Đề thi học kì 1 Ngữ Văn 12 - Chân trời sáng tạo

Đề cương ôn tập học kì 1 Văn 12 - Chân trời sáng tạo

Tải về

Gồm nội dung ôn tập và bài tập vận dụng

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa

A. NỘI DUNG ÔN TẬP

1. Phần đọc hiểu

a. Thơ cổ điển và lãng mạn

 

Khái niệm

Đặc điểm

Phong cách

Phong cách: Là một tập hợp những nét độc đáo tương đối ổn định có giá trị thẩm mĩ trong sáng tác của một tác giả, một trường phái văn học, một thời đại hay một nền văn học

Phong cách cổ điển có đặc điểm nổi bật là đề cao tính chất khuôn mẫu, chuẩn mực về tư tưởng và nghệ thuật

Phong cách lãng mạn có đặc điểm là đề cao cảm xúc và trí tưởng tượng của con người, có khuynh hướng phá vỡ các quy phạm nhằm giải phóng con người cá nhân, bộc lộ cá tính một cách tự do nhất

 b. Truyện lãng mạn và hiện thực

 

Khái niệm

Đặc điểm

Phong cách hiện thực

Là phong cách nghệ thuật chú trọng việc khắc họa chính xác, tỉ mỉ những bức tranh chân thực về cuộc sống và môi trường xã hội với cảm hứng phê phán, bóc trần những mặt tiêu cực của thực tại

Đề tài gắn với cuộc sống hằng ngày, nhân vật thường điển hình cho một hoàn cảnh, một tính cách, một số phận trong xã hội

 c. Truyện truyền kì, văn tế

Thể loại

Khái niệm

Đặc điểm

Truyện truyền kì

- Là thể loại văn xuôi tự sự có nguồn gốc từ văn học Trung Quốc.

- Truyện truyền kì phát triển trên nền tảng thần thoại, truyền thuyết,… của văn học dân gian và những tín ngưỡng văn hóa trong đời sống tinh thần của các dân tộc

- Trong truyện truyền kì, yếu tố kì ảo được sử dụng như một phương thức nghệ thuật có tính đặc thù nhằm thể hiện các vấn đề của thực tại

- Ngôn ngữ truyện truyền kì: thường sử dụng lối nói so sánh - ẩn dụ; ưa hình thức biểu đạt cầu kì, khoa trương, phóng đại; chuộng ngôn từ hoa mĩ; dùng nhiều điển cố, hình ảnh biểu trưng;…

Văn tế

- Là thể loại văn học chủ yếu gắn với tục tang lễ, bày tỏ tình cảm của người còn sống đối với người đã mất

- Đôi khi văn tế biến thể được dùng trong những trường hợp đùa vui hay châm biếm

- Bài văn tế thường có hai nội dung cơ bản: tưởng nhớ người đã mất và thể hiện tình cảm của người còn sống trong giờ phút vĩnh biệt người mất

- Kết cấu gồm 4 phần: mở đầu (lung khởi), đoạn hai (thích thực), đoạn ba (ai vãn), đoạn kết

- Văn tế có thể được viết bằng văn xuôi cổ, có đối, văn vần, văn biền ngẫu

- Văn tế có khi được viết theo thể tự do nhưng phần nhiều văn tế phỏng theo thể phú Đường luật

- Văn tế thường sử dụng nhiều thán từ, những từ ngữ, hình ảnh giàu giá trị biểu cảm

 d. Phóng sự, nhật kí

Thể loại

Khái niệm

Đặc điểm

Nhật kí

- Ghi chép theo thứ tự ngày tháng về những sự kiện của đời sống mà tác giả là người trực tiếp tham gia hay chứng kiến

- Thường bộc lộ suy nghĩ, thái độ và đánh giá của người viết về con người, cuộc đời và chính bản thân mình

Phóng sự

- Ghi chép kịp thời, cụ thể những sự việc, con người nhằm làm sáng tỏ trước công luận về vấn đề đặt ra từ bài viết

- Vấn đề nêu lên trong bài phóng sự thường liên quan đến hoạt động và số phận của một hoặc nhiều người, có ý nghĩa thời sự đối với xã hội

 e. Hài kịch

Khái niệm

Đặc điểm

Các thành phần

Là thể loại kịch, dùng tiếng cười để chế giễu những thói tật, hiện tượng đáng phê phán vốn đi lệch các chuẩn mực tốt đẹp của con người và cộng đồng

Tiếng cười hài kịch cất lên từ sự vênh lệch, không tương thích giữa mục đích và phương tiện thực hiện, bản chất và biểu hiện, hành động và hoàn cảnh, tham vọng vá nhân và các khả năng thực hiện,… tức là từ những cái ngộ nghĩnh, ngược đời, bất hợp lí

- Nhân vật trong hài kịch: là những nhân vật tiêu biểu cho một thói tật đáng cười, đáng phê phán, hoặc những nhân vật thường xuyên nhầm lẫn, có cách ứng xử không phù hợp với hoàn cảnh thực tế

- Tình huống hài kịch: là những tình huống hài hước diễn ra trong cuộc sống sinh hoạt, thế sự với những toan tính đời thường, làm nổi bật những thói tật đáng cười của con người

- Xung đột trong hài kịch: thường được xây dựng trên cơ sở mâu thuẫn giữa ảo tưởng vớ những chuẩn mực và tiến bộ xã hội

 2. Phần tiếng Việt

a. Ngôn ngữ trang trọng

Khái niệm

Đặc điểm

- Là kiểu ngôn ngữ thường được sử dụng trong các giao tiếp liên quan đến công việc chung như thuyết trình, giảng dạy, trao đổi ý kiến trong cuộc họp, phát biểu ý kiến trong lớp học,… hoặc viết báo cáo, đơn từ, làm bài, viết bài nghiên cứu,…

- Thường được gọt giũa cẩn thận

- Từ ngữ và kiểu câu phải đảm bảo chuẩn mực về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và phong cách

- Ưu tiên sử dụng từ ngữ toàn dân với nghĩa chính thống và lịch sự, không sử dụng tiếng lóng, từ thông tục; ít sử dụng câu đặc biệt, câu rút gọn,…

 b. Lỗi câu mơ hồ và cách sửa

Khái niệm

Ví dụ

Là câu khiến người đọc có thể hiểu theo những cách khác nhau

Tôi đồng ý với những đánh giá về truyện ngắn của ông ấy

- Khó xác định câu này muốn đề cập những ý kiến của ông ấy đánh giá về truyện ngắn hay có những ý kiến của người khác đánh giá về truyện ngắn do ông ấy sáng tác

 c. Lỗi câu sai logic và cách sửa

Khái niệm

Ví dụ

Là câu có sự mâu thuẫn giữa các ý được trình bày, lẫn lộn các bình diện khi nói về đối tượng, đặt các đối tượng không cùng cấp độ trong quan hệ đồng đẳng

Bên cạnh việc hăng hái cách tân thi ca, ông còn là một chiến sĩ nhiệt thành đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít

- Vế đầu câu nói về hoạt động của chủ thể, vế sau lại nói đến vị thế xã hội của chủ thể, mặc dù câu được cấu trúc theo mẫu: bên cạnh… còn…

- Chính sự lẫn lộn các bình diện như thế khi nói về đối tượng đã khiến câu mắc lỗi logic

 d. Ngôn ngữ thân mật

Khái niệm

Đặc điểm

- Là kiểu ngôn ngữ thường được sử dụng trong các giao tiếp hằng ngày như trò chuyện hoặc viết tin nhắn, viết thư cho bạn bè, người thân, viết nhật kí cá nhân,…

- Thường sử dụng các từ ngữ có sắc thái gần gũi, dân dã, phù hợp với mối quan hệ giữa các đối tượng giao tiếp

- Kiểu câu trong ngôn ngữ thân mật cũng đa dạng, bao gồm cả câu đặc biệt, câu rút gọn

 e. Biện pháp tu từ nghịch ngữ

Khái niệm

Đặc điểm

Là biện pháp tu từ, ở đó, người nói, người viết dùng một cụm từ gây ấn tượng mạnh, làm nổi bật tính chất hai mặt của một tình thế, tâm trạng nào đó, hoặc làm phát lộ sự thật về đối tượng theo quan điểm của mình

Nghĩa của nghịch ngữ đối lập với nghĩa của các cụm từ khác trong câu hoặc trong các câu khác gần kề

Nghịch ngữ thường xuất hiện trong nói mỉa

 3. Phần làm văn

a. Viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ

Phần

Nội dung

Mở bài

Giới thiệu ngắn gọn về hai bài thơ và nếu cơ sở lựa chọn để so sánh, đánh giá.

Thân bài

Có nhiều cách trình bày nội dung so sánh, đánh giá. Người viết cần linh hoạt trong việc lựa chọn cách trình bày phù hợp với hiểu biết và hứng thú của bản thân, điều này sẽ góp phần quan trọng vào thành công của bài viết. Có thể triển khai các nội dung so sánh, đánh giá theo những cách sau:

– Cách 1: Lần lượt phân tích từng bài thơ, sau đó chỉ ra điểm tương đồng, sự gặp gỡ và những điểm khác biệt, II giải nguyên nhân của sự tương đồng và khác biệt đó; đồng thời đánh giá về giá trị và đóng góp của mỗi bài thơ.

– Cách 2: Phân tích bài thơ thứ nhất theo các phương diện đã xác định, khi phân tích bài thơ thứ hai sẽ so sánh với bài thơ thứ nhất theo từng phương diện và lí giải nguyên nhân của những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai bài thơ, từ đó, đánh giá về giá trị và đóng góp của mỗi bài thơ.

- Cách 3: So sánh lần lượt các phương diện đã lựa chọn đối với hai bài thơ, chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt; lí giải nguyên nhân sự tương đồng và khác biệt đó; đánh giá về giá trị và đóng góp của mỗi bài thơ từ các nội dung so sánh.

