Đề bài

Đặt một ngọn nến trước một màn chắn sáng. Để mắt trong vùng bóng nửa tối, ta quan sát ngọn nến thấy có gì khác so với khi không có màn chắn?

  • A.

    Ngọn nến sáng yếu hơn.

  • B.

    Ngọn nến sáng mạnh hơn.

  • C.

    Không có gì khác.

  • D.

    Chỉ nhìn thấy một phần của ngọn nến.

Phương pháp giải

Vùng bóng nửa tối là vùng ánh sáng bị che khuất một phần. Khi quan sát, chỉ thấy được một phần của ngọn nến.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Khi đặt mắt ở vùng bóng nửa tối, ánh sáng từ ngọn nến không chiếu đầy đủ, làm hình ảnh bị khuất một phần.

Đáp án: D

Đáp án : D

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 : Em hãy dựa vào hình trên, nêu lên vai trò quan trọng của năng lượng ánh sáng trên Trái Đất

 

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Thí nghiệm thu năng lượng từ ánh sáng

Bố trí thí nghiệm như Hình 15.1. Xác định vị trí của kim điện kế:

- Khi chưa bật đèn.

- Khi bật đèn chiếu.

Xem lời giải >>
Bài 3 : Nêu thêm ví dụ về sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời ở gia đình hoặc địa phương em. Cho biết năng lượng ánh sáng mặt trời đã chuyển hóa thành những dạng năng lượng nào trong mỗi ví dụ. Tại sao cần ưu tiên sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời?
Xem lời giải >>
Bài 4 : Hãy tìm thêm ví dụ về chùm sáng song song, chùm sáng hội tụ và chùm sáng phân kì trong thực tế.
Xem lời giải >>
Bài 5 :

- Dùng miếng bìa có khoét một lỗ nhỏ hoặc che tấm kính của đèn pin và bố trí  thí nghiệm như Hình 15.6. Bật đèn pin, điều chỉnh miếng bìa sao cho vệt sáng từ lỗ nhỏ đi là là trên mặt màn hứng.

- Quan sát và mô tả vệt sáng đó.

Xem lời giải >>
Bài 6 : Hãy mô tả bóng của vật cản sáng trên màn chắn ở Hình 15.8a và giải thích tại sao có bóng đó.

 

Xem lời giải >>
Bài 7 : Mặt Trời là nguồn năng lượng khổng lồ. Năng lượng mà Trái Đất nhận được từ Mặt Trời trong 2 giờ nhiều hơn toàn bộ năng lượng mà con người tiêu thụ trong một năm. Năng lượng Mặt Trời truyền đến Trái Đất bằng cách nào?
Xem lời giải >>
Bài 8 :

Với các dụng cụ: đèn sợi đốt, kính lúp, tờ bìa màu đen, nhiệt kế.

a) Hãy lên phương án và tiến hành thí nghiệm để thu được năng lượng ánh sáng.

b) Trong thí nghiệm của em và thí nghiệm ở hình 12.1, năng lượng ánh sáng đã chuyển hóa thành các dạng năng lượng nào?

Xem lời giải >>
Bài 9 : Hãy nêu ví dụ về nguồn sáng và vật sáng?
Xem lời giải >>
Bài 10 : Em hãy đề xuất một phương án để có thể quan sát được tia sáng.
Xem lời giải >>
Bài 11 : Với các dụng cụ: đèn tạo ra chùm sáng hẹp song song, tấm bìa chắn sáng, giấy trắng. Hãy lên phương án và tiến hành thí nghiệm để tạo ra các chùm sáng trên mặt giấy.
Xem lời giải >>
Bài 12 : Hãy vẽ các tia sáng để xác định bóng tối, bóng nửa tối của các vật trong hình 12.8


 

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Hiện tượng nhật thực là hiện tượng Trái Đất đi vào vùng tối do Mặt trăng tạo ra (H12.9a). Khi đó, ở một số vị trí trên trái Đất, người ta sẽ thấy Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất.

