Đề thi học kì 1 KHTN 6 - Cánh diều - Đề số 9

Tải về

Thành phần nào sau đây không được sinh ra từ quá trình đốt nhiên liệu hoá thạch?

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

Câu 1: Thành phần nào sau đây không được sinh ra từ quá trình đốt nhiên liệu hoá thạch?

A. Carbon dioxide.          B. Oxygen.                      C. Chất bụi                      D. Nirogen

Câu 2: Dụng cụ ở hình bên tên gọi là gì và thường dùng để làm gì? 

 

A. Ống pipette, dùng lấy hóa chất. 

B. Ống bơm tiêm, dùng chuyền hóa chất cho cây trồng. 

C. Ống bơm hóa chất, dùng để làm thí nghiệm. 

D. Ống bơm khí, dùng để bơm không khí vào ống nghiệm.

Câu 3: Hãy ghép tên loại nhiệt kế (1) tương ứng với công dụng của nhiệt kế đó (2) vào bảng dưới đây:

A. 1 – C; 2 – A; 3 – B.                                             B. 1 – C; 2 – B; 3 – A.

C. 1 – B; 2 – C; 3 – A.                                             D. 1 – B; 2 – A; 3 – C.

Câu 4: Trên vỏ hộp bánh có ghi 500 g, con số này có ý nghĩa gì?

A. Khối lượng bánh trong hộp.                                B. Khối lượng cả bánh và vỏ hộp.

C. Sức nặng của hộp bánh.                                      D. Thể tích của hộp bánh.

Câu 5: Để phân biệt 2 chất khí là oxygen và carbon dioxide, em nên lựa chọn cách nào dưới đây?

A. Quan sát màu sắc của 2 khí đó.

B. Ngửi mùi của 2 khí đó.

C. Oxygen duy trì sự sống và sự cháy.

D. Dẫn từng khí vào cây nến đang cháy, khí nào làm nến cháy tiếp thì đó là oxygen, khí làm tắt nến là carbon dioxide.

Câu 6: Đối tượng nào sau đây là cơ thể sinh vật?

A. Quả cam                      B. Miếng thịt lợn             C. Con khỉ                       D. Lọ hoa hồng

Câu 7: Một nhóm cơ quan phối hợp hoạt động cùng thực hiện một quá trình sống được gọi là:
A. tế bào                          B. cơ quan                       C. hệ cơ quan                  D. mô

Câu 8: Sử dụng năng lượng nào gây ô nhiễm môi trường không khí nhiều nhất?

A. Điện gió.                                                             B. Điện mặt trời.             

C. Nhiệt điện.                                                          D. Thuỷ điện.

Câu 9: Thế nào là vật liệu?

A. Vật liệu là một số thức ăn được con người sử dụng hàng ngày.

B. Vật liệu là một chất được dùng trong xây dựng như sắt, cát, xi măng, ...

C. Vật liệu là một chất hoặc hỗn hợp một số chất được con người sử dụng như là nguyên liệu đầu vào trong một quá trình sản xuất hoặc chế tạo ra những sản phẩm. 

D. Vật liệu là gồm nhiều chất trộn lẫn vào nhau.

Câu 10: Giới hạn đo của thước là

A. chiều dài lớn nhất ghi trên thước                                  

B. chiều dài nhỏ nhất ghi trên thước

C. chiều dài giữa hai vạch liên tiếp trên thước                  

D. chiều dài giữa hai vạch chia nhỏ nhất trên thước.

Câu 11: Hành động nào sau đây không thực hiện đúng quy tắc an toàn trong phòng thực hành?

A. Làm thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên. 

B. Làm theo các thí nghiệm xem trên internet. 

C. Đeo găng tay khi làm thí nghiệm với hóa chất. 

D. Rửa sạch tay sau khi làm thí nghiệm.

Câu 12: Vật thể nào sau đây được xem là nguyên liệu?

A. Gạch xây dựng.          B. Đất sét.                        C. Xi măng.                     D. Ngói.

Câu 13: Hình ảnh dưới đây mô tả quá trình hình thành

 

A. huyền phù.                  B. nhũ tương.                   C. dung dịch.                   D. dung môi.

Câu 14: Tác dụng chủ yếu của việc đeo khẩu trang là gì?

