Đề thi học kì 1 KHTN 7 Cánh diều - Đề số 18

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Nguyên tố kiềm thổ nằm ở nhóm bao nhiêu trong bảng tuần hoàn?

Đề bài

I. Trắc nghiệm
Câu 1 :

Nguyên tố kiềm thổ nằm ở nhóm bao nhiêu trong bảng tuần hoàn?

  • A.

    IA

  • B.

    IIB

  • C.

    IIA

  • D.

    IIIA

Câu 2 :

Cho biết các nguyên tử của nguyên tố M có 3 lớp electron và có 1 electron ở lớp
ngoài cùng. Nguyên tố M có vị trí trong bảng tuần hoàn như sau: 

  • A.

    ô số 9, chu kì 3, nhóm IA.                               

  • B.

    ô số 10, chu kì 2, nhóm IA.

  • C.

    ô số 12, chu kì 3, nhóm IA.                              

  • D.

    ô số 11, chu kì 3, nhóm IA.

Câu 3 :

Nguyên tử X có 11 hạt proton và 12 neutron. Tổng số hạt trong nguyên tử X là:

  • A.

    23.  

  • B.

    34. 

  • C.

    35. 

  • D.

    46

Câu 4 :

Số electron trong nguyên tử Sodium (Na) là bao nhiêu (khi biết số proton =11):

  • A.

    22.               

  • B.

    21.               

  • C.

    11.      

  • D.

    12.

Câu 5 :

Dãy chất nào dưới đây là phi kim

  • A.

    Kẽm (Zinc), carbon, lưu huỳnh (sulfur), oxi (oxygen).

  • B.

    Nitơ (nitrogen), oxi (oxygen), carbon, lưu huỳnh (sulfur).

  • C.

    Sắt (iron), kẽm (zinc), lưu huỳnh (sulfur), oxi (oxygen).

  • D.

    Sắt (iron), oxi (oxygen), nitơ (nitrogen), lưu huỳnh (sulfur).

Câu 6 :

Liên kết hóa học giữa các nguyên tử oxygen và carbon được hình thành bằng cách:

  • A.

    nguyên tử oxygen nhận electron, nguyên tử carbon nhường electron.

  • B.

    nguyên tử oxygen nhường electron, nguyên tử carbon nhận electron.

  • C.

    nguyên tử oxygen và nguyên tử carbon góp chung electron.

  • D.

    nguyên tử oxygen và nguyên tử carbon góp chung proton.

Câu 7 :

Trong hợp chất, nguyên tố oxygen thường có hóa trị là bao nhiêu?

  • A.

    I  

  • B.

    II

  • C.

    III 

  • D.

    IV

Câu 8 :

Muối potassium chloride được tạo nên từ 2 nguyên tố hóa học là K ( potassium) và Cl
chlorine. Biết K hóa trị I, Cl: hóa trị I. Vậy công thức hóa học của muối là:

  • A.

    KCl      

  • B.

    K2Cl  

  • C.

    K2Cl2

  • D.

    NCl

Câu 9 :

Biết Nitrogen có hoá trị V và Oxygen có hóa trị II, hãy chọn công thức hoá học phù hợp
với qui tắc hoá trị trong đó có các công thức sau:

  • A.

    NO

  • B.

    NO2

  • C.

    N2O5

  • D.

    N2O

Câu 10 :

Cho các chất sau:

(1) Khí nitrogen do nguyên tố N tạo nên.

(2) Khí Carbon dioxide do 2 nguyên tố C và O tạo nên

(3) Sodium hydroxide được tạo thành từ 3 nguyên tố Na, O và H.

(4) Sulfur được tạo thành từ nguyên tố S

Trong các chất trên, chất nào là đơn chất?

  • A.

    (1) và (2).

  • B.

    (2) và (3).

  • C.

    (3) và (4).

  • D.

    (1) và (4)

Câu 11 :

Thành phần % nguyên tố N trong hợp chất NH4NO3

  • A.

    20%

  • B.

    35%

  • C.

    40%

  • D.

    17,5%

Câu 12 :

Cho potassium (K) có hoá trị I, Oxygen (O) hoá trị II. Công thức hoá học của potassium oxide là:

  • A.

    KO

  • B.

    K2O

  • C.

    K2O2

  • D.