Tương tự như vậy, hiện tượng nguyệt thực là hiện tượng khi Mặt trăng đi vào vùng tối do trái Đất tạo ra (H12.9b), ở một số nơi trên Trái Đất, người ta sẽ thấy Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất.

Câu 1: Hãy vẽ các tia sáng để xác định vùng tối trong mỗi hiện tượng này.

Câu 2: Sử dụng 1 ngọn nến và các quả bóng bay kích thước phù hợp để thay thế Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng để kiểm tra kết quả thu được như hình vẽ ở câu 1.
Xem lời giải >>
Bài 14 :

Mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra với đèn LED khi:

- chưa bật nguồn sáng.

- bật nguồn sáng.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Trong thí nghiệm 1, nếu thay đèn LED bằng một mô tơ nhỏ (loại 3 W hoặc 6 W) gắn cánh quạt thì có hiện tượng gì xảy ra?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

- Trong hình dưới đây, năng lượng ánh sáng mặt trời đã chuyển hóa thành dạng năng lượng nào?

- Nêu ví dụ cho thấy rằng năng lượng ánh sáng mặt trời còn có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Mô tả các chùm sáng trong Hình 15.2b và 15.2c.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Quan sát đường truyền của ánh sáng trong Hình 15.3 và mô tả chùm sáng trên mặt giấy.

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Mô tả vùng không gian phía sau vật cản trong Hình 15.5a. Bóng tối của quả bóng trên màn chắn có hình dạng thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Cho tia sáng 1 như trên hình, hãy vẽ các tia sáng khác để giải thích sự tạo thành bóng của chiếc hộp trên mặt đất.

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Nêu một số ví dụ cho thấy năng lượng ánh sáng được chuyển hóa thành:

a) điện năng

b) nhiệt năng

c) động năng

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Em hãy mô tả một hiện tượng trong tự nhiên quan sát được. Từ đó đặt câu hỏi cần tìm hiểu hiện tượng đó.

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Thế nào là âm phản xạ? Âm phản xạ có lợi hay có hại? Nêu ví dụ.

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Trong những hiện tượng dưới đây, hiện tượng nào ứng dụng phản xạ âm?

A. Xác định độ sâu của đáy biển.

B. Nói chuyện qua điện thoại.

C. Nói trong phòng thu âm qua hệ thống lọa.

D. Nói trong hội trường thông qua hệ thống loa.

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Kết luận nào sau đây là đúng?

A. Vật phản xạ âm tốt là nhưng vật có bề mặt sần sùi, mềm, xốp.

B. Vật phản xạ âm kém là những vật có bề mặt nhẵn, cứng.

C. Vật phản xạ âm tốt là nhưng vật có kích thước lớn.

D. Vật phản xạ âm kém là những vật mềm, xốp, có bề mặt sần sùi.

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Dụng cụ thí nghiệm thu năng lượng ánh sáng chuyển hóa thành điện năng gồm:

A. pin quang điện, bóng đèn Led, dây nối.

B. đèn pin, pin quang điện, điện kế, dây nối.

C. đèn pin, pin quang điện, bóng đèn Led.

D. pin quang điện, dây nối.

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Máy tính cầm tay sử dụng năng lượng Mặt Trời đã chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành

A. điện năng              B. nhiệt năng             C. hóa năng               D. cơ năng

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Hình 15.1 biểu diễn một tia sáng truyền trong không khí, mũi tên cho ta biết

A. màu sắc của ánh sáng.

B. hướng truyền của ánh sáng.

C. tốc độ truyền ánh sáng.

D. độ mạnh yếu của ánh sáng.

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Một mục tiêu di động giữa A và B ở bên kia một bức tường, trên bức tường có một lỗ thủng nhỏ (H15.2). Ở bên này bức tường, quan sát viên cần phải đặt mắt quan sát trong khoảng nào để nhìn thấy mục tiêu?

A. Từ P đến M                      B. Từ M đến N                     

C. Từ M đến Q                      D. Từ P đến N

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Khi xếp hàng chào cờ, em cần phải ngắm như thế nào để đứng thẳng hàng với các bạn? Giải thích cách làm.

Xem lời giải >>