A. Tách hơi nước ra khỏi không khí hít vào.

B. Tách oxygen ra khỏi không khí hít vào.

C. Tách khí carbon dioxide ra khỏi không khí hít vào.

D. Tách khói bụi ra khỏi không khí hít vào.

Câu 15: Cho các bước đo thời gian của một hoạt động gồm:

(1) Đặt mắt nhìn đúng cách.

(2) Ước lượng thời gian hoạt động cần đo để chọn đồng hồ thích hợp.

(3) Hiệu chỉnh đồng hồ đo đúng cách.

(4) Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định.

(5) Thực hiện phép đo thời gian.

Thứ tự đúng các bước thực hiện để đo thời gian của một hoạt động là:

A. (1), (2), (3), (4), (5)                                             B. (3), (2), (5), (4), (1)

C. (2), (3), (1), (5), (4)                                             D. (2), (1), (3), (5), (4).

Câu 16: Đặc điểm của tế bào nhân thực là 

A. Có thành tế bào.                                                  B. Có chất tế bào. 

C. Có màng nhân bao bọc vật chất di truyền.           D. Có lục lạp.

Câu 17: Việc phân loại thế giới sống có ý nghĩa gì đối với chúng ta? 

(1) Gọi đúng tên sinh vật. 

(2) Đưa sinh vật vào đúng nhóm phân loại. 

(3) Thấy được vai trò của sinh vật trong tự nhiên và thực tiễn. 

(4) Nhận ra sự đa dạng của sinh giới. 

A. (1), (2), (3).                 B. (2), (3), (4)                  C. (1), (2), (4).                 D. (1), (3), (4)

Câu 18: Thuốc kháng sinh penicillin được sản xuất từ 

A. nấm men.                    B. nấm mốc.                    C. nấm mộc nhĩ.              D. nấm độc đỏ.

Câu 19: Thuỷ tức là đại diện của nhóm động vật nào sau đây? 

A. Ruột khoang.              B. Giun.                           C. Thân mềm.                  D. Chân khớp.

Câu 20: Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát lăn?

A. Ma sát giữa má phanh và vành bánh xe khi phanh xe.

B. Ma sát khi đánh diêm.

C. Ma sát tay cầm quả bóng.

D. Ma sát giữa bánh xe với mặt đường.

Câu 21: Khi đi tham quan tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên em thường sử dụng loại kính nào sau đây?

A. Kính hiển vi.                                                       B. Kính lúp cầm tay.          

C. Kính thiên văn.                                                   D. Kính hồng ngoại.

Câu 22: Động vật nào sau đây không nằm trong Sách Đỏ Việt Nam? 

A. Cá heo.                                                               B. Sóc đen Côn Đảo. 

C. Rắn lục mũi hếch.                                               D. Gà lôi lam đuôi trắng.

Câu 23: Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh cho người nhiễm vi khuẩn: 

(1) Chỉ sử dụng kháng sinh khi thật sự bị bệnh nhiễm khuẩn.

(2) Cần lựa chọn đúng loại kháng sinh và có sự hiểu biết về thể trạng người bệnh 

(3) Dùng kháng sinh đúng liều, đúng cách. 

(4) Dùng kháng sinh đủ thời gian.

(5) Dùng kháng sinh cho mọi trường hợp nhiễm vi khuẩn.

Lựa chọn đáp án đầy đủ nhất: 

A. (1), (2), (3), (4), (5)                                             B. (1), (2), (5).

C. (2), (3), (4), (5).                                                  D. (1), (2), (3), (4).

Câu 24: Lứa tuổi từ 11 - 15 là lứa tuổi có sự phát triển nhanh chóng về chiều cao. Chất quan trọng nhất cho sự phát triển của xương là:

A. carbohydrate.              B. chất béo.                     C. protein.                        D. calcium

Câu 25: Thành tế bào ở thực vật có vai trò gì?

A. Tham gia trao đổi chất với môi trường

B. Là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào

C. Quy định hình dạng và bảo vệ tế bào

D. Tham gia cấu tạo hệ thống nội màng

Câu 26: Khi treo một quả nặng vào đầu dưới của một lò xo thì chiều dài lò xo là 98 cm. Biết độ biến dạng của lò xo khi đó là 2 cm. Hỏi chiều dài tự nhiên của lò xo là bao nhiêu?

A. 96 cm                         B. 100 cm                        C. 0,1 cm                        D. 0,96 cm

Câu 27: Cho vec tơ lực được biểu diễn như hình vẽ. Điểm đặt lực nằm ở vị trí:

 

A. Số 1                            B. Số 2                            C. Số 3                            D. Số 4

Câu 28: Điều gì xảy ra với dạ dày nếu quá trình thay thế các tế bào không diễn ra?

A. Dạ dày vẫn hoạt động bình thường

B. Thành dạ dày trở nên mỏng hơn

C. Dạ dày hoạt động tốt hơn

D. Dạ dày bị ăn mòn dến đến viêm loét.

Câu 29: Loại bào quan có ở tế bào nhân sơ là?

A. Ti thể                          B. Lục lạp                        C. Ribosome                  D. Không bào

Câu 30: Vật nào dưới đây có tính chất đàn hồi?

A. quyển sách                 B. Sợi dây cao su             C. hòn bi                         D. Cái bàn

Đáp án

 

1. B

2. A

3. B

4. A

5. D

6. C

7. C

8. C

9. C

10. A

11. B

12. B

13. B

14. D

15. C

16. C

17. C

18. B

19. A

20. B

21. B

22. A

23. D

24. D

25. C

26. A

27. A

28. D

29. C

30. B

 Câu 1:

Quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch thải ra khí carbon dioxide, chất bụi, nitrogen và nhiều chất độc hại. 

Oxygen không được sinh ra từ quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch.

Đáp án B.

Câu 2:

Dụng cụ ở hình bên tên gọi là ống pipette, dùng để lấy hóa chất.

Đáp án A.

Câu 3:

Tên loại nhiệt kế tương ứng với công dụng của nhiệt kế đó là:

1. Nhiệt kế y tế điện tử: được tìm thấy trong các hiệu thuốc và có thể được sử dụng tại nhà hoặc trong bệnh viện để đo nhiệt độ cơ thể.

2. Nhiệt kế rượu: dùng để đo nhiệt độ khí quyển hoặc nhiệt độ trong nhà.

3. Nhiệt kế thủy ngân dùng trong phòng thí nghiệm để đo nhiệt độ.

Đáp án B.

Câu 4:

Trên vỏ hộp bánh có ghi 500 g, con số này có ý nghĩa là khối lượng bánh trong hộp.

Đáp án A.

Câu 5:

Dẫn khí vào từng cây nến đang cháy, khí nào làm nến cháy tiếp thì đó là oxygen, khí làm tắt nến là carbon dioxide.

Đáp án D.

Câu 6:

Đáp án C.

Câu 7:

Một nhóm cơ quan phối hợp hoạt động cùng thực hiện một quá trình sống được gọi là hệ cơ quan.

Đáp án C.

Câu 8:

Sử dụng năng lượng nhiệt điện có thể gây ô nhiễm môi trường không khí nhiều nhất. Do trong sản xuất nhiệt điện người ta phải đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch như than, dầu … nên tạo ra nhiều khí thải.

Đáp án C.

Câu 9:

Khái niệm: là chất hoặc hỗn hợp một số chất được con người sử dụng như nguyên liệu đầu vào trong một quá trình sản xuất hoặc chế tạo để làm ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống

Đáp án C.

Câu 10:

Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước

Đáp án A.

Câu 11:

Nội quy thực hành:

+ Không ăn, uống, làm mất trật tự trong phòng thực hành.

+ Cặp, túi, ba lô phải để đúng nơi quy định. Đầu tóc gọn gàng, không đi giày, dép cao gót.

+ Sử dụng các dụng cụ bảo hộ khi làm thí nghiệm.

+ Chỉ làm các thí nghiệm, các bài thực hành khi có sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên.

+ Thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hóa chất, dụng cụ, thiết bị.

+ Biết cách sử dụng thiết bị chữa cháy có trong phòng thực hành.

+ Thu gom hóa chất, rác thải sau khi thực hành và để đúng nơi quy định.

+ Rửa tay thường xuyên trong nước sạch và xà phòng sau khi tiếp xúc hóa chất.

Đáp án B.

Câu 12:

Đất sét là vật liệu vì được con người được sử dụng như là nguyên liệu đầu vào trong một quá trình sản xuất để tạo ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống.

Đáp án B.

Câu 13:

A: các chất rắn không tan trong chất lỏng

B: các chất lỏng không hòa tan vào nhau

C: các chất hòa tan vào nhau

D: chất hòa tan vào nhau

Đáp án B

Câu 14:

Tách khói bụi ra khỏi không khí hít vào. Đeo khẩu trang sẽ giúp lọc và giữ lại khói bụi trong không khí ở mặt ngoài khẩu trang, giúp chúng ta hít thở không khí được sạch hơn.

Đáp án D.

Câu 15:

Các bước đo thời gian đúng cách:

Bước 1: Ước lượng thời gian hoạt động cần đo để chọn đồng hồ thích hợp.

Bước 2: Hiệu chỉnh đồng hồ đo đúng cách.

Bước 3: Đặt mắt nhìn đúng cách.

Bước 4: Thực hiện phép đo thời gian.

Bước 5: Đọc và ghi kết quả đo đúng quy định.

Đáp án C.

Câu 16:

Ở tế bào nhân thực đã có màng nhân bao bọc vật chất di truyền.

Đáp án C.

Câu 17:

Ý nghĩa của phân loại thế giới sống:

+ Giúp gọi đúng tên sinh vật.

+ Đưa sinh vật vào đúng nhóm phân loại.

+ Nhận ra sự đa dạng của sinh giới.

Đáp án C.

Câu 18:

Penicillin là một trong một nhóm kháng sinh thu được từ nấm Penicillium (một loại nấm mốc mọc trên bánh mì).

Đáp án B.

Câu 19:

Ngành ruột khoang : Thủy tức, san hô, hải quỳ…

Cá: Cá đuối, cá chép…

Lưỡng cư: Ếch ương, cóc nhà…

Bò sát: cá sấu, rắn…

Đáp án A.

Câu 20:

Ta có:

+ Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.

+ Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.

+ Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật chịu tác dụng của vật khác.

=> Các phương án:

A - Ma sát trượt

B - Ma sát trượt

C - Ma sát nghỉ

D - Ma sát lăn

Đáp án D.

Câu 21:

Kính lúp là loại kính nhỏ gọn, dễ mang theo nên có thể sử dụng để mang đi quan sát sinh vật ngoài thiên nhiên.

Đáp án B.

Câu 22:

Cá heo không nằm trong Sách Đỏ Việt Nam.

Đáp án A.

Câu 23:

Không thể dùng kháng sinh cho mọi trường hợp nhiễm khuẩn vì có thể gây ra trường hợp kháng kháng sinh.

Đáp án D.

Câu 24:

Chất quan trọng nhất cho sự phát triển của xương là calcium.

Đáp án D.

Câu 25:

Thành tế bào ở thực vật có vai trò quy định hình dạng và bảo vệ tế bào.

Đáp án C.

Câu 26:

Ta có Δl = l − l0

Vậy chiều dài tự nhiên của lò xo là: l0 = l – Δl = 98 − 2 = 96cm

Đáp án A.

Câu 27:

Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có gốc là điểm đặt của lực. Vì vậy điểm đặt lực là ở vị trí số 1.

Đáp án A.

Câu 28:

Trong dạ dày có nhiều acid có tính ăn mòn nên dễ làm chết các tế bào. Nếu không có quá trình thay thế các tế bào lớp bề mặt trong của dạ dày sẽ khiến acid trực tiếp ăn mòn ra các lớp phía ngoài dẫn tới viêm loét dạ dày và có khả năng dẫn tới ung thư.

Đáp án D.

Câu 29:

Loại bào quan có ở tế bào nhân sơ là ribosome.

Đáp án C.

Câu 30:

Trong các đồ vật, sợi dây cao su có tính đàn hồi.

Đáp án B.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
Tải về

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 6 - Cánh Diều - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí