập trong bài phóng sự? Văn bản thuật những sự việc chính nào,
nhận xét về cách quan sát, ghi chép hiện thực của tác giả. (0.5 điểm)
Câu 3. Câu chuyện ông Nguyễn Đình Mẫu thua xóc đĩa được thuật kể như thế nào (nội dung và bút pháp). Sự việc này đã lột tả được bản chất nào của nạn cờ bạc? Sự việc có ý nghĩa như thế nào? (1.0 điểm)
Câu 4. Văn bản đã cung cấp cho người đọc những thông tin gì, lí giải điều gì? Cảnh vị quan ở Hưng Yên thắng bạc phản ánh thực trạng nào của xã hội đương thời (1.0 điểm)
Câu 5. Em thích đoạn văn bản nào nhất? Hãy chọn một đoạn (dài từ 5 – 7 dòng) và phân tích đôi nét về ý nghĩa của đoạn đó. (1.0 điểm)
II. VIẾT (6đ)
Câu 1. Xác định cảm hứng, thông điệp của văn bản và cho biết: Những nội dung được đề cập trong văn bản còn có ý nghĩa đối với thực tiễn hiện nay không
Nếu có, chúng đã biến tướng như thế nào? (Viết đoạn văn 200 chữ) (2.0 điểm)
Câu 2. Đọc thông tin sau và viết bài luận (600 chữ) thể hiện suy nghĩ cá nhân về hiện tượng được đề cập đến trong trích đoạn bản tin đó.
Thời gian qua, hàng loạt đường dây đánh bạc trá hình qua mạng Internet có quy mô lên tới hàng chục nghìn tỉ đồng đã bị các lực lượng chức năng tích cực triệt phá. Tuy nhiên, loại hình tội phạm này vẫn diễn biến phức tạp, khó lường với hàng loạt “chiêu trò” núp bóng kinh doanh, quảng cáo tưởng chừng vô hại.
-----Hết-----
- Học sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
Đáp án
Đáp án
Câu 1 (0,5 điểm)
Câu 1. Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết văn bản Bốn đồng sấp ngửa trên thuộc thể loại phóng sự? (0.5 điểm) |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Nhớ lại kiến thức về thể loại phóng sự
Lời giải chi tiết:
- Đề tài: Viết về tệ nạn của xã hội (cờ bạc bịp).
- Đối tượng phản ánh: Những mánh lới, những kẻ chuyên lừa bịp trong nghề
cờ bạc.
- Thông tin có tính xác thực: giàu chi tiết, sự kiện có thật trong đời sống, tồn tại
một cách khách quan, có thể hiểm chứng được (Những mánh lới trong nghề cờ bạc bịp: Học sinh tự lấy dẫn chứng; thời gian, địa điểm xác định: Vào khoảng trước năm 1900; Vào thời Tự Đức, tỉnh Hải Dương với Bắc Ninh có giặc Cai Vàng)
- Sử dụng bút pháp thuật, tả, bình (học sinh lấy dẫn chứng.) trong phản ánh hiện thực và nêu được vấn đề có ý nghĩa xã hội rộng lớn: cờ bạc bịp (ở mọi thời đại).
Câu 2 (0,5 điểm)
Câu 2. Nhan đề của văn bản có thể gợi lên những suy luận, phán đoán gì về nội dung được đề cập trong bài phóng sự? Văn bản thuật những sự việc chính nào, nhận xét về cách quan sát, ghi chép hiện thực của tác giả. (0.5 điểm) |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản và nhan đề
Tóm tắt những sự việc chính
Lời giải chi tiết:
- Nhan đề Bốn đồng sấp ngửa của văn bản có thể gợi lên những suy luận, phán đoán ở người đọc về cờ bạc (những mánh lới của nghề cờ bạc bịp).
- Ba sự việc chính trong văn bản:
+ Ông Nguyễn Đình Mầu là một tay cự phách trong nghề buôn gỗ thua một canh xóc đĩa tới đúng một nghìn và biết mình bị bịp bởi một ông nghị.
+ Lối đánh xóc đĩa đòn kim (Vào khoảng trước năm 1900).
+ Canh bạc không tiền tuyệt hậu ở đất Nam.
- Nhận xét về cách quan sát, ghi chép hiện thực của tác giả.
+ Những sự kiện, những nhân vật, chi tiết đều được chọn lọc tinh tế và được dẫn dắt kết nối với nhau một cách tự nhiên, xung quanh một chủ đề chính: cờ bạc bịp.
- Những sự kiện, những nhân vật được thuật kể từ ngôi thứ ba với sự phối hợp
cận vấn đề; Các chi tiết, sự việc đan xen, gấp gáp, bất ngờ (việc vị quan ở Hưng Yên)
+ Có đoạn bình luận đứng riêng biệt ở đầu mỗi đoạn để dẫn dắt người đọc tiếp
thắng bạc); luôn luôn di chuyển từ địa điểm này tới địa điểm khác để điều tra, khảo sát, móc nối các sự việc (các mánh lới cờ bạc bịp).
Câu 3 (1 điểm)
Câu 3. Câu chuyện ông Nguyễn Đình Mẫu thua xóc đĩa được thuật kể như thế nào (nội dung và bút pháp). Sự việc này đã lột tả được bản chất nào của nạn cờ bạc? Sự việc có ý nghĩa như thế nào? (1.0 điểm) |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Phân tích sự việc để suy ra bản chất của nạn cờ bạc
Lời giải chi tiết:
- Câu chuyện ông Nguyễn Đình Mầu thua xóc đĩa được thuật kể rất ấn tượng
Các chi tiết, sự việc đan xen, khi trầm lắng, khi gấp gáp từ việc đảo trật tự thời gian.
+ Mở đầu là thông tin ông Nguyễn Đình Mầu thua xóc đĩa một nghìn tiền mặt với ba trăm tiền “nước bọt” nữa. Tiền “nước bọt, ông tạm vay của một ông nghị ông mới được hân hạnh quen biết.
+ Tiếp đó là thông tin: Ông nghĩ ngợi đến lời quả quyết của một người bạn thân
nói với ông, sau khi hỏi thăm đến chuyện thua bạc: Thôi chết! Bọn bịp nó thịt bác rồi.
+ Tiếp đó là việc ông Mẫu quyết lột hẳn chiếc mặt nạ ra cho rõ đen, rõ trắng.
+ Cuối cùng hai kẻ lừa bịp nhau cùng ngửa bài: hằm hè, doạ nạt nhau.
+ Việc phối hợp, kể – tả (quan sát tỉ mỉ, miêu tả sinh động) – bình luận từ hai
điểm nhìn trần thuật vô cùng xuất sắc khiến cho sự việc như bị dồn nét, lúc bật tung căng thẳng vô cùng hấp dẫn, khiến người đọc không thể bỏ qua một chi tiết nào (kết hợp kể, tả, bình luận; miêu tả tâm lí, đối thoại của hai nhân vật – ông nghị bịp và Nguyễn Đình Mầu).
- Bản chất của nạn cờ bạc, ý nghĩa:
+ Sự việc này đã lột tả được bản chất của nạn cờ bạc: bịp bợm, mánh lới, lừa lọc
lẫn nhau, lừa học cao siêu: đến tay ăn chơi cự phách như Nguyễn Đình Mẫu mà bị lừa như bỡn.
+ Cảnh báo, lột trần bản chất bất lương của nạn cờ bạc
Câu 4 (1 điểm)
Câu 4. Văn bản đã cung cấp cho người đọc những thông tin gì, lí giải điều gì? Cảnh vị quan ở Hưng Yên thắng bạc phản ánh thực trạng nào của xã hội đương thời (1.0 điểm) |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
- Văn bản cung cấp cho người đọc thông tin về sự bịp bợm của nạn cờ bạc:
+ Lối thao túng tâm lí (ông Mẫu đã mất một nghìn).
+ Lối đánh xóc đĩa đòn kim, đòn ve.
+ Lối đánh đòn hiệp sĩ (lần mở trước, chính là lẻ nhưng quan đã xướng lên là chẵn rồi úp bát ngay, đánh vào lòng tham mọi người)
- Lí giải căn nguyên sản sinh ra các mánh lới cờ bạc bịp: Người ta phải bán nhà,
cầm ruộng, hoặc là được tậu ruộng, cầm nhà thì tìm cách sai khiến được đồng tiền cho tuỳ theo ý muốn, khó đến thế nào nghĩ cũng phải ra.
– Cảnh vị quan ở Hưng Yên thắng bạc phản ánh thực trạng của xã hội đương thời: Cờ bạc trở thành một vấn nạn nhức nhối.
Câu 5 (1 điểm)
Câu 5. Em thích đoạn văn bản nào nhất? Hãy chọn một đoạn (dài từ 5 – 7 dòng) và phân tích đôi nét về ý nghĩa của đoạn đó. (1.0 điểm) |
Phương pháp giải:
Lựa chọn đoạn văn bản yêu thích và phân tích
Lời giải chi tiết:
Học sinh lựa chọn đoạn thể hiện rõ 1 nội dung cụ thể; phân tích và đánh giá
tác dụng, mục đích của đoạn đó.
- Tham khảo gợi ý sau:
+ Chọn đoạn (mở đầu đoạn số 2 của văn bản): Khối óc của người ta còn có nhiều phen nghĩ cách chống lại được cả tạo vật biến đổi được cả cơ giới, lẽ tất nhiên chẳng khi nào người ta chịu để yên cho bốn đồng tiền giấy kia được tự do úp sấp, lật ngửa. Cái công dụng của sự sấp, ngửa kia lại còn to tát đến nỗi tuỳ nó, người ta phải bán nhà, cầm ruộng, hoặc là được tậu ruộng, cầm nhà thì tìm cách sai khiến được đồng tiền cho tuỳ theo ý muốn, khó đến thế nào nghĩ cũng phải ra.
+ Đây là đoạn bình luận của tác giả với ngôn ngữ ấn tượng làm nổi bật mưu mô của con người trong “nghề” cờ bạc (phen này nghĩ cách chống lại được cả tạo vật, biến đổi được cả cơ giời); có nghĩa cảnh báo cho người có ý đồ gia nhập nghề cờ bạc: cờ bạc sẽ khánh kiệt gia tài (người ta phải bán nhà, cầm ruộng, hoặc là được tậu ruộng, cầm nhà thì tìm cách sai khiến được đồng tiền cho tuỳ theo ý muốn, khó đến thế nào nghĩ cũng phải ra).
II. VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
Câu 1. Xác định cảm hứng, thông điệp của văn bản và cho biết: Những nội dung được đề cập trong văn bản còn có ý nghĩa đối với thực tiễn hiện nay không? Nếu có, chúng đã biến tướng như thế nào? (Viết đoạn văn 200 chữ) (2.0 điểm) |
Phương pháp giải:
Dựa vào phần phân tích ở trên
Dựa vào kiến thức và kĩ năng viết đoạn văn
Lời giải chi tiết:
Triển khai đoạn đảm bảo dung lượng; nội dung hướng vào các ý sau đây:
– Cảm hứng: lên án, phê phán.
- Thông điệp: Học sinh tự đúc rút từ nhận thức cá nhân (bám sát văn bản với
hai ý chính: cờ bạc là bịp bợm; cờ bạc làm khánh kiệt sản nghiệp; cờ bạc là ma lực dẫn dụ con người).
- Vấn nạn cờ bạc bịp còn nguyên giá trị và có giá trị ở mọi thời đại; cờ bạc bịp ở
thời đại số biến tướng dưới nhiều hình thức và tác hại khôn lường (hình thức biến tướng: Chỉ cần truy cập ứng dụng CHplay (trên Androi) hoặc App Store (trên iOS) của điện thoại thông minh sẽ có vô số trò cờ bạc dưới hình thức game online chào mời và bất cứ ai cũng có thể trở thành con bạc.
Câu 2 (4 điểm)
Câu 2. Đọc thông tin sau và viết bài luận (600 chữ) thể hiện suy nghĩ cá nhân về hiện tượng được đề cập đến trong trích đoạn bản tin đó. |
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã học để thực hiện bài văn
Lời giải chi tiết:
Đọc thông tin sau và viết bài luận (600 chữ) thể hiện suy nghĩ cá nhân về hiện tượng được đề cập đến trong trích đoạn bản tin đó. |
||
Phần chính |
Điểm |
Nội dung cụ thể |
Mở bài |
0,5 |
- Giới thiệu vấn đề nghị luận - Nêu khái quát: Tính cấp thiết vấn đề đối với tuổi trẻ |
Thân bài |
3,0 |
* Về vấn đề: - Biểu hiện nạn cờ bạc 4.0 - Nguyên nhân (chủ quan ở con người, sự tác động của mạng xã hội) - Hậu quả đối với cá nhân, xã hội * Quan niệm, chính kiến của bản thân (đồng tình/ phản đối) - Nhận thức cá nhân về hiện tượng - Thái độ trước hiện tượng * Đề xuất một số giải pháp (đối với thanh niên) |
Kết bài |
0,25 |
- Nhận thức của cá nhân về giá trị của vấn đề đối với thanh niên - Hành động của cá nhân (trong tình huống giả định) |
Yêu cầu khác |
0,25 |
- Sử dụng các thao tác phân tích so sánh, chứng minh, bình luận - Dẫn chứng phù hợp với lí lẽ, luận điểm |
Loigiaihay.com
- Đề thi học kì 1 Văn 12 Chân trời sáng tạo - Đề số 3
- Đề thi học kì 1 Văn 12 Chân trời sáng tạo - Đề số 4
- Đề thi học kì 1 Văn 12 Chân trời sáng tạo - Đề số 5
- Đề thi học kì 1 Văn 12 Chân trời sáng tạo - Đề số 1
- Đề cương ôn tập học kì 1 Văn 12 - Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 12 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay