Đề thi học kì 1 KHTN 6 - Cánh diều - Đề số 3>
Tải vềCó 1 khúc vải, người ta cần cắt nó ra làm 100 khúc, thời gian để cắt 1 khúc vải là 5 giây. Hỏi nếu cắt liên tục không ngừng nghỉ thì trong bao lâu sẽ cắt xong?
Đề bài
Câu 1: Có 1 khúc vải, người ta cần cắt nó ra làm 100 khúc, thời gian để cắt 1 khúc vải là 5 giây. Hỏi nếu cắt liên tục không ngừng nghỉ thì trong bao lâu sẽ cắt xong?
A. 500 giây. B. 495 giây. C. 250 giây. D. 245 giây.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây nói về lực ma sát là đúng?
A. Lực ma sát cùng hướng với hướng chuyển động của vật.
B. Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy.
C. Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy.
D. Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này trên bề mặt vật kia.
Câu 3: Một túi đường có khối lượng 2 kg thì có trọng lượng gần bằng
A. 2 N. B. 20 N. C. 200 N. D. 2 000 N.
Câu 4: Treo một quả cân 100 g vào một lực kế thì kim của lực kế chỉ vạch thứ 2. Khi kim của lực kế chỉ vạch thứ 5 thì tổng khối lượng của các quả cân đã treo vào lực kế là bao nhiêu?
A. 250 g. B. 150 g. C. 400 g. D. 500 g.
Câu 5: Điều nào sau đây là tác hại của khoa học tự nhiên đối với con người và môi trường sống?
A. Trồng nhiều cây xanh trong thành phố.
B. Rác thải từ pin Mặt Trời có chứa nhiều hóa chất độc hại.
C. Sử dụng phân bón hữu cơ thay cho phân bón hóa học.
D. Bảo vệ các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng.
Câu 6: Lực có thể gây ra tác dụng nào dưới đây?
A. Chỉ có thể làm cho vật chuyển động nhanh lên.
B. Chỉ có thể làm cho vật đang đứng yên phải chuyển động.
C. Chỉ có thể làm cho vật đang chuyển động phải dừng lại.
D. Có thể gây ra tất cả các tác dụng nêu trên.
Câu 7: Đơn vị đo trọng lượng là:
A. lít (l) B. mét vuông (m2) C. niutơn (N) D. kilogam (kg)
Câu 8: Sắp xếp các lực trong các trường hợp sau theo độ lớn tăng dần
A. a – b – c – d. B. d – b – c – a. C. b – d – c – a. D. b – d – a – c.
Câu 9: Khi làm thí nghiệm, chúng ta tiếp xúc với: nguồn điện; nguồn nhiệt; hóa chất; chất dễ cháy nổ; dụng cụ sắc nhọn; động vật; … Vì thế chúng ta cần
A. biết các rủi ro và tai nạn có thể xảy ra khi học tập trong phòng thực hành để không phải làm thí nghiệm thực hành.
B. biết các rủi ro và tai nạn có thể xảy ra khi học tập trong phòng thực hành, quy định an toàn để phòng tránh.
C. đùa nghịch trong phòng thực hành.
D. không tuân thủ các quy định an toàn trong phòng thực hành.
Câu 10: Để đo chu vi của miệng cốc hình tròn, phải sử dụng loại thước nào?
A. Thước thẳng. B. Thước dây. C. Thước cuộn. D. Thước kẹp.
Câu 11: Hai lực cân bằng là hai lực:
A. cùng cường độ, cùng phương.
B. cùng phương, ngược chiều.
C. cùng phương, cùng cường độ, ngược chiều.
D. cùng đặt lên một vật, cùng cường độ, có phương nằm trên một đường thẳng, ngược chiều.
Câu 12: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của nước?
A. Quả dừa rơi từ trên cây xuống. B. Bạn Lan đang tập bơi.
C. Bạn Hoa đi xe đạp tới trường. D. Chiếc máy bay đang bay trên bầu trời.
Câu 13: Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế là
A. 1000C. B. 420C. C. 370C. D. 200C.
Câu 14: Khối lượng của một vật cho biết điều gì?
A. Sức nặng của vật. B. Lượng chất chứa trong vật.
C. Sức nặng và khối lượng của vật. D. Thể tích của vật.
Câu 15: Mẫu vật nào sau đây không cần quan sát bằng kính hiển vi?
A. Mô cơ tim. B. Tế bào phổi bị phá hủy bởi virus corona.
C. Gân của một chiếc lá cây. D. Các vảy ngược của một sợi tóc.
Câu 16: Tế bào có kích thước nhỏ có ý nghĩa
A. Lấy được các chất dinh dưỡng nhanh
B. Tăng tỉ lệ S/V (diện tích/ thể tích)
C. Thải được các chất bài tiết nhanh
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 17: Hình ảnh dưới đây mô tả kích thước một số tế bào ở người:
Trình tự sắp xếp tăng dần về kích thước của các tế bào là:
A. Tế bào hồng cầu, tế bào niêm mạc miệng, tế bào trứng, tế bào cơ.
B. Tế bào niêm mạc miệng, tế bào hồng cầu, tế bào trứng, tế bào cơ.
C. Tế bào trứng, tế bào niêm mạc miệng, tế bào hồng cầu, tế bào cơ.
D. Tế bào cơ, tế bào niêm mạc miệng, tế bào trứng, tế bào hồng cầu.
Câu 18: Sự lớn lên của tế bào chủ yếu là do
A. Sự tăng về kích thước của nhân B. Sự tăng về kích thước của tế bào chất
C. Các bào quan tăng kích thước gấp đôi D. Sự nhân đôi của nhân tế bào
Câu 19: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Hầu hết các sinh vật có kích thước khác nhau là do cơ thể chúng có số lượng tế bào giống nhau.
(2) Hầu hết các sinh vật có kích thước khác nhau là do cơ thể chúng có số lượng tế bào khác nhau.
(3) Tuỳ thuộc vào số lượng tế bào cấu tạo nên cơ thể, tất cả sinh vật trên Trái Đất được chia làm hai nhóm lớn là cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.
(4) Cơ thể đơn bào có tổ chức phức tạp, được cấu tạo từ nhiều tế bào.
A. 3 B. 4 C. 1 D. 2
Câu 20: Thân cây cà rốt có màu cam là phát biểu
A. Đúng B. Sai
Câu 21: Đây là dụng cụ nào
A. Kính hiển vi B. Kính lúp C. Lamen D. Lam kính
Câu 22: Trong thí nghiệm quan sát sinh vật đơn bào, ta không cần sử dụng dụng cụ nào sau đây
A. Kính lúp B. Kính hiển vi C. Lamen D. giấy thấm hút
Câu 23: Cơ quan là gì?
A. Một tập hợp các mô giống nhau cùng thực hiện một chức năng nhất định.
B. Một tập hợp của nhiều mô cùng thực hiện chức năng nhất định, ở vị trí nhất định trong cơ thể.
C. Một tập hợp các mô giống nhau thực hiện các chức năng khác nhau.
D. Một tập hợp các mô khác nhau thực hiện các chức năng khác nhau.
Câu 24: Nhân thực, đa bào, dị dưỡng, có khả năng di chuyển là các đặc điểm của giới
A. Thực vật B. Nấm C. Nguyên sinh D. Động vật
Câu 25: (ID: 512559) Vi khuẩn có ở đâu?
1) Trong không khí.
2) Trong nước.
3) Trong đất.
4) Trong cơ thể sinh vật.
5) Ở những nơi cực nóng hoặc cực lạnh.
A. 3 B. 4 C. 5 D. 2
Câu 26: Những giới sinh vật thuộc nhóm sinh vật nhân thực là
A. Giới khởi sinh, giới nấm, giới thực vật, giới động vật.
B. giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới thực vật, giới động vật.
C. Giới nguyên sinh, giới thực vật , giới nấm, giới động vật.
D. giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới thực vật, giới nấm.
Câu 27: Loài Sao la có tên khoa học là Pseudoryx nghetinhensis, hãy cho biết tên giống của loài này là
A. doryx B. nghetinhensis C. Pseudoryx D. nghetinh
Câu 28: Trình tự tăng dần về kích thước của các đối tượng là
A. Tế bào vi khuẩn → virus → tế bào thực vật
B. Virus → tế bào vi khuẩn → tế bào thực vật
C. tế bào thực vật → virus → tế bào vi khuẩn
D. tế bào thực vật → tế bào vi khuẩn→ virus
Câu 29: Bệnh do virus có thể lây truyền qua
A. từ mẹ sang con B. tiếp xúc trực tiếp
C. Vết cắn của động vật D. Cả 3 con đường trên
Câu 30: Động vật nguyên sinh có khả năng sống tự dưỡng và dị dưỡng là:
A. Trùng giày. B. Trùng biến hình. C. Trùng sốt rét D. Trùng roi xanh.
Câu 31: Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hoá học?
A. Hoà tan đường vào nước.
B. Cô cạn nước đường thành đường.
C. Đun nóng đường tới lúc xuất hiện chất màu đen.
D. Đun nóng đường ở thể rắn để chuyến sang đường ở thể lỏng.
Câu 32: Đâu là vật thể tự nhiên trong các vật thể sau?
A. Dãy núi. B. Cái bảng. C. Bóng điện. D. Con dao.
Câu 33: Với cùng một chất, nhiệt độ nóng chảy cũng chính là
A. nhiệt độ sôi. B. nhiệt độ đông đặc. C. nhiệt độ hóa hơi. D. nhiệt độ ngưng tụ.
Câu 34: Thành phẩn nào của không khí là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính?
A. Oxygen. B. Hidrogen. C. Carbon dioxide. D. Nitrogen.
Câu 35: Trong các vật liệu sau, vật liệu nào dẫn điện tốt?
A. Thuỷ tinh. B. Gốm. C. Kim loại. D. Cao su.
Câu 36: Người ta khai thác than đá để cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện sản xuất điện. Lúc này, than đá được gọi là
A. vật liệu. B. nhiên liệu.
C. nguyên liệu. D. vật liệu hoặc nguyên liệu.
Câu 37: Dãy nào dưới đây gồm các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên?
A. Đá vôi, tre, cát, quặng sắt. B. Đá vôi, dầu mỏ, dầu dừa.
C. Quặng sắt, nhựa, dầu mỏ. D. Cát, tre, dầu dừa.
Câu 38: Cho các nhận xét dưới đây:
(1) Vitamin D có vai trò rất lớn lớn trong quá trình phát triển của xương, được hấp thụ tốt nhờ ánh sáng mặt trời.
(2) Cà chua có tác dụng chống lão hóa, đu đủ có tác dụng hạn chế táo bón.
(3) Chỉ cần ăn đầy đủ 3 nhóm chất dinh dưỡng lớn như chất béo, chất đạm, tinh bột là đã đủ cho sự phát triển toàn diện của cơ thể.
(4) Cần có chế độ ăn hợp lí, phối hợp nhiều loại thức ăn, chế độ ăn phù hợp lứa tuổi.
Số nhận xét đúng là:
A. 2 B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 39: Vì sao các nhà leo núi đôi khi phải cần trang bị các bình oxygen?
A. Vì càng lên cao không khí càng dày đặc, lượng oxygen quá lớn nên cơ thể khó có thể tiếp thụ hết.
B. Vì càng lên cao lượng nitrogen càng giảm nên quá trình hô hấp của cơ thể bị suy giảm.
C. Vì không khí càng lên cao dễ bị ô nhiễm nên việc sử dụng bình oxygen giúp sử dụng đượcnguồn khí trong lành hơn.
D. Vì oxygen nặng hơn không khí nên càng lên cao lượng oxygen càng suy giảm.
Câu 40: Cho các phát biểu sau:
(1) Hiện tượng sương mù vào buổi sáng là quá trình ngưng tụ của hơi nước.
(2) Nước lỏng để trong tủ lạnh bị đóng đá là quá trình nóng chảy.
(3) Sự bay hơi xảy ra ở nhiệt độ xác định, nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ bay hơi.
(4) Sự bay hơi diễn ra ở trên bề mặt và trong lòng chất lỏng gọi là sự sôi.
Số phát biểu đúng là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Đáp án
1.B |
2.D |
3.B |
4.A |
5.B |
6.D |
7.C |
8.C |
9.B |
10.B |
11.D |
12.B |
13.B |
14.B |
15.C |
16.D |
17.A |
18.B |
19.D |
20.B |
21.B |
22.B |
23.B |
24.D |
25.C |
26.C |
27.C |
28.B |
29.D |
30.D |
31.C |
32.A |
33.B |
34.C |
35.C |
36.B |
37.A |
38.B |
39.D |
40.B |
Câu 1 (VD):
Phương pháp:
Thời gian để cắt n khúc vải là: 5 x n
Cách giải:
Để cắt được 100 khúc vải, cần cắt 99 lần (khúc cuối cùng không cần cắt)
Thời gian cắt xong khúc vải là:
99 × 5 = 495 (giây)
Chọn B.
Câu 2 (NB):
Phương pháp:
Lực ma sát có tác dụng cản trở hoặc thúc đẩy chuyển động.
Lực ma sát lớn hơn lực đẩy, vật chuyển động chậm dần.
Lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy, vật chuyển động nhanh dần.
Cách giải:
Lực ma sát luôn ngược hướng với hướng chuyển động của vật → A sai.
Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy → B sai.
Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy → C sai.
Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này trên bề mặt vật kia → D đúng.
Chọn D.
Câu 3 (VD):
Phương pháp:
Mối liên hệ giữa trọng lượng P và khối lượng m: P = 10 . m
Cách giải:
Trọng lượng của túi đường là:
P = 10 . m = 10 . 2 = 20 (N)
Vậy trọng lượng của túi đường là 20 N.
Chọn B.
Câu 4 (VD):
Phương pháp:
Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo.
Cách giải:
Treo quả cân 100 g thì lực kế chỉ vạch thứ 2
→ Mỗi vạch của lực kế tương ứng với khối lượng: 100 : 2 = 50 (g)
Khi kim của lực kế chỉ vạch thứ 5, tổng khối lượng các quả cân treo vào lực kế là:
50 x 5 – 250 (g)
Chọn A.
Câu 5 (NB):
Phương pháp:
Sử dụng lý thuyết ứng dụng của khoa học tự nhiên đối với con người
Cách giải:
Rác thải từ pin Mặt Trời có chứa nhiều hóa chất độc hại là tác hại của ứng dụng khoa học tự nhiên
Chọn B.
Câu 6 (NB):
Phương pháp:
Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm nó biến dạng
Cách giải:
Lực có thể làm cho vật chuyển động nhanh lên, làm cho vật đang đứng yên phải chuyển động, làm cho vật đang chuyển động phải dừng lại.
Chọn D.
Chọn D.
Câu 7 (NB):
Phương pháp:
Đơn vị đo trọng lượng là niutơn (N).
Cách giải:
Đơn vị đo trọng lượng là niuton (N).
Chọn C.
Câu 8 (TH):
Phương pháp:
Sử dụng lý thuyết ước lượng độ lớn của lực.
Cách giải:
Tay bấm điện thoại cần sử dụng lực nhỏ nhất.
So sánh khối lượng quả táo < khối lượng ba lô < khối lượng xe hàng
→ lực tay cầm quả táo < lực đeo ba lô < lực đẩy xe hàng
Vậy sắp xếp lực theo độ lớn tăng dần là:
Tay bấm điện thoại – tay cầm quả táo – học sinh đeo ba lô – người đẩy xe hàng.
Chọn C.
Câu 9 (TH):
Phương pháp:
Sử dụng lý thuyết an toàn trong phòng thực hành
Cách giải:
Khi làm thí nghiệm, chúng ta tiếp xúc với: nguồn điện; nguồn nhiệt; hóa chất; chất dễ cháy nổ; dụng cụ sắc nhọn; động vật; … Vì thế chúng ta cần biết các rủi ro và tai nạn có thể xảy ra khi học tập trong phòng thực hành, quy định an toàn để phòng tránh.
Chọn B.
Câu 10 (NB):
Phương pháp:
Sử dụng lý thuyết tác dụng của các loại thước tương ứng với mục đích sử dụng.
Cách giải:
Cần sử dụng thước dây để đo chu vi của miệng cốc hình tròn.
Chọn B.
Chọn B.
Câu 11 (NB):
Phương pháp:
Sử dụng lý thuyết hai lực cân bằng
Cách giải:
Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.
Chọn D.
Chọn D.
Câu 12 (NB):
Phương pháp:
+ Vật chuyển động trong nước sẽ bị nước cản trở. Các vật có hình dạng khác nhau chịu lực cản của nước không giống nhau.
+ Khi vật chuyển động trong không khí sẽ có lực cản của không khí tác dụng lên vật.
+ Khi chuyển động trong nước, vật chịu lực cản mạnh hơn trong không khí.
Cách giải:
A – Quả dừa chịu lực cản không khí.
B – Cơ thể bạn Lan chịu lực cản của nước.
C – Cơ thể bạn Hoa chịu lực cản không khí.
D – Chiếc máy bay chịu lực cản không khí.
Chọn B.
Chọn B.
Câu 13 (TH):
Phương pháp:
Giới hạn đo của nhiệt kế y tế là 420C.
Cách giải:
Giới hạn đo của nhiệt kế y tế là từ 350C đến 420C.
Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế là 420C.
Chọn B.
Chọn B.
Câu 14 (NB):
Phương pháp:
Khối lượng của một vật cho biết lượng chất chứa trong vật.
Cách giải:
Khối lượng của một vật cho biết lượng chất chứa trong vật.
Chọn B.
Chọn B.
Câu 15 (NB):
Phương pháp:
Kính hiển vi là thiết bị được sử dụng để quan sát các vật thể có kích thước vô cùng nhỏ mà mắt thường không thể nhìn thấy. Kính hiển vi có tác dụng phóng to hình ảnh của vật quan sát lên khoảng từ 40 lần đến 3000 lần
Cách giải:
Sử dụng kính hiển vi có thể quan sát được: mô cơ tim, tế bào phổi bị phá hủy bởi virus corona, các vảy ngược của một sợi tóc.
Để quan sát gân của một chiếc là cây, cần sử dụng kính lúp.
Chọn C.
Chọn C.
Câu 16 (VD):
Phương pháp:
- Kích thước tế bào bị hạn chế bởi mối quan hệ giữa diện tích bề mặt (S) và thể tích (V) của nó.
- Khi tế bào lớn lên, thể tích tăng nhanh hơn nhiều so với diện tích bề mặt.
- Vì nguyên liệu cần cho sự sống của tế bào (như oxi, dinh dưỡng,…) và chất thải được bài tiết (Như khí carbon dioxide) phải đi vào và đi ra tế bào qua bề mặt của nó nên nếu tế bào quá lớn, các chất đi vào và đi ra không đủ nhanh theo yêu cầu của các quá trình sống.
- Vì vậy, hầu hết tế bào có kích thước rất nhỏ.
Cách giải:
Tế bào có kích thước nhỏ có ý nghĩa:
Tăng diện tích S/V → Trao đổi chất nhanh (hấp thụ và bài tiết các chất) → Sinh trưởng và sinh sản nhanh.
Vậy cả 3 ý A, B, C đều đúng.
Chọn D.
Câu 17 (TH):
Cách giải:
Ta có 1mm = 1000μm.
Vậy ta đổi kích thước của tế bào trứng thành 130 μm.
Thứ tự sắp xếp tăng dần về kích thước của các tế bào là: Tế bào hồng cầu, tế bào niêm mạc miệng, tế bào trứng, tế bào cơ.
Chọn A.
Câu 18 (NB):
Phương pháp:Cách giải:
Sự lớn lên của tế bào chủ yếu là do sự trao đổi chất trong tế bào dẫn tới tăng kích thước, khối lượng của tế bào chất.
Chọn B.
Câu 19 (NB):
Phương pháp:
Dựa vào lý thuyết: Cấu tạo, số lượng tế bào của cơ thể sinh vật.
Cách giải:
Xét các phát biểu:
(1) sai, (2) đúng hầu hết các sinh vật có kích thước khác nhau là do chúng có số lượng tế bào khác nhau.
(3) đúng.
(4) sai, cơ thể đơn bào được cấu tạo từ 1 tế bào.
Chọn D.
Câu 20 (NB):
Phương pháp:
Dựa vào các hệ cơ quan của thực vật
Cách giải:
Phần có màu cam là rễ của cây carot, do rễ là cơ quan dự trữ, trong củ cà rốt có nhiều chất carotenoit làm củ có màu cam.
Đây là rễ, không phải là thân cây.
Chọn B.
Câu 21 (NB):
Phương pháp:
Dựa vào hình ảnh các dụng cụ thí nghiệm.
Cách giải:
Đây là kính lúp.
Chọn B.
Câu 22 (NB):
Phương pháp:
Dựa vào các dụng cụ thực hành quan sát sinh vật đơn bào.
Cách giải:
Để quan sát sinh vật đơn bào, ta không dùng kính lúp vì sinh vật đơn bào có kích thước rất nhỏ, phải quan sát bằng kính hiển vi.
Chọn B.
Câu 23 (NB):
Cách giải:
Cơ quan là một tập hợp của nhiều mô cùng thực hiện chức năng nhất định, ở vị trí nhất định trong cơ thể.
Chọn B.
Câu 24 (TH):
Phương pháp:
Dựa vào đặc điểm của các giới sinh vật.
Thực vật: Nhân thực, đa bào, tự dưỡng
Nấm: Nhân thực, đơn bào/đa bào, dị dưỡng
Động vật: Nhân thực, đa bào, dị dưỡng, có khả năng di chuyển
Nguyên sinh: Nhân thực, phần lớn đơn bào, tự dưỡng/dị dưỡng.
Khởi sinh: Nhân sơ, đơn bào, tự dưỡng/dị dưỡng.
Cách giải:
Nhân thực, đa bào, dị dưỡng, có khả năng di chuyển là các đặc điểm của giới Động vật.
Chọn D.
Câu 25 (NB):
Phương pháp:
Dựa vào môi trường sống của vi khuẩn.
Cách giải:
Vi khuẩn có thể sống ở nhiều loại môi trường khác nhau:
1) Trong không khí.
2) Trong nước.
3) Trong đất.
4) Trong cơ thể sinh vật.
5) Ở những nơi cực nóng hoặc cực lạnh.
Chọn C.
Câu 26 (NB):
Phương pháp:
Dựa vào đặc điểm của các giới sinh vật
Cách giải:
Những giới sinh vật thuộc nhóm sinh vật nhân thực là: Giới nguyên sinh, giới thực vật , giới nấm, giới động vật.
SGK trang 10 - SH 10.
Chọn C.
Câu 27 (NB):
Phương pháp:
Dựa vào cách gọi tên của sinh vật
Cách giải:
Tên khoa học của loài gồm tên chi và tính ngữ loài (tên loài) trong đó, tên chi viết hoa chữ cái đầu, tên loài viết thường.
Vậy tên chi của loài Sao la là Pseudoryx.
Chọn C.
Câu 28 (TH):
Phương pháp:
So sánh virus với vi khuẩn, tế bào thực vật về kích thước.
Cách giải:
Về kích thước thì Virus < tế bào vi khuẩn < tế bào thực vật
Chọn B.
Câu 29 (NB):
Phương pháp:
Dựa vào các con đường lây truyền bệnh do virus.
Cách giải:
Bệnh do virus có thể lây truyền qua:
+ từ mẹ sang con
+ tiếp xúc trực tiếp
+ Vết cắn của động vật
+ Truyền máu
+ Hô hấp
+ tiêu hóa…
Chọn D.
Câu 30 (TH):
Phương pháp:
Nguyên sinh vật có thể sống tự dưỡng và dị dưỡng: phải có chất diệp lục.
Cách giải:
Động vật nguyên sinh có khả năng sống tự dưỡng và dị dưỡng là trùng roi xanh.
Chọn D.
Câu 31 (TH):
Phương pháp:
Tính chất hóa học là khả năng chất bị biến đổi thành chất khác.
Cách giải:
Quá trình thể hiện tính chất hóa học là: đun nóng đường tới lúc xuất hiện chất màu đen.
Chọn C.
Câu 32 (NB):
Phương pháp:
Vật thể tự nhiên là những vật thể có sẵn trong tự nhiên.
Cách giải:
Vật thể tự nhiên là dãy núi.
Chọn A.
Câu 33 (NB):
Phương pháp:
Dựa vào lí thuyết về sự chuyển thể của chất.
Cách giải:
Với cùng một chất, nhiệt độ nóng chảy cũng chính là nhiệt độ đông đặc.
Chọn B.
Câu 34 (NB):
Phương pháp:
Dựa vào lí thuyết về không khí.
Cách giải:
Khí gây nên hiệu ứng nhà kính là khí carbon dioxide (CO2).
Chọn C.
Câu 35 (NB):
Phương pháp:
Dựa vào tính chất của mỗi loại vật liệu.
Cách giải:
Vật liệu dẫn điện tốt là kim loại.
Chọn C.
Câu 36 (TH):
Phương pháp:
Dựa vào lí thuyết về nhiên liệu.
Cách giải:
Than đá là chất đốt, cung cấp năng lượng cho quá trình sản xuất điện nên than đá gọi là nhiên liệu.
Chọn B.
Câu 37 (NB):
Phương pháp:
Dựa vào lí thuyết về nguyên liệu.
Cách giải:
Dãy gồm các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên là: đá vôi, tre, cát, quặng sắt.
Chọn A.
Câu 38 (TH):
Phương pháp:
Dựa vào lí thuyết về lương thực, thực phẩm.
Cách giải:
(1) đúng.
(2) đúng.
(3) sai vì chúng ta phải ăn đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng gồm chất béo, chất đạm, tinh bột và vitamin để đảm bảo cơ thể phát triển khỏe mạnh.
(4) đúng.
Chọn B.
Câu 39 (TH):
Phương pháp:
Dựa vào lí thuyết về oxygen.
Cách giải:
Khi leo núi đôi khi cần trang bị các bình oxygen vì oxygen nặng hơn không khí nên càng lên cao lượng oxygen càng suy giảm.
Chọn D.
Câu 40 (TH):
Phương pháp:
Dựa vào lí thuyết về sự chuyển thể của chất.
Cách giải:
(1) đúng.
(2) sai, vì nước lỏng để trong tủ lạnh bị đóng đá là quá trình đông đặc.
(3) sai, vì sự bay hơi xảy ra ở mọi nhiệt độ.
(4) đúng.
Chọn B.
- Đề thi học kì 1 KHTN 6 - Cánh diều - Đề số 4
- Đề thi học kì 1 KHTN 6 - Cánh diều - Đề số 5
- Đề thi học kì 1 KHTN 6 - Cánh diều - Đề số 6
- Đề thi học kì 1 KHTN 6 - Cánh diều - Đề số 7
- Đề thi học kì 1 KHTN 6 - Cánh diều - Đề số 8
>> Xem thêm