Kết bài

Khẳng định ý nghĩa của việc so sánh, đánh giá; nêu cảm nhận và ấn tượng của bản thân về các bài thơ.

 b. Viết bài nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ

Phần

Nội dung

Mở bài

Giới thiệu vấn đề liên quan đến tuổi trẻ, nêu quan điểm của người viết về vấn đề đó.

Thân bài

– Giải thích từ ngữ, khái niệm để làm rõ bản chất vấn đề cần bàn luận liên quan đến tuổi trẻ.

- Trình bày các khía cạnh của vấn đề (Vì sao vấn đề này thiết yếu đối với tuổi trẻ? Vấn đề gợi cho tuổi trẻ những suy nghĩ và hành động như thế nào? Cần có những điều kiện gì để tuổi trẻ thực hiện yêu cầu mà vấn đề nêu ra?...). Với từng luận điểm, cần dùng lí lẽ và bằng chứng phù hợp để lập luận nhằm tạo nên sức thuyết phục của bài viết.

– Bình luận về sự đúng đắn, thiết thực của vấn đề, bác bỏ ý kiến trái ngược để củng cố quan điểm của mình.

– Định hướng hành động của bản thân sau khi nhận thức về vấn đề.

Kết bài

Khái quát lại ý nghĩa của vấn đề, liên hệ với đời sống thực tại, rút ra bài học cho bản thân.

 c. Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện, kí hoặc kịch

Phần

Nội dung

Mở bài

Giới thiệu hai tác phẩm truyện, kí hoặc kịch được xác định là đối tượng của sự so sánh, đánh giá; nêu mục đích và cơ sở của việc so sánh, đánh giá này.

Thân bài

Cần triển khai các ý:

+ Thông tin chung về từng tác phẩm: hoàn cảnh ra đời, đề tài, chủ đề, cốt truyện, nhân vật, vị trí của tác phẩm trong đời sống văn học...

+ Những điểm tương đồng giữa hai tác phẩm truyện kí hoặc kịch và nguyên nhân dẫn đến sự tương đồng ấy (ví dụ: hai tác phẩm cùng đề cập một loại hiện tượng đời sống hay một loại hình nhân vật; hai tác giả có cùng quan điểm thẩm mĩ và cách tiếp cận hiện thực; có hiện tượng tác giả này chịu ảnh hưởng tác giả kia về đề tài, cảm hứng, bút pháp, phong cách sáng tác;...).

+ Những điểm khác biệt giữa hai tác phẩm truyện kí hoặc kịch và điều kiện làm nên sự khác biệt ấy (ví dụ: mỗi nhà văn có quan điểm thẩm mĩ, cách tiếp cận hiện thực và cá tính sáng tạo riêng; mỗi nhà văn chịu ảnh hưởng của một truyền thống văn hoá, văn học khác nhau; đối tượng

dược miêu tả, câu chuyện được kể lại ở mỗi tác phẩm có điểm đặc thù;).

+ Đánh giá chung về sự tương đồng, khác biệt giữa hai tác phẩm truyện kí hoặc kịch và khẳng định giá trị độc đáo của mỗi tác phẩm.

Kết bài

Nêu ý nghĩa của việc đánh giá các tác phẩm truyện khi đặt chúng trong tương quan so sánh.

 d. Viết thư trao đổi về một vấn đề đáng quan tâm

Tri thức về kiểu bài

Nội dung

Kiểu bài

Là kiểu văn bản thư tín, trong đó người viết thư trao đổi với người nhận thư về một vấn đề trong cuộc sống, đồng thời sử dụng lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc

Yêu cầu về nội dung

Nêu được vấn đề cần quan tâm, trình bày được ý kiến về vấn đề

Yêu cầu về hình thức

Với thư tay, bố cục văn bản gồm:

- Mở đầu: Nêu địa điểm, thời gian viết thư, danh tính người nhận, lời chào mở đầu

- Nội dung: Trình bày ý kiến trao đổi về vấn đề

- Kết thúc: Lời chào tạm biệt, danh tính người viết thư

 e. Viết văn bản dưới hình thức thư trao đổi công việc

Tri thức về kiểu bài

Nội dung

Kiểu bài

Là kiểu văn bản thư tín của cá nhân hay tổ chức, dùng để trao đổi thông tin mà hai bên cùng quan tâm, cùng bàn bạc, nhằm đạt được kết quả mong đợi

Yêu cầu về nội dung

Trao đổi công việc về những nội dung cụ thể (vd: lợi ích của công việc, yêu cầu thực hiện, cách thức thực hiện, kết quả dự kiến,…); Thông tin trao đổi: đầy đủ, chính xác, có sức thuyết phục

Yêu cầu về hình thức

Dung lượng văn bản cô đọng, tập trung vào mục đích trao đổi công việc; ngôn ngữ: nhã nhặn, tạo sự tin cậy, trọng thị lẫn nhau

Có bố cục 3 phần:

- Mở đầu: Nêu địa điểm và thời gian viết thư, danh tính người nhận thư, lời chào mở đầu

- Nội dung chính: Làm rõ mục đích trao đổi công việc, ý nghĩa/ kết quả mong đợi, đề xuất về (các) phương án giải quyết, hợp tác giữa các bên (nếu có),…

- Kết thúc: Lời chào tạm biệt, danh tính người viết thư,…

 B. BÀI TẬP

1. Phần đọc hiểu

* Văn bản Hoàng Hạc lâu

Câu 1: Điệp từ hoàng hạc trở đi trở lại trong bốn câu thơ đầu có ý nghĩa gì?

Câu 2: Hình ảnh thiên nhiên trong trẻo, tươi sáng trong hai câu 5 – 6 thể hiện điều gì?

* Văn bản Tràng giang

Câu 3: Giá trị nội dung của bài thơ Tràng giang là gì?

Câu 4: Trong khổ một bài thơ Tràng giang, hình ảnh nào mang dáng vẻ hiện đại của Thơ mới?

* Văn bản Lão Hạc

Câu 5: Tác phẩm Lão Hạc viết về đề tài gì?

Câu 6: Tình huống truyện của văn bản “Lão Hạc” là gì?

* Văn bản Hai đứa trẻ

Câu 7: Trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, tác giả đã nhắc nhiều lần cái vầng sáng toả ra từ ánh đèn nhỏ của gánh nước nhà chị Tí. Nó có ý nghĩa gì?

Câu 8: Khi miêu tả khung cảnh phố huyện lúc về đêm, Thạch Lam sử dụng thủ pháp nghệ thuật đặc sắc nào? Tác dụng của biện pháp ấy?

* Văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Câu 9: Câu “Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ” sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng?

* Văn bản Vịnh Tản Viên sơn

Câu 10: Tư tưởng tình cảm của người viết qua bài thơ là gì?

* Văn bản Con gà thờ

Câu 11: Qua văn bản, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì?

* Văn bản Trên chặng đường hành quân

Câu 12: Nêu đặc điểm của thể loại nhật kí được thể hiện trong văn bản

* Văn bản Cái giá trị làm người

Câu 13: Văn bản trên thể hiện đặc điểm nào của thể loại phóng sự?

* Văn bản Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra

Câu 14: Tình huống kịch của văn bản là gì?

* Văn bản Tiền bạc và tình ái

Câu 15: Với Ác-pa-gông “tình yêu” của ông ta là gì?

2. Phần tiếng Việt

a. Ngôn ngữ trang trọng

Câu 1: Ngôn ngữ trang trọng thường dùng vào dịp nào?

Câu 2: Trong một buổi phỏng vấn xin việc, bạn nên sử dụng ngôn ngữ nào?

Câu 3: Câu: Tôi xin phép được bày tỏ ý kiến trái chiều sử dụng loại ngôn ngữ gì?

Câu 4: Khi viết đơn xin nghỉ học, học sinh nên sử dụng ngôn ngữ nào?

b. Lỗi câu mơ hồ và cách sửa

Câu 5: Phân tích lỗi mơ hồ của câu sau: “Chị ấy đã gặp con”

Câu 6: Xác định lỗi của câu sau: “Các cảnh sát truy tìm tên tội phạm không để lại dấu vết.”

Câu 7: Phân tích lỗi mơ hồ của câu sau: “Cây khế đầu hè đã chết rồi”

c. Lỗi câu sai logic và cách sửa

Câu 8: Xác định lỗi logic của câu sau: “Là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới, Vội vàng của Xuân Diệu như một bản tuyên ngôn về cách sống của cái tôi cá nhân”.

Câu 9: Xác định lỗi logic của câu sau: “Loan không thích nghệ thuật, vì cô ấy không biết làm thơ.”

Câu 10: Chỉ ra lỗi sai của câu sau: Việc làm kịp thời này lẽ ra phải được tiến hành từ tháng trước.

d. Ngôn ngữ thân mật

Câu 11: Đặt câu khi bạn muốn chào hỏi 1 người bạn thân lâu ngày mới gặp lại

e. Biện pháp tu từ nghịch ngữ

Câu 12: Xác định nghịch ngữ trong câu sau: Như một bậc vĩ nhân nhũn nhặn, nó giơ quả đấm chào loài người, nhẩy xuống đấy, lên xe hơi.

Câu 13: Phân tích hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng nghịch ngữ trong câu: Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm dậy để vồ lấy thuyền?

Câu 14: Phân tích hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng nghịch ngữ trong câu: Trong lúc ấy ông nhà báo cấp tiến với xã hội và bảo thủ với gia đình vội vàng lấy bút máy và sổ tay ra ghi chép, coi những lời lẽ quý hóa ấy tựa hồ bật ở miệng một vĩ nhân mà ra…

Câu 15: Xác định dấu hiệu nhận biết nghịch ngữ trong câu sau: Những việc trắc trở như thế đã làm cho ông già hơn tám mươi tuổi phải chết một cách bình tĩnh.

