Đề cương ôn tập học kì 1 Khoa học tự nhiên 6>
Tải vềChủ đề 1: Mở đầu về Khoa học tự nhiên
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
A. NỘI DUNG ÔN TẬP
Chủ đề 1: Mở đầu về Khoa học tự nhiên
- Giới thiệu về KHTN
- An toàn trong phòng thực hành
- Đo khối lượng, chiều dài, thời gian, nhiệt độ
Chủ đề 3: Các thể của chất
- Thể của chất: rắn, lỏng, khí
- Tính chất của chất (tính chất vật lí và tính chất hóa học)
- Khái niệm: sự nóng chảy, sự sôi, sự bay hơi, sự ngưng tụ và sự đông đặc
- Quá trình diễn ra sự chuyển thể của chất
Chủ đề 4: Oxygen và không khí
- Tính chất của oxygen và thành phần của không khí
- Vai trò của không khí đối với tự nhiên
- Sự ô nhiễm không khí và một số phương pháp bảo vệ môi trường không khí
Chủ đề 5: Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực – thực phẩm
- Tính chất và ứng dụng của một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu thông dụng, lương thực – thực phẩm trong cuộc sống và sản xuất
- Cách sử dụng một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu, lương thực – thực phẩm thông dụng an toàn, hiệu quả và tiết kiệm
Chủ đề 6: Hỗn hợp
- Khái niệm: hỗn hợp, chất tinh khiết
- Phân biệt được hỗn hợp đồng nhất, hỗn hợp không đồng nhất
- Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các cách tách
Chủ đề 7: Tế bào
- Tế bào
- Cấu tạo và chức năng của các thành phần trong tế bào
- Sự lớn lên và sinh sản của tế bào
B. BÀI TẬP ÔN TẬP
Đề bài
I. Trắc nghiệm
Câu 1. Lịch vực nào không thuộc về Khoa học tự nhiên?
A. Vật lí học.
B. Lịch sử loài người.
C. Hóa học và Sinh học.
D. Khoa học Trái Đất và Thiên văn học.
Câu 2. Đối tượng nghiên cứu nào sau đây là của khoa học tự nhiên?
A. Nghiên cứu về tâm lí của vận động viên bóng đá.
B. Nghiên cứu về lịch sử hình thành vũ trụ.
C. Nghiên cứu về ngoại ngữ.
D. Nghiên cứu về luật đi đường.
Câu 3. Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện nguyên tắc nào dưới đây?
A. Làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của bàn bè trong lớp.
B. Có thể nhận biết hóa chất bằng cách ngửi hóa chất.
C. Mang đồ ăn vào phòng thực hành.
D. Đọc kĩ nội quy và thực hiện theo nội quy phòng thực hành.
Câu 4. Hoạt động nào sau đây không thực hiện đúng quy tắc an toàn trong phòng thực hành?
A. Đeo găng tay khi làm thí nghiệm.
B. Không ăn uống, đùa nghịch trong phòng thí nghiệm.
C. Để hóa chất không đúng nơi quy định sau khi làm xong thí nghiệm.
D. Làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của giáo viên.
Câu 5. Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lưỡng chính thức ở nước ta là
A. tấn.
B . miligam.
C. kiôgam.
D. gam.
Câu 6. Trước một chiếc cầu có một biển báo giao thông ghi 10T (hình vẽ), con số 10T này có ý nghĩa gì?
A. Xe có trên 10 người ngồi thì không được đi qua cầu.
B. Khối lượng toàn bộ (của cả xe và hàng) trên 10 tấn thì không được đi qua cầu.
C Khối lượng của xe trên 100 tấn thì không được đi qua cầu.
D. Xe có khối lượng trên 10 tạ thì không được đi qua cầu.
Câu 7. Đơn vị nào là đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước ta?
A. Mét (m)
B. Kilômét (km)
C. Centimét (cm)
D. Đềximét (dm)
Câu 8. Giới hạn đo của bình chia độ là:
A. Giá trị lớn nhất ghi trên bình.
B. Giá trị giữa hai vạch chia ghi trên bình.
C. Thể tích chất lỏng mà bình đo được.
D. Giá trị giữa hai vạch chia liên tiếp ghi trên bình.
Câu 9. Đơn vị cơ bản đo thời gian trong hệ đo lường hợp pháp của nước ta là:
A. Giờ
B. Ngày
C. Phút
D. Giây
Câu 10. Cách đổi thời gian nào sau đây là đúng?
A. 1 ngày = 24 giờ
B. 1 giờ = 600 giây
C. 1 phút = 24 giây
D. 1 giây = 0,1 phút
Câu 11. Điền vào chỗ trống “…” trong câu sau để được câu phát biểu đúng:
Để xác định mức độ nóng, lạnh của vật, người ta dùng khái niệm (1)…: Vật càng nóng thì nhiệt độ của vật càng (2)… .
A. (1) nóng – lạnh; (2) cao.
B. (1) nóng – lạnh; (2) thấp.
C. (1) nhiệt độ; (2) cao.
D. (1) nhiệt độ; (2) thấp.
Câu 12. Nhiệt kế nào sau đây có thể dùng để đo nhiệt độ của nước đang sôi? Cho biết nhiệt độ sôi của rượu và thủy ngân lần lượt là 80 độ C và 357 độ C.
A. Nhiệt kế thủy ngân
B. Nhiệt kế rượu
C. Nhiệt kế y tế
D. Cả ba nhiệt kế trên
Câu 13: Cho các vật thể sau: con dao; quả chanh; núi đồi; xe đạp; cây cỏ. Vật thể nào là vật thể tự nhiên:
A. Con dao; quả chanh; xe đạp
B. Cây cỏ; quả chanh; xe đạp
C. Núi đồi; xe đạp; cây cỏ
D. Núi đồi; quả chanh; cây cỏ
Câu 14: Trong quả chanh có nước và citric acid (có vị chua) cùng một số chất khác. Hãy chỉ ra đâu là vật thể, đâu là chất:
A. Vật thể: quả chanh; Chất: citric acid
B. Vật thể: nước; Chất: quả chanh
C. Vật thể: quả chanh; Chất: nước, citric acid
D. Vật thể: nước, citric acid; Chất: quả chanh
Câu 15: Trường hợp nào sau đây thể hiện tính chất hóa học?
A. Cho 1 viên vitamin C sủi vào cốc nước
B. Cho 1 thìa đường vào cốc nước và khuấy đều
C. Mặt trời mọc lên, dưới ánh nắng mặt trời làm cho các hạt sương tan dần
D. Mở nút chai rượu vang thì thấy hiện tượng sủi bọt
Câu 16: Mặt trời mọc lên, dưới ánh nắng mặt trời làm cho các hạt sương tan dần. Hiện tượng này thể hiện quá trình chuyển thể nào?
A. Từ rắn sang lỏng
B. Từ lỏng sang hơi
C. Từ hơi sang lỏng
D. Từ lỏng sang rắn
Câu 17: Oxygen có tính chất nào sau đây?
A. Ở điều kiện thường, oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước, nặng hơn không khí, không duy trì sự cháy.
B. Ở điều kiện thường, oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước, nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.
C. Ở điều kiện thường, oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.
D. Ở điều kiện thường, oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan nhiều trong nước, nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống
Câu 18: Chất nào sau đây chiếm tỉ lệ lớn nhất trong không khí?
A. Oxygen B. Hydrogen
C. Nitrogen D. Carbon dioxide
Câu 19: Hoạt động nông nghiệp nào sau đây không làm ô nhiễm môi trường không khí?
A. Đốt rơm rạ sau khi thu hoạch.
B. Tưới nước cho cây trồng.
C. Bón phân tươi cho cây trồng.
D. Phun thuốc trừ sâu để phòng sâu bọ phá hoại cây trồng.
Câu 20: Hỗn hợp nào sau đây là huyền phù:
A. Nước muối.
B. Nước phù sa.
C. Nước chè.
D. Nước máy.
Câu 21: Chọn đáp án sai
A. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất giữa dung môi và chất tan.
B. Xăng là dung môi của dầu ăn.
C. Nước là dung môi của dầu ăn.
D. Chất tan là chất bị tan trong dung môi.
Câu 22: Vật thể được xem là nguyên liệu là
A. Gạch xây dựng.
B. Đất sét.
C. Xi măng.
D. Ngói.
Câu 23: Loại nguyên liệu nào sau đây hầu như không thể tái sinh?
A. Gỗ.
B. Bông.
C. Dầu thô.
D. Nông sản.
Câu 24: Cây trồng nào sau đây không được xem là cây lương thực?
A. Lúa gạo.
B. Ngô.
C. Mía.
D. Lúa mì.
Câu 25: Trong các thực phẩm dưới đây,loại nào chứa nhiều protein (chất đạm) nhất?
A. Gạo.
B. Rau xanh.
C. Thịt.
D. Gạo và rau xanh.
Câu 26: Trong máy lọc nước có nhiều lõi lọc khác nhau. Trong đó, có một lõi làm bằng bông được ép rất chặt. Theo em, lõi bông đó có tác dụng gì?
A. Lọc chất tan trong nước.
B. Lọc chất không tan trong nước.
C. Lọc và giữ lại khoáng chất.
D. Lọc hoá chất độc hại.
Câu 27: Cho vào ngăn đông của tủ lạnh một cốc chứa nước và để yên trong 2 giờ thì cốc nước hóa đá. Quá trình chuyển thể này gọi là gì?
A. Quá trình nóng chảy B. Quá trình bay hơi.
C. Quá trình ngưng tụ. D. Quá trình đông đặc.
Câu 28: Hỗn hợp là
A. dây đồng B. nước đường. C. dây nhôm. D. nước
Câu 29: Trong dầu hỏa người ta thấy có lẫn cát và nước. Thực hiện lần lượt phương pháp nào sau đây để tách cát và nước ra khỏi dầu hỏa?
A. Dùng phương pháp lắng hoặc lọc để tách cát, sau đó dùng phương pháp chiết để tách dầu ra khỏi nước
B. Dùng phương pháp bay hơi để tách dầu và nước ra khỏi cát
C. Dùng phương pháp lọc để tách cát, sau đó dùng phương pháp bay hơi để tách dầu ra khỏi nước
D. Chỉ dùng phương pháp lọc.
Câu 30: Những ứng dụng nào sau đây không phải của oxygen?
A. Hô hấp, trao đổi chất.
B. Chất đốt, chất duy trì sự cháy.
C. Ứng dụng trong y học, chất oxygen hóa trong nhiên liệu tên lửa.
D. Chất khí trong khinh khí cầu
II. Tự luận
Câu 1: Tại sao vào mùa lạnh khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi rồi sau một thời gian mặt gương lại sáng trở lại.
Câu 2: Một phòng học có chiều dài 12m, chiều rộng 7m và chiều cao 4m.
a) Tính thể tích không khí và thể tích oxygen có trong phòng học. Giả thiết oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí trong phong phòng học đó.
b) Lượng oxygen trong phòng có đủ cho 50 em học sinh trong lớp học hô hấp trong mỗi tiết học 45 phút không? Biết rằng bình quân mỗi phút học sinh hít vào thở ra 16 lần và mỗi lần hít vào sẽ lấy từ môi trường 100ml khí oxygen.
c) Tại sao phòng học không nên đóng cửa liên tục? Em nên làm gì sau mỗi tiết học 45 phút?
Câu 3:
a) Quá trình làm muối tinh từ nước biển sử dụng phương pháp tách chất nào?
b) Khi có sự cố tràn dầu trên biển, người ta làm thế nào để thu hồi được dầu thô?
c) Không khí tại thành phố Hà Nội hiện nay đang bị ô nhiễm bụi mịn, khi tham gia giao thông chúng ta cần tạo thói quen gì để hạn chế tác hại của bụi mịn tác động đến sức khỏe?
d) Đề xuất phương pháp làm sạch bể cá cảnh.
Câu 4: Calcium hydroxide (chất rắn) là chất ít tan. Hòa tan nó vào nước thu được hỗn hợp như hình dưới đây:
a) Hỗn hợp (A) là dung dịch hay huyền phù?
b) Trình bày cách tách để thu được nước vôi trong từ cốc (B)
Câu 5: Các chất dưới đây tồn tại ở thể nào trong điều kiện thường? Hãy liệt kê một
số tính chất vật lí của chất đó.
(a) Đường mía (saccharose).
(b) Muối ăn (sodium chloride).
(c) Sắt (iron).
(d) Nước.
Câu 6: Đường saccharose (sucrose) là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho con người. Đường saccharose là chất rắn, màu trắng, tan nhiều trong nước, đặc biệt là trong nước nóng, nóng chảy ở 185oC. Khi đun nóng, đường saccharose bị phân hủy thành carbon và nước.
Người ta có thể sản xuất đường saccharose từ cây mía, cây củ cải đường hoặc cây thốt nốt. Nếu sản xuất từ cây mía, khi mía đến ngày thu hoạch, người ta thu hoạch mía rồi đưa về nhà máy ép lấy nước mía, sau đó cô cạn để làm bay hơi nước sẽ thu được đường có màu nâu đỏ. Tiếp theo, người ta tẩy trắng đường bằng khí sulfur dioxide để thu được đường trắng.
(a) Em hãy chỉ tên vật thể tự nhiên, tên chất ở những từ in đậm trong đoạn văn trên.
(b) Nêu các tính chất vật lí, tính chất hóa học của đường saccharose.
(c) Nếu tẩy trắng đường bằng khí sulfur dioxide thì sẽ không tốt cho môi trường. Do đó, công nghệ hiện đại đã tẩy trắng đường bằng biện pháp khác. Em hãy tìm hiểu xem biện pháp đó là biện pháp nào.
Câu 7. Trong phòng thực hành có thiết bị như trong hình sau:
a) Tên thiết bị này là gì?
b) Thiết bị này dùng để làm gì?
c) Sau khi dùng thiết bị này làm thí nghiệm, bạn Nguyên không gỡ quả nặng trên thiết bị và treo lên giá đỡ. Theo em, bạn An làm vậy là đúng hay sai? Giải thích.
Câu 8. Ba bạn Na, Nam, Lam cùng đo chiều cao của bạn Hùng. Các bạn đề nghị Hùng đứng sát vào tường, dùng 1 thước kẻ đặt ngang đẩu Hùng để đánh dấu chiều cao của Hùng vào tường. Sau đó, dùng thước cuộn có giới hạn đo 2 m và độ chia nhỏ nhất 0,5 cm để đo chiều cao từ mặt sàn đến chỗ đánh dấu trên tường. Kết quả đo được Na, Nam, Lam ghi lần lượt là: 165,3 cm; 165,5 cm và 166,7 cm. Kết quả của bạn nào được ghi chính xác?
Câu 9.Vì sao nói tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản của mọi sinh vật.
Câu 10. Từ các kích thước của tế bào, xác định dụng cụ quan sát phù hợp.
Lời giải chi tiết
I. Trắc nghiệm
1B |
2C |
3A |
4A |
5B |
6C |
7B |
8B |
9C |
10B |
11C |
12C |
13D |
14C |
15A |
16B |
17B |
18C |
19B |
20B |
21C |
22B |
23C |
24C |
25C |
26B |
27D |
28B |
29A |
30D |
II. Tự luận
Câu 1: Tại sao vào mùa lạnh khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi rồi sau một thời gian mặt gương lại sáng trở lại.
Lời giải chi tiết
Vì trong hơi thở của người có hơi nước nên khi hà hơi vào mặt gương lạnh hơi nước này ngưng tụ lại thành những giọt nước làm mờ gương. Sau một thời gian những hạt nước này lại bay hơi hết vào không khí nên mặt gương lại sáng .
Câu 2: Một phòng học có chiều dài 12m, chiều rộng 7m và chiều cao 4m.
a) Tính thể tích không khí và thể tích oxygen có trong phòng học. Giả thiết oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí trong phong phòng học đó.
b) Lượng oxygen trong phòng có đủ cho 50 em học sinh trong lớp học hô hấp trong mỗi tiết học 45 phút không? Biết rằng bình quân mỗi phút học sinh hít vào thở ra 16 lần và mỗi lần hít vào sẽ lấy từ môi trường 100ml khí oxygen.
c) Tại sao phòng học không nên đóng cửa liên tục? Em nên làm gì sau mỗi tiết học 45 phút?
Lời giải chi tiết
a) thể tích của phòng học = 12 x 7x 4 = 336 m3
Thể tích khí oxygen trong phòng học= 336 : 5 = 67,2 m3
b) Thể tích khí oxygen 1 học sinh dùng trong 45 phút = 45 x 16 x 0,1 = 72 lít
Thể tích oxygen mà 50 học sinh dùng trong 45 phút = 72 x 50 = 3600 lít = 3,6 m3
KL: lượng oxygen trong phòng đủ dùng cho học sinh hô hấp trong 45 phút
c. Phòng học nên mở cửa để không khí trong phòng lưu thông với bên ngoài nhằm cân bằng thành phần khí, đảm bảo chất lượng không khí trong phòng được tốt hơn.
Sau mỗi tiết học nên ra ngoài lớp học để vận động nhẹ , tăng khả năng hô hấp và được hít thở không khí có nhiều oxygen hơn so với không khí trong phòng học.
Câu 3:
a) Quá trình làm muối tinh từ nước biển sử dụng phương pháp tách chất nào?
b) Khi có sự cố tràn dầu trên biển, người ta làm thế nào để thu hồi được dầu thô?
c) Không khí tại thành phố Hà Nội hiện nay đang bị ô nhiễm bụi mịn, khi tham gia giao thông chúng ta cần tạo thói quen gì để hạn chế tác hại của bụi mịn tác động đến sức khỏe?
d) Đề xuất phương pháp làm sạch bể cá cảnh.
Lời giải chi tiết
a) Quá trình làm muối tinh từ nước biển sử dụng phương pháp lọc và cô cạn.
b) Khi có sự cố tràn dầu trên biển, người ta sử dụng phao quây để ngăn dầu trên mặt nước và dùng các loại máy hút dầu (hoặc máng hót dầu) để thu hồi phần dầu nổi và lơ lửng sát mặt nước.
c) Chúng ta cần tạo thói quen sử dụng khẩu trang khi tham gia giao thông.
d) Phương pháp làm sạch bể cá cảnh.
- Dùng máy lọc nước.
Câu 4: Calcium hydroxide (chất rắn) là chất ít tan. Hòa tan nó vào nước thu được hỗn hợp như hình dưới đây:
a) Hỗn hợp (A) là dung dịch hay huyền phù?
b) Trình bày cách tách để thu được nước vôi trong từ cốc (B)
Lời giải chi tiết
a) Hỗn hợp A là huyền phù.
b) Trình bày cách tách để thu được nước vôi trong từ cốc (B)
Dùng phương pháp lọc:
- Gấp giấy lọc để vào phễu lọc.
- Đặt phễu lọc lên bình tam giác, làm ướt giấy lọc bằng nước.
- Để calcium hydroxide trong hỗn hợp lắng xuống.
- Rót từ từ hỗn hợp calcium hydroxide và nước vôi trong xuống phễu lọc đã có giấy lọc, tráng cốc và đổ tiếp vào phễu. Chờ cho nước vôi trong chảy xuống bình tam giác.
Câu 5: Các chất dưới đây tồn tại ở thể nào trong điều kiện thường? Hãy liệt kê một
số tính chất vật lí của chất đó.
(a) Đường mía (saccharose).
(b) Muối ăn (sodium chloride).
(c) Sắt (iron).
(d) Nước.
Lời giải chi tiết
(a) Đường mía (saccharose): Ở điều kiện thường là chất rắn, vị ngọt, tan trong nước.
(b) Muối ăn (sodium chloride): Ở điều kiện thường là chất rắn, vị mặn, tan nhiều trong nước.
(c) Sắt (iron): Ở điều kiện thường là chất rắn, màu trắng xám, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
(d) Nước: Ở điều kiện thường là chất lỏng, không màu, không mùi, không vị và có thể hòa tan được nhiều chất khác.
Câu 6: Đường saccharose (sucrose) là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho con người. Đường saccharose là chất rắn, màu trắng, tan nhiều trong nước, đặc biệt là trong nước nóng, nóng chảy ở 185oC. Khi đun nóng, đường saccharose bị phân hủy thành carbon và nước.
Người ta có thể sản xuất đường saccharose từ cây mía, cây củ cải đường hoặc cây thốt nốt. Nếu sản xuất từ cây mía, khi mía đến ngày thu hoạch, người ta thu hoạch mía rồi đưa về nhà máy ép lấy nước mía, sau đó cô cạn để làm bay hơi nước sẽ thu được đường có màu nâu đỏ. Tiếp theo, người ta tẩy trắng đường bằng khí sulfur dioxide để thu được đường trắng.
(a) Em hãy chỉ tên vật thể tự nhiên, tên chất ở những từ in đậm trong đoạn văn trên.
(b) Nêu các tính chất vật lí, tính chất hóa học của đường saccharose.
(c) Nếu tẩy trắng đường bằng khí sulfur dioxide thì sẽ không tốt cho môi trường. Do đó, công nghệ hiện đại đã tẩy trắng đường bằng biện pháp khác. Em hãy tìm hiểu xem biện pháp đó là biện pháp nào.
Lời giải chi tiết
(a) Tên chất: saccharose, nước, sulfur dioxide;
Tên vật thể: con người, cây mía, cây thốt nốt, củ cải đường.
(b) Tính chất vật lí: chất rắn, màu trắng, tan nhiều trong nước, nóng chảy ở 185°C.
Tính chất hóa học: Khi đun nóng, đường saccharose bị phân hủy thành carbon và nước.
(c) Ngày nay, người ta không tẩy trắng đường bằng khí sulfur dioxide mà thường dùng than hoạt tính để làm trắng đường vì nó đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Câu 9.Vì sao nói tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản của mọi sinh vật.
Lời giải chi tiết
Vì mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào và tế bào có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản như sinh trưởng (lớn lên), hấp thụ chất dinh dưỡng, hô hấp, cảm ứng, bài tiết và sinh sản.
Câu 10. Từ các kích thước của tế bào, xác định dụng cụ quan sát phù hợp.
Lời giải chi tiết
-
Từ 0,1 nm đến 100 mM: sử dụng kính hiển vi điện tử
-
Từ 100 nm đến 1 cm: sử dụng kính hiển vi quang học
-
Từ 100 mM đến 1 km: quan sát bằng mắt thường
- Đề thi học kì 1 KHTN 6 - Kết nối tri thức - Đề số 1
- Đề thi học kì 1 KHTN 6 - Kết nối tri thức - Đề số 2
- Đề thi học kì 1 KHTN 6 - Kết nối tri thức - Đề số 3
- Đề thi học kì 1 KHTN 6 - Kết nối tri thức - Đề số 4
- Đề thi học kì 1 KHTN 6 - Kết nối tri thức - Đề số 5
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 6 - Kết nối tri thức - Xem ngay