    KO2

Câu 13 :

Chất nào được tạo thành từ cặp nguyên tố sau đây là chất cộng hóa trị?

  • A.

    Na và S.

  • B.

    H và Cl.

  • C.

    Ca và O.

  • D.

    K và Cl

Câu 14 :

Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử của nguyên tố X là 114, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 26. Nguyên tố X là:

  • A.

    Br.

  • B.

    Cl.

  • C.

    Zn.

  • D.

    Ag.

Câu 15 :

Không gian xung quanh nam châm tồn tại:

  • A.

    Từ trường.

  • B.

    Lực ma sát.

  • C.

    Lực đẩy.

  • D.

    Dòng điện.

Câu 16 :

Từ phổ là

  • A.

    Hình ảnh của các đường mạt sắt trong từ trường của nam châm.

  • B.

    Hình ảnh của các kim nam châm đặt gần một nam châm thẳng.

  • C.

    Hình ảnh của các hạt cát đặt trong từ trường của nam châm.

  • D.

    Hình ảnh của các hạt bụi đặt trong từ trường của nam châm.

Câu 17 :

Tác dụng của lõi sắt non bên trong nam châm điện là:

  • A.

    Làm tăng tác dụng từ của nam châm.

  • B.

    Làm giảm tác dụng từ của nam châm.

  • C.

    Làm tăng sức hút của nam châm.

  • D.

    Làm giảm sức hút của nam châm.

Câu 18 :

Vật cứng, phẳng, nhẵn có tác dụng gì?

  • A.

    Trang trí nhà cửa được đẹp hơn.

  • B.

    Bền hơn.

  • C.

    Hấp thụ âm tốt hơn.

  • D.

    Phản xạ âm tốt.

Câu 19 :

Cổng quang điện dùng để làm gì?

  • A.

    Đo thời gian hiện số.

  • B.

    Đo thời gian.

  • C.

    Đo khối lượng.

  • D.

    Đo thể tích.

Câu 20 :

Độ lớn của vận tốc biểu thị tính chất nào của chuyển động?

  • A.

    Tốc độ chuyển đông nhanh hay chậm.

  • B.

    Quãng đường chuyển động dài hay ngắn.

  • C.

    Thời gian chuyển động dài hay ngắn.

  • D.

    Cho biết cả quãng đường, thời gian và sự nhanh chậm của chuyển động.

Câu 21 :

Vận tốc của 1 xe mô tô là 40 km/h nghĩa là

  • A.

    trong 1giờ xe mô tô đi với quãng đường 40 km/h.

  • B.

    trong 1giờ xe mô tô đi với quãng đường 40 km.

  • C.

    trong 1giây xe mô tô đi với quãng đường 40 km.

  • D.

    trong 1giây xe mô tô đi với quãng đường 40 km/h.

Câu 22 :

Đặt một ngọn nến trước một màn chắn sáng. Để mắt trong vùng bóng nửa tối, ta quan sát ngọn nến thấy có gì khác so với khi không có màn chắn?

  • A.

    Ngọn nến sáng yếu hơn.

  • B.

    Ngọn nến sáng mạnh hơn.

  • C.

    Không có gì khác.

  • D.

    Chỉ nhìn thấy một phần của ngọn nến.

Câu 23 :

Khi góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ là 40° thì góc phản xạ bằng bao nhiêu?

  • A.

    10°

  • B.

    15°

  • C.

    17°

  • D.

    20°

Câu 24 :

Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có tính chất:

  • A.

    Ảnh thật, ngược chiều, kích thước bằng vật.

  • B.

    Ảnh ảo, cùng chiều, kích thước bằng vật.

  • C.

    Ảnh thật, cùng chiều, kích thước bằng vật.

  • D.

    Ảnh ảo, ngược chiều, kích thước bằng vật.

Câu 25 :

Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nhật thực?

  • A.

    mặt trời ngừng phát ra ánh sáng

  • B.

    mặt trời bỗng nhiên biến mất

  • C.

    mặt trời bị mặt trăng che khuất nên ánh sáng Mặt Trời không đến được mặt đất

  • D.

    người quan sát đứng ở nửa sau Trái Đất, không được Mặt Trời chiếu sáng

Câu 26 :

Khi nghiên cứu sự truyền âm thanh người ta có những nhận xét sau. Theo em nhận xét nào đúng?

  • A.

    Không khí càng loãng thì sự truyền âm càng kém.

  • B.

    Để nghe được âm thanh từ vật phát ra thì phải có môi trường truyền âm.

  • C.

    Sự truyền âm thanh là sự truyền dao động âm.

  • D.

    Cả 3 phương án đều đúng.

Câu 27 :

Ánh sáng truyền theo đường thẳng khi ánh sáng:

  • A.

    Truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác

  • B.

    Truyền từ môi trường đồng tính này sang môi trường đồng tính khác

  • C.

    Truyền trong môi trường trong suốt

  • D.

    Truyền trong môi trường trong suốt và đồng tính

Câu 28 :

Điền đáp án thích hợp vào chỗ trống: 15 m/s = …. km/h.

  • A.

    54

  • B.

    4,167

  • C.

    540

  • D.

    360

II. Tự luận

Lời giải và đáp án

I. Trắc nghiệm
Câu 1 :

Nguyên tố kiềm thổ nằm ở nhóm bao nhiêu trong bảng tuần hoàn?

  • A.

    IA

  • B.

    IIB

  • C.

    IIA

  • D.

    IIIA

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào sơ lược bảng tuần hoàn hóa học.

Lời giải chi tiết :

Nguyên tố kiềm thổ nằm ở vị trí nhóm IIA trong bảng tuần hoàn.

Đáp án C

Câu 2 :

Cho biết các nguyên tử của nguyên tố M có 3 lớp electron và có 1 electron ở lớp
ngoài cùng. Nguyên tố M có vị trí trong bảng tuần hoàn như sau: 

  • A.

    ô số 9, chu kì 3, nhóm IA.                               

  • B.

    ô số 10, chu kì 2, nhóm IA.

  • C.

    ô số 12, chu kì 3, nhóm IA.                              

  • D.

    ô số 11, chu kì 3, nhóm IA.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào sơ lược bảng tuần hoàn hóa học.

Lời giải chi tiết :

Nguyên tố M nằm ở chu kì 3, nhóm IA.

Vì M có 3 lớp electron và có 1 electron lớp ngoài cùng nên tổng số electron của M là 2 + 8 + 1 = 11

Đáp án D

Câu 3 :

Nguyên tử X có 11 hạt proton và 12 neutron. Tổng số hạt trong nguyên tử X là:

  • A.

    23.  

  • B.

    34. 

  • C.

    35. 

  • D.

    46

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào thành phần nguyên tử

Lời giải chi tiết :

Vì p = e nên số electron = 11

Tổng số hạt trong nguyên tử X là: 11 + 11 + 12 = 34.

Đáp án B

Câu 4 :

Số electron trong nguyên tử Sodium (Na) là bao nhiêu (khi biết số proton =11):

  • A.

    22.               

  • B.

    21.               

  • C.

    11.      

  • D.

    12.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào sơ lược bảng tuần hoàn hóa học.

Lời giải chi tiết :

Vì số p = e nên số electron trong nguyên tử Na là 11

Đáp án C

Câu 5 :

Dãy chất nào dưới đây là phi kim

  • A.

    Kẽm (Zinc), carbon, lưu huỳnh (sulfur), oxi (oxygen).

  • B.

    Nitơ (nitrogen), oxi (oxygen), carbon, lưu huỳnh (sulfur).

  • C.

    Sắt (iron), kẽm (zinc), lưu huỳnh (sulfur), oxi (oxygen).

  • D.

    Sắt (iron), oxi (oxygen), nitơ (nitrogen), lưu huỳnh (sulfur).

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào sơ lược bảng tuần hoàn hóa học.

Lời giải chi tiết :

A loại do kẽm là kim loại

B đúng

C loại do sắt, kẽm là kim loại

D loại do sắt là kim loại.

Đáp án B

Câu 6 :

Liên kết hóa học giữa các nguyên tử oxygen và carbon được hình thành bằng cách:

  • A.

    nguyên tử oxygen nhận electron, nguyên tử carbon nhường electron.

  • B.

    nguyên tử oxygen nhường electron, nguyên tử carbon nhận electron.

  • C.

    nguyên tử oxygen và nguyên tử carbon góp chung electron.

  • D.

    nguyên tử oxygen và nguyên tử carbon góp chung proton.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào liên kết hóa học

Lời giải chi tiết :

Liên kết hóa học giữa các nguyên tử oxygen và carbon được hình thành bằng cách nguyên tử oxygen và nguyên tử carbon góp chung electron

Đáp án C

Câu 7 :

Trong hợp chất, nguyên tố oxygen thường có hóa trị là bao nhiêu?

  • A.

    I  

  • B.

    II

  • C.

    III 

  • D.

    IV

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào hóa trị nguyên tố hóa học.

Lời giải chi tiết :

Nguyên tố oxygen thường có hóa trị II.

Đáp án B

Câu 8 :

Muối potassium chloride được tạo nên từ 2 nguyên tố hóa học là K ( potassium) và Cl
chlorine. Biết K hóa trị I, Cl: hóa trị I. Vậy công thức hóa học của muối là:

  • A.

    KCl      

  • B.

    K2Cl  

  • C.

    K2Cl2

  • D.

    NCl

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức hóa học.

Lời giải chi tiết :

Công thức hóa học của muối là KCl

Đáp án A

Câu 9 :

Biết Nitrogen có hoá trị V và Oxygen có hóa trị II, hãy chọn công thức hoá học phù hợp
với qui tắc hoá trị trong đó có các công thức sau:

  • A.

    NO

  • B.

    NO2

  • C.

    N2O5

  • D.

    N2O

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào hóa trị nguyên tố hóa học.

Lời giải chi tiết :

Gọi công thức hóa học là NxOy

Áp dụng quy tắc hóa trị ta có: x.V = y.II → x : y = 2 : 5

Công thức hóa học là N2O5

Đáp án C

Câu 10 :

Cho các chất sau:

(1) Khí nitrogen do nguyên tố N tạo nên.

(2) Khí Carbon dioxide do 2 nguyên tố C và O tạo nên

(3) Sodium hydroxide được tạo thành từ 3 nguyên tố Na, O và H.

(4) Sulfur được tạo thành từ nguyên tố S

Trong các chất trên, chất nào là đơn chất?

  • A.

    (1) và (2).

  • B.

    (2) và (3).

  • C.

    (3) và (4).

  • D.

    (1) và (4)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào phân tử đơn chất, hợp chất.

Lời giải chi tiết :

(1) và (4) là đơn chất do chỉ được tạo nên từ 1 nguyên tố.

Đáp án D

Câu 11 :

Thành phần % nguyên tố N trong hợp chất NH4NO3

  • A.

    20%

  • B.

    35%

  • C.

    40%

  • D.

    17,5%

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào thành phần % nguyên tố.

Lời giải chi tiết :

%N = \(\frac{{14.2}}{{14 + 4 + 14 + 16.3}}.1005 = 35\% \)

Đáp án B

Câu 12 :

Cho potassium (K) có hoá trị I, Oxygen (O) hoá trị II. Công thức hoá học của potassium oxide là:

  • A.

    KO

  • B.

    K2O

  • C.

    K2O2

  • D.

    KO2

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức hóa học.

Lời giải chi tiết :

Công thức hóa học của potassium oxide là: K2O

Đáp án B

Câu 13 :

Chất nào được tạo thành từ cặp nguyên tố sau đây là chất cộng hóa trị?

  • A.

    Na và S.

  • B.

    H và Cl.

  • C.

    Ca và O.

  • D.

    K và Cl

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào liên kết hóa học.

Lời giải chi tiết :

HCl được hình thành từ sự góp chung electron của nguyên tử hydrogen và chlorine.

Đáp án B

Câu 14 :

Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử của nguyên tố X là 114, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 26. Nguyên tố X là:

  • A.

    Br.

  • B.

    Cl.

  • C.

    Zn.

  • D.

    Ag.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào thành phần nguyên tử.

Lời giải chi tiết :

Ta có: p + n + e = 114

p + e – n = 26

Từ đó: p = e = 35; n = 44

Nguyên tố X là Bromine.

Đáp án A

Câu 15 :

Không gian xung quanh nam châm tồn tại:

  • A.

    Từ trường.

  • B.

    Lực ma sát.

  • C.

    Lực đẩy.

  • D.

    Dòng điện.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Không gian xung quanh nam châm tồn tại từ trường, đặc trưng bởi lực từ tác dụng lên các vật liệu sắt từ hoặc dòng điện.

Lời giải chi tiết :

Từ trường là không gian xung quanh nam châm hoặc dòng điện, nơi xảy ra tác dụng từ.

Đáp án: A

Câu 16 :

Từ phổ là

  • A.

    Hình ảnh của các đường mạt sắt trong từ trường của nam châm.

  • B.

    Hình ảnh của các kim nam châm đặt gần một nam châm thẳng.

  • C.

    Hình ảnh của các hạt cát đặt trong từ trường của nam châm.

  • D.

    Hình ảnh của các hạt bụi đặt trong từ trường của nam châm.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Từ phổ là hình ảnh của các đường mạt sắt trong từ trường, thể hiện hướng và dạng của các đường sức từ.

Lời giải chi tiết :

Từ phổ được tạo ra khi rắc mạt sắt quanh một nam châm, hình ảnh thu được là các đường mạt sắt sắp xếp dọc theo đường sức từ.

Đáp án: A

Câu 17 :

Tác dụng của lõi sắt non bên trong nam châm điện là:

  • A.

    Làm tăng tác dụng từ của nam châm.

  • B.

    Làm giảm tác dụng từ của nam châm.

  • C.

    Làm tăng sức hút của nam châm.

  • D.

    Làm giảm sức hút của nam châm.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Lõi sắt non trong nam châm điện làm tăng cảm ứng từ, nhờ đó làm tăng tác dụng từ của nam châm.

Lời giải chi tiết :

Lõi sắt non giúp tăng mật độ đường sức từ trong cuộn dây, làm nam châm điện mạnh hơn.

Đáp án: A

Câu 18 :

Vật cứng, phẳng, nhẵn có tác dụng gì?

  • A.

    Trang trí nhà cửa được đẹp hơn.

  • B.

    Bền hơn.

  • C.

    Hấp thụ âm tốt hơn.

  • D.

    Phản xạ âm tốt.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vật cứng, phẳng và nhẵn có khả năng phản xạ âm tốt vì chúng không hấp thụ nhiều năng lượng âm thanh.

Lời giải chi tiết :

Vật cứng, phẳng, nhẵn như tấm gỗ, tấm kính thường phản xạ âm tốt.

Đáp án: D

Câu 19 :

Cổng quang điện dùng để làm gì?

  • A.

    Đo thời gian hiện số.

  • B.

    Đo thời gian.

  • C.

    Đo khối lượng.

  • D.

    Đo thể tích.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Cổng quang điện là thiết bị đo thời gian hiện số bằng cách cắt chùm tia sáng khi vật di chuyển qua.

Lời giải chi tiết :

Cổng quang điện thường được dùng để đo thời gian trong các thí nghiệm vật lý.

Đáp án: A

Câu 20 :

Độ lớn của vận tốc biểu thị tính chất nào của chuyển động?

  • A.

    Tốc độ chuyển đông nhanh hay chậm.

  • B.

    Quãng đường chuyển động dài hay ngắn.

  • C.

    Thời gian chuyển động dài hay ngắn.

  • D.

    Cho biết cả quãng đường, thời gian và sự nhanh chậm của chuyển động.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận tốc là đại lượng biểu thị mức độ nhanh chậm của chuyển động, liên quan đến quãng đường và thời gian.

Lời giải chi tiết :

Độ lớn của vận tốc cho biết tốc độ chuyển động nhanh hay chậm.

Đáp án: A

Câu 21 :

Vận tốc của 1 xe mô tô là 40 km/h nghĩa là

  • A.

    trong 1giờ xe mô tô đi với quãng đường 40 km/h.

  • B.

    trong 1giờ xe mô tô đi với quãng đường 40 km.

  • C.

    trong 1giây xe mô tô đi với quãng đường 40 km.

  • D.

    trong 1giây xe mô tô đi với quãng đường 40 km/h.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận tốc của xe mô tô là 40 km/h nghĩa là trong 1 giờ, xe đi được quãng đường 40 km.

Lời giải chi tiết :

Đây là định nghĩa cơ bản của vận tốc.

Đáp án: B

Câu 22 :

Đặt một ngọn nến trước một màn chắn sáng. Để mắt trong vùng bóng nửa tối, ta quan sát ngọn nến thấy có gì khác so với khi không có màn chắn?

  • A.

    Ngọn nến sáng yếu hơn.

  • B.

    Ngọn nến sáng mạnh hơn.

  • C.

    Không có gì khác.

  • D.

    Chỉ nhìn thấy một phần của ngọn nến.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vùng bóng nửa tối là vùng ánh sáng bị che khuất một phần. Khi quan sát, chỉ thấy được một phần của ngọn nến.

Lời giải chi tiết :

Khi đặt mắt ở vùng bóng nửa tối, ánh sáng từ ngọn nến không chiếu đầy đủ, làm hình ảnh bị khuất một phần.

Đáp án: D

Câu 23 :

Khi góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ là 40° thì góc phản xạ bằng bao nhiêu?

  • A.

    10°

  • B.

    15°

  • C.

    17°

  • D.

    20°

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Áp dụng quy tắc: Góc tới + Góc phản xạ = Góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ.

Lời giải chi tiết :

Góc phản xạ bằng góc tới. Nếu góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ là 40°, góc phản xạ bằng 40 : 2 = 20°

Đáp án: D

Câu 24 :

Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có tính chất:

  • A.

    Ảnh thật, ngược chiều, kích thước bằng vật.

  • B.

    Ảnh ảo, cùng chiều, kích thước bằng vật.

  • C.

    Ảnh thật, cùng chiều, kích thước bằng vật.

  • D.

    Ảnh ảo, ngược chiều, kích thước bằng vật.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đây là tính chất cơ bản của gương phẳng.

Lời giải chi tiết :

Ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh ảo, cùng chiều, có kích thước bằng vật.

Đáp án: B

Câu 25 :

Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nhật thực?

  • A.

    mặt trời ngừng phát ra ánh sáng

  • B.

    mặt trời bỗng nhiên biến mất

  • C.

    mặt trời bị mặt trăng che khuất nên ánh sáng Mặt Trời không đến được mặt đất

  • D.

    người quan sát đứng ở nửa sau Trái Đất, không được Mặt Trời chiếu sáng

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đây là hiện tượng thiên văn thường gặp.

Lời giải chi tiết :

Nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng che khuất ánh sáng Mặt Trời không đến được Trái Đất.

Đáp án: C

Câu 26 :

Khi nghiên cứu sự truyền âm thanh người ta có những nhận xét sau. Theo em nhận xét nào đúng?

  • A.

    Không khí càng loãng thì sự truyền âm càng kém.

  • B.

    Để nghe được âm thanh từ vật phát ra thì phải có môi trường truyền âm.

  • C.

    Sự truyền âm thanh là sự truyền dao động âm.

  • D.

    Cả 3 phương án đều đúng.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Âm thanh truyền qua môi trường nhờ dao động của các hạt trong môi trường.

Lời giải chi tiết :

Cả ba nhận xét đều đúng về sự truyền âm.

Đáp án: C

Câu 27 :

Ánh sáng truyền theo đường thẳng khi ánh sáng:

  • A.

    Truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác

  • B.

    Truyền từ môi trường đồng tính này sang môi trường đồng tính khác

  • C.

    Truyền trong môi trường trong suốt

  • D.

    Truyền trong môi trường trong suốt và đồng tính

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Ánh sáng truyền theo đường thẳng trong môi trường trong suốt và đồng tính.

Lời giải chi tiết :

Môi trường đồng tính có tính chất vật lý giống nhau tại mọi điểm.

Đáp án: D

Câu 28 :

Điền đáp án thích hợp vào chỗ trống: 15 m/s = …. km/h.

  • A.

    54

  • B.

    4,167

  • C.

    540

  • D.

    360

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đổi đơn vị

Lời giải chi tiết :

15 m/s = 15.3,6 = 54 km/h

Đáp án A

II. Tự luận
Phương pháp giải :

Dựa vào công thức hóa học.

Lời giải chi tiết :

a) Hóa trị của calcium trong các hợp chất là 2; hóa trị của gốc sulfate trong các hợp chất là 2.

Áp dụng quy tắc hóa trị ta có công thức hóa học của hợp chất G là CaSO4.

b) %Ca = \(\frac{{40}}{{40 + 96}}.100\%  = 29,41\% \)

%S = \(\frac{{32}}{{40 + 96}}.100\%  = 23,53\% \)

%O = \(\frac{{16.4}}{{40 + 96}}.100\%  = 47,06\% \)

Vậy nguyên tố O có thành phần % lớn nhất trong CaSO4.

Phương pháp giải :

a) Có nhiều biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn, dựa vào kiến thức thực tế của bản thân đưa ra 1 số biện pháp

b) Vận dụng kiến thức phản xạ âm, hấp thụ âm

Lời giải chi tiết :

a) Các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn:

1.    Sử dụng vật liệu cách âm trong xây dựng.

2.    Trồng nhiều cây xanh để hấp thụ âm thanh.

3.    Hạn chế sử dụng còi xe, giảm tốc độ giao thông.

4.    Sử dụng tai nghe hoặc thiết bị bảo vệ thính giác trong môi trường ồn ào.

b) Lý do thiết kế tường không bằng phẳng và dùng rèm vải trong rạp chiếu phim, nhà hát:

  • Tường không bằng phẳng giúp giảm sự phản xạ âm quá mức, tránh hiện tượng vang âm.
  • Rèm vải hấp thụ âm thanh, làm giảm tiếng ồn và tăng chất lượng âm thanh bên trong phòng.
Đề thi học kì 1 KHTN 7 Cánh diều - Đề số 17

Cụm từ thích hợp điều vào ô trống ở hình bên là:

Xem chi tiết
Đề thi học kì 1 KHTN 7 Cánh diều - Đề số 16

Cho thông tin về số lượng các loại hạt của một số nguyên tử như bảng sau:

Xem chi tiết
Đề thi học kì 1 KHTN 7 Cánh diều - Đề số 15

Đề thi học kì 1 - Đề số 15

Xem chi tiết
Đề thi học kì 1 KHTN 7 Cánh diều - Đề số 14

Đề thi học kì 1 - Đề số 14

Xem chi tiết
Đề thi học kì 1 KHTN 7 Cánh diều - Đề số 13

Đề thi học kì 1 - Đề số 13

Xem chi tiết
Đề thi học kì 1 KHTN 7 Cánh diều - Đề số 12

Đề thi học kì 1 - Đề số 11

Xem chi tiết
Đề thi học kì 1 KHTN 7 Cánh diều - Đề số 11

Đề thi học kì 1 - Đề số 11

Xem chi tiết
Đề thi học kì 1 KHTN 7 Cánh diều - Đề số 10

Những nguyên tố hóa học nào sau đây thuộc cùng một nhóm?

Xem chi tiết
Đề thi học kì 1 KHTN 7 Cánh diều - Đề số 9

Nguyên tố nào sau đây là khí hiếm?

Xem chi tiết
Đề thi học kì 1 KHTN 7 Cánh diều - Đề số 8

Nguyên tố hóa học nào giúp ngăn người bệnh bướu cổ ở người?

Xem chi tiết
Đề thi học kì 1 KHTN 7 Cánh diều - Đề số 7

Ngưỡng âm thanh làm đau tai là:

Xem chi tiết
Đề thi học kì 1 KHTN 7 Cánh diều - Đề số 6

Trong các hình sau đây, hình nào biểu diễn chum sáng phân kì?

Xem chi tiết
Đề thi học kì 1 KHTN 7 Cánh diều - Đề số 5

Nguyên tử được cấu tạo bởi hai thành phần chính là

Xem chi tiết
Đề thi học kì 1 KHTN 7 Cánh diều - Đề số 4

Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại có cùng số hạt nào trong hạt nhân?

Xem chi tiết
Đề thi học kì 1 KHTN 7 Cánh diều - Đề số 3

Vỏ nguyên tử được tạo bởi

Xem chi tiết
Đề thi học kì 1 KHTN 7 Cánh diều - Đề số 2

Nguyên tử là

Xem chi tiết
Đề thi học kì 1 KHTN 7 Cánh diều - Đề số 1

Phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem chi tiết
Đề cương ôn tập học kì 1 Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều

Chủ đề 1

Xem chi tiết

>> Học trực tuyến lớp 7 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 7 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.