3. Phần làm văn

a. Viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ

Đề 1: Viết bài nghị luận so sánh bức tranh mùa thu của 2 bài thơ: Đây mùa thu tới - Xuân Diệu và Đất nước - Nguyễn Đình Thi

Đề 2: Viết bài nghị luận  so sánh thiên nhiên trong 2 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải và Sang thu của Hữu Thỉnh

Đề 3: Viết bài nghị luận so sánh hình ảnh người lính trong 2 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng và Đồng chí của Chính Hữu

Đề 4: Viết bài nghị luận so sánh những trăn trở suy tư của hai nhà thơ về thân phận, cảm xúc của người phụ nữ trong Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thuyền và biển của Xuân Quỳnh

b. Viết bài nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ

Đề 1: Có câu nói: “Cứ sai đi vì cuộc đời cho phép” nhưng lại có ý kiến cho rằng “Không nên coi sai lầm là phép thử cho cuộc đời của bạn”. Viết bài văn nêu ý kiến của bạn về 2 ý kiến trên

Đề 2: Viết bài văn nghị luận nêu quan điểm về sự cống hiến của tuổi trẻ với tổ quốc

Đề 3: Viết bài văn nghị luận về vấn đề sống có ích

Đề 4: Viết bài văn nghị luận về việc sống theo sở thích cá nhân và sống để phụng sự xã hội của giới trẻ

c. Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện, kí hoặc kịch

Đề 1: So sánh tác phẩm Nhật ký Đặng Thùy Trâm và Một lít nước mắt

Đề 2: So sánh hình tượng sông Đà trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” và sông Hương trong bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông”

d. Viết thư trao đổi về một vấn đề đáng quan tâm

Đề 1: Viết thư hỏi thăm sức khỏe của người thân

Đề 2: Viết thư cho bạn trao đổi về việc lựa chọn ngành nghề và hướng sự nghiệp sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông.

Đề 3: Viết thư trao đổi về buổi tọa đàm định hướng nghề nghiệp cho học sinh lớp 12

e. Viết văn bản dưới hình thức thư trao đổi công việc

Đề 1: Viết thư gửi phụ huynh việc lựa chọn nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông của học sinh lớp 12

Đề 2: Viết thư điện tử trao đổi về kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa lớp 12

C. LỜI GIẢI CHI TIẾT

1. Phần đọc hiểu

Câu 1:

Phương pháp

Phân tích bốn câu thơ đầu, nhớ lại kiến thức về biện pháp điệp từ

Chú ý phân tích điệp từ hoàng hạc

Lời giải chi tiết

Tác dụng: Nhấn mạnh những cảm nhận và suy tư của tác giả về quá khứ và hiện tại.

Câu 2:

Phương pháp

Đọc câu thơ 5-6

Chú ý những hình ảnh thể hiện thiên nhiên

Lời giải chi tiết

Hình ảnh thiên nhiên trong hai câu 5-6 như một lời khẳng định: Cái đẹp của quá khứ vẫn luôn hiện hữu và là mãi mãi.

Câu 3:

Phương pháp

Đọc kĩ bài thơ

Lời giải chi tiết

Giá trị nội dung: Bộc lộ  cái “tôi” cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người, tình đời, lòng yêu nước thầm kín mà thiết tha của tác giả.

Câu 4:

Phương pháp

Đọc kĩ khổ 1

Lời giải chi tiết

“Củi một cành khô” là hình ảnh thơ hiện đại, chưa từng xuất hiện trong thơ ca cổ.

Câu 5:

Phương pháp

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết

Thể hiện số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý, tiềm tàng của họ. Đồng thời, truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân.

Câu 6:

Phương pháp

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết

Tình huống truyện của văn bản “Lão Hạc” là Lão Hạc bán con chó vàng. Từ đây đã dẫn đến những dằn vặt và cái chết của Lão.

Câu 7:

Phương pháp

Đọc kĩ văn bản, chú ý hình ảnh cái vầng sáng và phân tích ý nghĩa

Lời giải chi tiết

Hình ảnh leo lét nơi quán hàng chị Tí là biểu tượng cho kiếp sống nhỏ nhoi, lay lắt, mù tối của những người nghèo khổ trong màn đêm của xã hội cũ

Câu 8:

Phương pháp

Đọc kĩ văn bản, chú ý các chi tiết miêu tả khung cảnh phố huyện lúc về đêm

Nhớ lại kiến thức về biện pháp nghệ thuật

Lời giải chi tiết

Nghệ thuật:

- Đối lập tương phản, lấy ánh sáng tả bóng tối. Tác giả miêu tả rất nhiều ánh sáng, tuy nhiên ánh sáng rất yếu ớt, chỉ là quầng, khe, vệt, chấm và cuối cùng chỉ là hột sáng thưa thớt.

=> Tác dụng: Ánh sáng không đủ chiếu sáng, không đủ sức phá tan màn đêm, ngược lại nó làm cho đêm tối càng trở nên mênh mông hơn, càng gợi sự tàn tạ, hắt hiu.

Câu 9:

Phương pháp

Đọc kĩ câu văn

Nhớ lại kiến thức về biện pháp nghệ thuật

Lời giải chi tiết

Nghệ thuật đối “Súng giặc đất rền – Lòng dân trời tỏ” phác họa khung cảnh bão táp của thời đại

→ Hình ảnh không gian to lớn “đất”, “trời” kết hợp những động từ gợi sự khuyếch tán âm thanh, ánh sáng “rền”, “tỏ”: Sự đụng độ giữa thế lực xâm lược hung bạo với vũ khí tối tân và ý chí chiến đấu của nhân dân ta

Câu 10:

Phương pháp

Đọc kĩ bài thơ

Lời giải chi tiết

Thể hiện sự say mê về khung cảnh hùng vĩ của núi Tản, đồng thời thể hiện sự kính trọng và tự hào về vị thần núi nơi đây

Câu 11:

Phương pháp

Đọc kĩ văn bản

Chú ý các chi tiết, hình ảnh nổi bật và rút ra thông điệp

Lời giải chi tiết

Tác giả lên án những hủ tục lạc hậu đã ăn sâu vào tâm trí những nông dân cần cù, chất phác nơi đây, họ xem đó là điều hiển nhiên phải thực hiện. Nếu như người dân thực hiện tốt những hủ tục đó, người đó sẽ được ca tụng hết lời. Thiên phóng sự đã thể hiện đầy đủ ý nghĩa của câu tục ngữ “Phép vua còn thua lệ làng", tố cáo những hủ tục cổ hủ của chốn làng quê và gửi gắm những giá trị nhân sinh sâu sắc, quý giá.

Câu 12:

Phương pháp

Đọc kĩ văn bản

Nhớ lại kiến thức về thể loại

Lời giải chi tiết

- Những sự kiện được ghi chép hằng ngày, cẩn thận

- Có đánh số ngày, tháng, năm

- Có địa điểm cụ thể

- Yếu tố phi hư cấu

Câu 13:

Phương pháp

Đọc kĩ văn bản

Nhớ lại kiến thức về thể loại phóng sự

Lời giải chi tiết

- Phản ánh lại sự kiện những người lao động thất nghiệp đi kiếm việc làm bằng cách tụ tập ra những chợ "bán người", chỉ mong có được một "thầy kí", "cô đầm" nào đây rước về làm việc vặt.

- Có sử dụng biện pháp nghiệp vụ báo chí như phỏng vấn, đối thoại… để đảm bảo tính xác thực của tư liệu.

Câu 14:

Phương pháp

Đọc kĩ văn bản

Chú ý tình huống khiến nhân vật bộc lộ tính cách

Lời giải chi tiết

Tình huống kịch: Quan chức địa phương tìm đến nịnh bợ, mua chuộc, hối lộ Khle-xta-kốp mong y bỏ qua sai phạm của họ trong công việc. Đây là tình huống đặc trưng của hài kịch vì đã thể hiện sự trào phúng, châm biếm sâu cay, mang tính thời sự.

Câu 15:

Phương pháp

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết

Với Ác – pa – gông, tình yêu của ông ta là cái tráp tiền bị đánh cắp

2. Phần tiếng Việt

Câu 1:

Phương pháp

Đọc lại kiến thức về ngôn ngữ trang trọng

Lời giải chi tiết

Khi chuẩn bị tham gia một hội nghị, một cuộc họp hay với những người chưa thân quen

Câu 2:

Phương pháp

Đọc lại kiến thức về ngôn ngữ trang trọng

Lời giải chi tiết

Ngôn ngữ trang trọng

Câu 3:

Phương pháp

Đọc lại kiến thức về ngôn ngữ trang trọng

Lời giải chi tiết

Ngôn ngữ trang trọng

Câu 4:

Phương pháp

Đọc lại kiến thức về ngôn ngữ trang trọng

Lời giải chi tiết

Ngôn ngữ trang trọng

Câu 5:

Phương pháp

Đọc lại kiến thức về lỗi câu mơ hồ

Lời giải chi tiết

Có thể hiểu sai về đối tượng chị ấy đã gặp có thể là con của chị ấy sinh ra, cũng có thể là người nói

Câu 6:

Phương pháp

Đọc lại kiến thức về lỗi câu mơ hồ

Lời giải chi tiết

Lỗi câu mơ hồ

Câu 7:

Phương pháp

Đọc lại kiến thức về lỗi câu mơ hồ

Lời giải chi tiết

Người đọc người nghe cảm thấy vô cùng mơ hồ, không thể xác định được “đầu hè” là thời điểm hay là vị trí

Câu 8:

Phương pháp

Đọc lại kiến thức về lỗi câu sai logic

Lời giải chi tiết

Đặt các đối tượng không cùng cấp độ trong quan hệ đồng đẳng

Câu 9:

Phương pháp

Đọc lại kiến thức về lỗi câu sai logic

Lời giải chi tiết

Đặt các đối tượng không cùng cấp độ trong quan hệ đồng đẳng

Câu 10:

Phương pháp

Đọc lại kiến thức về lỗi câu sai logic

Lời giải chi tiết

Câu có sự mâu thuẫn giữa các ý. Đã nói kịp thời thì không thể nói lẽ ra phải được tiến hành trước đó, hoặc nếu đã nói lẽ ra phải tiến hành từ trước đó thì không thể cho là kịp thời

Câu 11:

Phương pháp

Đọc lại kiến thức về ngôn ngữ thân mật

Lời giải chi tiết

Dạo này cậu có ổn không?

Câu 12:

Phương pháp

Đọc lại kiến thức về nghịch ngữ

Lời giải chi tiết

Nó giơ quả đấm chào loài người

Câu 13:

Phương pháp

Đọc lại kiến thức về nghịch ngữ

Lời giải chi tiết

Tác giả đã tạo ra một hình ảnh đối lập khi miêu tả sự hung bạo của con sông Đà. Sự nguy hiểm của nó không chỉ cao mà còn bí hiểm

Câu 14:

Phương pháp

Đọc lại kiến thức về nghịch ngữ

Lời giải chi tiết

Tạo ra sự đối nghịch trong con người. Tô đậm bản chất sĩ diện hão huyền của nhân vật

Câu 15:

Phương pháp

Đọc lại kiến thức về nghịch ngữ

Lời giải chi tiết

Có sự kết hợp phi lí giữa các từ mang nghĩa đối chọi ngay trong một cụm từ: chết một cách bình tĩnh

3. Phần làm văn

a. Viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ

Đề 1: Viết bài nghị luận so sánh bức tranh mùa thu của 2 bài thơ: Đây mùa thu tới - Xuân Diệu và Đất nước - Nguyễn Đình Thi

I. Mở bài: Giới thiệu 2 bài thơ và vấn đề so sánh

II. Thân bài:

1. Bài “Đây mùa thu tới”

- Cảnh sắc mùa thu trong bài Đây mùa thu tới thấm một nỗi buồn: Đó là cái buồn muôn thuở, nhưng cũng là cái buồn của thời đại, cái buồn của riêng “thơ mới”.

- Các khổ thơ tiếp theo tác giả tái hiện cảnh hoa, lá rụng, cành cây khô gầy, vầng trăng bơ vơ. Sương mờ không khí trời u uất... tất cả những hình ảnh ấy gợi lên sự chia ly, tàn tạ, phai nhạt làm nổi rõ nỗi buồn cô đơn).

- Cảnh thu buồn hiu hắt bi thương nhưng vẫn có cái gì đó dịu nhẹ, trẻ trung và rất đẹp.

- Như vậy mùa thu bên cạnh cái vẻ đìu hiu buồn, một cái buồn rất đẹp của cảnh vật, vẫn chứa đựng bên trong một sức sống trẻ trung.

- Tóm lại: cảnh thu, lòng người trước mùa thu có buồn bã cô đơn, nhưng không quá tuyệt vọng mà vẫn tươi trẻ. Toát lên từ toàn bộ bài thơ cảnh thu là vẻ đẹp của một nỗi buồn. Đó là nỗi buồn đầy cảm xúc của cái tôi cô đơn biểu hiện một niềm yêu đời, khát khao giao cảm với đời của nhà thơ Xuân Diệu.

2. Bài “Đất nước”

- Bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi là bài thơ về “Đất nước rũ bùn đứng dậy sáng loà” qua cuộc kháng chiến 9 năm (1946-1954) nhưng cảm hứng đất nước lại bắt đầu từ cảm hứng mùa thu.

- Không gian mùa thu như trải dài, mở rộng theo những con đường, dòng sông, đồng lúa, cánh rừng trùng điệp của đất nước.

- Cảm hứng của Nguyễn Đình Thi trong bài Đất nước là cảm hứng tự hào làm chủ của một nghệ sĩ đang tham gia trực tiếp vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc độc lập tự do.

- Cảm hứng chủ đạo của nhà thơ vẫn là niềm vui, niềm tự hào về đất nước giang sơn gấm vóc, về độc lập chủ quyền vì vậy đoạn thơ viết về mùa thu chiến khu Việt Bắc vang lên sang sảng tự hào đầy kiêu hãnh.

3. Sự khác biệt giữa hai tác phẩm:

- Cùng viết về mùa thu mà Xuân Diệu chỉ thấy một mùa thu rất đẹp mà rất buồn. Còn Nguyễn Đình Thi lại tiếp nhận một mùa thu trong trẻo, đầy âm thanh, màu sắc, đầy niềm vui, sức sống của cảnh vật và con người.

- Điều đó, xét cho cùng có nguyên nhân thời đại chi phối hồn thơ. Chính cảm xúc về thời đại đã quy định cảm hứng, qui định tình thu của nhà thơ và từ cảm hứng, tình thơ của nhà thơ lại qui định cảnh sắc mùa thu trong thơ.

III. Kết bài: Tóm tắt lại vấn đề so sánh

Đề 2: Viết bài nghị luận so sánh thiên nhiên trong 2 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải và Sang thu của Hữu Thỉnh

I. Mở bài

- Tình yêu thiên nhiên là một trong những nội dung nổi bật của văn học Việt Nam.

- Các nhà thơ Việt Nam hiện đại đã góp vào đề tài này bằng những nét riêng độc đáo. Người đọc sẽ cảm nhận tình yêu thiên nhiên tha thiết của hai thi nhân: Thanh Hải qua Mùa xuân nho nhỏ, Hữu Thỉnh qua Sang thu.

2. Thân bài

a. Tình yêu thiên nhiên của thi nhân qua bài thơ Mùa xuân nho nhỏ:

- Tình yêu thiên nhiên – thiên nhiên mùa xuân xứ Huế của nhà thơ thể hiện thật tinh tế.

- Nghệ thuật phối sắc thể hiện cái đẹp hài hòa của thiên nhiên: bông hoa tím biếc, dòng sông xanh.

- Biện pháp đổi trật tự cú pháp trong câu thơ vắt dòng

- Hai câu thơ kế tiếp đã mở rộng không gian nghệ thuật bức tranh xuân. Tín hiệu xuân còn là tiếng hót vang trời của con chim chiền chiện: Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời

- Hai câu thơ 5, 6 trong khổ thơ xuất hiện bóng dáng nhân vật trữ tình trong bài thơ: Từng giọt long lanh rơi; Tôi đưa tay tôi hứng

- Phép tu từ ẩn dụ (chuyển đổi cảm giác) làm cho bức tranh xuân mang vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình với hành động đưa tay hứng âm thanh tiếng hót chim chiền chiện của nhà thơ – nhân vật trữ tình trong bài thơ.

→ Đoạn thơ đẹp như bức tranh – bức tranh có dòng sông, hoa cỏ, có chim hót, có bầu trời, sương mai, có ánh xuân, có con người. Bức tranh có sắc xuân, tình xuân và có cả khúc nhạc xuân đã thể hiện tình yêu thiên nhiên – thiên nhiên mùa xuân của thi nhân!

b. Tình yêu thiên nhiên của thi nhân qua bài thơ Sang thu

- Đọc Sang thu của Hữu Thỉnh, thêm một lần ta được thưởng thức vẻ đẹp của sự cảm nhận tinh tế, những rung động của một tâm hồn nhạy cảm nghệ sĩ lúc thu sang.

- Sự độc đáo bắt đầu bằng hương ổi – hương thu: Bỗng nhận ra hương ổi; Phả vào trong gió se; Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về

- Cảm xúc của thời điểm chuyển giao tiếp tục lan tỏa, mở ra trong cái nhìn xa hơn, rộng hơn: Sông được lúc dềnh dàng; Chim bắt đầu vội vã; Có đám mây mùa hạ; Vắt nửa mình sang thu

→ Hình ảnh thơ tự nhiên, không trau chuốt mà giàu sức gợi cảm, thể thơ năm chữ vắt dòng tạo ra những liên tưởng thú vị đã thể hiện một cách đặc sắc những xúc cảm tinh tế trước bước chuyển giao của mùa; đã diễn tả cụ thể, tinh tế, nhạy cảm tình yêu thiên nhiên tha thiết của Hữu Thỉnh.

- Cách cảm nhận và miêu tả của tác giả: tinh tế, nhạy cảm, sự liên tưởng độc đáo. Nhà thơ làm cho mùa thu trong thơ ca Việt Nam mang một hương sắc mới.

c. So sánh hai tác phẩm

- Điểm chung:

+ Cả hai thi nhân đều yêu thiên nhiên.

+ Tình yêu thiên nhiên của hai nhà thơ đều nhẹ nhàng, tinh tế nên cảnh sắc thiên nhiên trong hai bài thơ không bị hòa lẫn vào cảnh sắc thiên nhiên của các bài thơ khác.

- Điểm riêng:

+ Mùa xuân nho nhỏ: Đổi trật tự cú pháp, ẩn dụ; Bức tranh thiên nhiên mùa xuân xứ Huế; Xúc cảm của thi nhân nghiêng về hình ảnh đầy sắc xuân đẹp đẽ của thiên nhiên, đất trời → thể hiện tình yêu tha thiết với cuộc sống.

+ Sang thu: Hình ảnh đặc trưng, giàu sức biểu cảm; phép nhân hóa; Cảnh vườn thu, ngõ xóm của đồng bằng Bắc bộ; Xúc cảm của thi nhân nghiêng về cảm nhận giây phút nhẹ nhàng tình cảm gắn bó tha thiết với quê hương.

III. Kết bài

- Tình yêu thiên nhiên mùa xuân, mùa thu của hai thi nhân thật thiết tha đã bồi đắp thêm cảm xúc, tình cảm yêu mến thiên nhiên cho mỗi người đọc.

- Hai bài thơ: Mùa xuân nho nhỏ, Sang thu cùng với hai hồn thơ Thanh Hải, Hữu Thỉnh đã làm đẹp những trang thơ hiện đại Việt Nam.

Đề 3: Viết bài nghị luận so sánh hình ảnh người lính trong 2 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng và Đồng chí của Chính Hữu

I. Mở bài

- Giới thiệu sơ lược về văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975.

- Dẫn vào hình tượng người lính trong Tây Tiến và Đồng Chí.

II. Thân bài

1. Điểm chung:

- Sáng tác năm 1948.

- Bối cảnh chiến trường vùng Tây Bắc.

- Tác giả đều là những người lính thực thụ bước ra từ chiến trường máu lửa.

2. Hình tượng người lính trong Tây Tiến của Quang Dũng:

- Xuất thân:

+ Những chàng trai đến từ thủ đô, hầu hết là học sinh sinh viên.

+ Mang vẻ hào hoa, lãng mạn trong tâm hồn.

- Hoàn cảnh chiến đấu:

+ Chiến trường vùng biên giới Việt - Lào khắc nghiệt.

+ Cung đường hành quân rộng lớn, khúc khuỷu.

+ Điều kiện chiến đấu thiếu thốn, phải đối mặt với căn bệnh sốt rét kinh hoàng.

+ Thường xuyên có người hy sinh vì bệnh tật và bom đạn.

- Vẻ hào hùng, dữ dội trong ngoại hình:

+ "Không mọc tóc", "quân xanh màu lá", hậu quả của bệnh sốt rét, nhưng vào thơ Quang Dũng đã mang nét nghĩa chủ động, trở thành vẻ đẹp ngoại hình kỳ dị, trấn áp kẻ thù.

- Vẻ hào hùng, bất khuất trong lý tưởng chiến đấu: "Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh": Một lòng hy sinh cho Tổ quốc, không tiếc thân mình.

+ "Rải rác biên cương mồ viễn xứ...Áo bào thay chiếu anh về đất": Cái chết hiên ngang, bất khuất, bi thương nhưng không hề bi lụy.

- Vẻ hào hoa, lãng mạn trong đời sống tâm hồn:

+ Say sưa điệu nhạc, nụ cười ánh mắt của những cô gái trẻ, vui mừng nhảy múa trong những lúc tập kết về doanh trại.

+ "Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm", khao khát tình yêu, hạnh phúc.

→ Tâm hồn trẻ trung, lãng mạn, bay bổng, là động lực để người lính trở nên mạnh mẽ kiên cường trong chiến đấu.

c. Hình tượng người lính trong Đồng chí của Chính Hữu:

- Xuất thân:

+ Người nông dân áo vải, đi từ làng quê nghèo khó.

- Điều kiện chiến đấu:

+ Vùng chiến trường Việt Bắc hoang sơ, khắc nghiệt.

+ Phải đối mặt với căn bệnh sốt rét rừng.

+ Thiếu thốn vật chất, cuộc chiến vô cùng gian khổ, khó khăn.

→ Miêu tả một cách chân thực, không mang màu sắc lãng mạn.

- Ngoại hình:

+ Không mang vẻ dữ dội, thay vào đó là hình tượng người lính nghèo nàn, khổ cực "Áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá/Miệng cười buốt giá chân không giày" → Vẻ đẹp đến từ sự chân chất giản dị.

- Vẻ đẹp tâm hồn:

+ Thể hiện chủ yếu thông qua tình đồng chí gắn bó sâu sắc.

+ Sự thông cảm lẫn nhau khi cùng có chung hoàn cảnh, gắn bó sâu sắc, đồng cam cộng khổ vượt qua những lúc ốm đau bệnh tật.

+ Đặc biệt là cùng kề vai nhau bước vào chiến trường máu lửa, thấu hiểu nỗi mất mát, hy sinh trong chiến tranh.

+ Tinh thần kiên cường bất khuất vượt qua mọi khó khăn gian khổ trong chiến đấu.

3. Kết bài: Nêu cảm nhận của bản thân

Đề 4: Viết bài nghị luận so sánh những trăn trở suy tư của hai nhà thơ về thân phận, cảm xúc của người phụ nữ trong Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thuyền và biển của Xuân Quỳnh

I. Mở bài: Giới thiệu hai bài thơ và vấn đề so sánh

II. Thân bài:

1. Bài thơ Tự tình II

- Những vần thơ thể hiện sự vùng vẫy, bứt phá để dành hạnh phúc cho chính mình, nhưng cuối cùng vẫn phải nhận về thất bại cay đắng. Thân phận người phụ nữ trong bài thơ được thể hiện đầy cay đắng xót xa, họ ý thức về thân phận mình, ý thức về tuổi thanh xuân trôi nhanh mà hạnh phúc lứa đôi chưa được tròn vẹn.

- Trước thực tại quá đỗi phũ phàng, dường như người phụ nữ cũng phải chấp nhận: “Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại/ Mảnh tình san sẻ tí con con”

- Xuân “lại lại” đồng nghĩa với thanh xuân người con gái ngày một ngắn lại, vậy mà mảnh tình cũng phải san sẻ, chia năm sẻ bảy.

- Câu thơ với cách dùng từ độc đáo, cho thấy sự nhỏ dần, ít dần của tình duyên: mảnh tình – nhỏ bé, san sẻ - càng ít hơn và cuối cùng phần nhận được chỉ còn lại “tí con con”.

2. Bài thơ Thuyền và biển

- Câu chuyện của một tình yêu chung thủy “Từ ngày nào không biết. Thuyền nghe theo lời biển khơi”: Câu thơ như một sự thú nhận ngần ngại, e ấp, rằng từ lâu em đã thích anh, sẵn sàng xây dựng hạnh phúc lứa đôi với anh. Không biết từ khi nào em đã yêu anh, nhưng tình yêu ấy là chân thành và vĩnh cửu.

- Thông thường, biển thường tượng trưng cho người con trai vì sức mạnh của nó, nhưng Xuân Quỳnh đã tạo ra một sự đảo ngược, sử dụng hình ảnh của biển để biểu hiện người con gái, vì biển cũng có sự dịu dàng, chân thật, đặc biệt là với sự rộng lớn như tình yêu của nhà thơ.

- Hình ảnh thuyền và biển vẫn liên quan chặt chẽ với nhau, biểu tượng cho tình yêu không thể chia rẽ

3. So sánh:

- Hai bài thơ Tự tình II và Thuyền và biển đều thể hiện rất tốt cảm xúc, tâm trạng của người phụ nữ trong các hoàn cảnh của cuộc đời

- Tuy nhiên vì khác nhau ở thế hệ, nên giọng điệu thơ và cách thể hiện tâm trạng cũng có phần khác nhau:

+ Ở Tự tình – khi tư tưởng còn bị ràng buộc bởi lễ giáo phong kiến, người đọc thấy một tâm trạng bi ai, than thân trách phận của người phụ nữ thời xưa, khi họ khao khát được bày tỏ nỗi lòng nhưng không được chấp nhận và phải sống cuộc đời “tầm gửi”

+ Ngược lại, Thuyền và biển đã thể hiện rõ ràng tâm trạng, mong muốn, khát vọng tình yêu của người phụ nữ, để thấy được rằng, trong tình yêu, người phụ nữ cũng mạnh mẽ, sẵn sàng cho đi hơn bất kì ai khác

III. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề

b. Viết bài nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ

Đề 1: Có câu nói: “Cứ sai đi vì cuộc đời cho phép” nhưng lại có ý kiến cho rằng “Không nên coi sai lầm là phép thử cho cuộc đời của bạn”. Viết bài văn nêu ý kiến của bạn về 2 ý kiến trên

I. Mở bài: Dẫn dắt vấn đề

II. Thân bài:

1. Giải thích khái niệm “sai lầm:

- Là một quyết định hoặc một con đường ta chọn, ta thực hiện những không đem lại kết quả mong muốn.

- Sai lầm không phải là dấu chấm hết, nó sẽ là động lực thúc đẩy mỗi con người đạt được mục đích.

2. Phân tích 2 câu nói:

- Câu nói thứ nhất khiến con người được truyền cảm hứng để dũng cảm dấn thân, thậm chí là sáng tạo và liều lĩnh. Có thất bại mới trân quý thành công.

- Tuy nhiên chúng ta cũng không nên coi đó là “phép thử” như môn học, cứ sai lại thử, dẫn đến lãng phí thời gian, tuổi trẻ, tiền bạc, tri thức và có thể phung phí cả niềm tin vào chính mình.

- Không nên coi sai lầm là phép thử chỉ để biết kết quả đó là tồi tệ, mà hãy coi nó là một bài học để không còn lặp lại trong tương lai. Và cũng đừng lấy lí do được phép sai để bào chữa cho sự sai lầm vô tội vạ của mỗi cá nhân.

- Hai ý kiến trên nghe có vẻ như trái ngược nhau nhưng không phải vậy, chúng bổ sung thích đáng cho nhau để mang đến cho chúng ta những suy nghĩ và cách ứng xử khác nhau về “sai lầm” trong cuộc sống.

III. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề

Đề 2: Viết bài văn nghị luận nêu quan điểm về sự cống hiến của tuổi trẻ với tổ quốc

I. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: sự cống hiến của thế hệ trẻ hiện nay. (Một trong những điều mà tuổi trẻ hiện nay cần phải lưu tâm chính là sự cống hiến của mình đối với quê hương đất nước.)

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

II. Thân bài

1. Giải thích

Sự cống hiến của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước: trách nhiệm giữ gìn nền độc lập, tích cực xây dựng nước nhà ngày càng vững mạnh,

2. Phân tích

Mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc.

Yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng trong mắt mọi người mà nó còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.

3. Liên hệ bản thân

Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,…

4. Phản đề

Tuy nhiên vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án.

III. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: sự cống hiến của tuổi trẻ đối với quê hương đất nước.

Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù.

Đề 3: Viết bài văn nghị luận về vấn đề sống có ích

I. Mở bài:

Sống có ích là một chủ đề được quan tâm trong cuộc sống hiện đại.

II. Thân bài:

1. Giải thích:

- Sống có ích đòi hỏi mỗi người phải có một mục tiêu, một ước mơ và nỗ lực để đạt được nó. Đồng thời, người sống có ích cũng phải có tinh thần yêu thương và sẵn sàng giúp đỡ những người xung quanh. Công việc cống hiến cho cuộc đời và phát triển nước nhà là một yếu tố không thể thiếu trong một cuộc sống có ý nghĩa.

2. Phân tích:

- Biểu hiện của người sống có ích: Một người sống có ích luôn có mục tiêu cho bản thân và cố gắng để đạt được nó. Họ không chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân, mà còn sẵn sàng giúp đỡ những người xung quanh. Họ có tinh thần cống hiến và đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

- Lợi ích, ý nghĩa của việc sống có ích: Việc sống có ích giúp con người tìm được ý nghĩa của cuộc sống và cảm thấy hạnh phúc hơn. Đồng thời, nó còn đóng góp cho sự phát triển của xã hội và đất nước. Người sống có ích được mọi người yêu quý, tôn trọng và noi theo.

3. Chứng minh:

- Ví dụ về những người sống có ích như đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhà báo Phạm Xuân Ẩn, danh họa Bùi Xuân Phái, và nhiều nhân vật khác trong lịch sử và hiện tại. Họ đều là những người đã cống hiến cho cuộc đời và đất nước, được mọi người yêu quý, tôn trọng và ghi nhớ mãi mãi.

- Vì vậy, chúng ta cần nhìn nhận và tự đánh giá mình, xem mình có đang sống có ích hay không? Nếu chưa, hãy nỗ lực để thay đổi bản thân mình, phấn đấu vươn lên và giúp đỡ những người xung quanh.

- Đôi khi, chúng ta cảm thấy rằng việc sống có ích là quá khó khăn, quá xa vời, nhưng thực sự, đó là một hành trình dài, không bao giờ dễ dàng. Tuy nhiên, nếu chúng ta không bắt đầu từ đâu, chúng ta sẽ không bao giờ đạt được điều đó.

- Và cuối cùng, hãy nhớ rằng, cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi chúng ta sống cho mục đích lớn hơn chính mình. Hãy sống có ích để cuộc sống của bạn trở nên đầy ý nghĩa và giá trị hơn.

III. Kết bài:

Trong cuộc sống, không ai là hoàn hảo và ai cũng có thể có những sai lầm. Nhưng điều quan trọng là chúng ta cần nhìn ra và sửa chữa những sai lầm đó để trở thành một người sống có ích hơn, một người đóng góp tích cực hơn cho xã hội và cuộc sống của mình.

Vì vậy, hãy cố gắng sống có ích, vươn lên và giúp đỡ những người xung quanh. Chúng ta cùng nhau tạo nên một xã hội tốt đẹp hơn, một thế giới đầy ý nghĩa và giá trị hơn.

Đề 4: Viết bài văn nghị luận về việc sống để phụng sự xã hội của giới trẻ

I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận

II. Thân bài:

1. Giải thích khái niệm:

- Sống có ích là gì?

- Là lối sống lành mạnh, không sa vào các tệ nạn xã hội, sống đẹp biết giúp đỡ người và cũng cần có trách nhiệm cho bản thân.

2. Phân tích

- Tác dụng của lối sống có ích: Tạo nên một cộng đồng vững bền; giúp con người trưởng thành hơn

- Biểu hiện của lối sống có ích (minh chứng cụ thể)

+ Có những bạn trẻ không quản khó khăn, mưa nắng cõng bạn bị khuyết tật đến trường- đó là những tấm gương sáng trong việc sống có ích.

+ Ngay ở trong gia đình, ta biết giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà, nghe lời dạy bảo, chăm chỉ học hành là đã trở thành những người sống có ích.

+ Có những danh nhân tuy họ vô cùng thành công và giàu có, nhưng họ sẵn sàng lăn xả vào những hoạt động từ thiện, giúp đỡ các gia đình ở vùng thiên tai lũ lụt, hay chi một số tiền rất lớn để giúp đỡ người hoạn nạn.

3. Phản đề

- Bên cạnh đó vẫn có rất nhiều sống ích kỉ, không có một mục tiêu, lối sống rõ ràng. Cả ngày chỉ biết ăn bám, dựa dẫm vào người khác.

III. Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề và nêu thông điệp của bản thân

c. Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện, kí hoặc kịch

Đề 1: So sánh tác phẩm Nhật ký Đặng Thùy Trâm và Một lít nước mắt

I. Mở bài

1. Giới thiệu chung về hai tác phẩm, tác giả:

- Nhật ký Đặng Thùy Trâm của Đặng Thùy Trâm là một bác sĩ quân y người Việt Nam. Bà sinh năm 1942 tại Huế.

- Một lít nước mắt của Kito Aya là một cô gái người Nhật Bản. Aya sinh năm 1962 và mắc phải căn bệnh thoái hóa tiểu não khi mới 15 tuổi.

2. Nêu vấn đề nghị luận:

- So sánh hai tác phẩm về các phương diện: tác giả, người kể chuyện, thủ pháp nghệ thuật và giá trị nhân văn.

II. Thân bài

1. Tác giả và người kể chuyện

- Nhật ký Đặng Thùy Trâm:

+ Tác giả: Đặng Thùy Trâm, bác sĩ quân y người Việt Nam.

+ Người kể chuyện: Chính Đặng Thùy Trâm, ghi lại những trải nghiệm và cảm xúc trong chiến tranh.

- Một lít nước mắt:

+ Tác giả: Kito Aya, cô gái người Nhật Bản mắc bệnh thoái hóa tiểu não.

+ Người kể chuyện: Chính Kito Aya, ghi lại cuộc sống và cuộc đấu tranh với bệnh tật.

2. Thủ pháp nghệ thuật

- Nhật ký Đặng Thùy Trâm:

+ Miêu tả chân thực: Ghi chép chi tiết về cuộc sống và chiến tranh, tạo nên bức tranh sống động và chân thực.

+ Tự sự: Sử dụng ngôn ngữ tự sự để kể lại những trải nghiệm cá nhân, những suy nghĩ và cảm xúc sâu sắc.

+ Lồng ghép cảm xúc: Những dòng nhật ký chứa đựng nhiều cảm xúc, từ nỗi đau, sự mất mát đến niềm hy vọng và khát khao hòa bình.

- Một lít nước mắt:

+ Miêu tả chi tiết: Ghi chép chi tiết về cuộc sống hàng ngày và những khó khăn do bệnh tật, tạo nên bức tranh chân thực về cuộc sống của người bệnh.

+ Tự sự: Sử dụng ngôn ngữ tự sự để kể lại những suy nghĩ, cảm xúc và những nỗ lực vượt qua bệnh tật.

+ Lồng ghép cảm xúc: Nhật ký chứa đựng nhiều cảm xúc, từ nỗi đau, sự tuyệt vọng đến niềm hy vọng và khát khao sống.

- Nhận xét chung: Cả hai tác phẩm đều là nhật ký cá nhân, ghi lại những suy nghĩ, cảm xúc và trải nghiệm thực tế của tác giả. Điều này mang lại tính chân thực và sâu sắc cho câu chuyện, giúp người đọc cảm nhận được những khó khăn và nỗ lực của tác giả trong cuộc sống.

3. Giá trị nhân văn và lịch sử

- Nhật ký Đặng Thùy Trâm:

+ Giá trị lịch sử: Phản ánh chân thực cuộc sống và chiến tranh, là tài liệu lịch sử quý giá.

+ Giá trị nhân văn: Truyền tải thông điệp về lòng yêu nước, sự hy sinh và khát khao hòa bình.

- Một lít nước mắt:

+ Giá trị nhân văn: Truyền tải thông điệp về sự kiên cường, lòng dũng cảm và khát khao sống.

+ Giá trị cảm xúc: Gây xúc động mạnh mẽ và truyền cảm hứng cho người đọc về tinh thần vượt khó.

4. Nhận xét và đánh giá

- Nhật ký Đặng Thùy Trâm:

+ Là một tác phẩm quý giá, không chỉ phản ánh chân thực cuộc sống và chiến tranh mà còn thể hiện tinh thần yêu nước, sự hy sinh và lòng dũng cảm của người phụ nữ Việt Nam. Nhật ký của Đặng Thùy Trâm đã trở thành một tài liệu lịch sử quan trọng và là nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ.

+ Tác phẩm giúp người đọc hiểu rõ hơn về những khó khăn và hy sinh của những người lính và bác sĩ quân y trong chiến tranh, đồng thời truyền tải thông điệp về lòng yêu nước và khát khao hòa bình.

- Một lít nước mắt:

+ Là một tác phẩm cảm động và đầy nghị lực, kể về cuộc đấu tranh của một cô gái trẻ với căn bệnh hiểm nghèo. Nhật ký của Aya đã truyền cảm hứng cho nhiều người về tinh thần vượt khó và ý chí sống mạnh mẽ.

+ Tác phẩm giúp người đọc hiểu rõ hơn về những khó khăn mà người bệnh phải đối mặt, đồng thời truyền tải thông điệp về sự kiên cường, lòng dũng cảm và khát khao sống.

- Nhận xét chung: Cả hai tác phẩm đều mang lại những bài học quý giá và truyền cảm hứng mạnh mẽ cho người đọc. Mỗi tác phẩm đều có giá trị riêng và đáng để chúng ta trân trọng và học hỏi.

III. Kết bài

1. Khẳng định lại giá trị của hai tác phẩm:

- Cả hai tác phẩm đều mang lại những bài học quý giá và truyền cảm hứng mạnh mẽ cho người đọc.

+ Nhật ký Đặng Thùy Trâm: Thể hiện tinh thần yêu nước, sự hy sinh và lòng dũng cảm của một bác sĩ quân y trong chiến tranh. Bà luôn khát khao hòa bình và mong muốn đóng góp cho đất nước.

+ Một lít nước mắt: Kể về cuộc đấu tranh của Aya với căn bệnh thoái hóa tiểu não. Aya luôn nỗ lực sống tốt và không ngừng hy vọng, dù phải đối mặt với nhiều khó khăn và đau đớn.

2. Nêu cảm nhận cá nhân:

- Đánh giá cao sự chân thực và cảm xúc sâu sắc trong cả hai tác phẩm: Cả hai tác phẩm đều chứa đựng nhiều cảm xúc sâu sắc, từ nỗi đau, sự mất mát đến niềm hy vọng và khát khao sống. Những dòng nhật ký này đã truyền cảm hứng mạnh mẽ cho người đọc về tinh thần vượt khó và ý chí sống mạnh mẽ.

Đề 2: So sánh hình tượng sông Đà trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” và sông Hương trong bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông”

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân và Người lái đò sông Đà

- Giới thiệu tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường và Ai đã đặt tên cho dòng sông

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: vẻ đẹp của sông Hương, sông Đà, và về việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của quê hương, đất nước.

II. Thân bài

1. Nét tương đồng của 2 dòng sông:

a. Sông Đà và sông Hương đều được các tác giả miêu tả như một nhân vật trữ tình có tính cách với những vẻ đẹp đặc trưng riêng biệt, thể hiện tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương, đất nước.

b. Sông Đà và sông Hương đều mang nét đẹp của sự hùng vĩ, dữ dội.

- Vẻ đẹp hùng vĩ của sông Đà được thể hiện qua sự hung bạo và dữ dội của nó trên nhiều phương diện khác nhau cảnh trí dữ dội, âm thanh ghê rợn, đá sông Đà như đang bày trùng vi thạch trận.

- Khi chảy giữa lòng Trường Sơn, sông Hương chảy dữ dội tựa 1 bản trường ca của rừng già, tựa cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại….

c. Sông Đà và sông Hương đều có vẻ đẹp thơ mộng và trữ tình:

- Sông Đà: dáng sông mềm mại tựa mái tóc tuôn dài tuôn dài, màu nước thay đổi qua từng mùa, vẻ đẹp hoang sơ, cổ kính…

- Sông Hương: với dòng chảy dịu dàng và đắm say giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Sông Hương còn mang vẻ đẹp của người con gái ngủ mơ màng chờ người tình mong đợi đánh thức. Nó còn được ví như điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế…

d. Cả 2 đều được miêu tả qua ngòi bút tài hoa, uyên bác:

– Tài hoa: 2 dòng sông đều được miêu tả trên phương diện văn hóa, thẩm mĩ:

+ Sông Đà là nơi hội tụ 2 nét tiêu biểu, đặc trưng của thiên nhiên Tây Bắc vừa hùng vĩ, uy nghiêm, dữ dội lại vừa trữ tình, thơ mộng.

+ Sông Hương là dòng sông của âm nhạc, dòng sông của thơ ca, của lịch sử gắn liền với những nét đặc sắc về văn hóa, với vẻ đẹp của người dân xứ Huế.

- Uyên bác: cả 2 tác giả đều vận dụng cái nhìn đa ngành, vận dụng kiến thức trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật để khắc họa hình tượng 2 dòng sông.

2. Nét độc đáo riêng trong từng hình tượng dòng sông:

a. Sông Đà:

- Trong đoạn trích, nhà văn tập trung tô đậm nét hung bạo, dữ dội của sông Đà giống như 1 kẻ thù hiểm độc và hung ác

→ Thể hiện rõ nhất qua hình ảnh nước dữ, gió dữ, đá dữ đặc biệt đá bày trùng vi thạch trận chực lấy đi mạng sống của con người. – Sông Đà được cảm nhận ở chính nét dữ dội, phi thường, khác lạ: tiếng thét của sông Đà như tiếng thét của ngàn con trâu mộng, đá trên sông đà mỗi viên đều mang 1 khuôn mặt hung bạo, hiếu chiến…

- Đặc biệt, tác giả miêu tả sự hung bạo của sông Đà để làm nổi bật sự tài hoa, tài trí của người lái đò. Lúc này đây, sông Đà như 1 chiến địa dữ dội. Và mỗi lần vượt thác của người lái đò là mỗi lần ông phải chiến đấu với thần sông, thần đá…

b. Sông Hương:

- Sông Hương được tô đậm ở nét đẹp trữ tình, thơ mộng, gợi cảm và nữ tính, luôn mang dáng vẻ của 1 người con gái xinh đẹp, mong manh có tình yêu say đắm.

- Sông Hương được miêu tả qua chiều sâu văn hóa xứ Huế, nó như người mẹ phù sa bồi đắp cho vùng đất giàu truyền thống văn hóa này từ bao đời nay.

- Sông Hương được cảm nhận qua lăng kính của tình yêu: thủy trình của sông Hương là thủy trình có ý thức tìm về người tình mong đợi. Khi chảy giữa Huế, sông Hương mềm hẳn đi như 1 tiếng ” vâng” không nói ra của tình yêu. Trước khi đổ ra cửa biển, sông Hương như người con gái dùng dằng chia tay người yêu, thể hiện 1 nỗi niềm vương vấn với 1 chút lẳng lơ kín đáo.

- Thông qua hình tượng sông Hương mang nét đẹp nữ tính, nhà văn thể hiện nét đẹp lãng mạn, trữ tình của đất trời xứ Huế

3. Trách nhiệm bản thân trong việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của quê hương, đất nước.

- Học sinh có thể trình bày quan điểm cá nhân dựa trên những gợi ý sau : Thế hệ trẻ cần có trách nhiệm bảo vệ cảnh quan đất nước qua hành động cụ thể như: yêu quý, bảo vệ môi trường, quảng bá thắng cảnh…

III. Kết Bài

- Đánh giá chung về đóng góp của hai nhà văn

- Qua vẻ đẹp tương đồng của 2 dòng sông, ta bắt gặp sự tương đồng độc đáo của 2 tâm hồn có tình yêu thiên nhiên tha thiết và niềm tự hào với vẻ đẹp của non sông đất nước Việt Nam.

- Mỗi nhà văn đều có 1 phong cách nghệ thuật độc đáo trong việc thể hiện hình tượng các dòng sông, giúp người đọc có những cách nhìn phong phú, đa dạng về vẻ đẹp của quê hương, đất nước mình.

d. Viết thư trao đổi về một vấn đề đáng quan tâm

Đề 1: Viết thư hỏi thăm sức khỏe của người thân

Hà Nội, ngày .... tháng.... năm

Dì Lan yêu quý của cháu!

Nhận được điện thoại của chú Sơn báo dì bị ốm, cháu và cả nhà rất lo lắng cho dì. Nay cháu viết thư hỏi thăm sức khỏe của dì ạ.

Dì ơi, cháu nghe chú Sơn kể dì bị đau dạ dày rất nặng phải đi bệnh viện. Cháu rất lo lắng. Các bác sĩ điều trị đã giúp dì giảm những cơn đau chưa ạ?

Chắc dì đã đau lắm, cả nhà nghe chuyện ai cũng thương dì, nhất là mẹ cháu, cứ nhắc đến là mẹ cháu lại khóc. Mẹ cháu vẫn thương dì nhất mà!

Chú Sơn bảo dì ở viện một tuần rồi được về nhà. Bây giờ dì đã đỡ nhiều chưa? Chắc dì chưa ăn được nhiều đúng không ạ? Dì ơi, dì nhớ uống thuốc theo lời bác sĩ dặn và bồi bổ sức khỏe dì nhé. Dì phải khỏe mạnh thật nhanh để còn đi làm lại và chăm sóc cả nhà nữa chứ.

À, hôm qua, em Nhật Anh nhà dì gọi điện thoại khoe với cháu là biết rót nước mang thuốc cho dì, cháu khen em ngoan thế là cu cậu thích lắm dì ạ. Cháu nghe mẹ cháu nói, cuối tháng sẽ sáp xếp công việc để về thăm dì đấy ạ. Cháu và cả nhà trên này vẫn khỏe, mọi người ai cũng lo lắng và đều gửi lời hỏi thăm dì sức khỏe của dì, dì nhớ khỏe lại thật nhanh để cả nhà khỏi lo nhé.

Dì ơi, chác dì cũng đến giờ uống thuốc và đi ngủ rồi, cháu xin dừng bút ở đây. Cháu chúc dì mau chóng bình phục và khỏe mạnh. Chúc cả nhà dồi dào sức khỏe ạ. Dì nhớ nghỉ ngơi cho thật tốt dì nhé! Cháu nhớ và thương dì lắm.

Cháu gái của dì

Nguyễn Thu Hà

Đề 2: Viết thư cho bạn trao đổi về việc lựa chọn ngành nghề và hướng sự nghiệp sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông.

Ngày … tháng … năm

Bạn của tôi!

Tôi rất vui được tham gia cuộc trò chuyện về một vấn đề quan trọng mà học sinh lớp 12 thường quan tâm. Một trong những vấn đề quan trọng nhất đó chính là việc lựa chọn ngành nghề và hướng sự nghiệp sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông.

Việc chọn ngành nghề là một quyết định quan trọng và đôi khi khá áp đặt đối với nhiều học sinh. Đây không chỉ đánh dấu bước quan trọng trong sự nghiệp cá nhân mà còn ảnh hưởng đến tương lai và hạnh phúc của từng người.

Mình hiểu rằng việc lựa chọn ngành nghề không phải lúc nào cũng dễ dàng. Đối với nhiều học sinh, có rất nhiều yếu tố cần xem xét như sở thích, điểm mạnh, điểm yếu, cũng như triển vọng tương lai của ngành nghề đó. Việc tham khảo ý kiến từ người thầy cô, gia đình, và những người đã có kinh nghiệm trong ngành cũng rất quan trọng.

Đầu tiên, hãy bắt đầu với việc tự tìm hiểu về chính mình. Hỏi bản thân mình về sở thích, niềm đam mê và điều mình thực sự muốn làm trong tương lai. Sau đó, hãy nghiên cứu về các ngành nghề khác nhau, điều kiện để theo học, cũng như triển vọng tương lai của từng ngành. Hỏi ý kiến từ người thầy cô, gia đình và những người đã có kinh nghiệm trong ngành cũng là điều rất quan trọng.

Một khía cạnh không thể bỏ qua là trải nghiệm thực tế. Tham gia các hoạt động thực tế như thực tập, hoặc làm tình nguyện, cũng như tham gia các khóa học ngoại khóa có thể giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về ngành nghề mà bạn hướng đến.

Để làm được điều đó, cần phải có một kế hoạch cụ thể. Xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, làm sao để đạt được chúng, và hãy chuẩn bị tinh thần cho những thách thức mà bạn sẽ gặp phải trên đường đi.

Cuối cùng, đừng quên rằng ngành nghề không phải là tất cả. Chọn ngành nghề mà bạn yêu thích và sẵn lòng dành thời gian và công sức để phát triển sẽ là chìa khóa quan trọng cho một sự nghiệp thành công và hạnh phúc.

Bạn nghĩ sao về vấn đề này? Bạn đã có kế hoạch cụ thể cho tương lai sau khi tốt nghiệp chưa? Hãy chia sẻ với tôi ý kiến của bạn về vấn đề này nhé. Rất mong được trò chuyện cùng bạn.

Trân trọng,

[Kí tên]

Đề 3: Viết thư trao đổi về buổi tọa đàm định hướng nghề nghiệp cho học sinh lớp 12

Hà Nội, Ngày … tháng … năm

Chào Mai Linh!

Tôi nghe nói cuối tuần có buổi tọa đàm định hướng nghề nghiệp cho học sinh lớp 12, bạn có tham gia chung không? Đây là trong những vấn đề quan trọng được rất nhiều bạn trẻ, đặc biệt là các bạn sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông quan tâm.

Việc chọn ngành nghề là một quyết định quan trọng và đôi khi khá áp đặt đối với nhiều học sinh. Đây không chỉ đánh dấu bước quan trọng trong sự nghiệp cá nhân mà còn ảnh hưởng đến tương lai và hạnh phúc của từng người.

Mình hiểu rằng việc lựa chọn ngành nghề không phải lúc nào cũng dễ dàng. Đối với nhiều học sinh, có rất nhiều yếu tố cần xem xét như sở thích, điểm mạnh, điểm yếu, cũng như triển vọng tương lai của ngành nghề đó. Việc tham khảo ý kiến từ người thầy cô, gia đình, và những người đã có kinh nghiệm trong ngành cũng rất quan trọng.

Đầu tiên, hãy bắt đầu với việc tự tìm hiểu về chính mình. Hỏi bản thân mình về sở thích, niềm đam mê và điều mình thực sự muốn làm trong tương lai. Sau đó, hãy nghiên cứu về các ngành nghề khác nhau, điều kiện để theo học, cũng như triển vọng tương lai của từng ngành. Hỏi ý kiến từ người thầy cô, gia đình và những người đã có kinh nghiệm trong ngành cũng là điều rất quan trọng.

Một khía cạnh không thể bỏ qua là trải nghiệm thực tế. Tham gia các hoạt động thực tế như thực tập, hoặc làm tình nguyện, cũng như tham gia các khóa học ngoại khóa có thể giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về ngành nghề mà bạn hướng đến.

Để làm được điều đó, cần phải có một kế hoạch cụ thể. Xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, làm sao để đạt được chúng, và hãy chuẩn bị tinh thần cho những thách thức mà bạn sẽ gặp phải trên đường đi.

Cuối cùng, đừng quên rằng ngành nghề không phải là tất cả. Chọn ngành nghề mà bạn yêu thích và sẵn lòng dành thời gian và công sức để phát triển sẽ là chìa khóa quan trọng cho một sự nghiệp thành công và hạnh phúc.

Bạn nghĩ sao về vấn đề này? Bạn đã có kế hoạch cụ thể cho tương lai sau khi tốt nghiệp chưa? Hãy chia sẻ với tôi ý kiến của bạn về vấn đề này nhé. Rất mong mình sẽ được gặp nhau vào buổi tọa đàm cuối tuần này nhé!

Chào Linh,

e. Viết văn bản dưới hình thức thư trao đổi công việc

Đề 1: Viết thư gửi phụ huynh việc lựa chọn nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông của học sinh lớp 12

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THƯ NGỎ

Kính gửi: Quý Phụ Huynh học sinh khối 12 của Trường THPT Nguyễn Trãi

Tên tôi là: Hoàng Gia Mai

Chức vụ: Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Trãi

Như Quý Phụ huynh đã biết, việc lựa chọn nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông là một bước ngoặt quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của các em. Chúng tôi nhận thấy rằng việc này đôi khi là một thách thức đối với học sinh và phụ huynh, và chúng tôi mong muốn cùng Quý Phụ Huynh chia sẻ một số thông tin và khuyến nghị để giúp các em có thể đưa ra quyết định chín chắn và phù hợp với bản thân.

Chúng tôi rất vinh dự được chia sẻ với quý vị về quá trình lựa chọn nghề nghiệp cho các em học sinh sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông. Đây là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời của các em, và chúng tôi luôn mong muốn hỗ trợ các em trong việc xác định hướng đi phù hợp nhất.

Chúng tôi luôn khuyến khích các em học sinh tham gia các buổi tư vấn nghề nghiệp, thực tập và khám phá các lĩnh vực khác nhau để họ có thể hiểu rõ hơn về sở thích và khả năng của mình. Chúng tôi tin rằng việc này sẽ giúp các em có quyết định đúng đắn và tự tin hơn trong tương lai.

Chúng tôi đánh giá cao sự quan tâm và hợp tác của Quý phụ huynh trong việc thảo luận và đưa ra lời khuyên hay chia sẻ kinh nghiệm về lựa chọn nghề nghiệp cho học sinh. Chúng tôi mong muốn có thể cùng nhau tạo ra môi trường lý tưởng để hỗ trợ các em trong việc xác định và theo đuổi đam mê nghề nghiệp của mình.

Trong quá trình này, nhà trường sẽ tổ chức các buổi tư vấn nghề nghiệp, hỗ trợ học sinh tìm hiểu về các ngành nghề khác nhau và cung cấp thông tin về các chương trình học tập, đào tạo phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp của mỗi em.

Chúng tôi rất mong nhận được sự hỗ trợ và hợp tác tích cực từ Quý phụ huynh trong việc giúp các em phát triển và thực hiện ước mơ nghề nghiệp của mình. Mọi ý kiến đóng góp và đề xuất từ Quý phụ huynh sẽ được nhà trường đánh giá và thực hiện để cung cấp môi trường học tập tốt nhất cho học sinh.

Chân thành cảm ơn sự quan tâm và hỗ trợ của Quý phụ huynh!

Hiệu trưởng Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Du.

Hoàng Gia Mai

Đề 2: Viết thư điện tử trao đổi về kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa lớp 12

Từ: nguyenthithuyen@gmail.com

Đến: banlienlaclop12a@gmail.com

Tiêu đề: Thư trao đổi về việc tổ chức hoạt động ngoại khóa lớp 12

Kính gửi Ban Liên Lạc lớp 12A,

Mình hy vọng mọi người đều khỏe mạnh và có một ngày học tập hiệu quả. Mình viết thư này để trao đổi về kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa cho lớp 12A chúng ta, dự kiến diễn ra vào cuối tháng này.

Như các bạn đã biết, việc tổ chức hoạt động ngoại khóa là cơ hội tuyệt vời để chúng ta cùng nhau thư giãn, tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong lớp, cũng như có thêm những kỷ niệm đẹp trước khi rời xa mái trường cấp ba. Vì vậy, mình mong muốn chúng ta có thể lên kế hoạch kỹ lưỡng, đảm bảo chương trình diễn ra suôn sẻ và đầy ý nghĩa.

Mình đề xuất hoạt động dã ngoại tại công viên sinh thái vào ngày 25 tháng này, với các trò chơi vận động tập thể, buổi picnic và giao lưu văn nghệ. Mình cũng muốn nhờ Ban Liên Lạc lên ý tưởng chi tiết hơn về chương trình, phân chia công việc cụ thể cho các bạn phụ trách hậu cần, trò chơi và văn nghệ.

Mình rất mong nhận được sự góp ý và phản hồi từ các bạn để chúng ta có thể thống nhất kế hoạch. Nếu ai có ý kiến hoặc đề xuất khác về địa điểm, thời gian hoặc hoạt động, hãy chia sẻ để chúng ta cùng nhau thảo luận và điều chỉnh.

Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của các bạn. Mình hy vọng rằng chúng ta sẽ có một buổi ngoại khóa thành công và ý nghĩa.

Trân trọng,

Nguyễn Thị Thu Yến

Lớp trưởng 12A

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
Tải về

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 12 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí