Đề thi học kì 1 KHTN 6 Kết nối tri thức - Đề số 11

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Đề thi số 11 - Học kì 1 KHTN6 Kết nối tri thức

Đề bài

Câu 1 :

Khoa học tự nhiên nghiên cứu về lĩnh vực nào dưới đây?

  • A.
    Các hiện tượng tự nhiên
  • B.
    Các tính chất của tự nhiên
  • C.
    Các quy luật tự nhiên
  • D.
    Tất cả các ý trên
Câu 2 :

Cách sử dụng kính lúp nào sau đây là đúng?

  • A.
    Đặt kính ở khoảng sao cho nhìn thấy vật rõ nét, mắt nhìn vào mặt kính.
  • B.
    Đặt kính cách xa mắt, mắt nhìn vào mặt kính.
  • C.
    Đặt kính ở khoảng 20cm, mắt nhìn vào mặt kính.
  • D.
    Đặt kính trong khoảng mắt không phải điều tiết, mắt nhìn vào mặt kính.
Câu 3 :

Khi nói về cách ngắm chừng qua kính hiển vi, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A.
    Điều chỉnh khoảng cách giữa vật kính và thị kính sao cho ảnh của vật qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.
  • B.
    Điều chỉnh khoảng cách giữa mắt và thị kính sao cho ảnh của vật qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.
  • C.
    Điều chỉnh khoảng cách giữa vật và kính sao cho ảnh của vật qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.
  • D.
    Điều chỉnh tiêu cự của thị kính sao cho ảnh cuối cùng của vật qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.
Câu 4 :

Đơn vị nào là đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước ta?

  • A.
    Mét (m)
  • B.
    Kilômét (km)
  • C.
    Centimét (cm)
  • D.
    Đềximét (dm)
Câu 5 :

Đơn vị đo khối lượng trong hệ đo lường hợp pháp của nước ta là đơn vị nào sau đây?

  • A.
    Kilôgam
  • B.
    Gam
  • C.
    Tấn
  • D.
    Lạng
Câu 6 :

Điền vào chỗ trống “…” trong câu sau để được câu phát biểu đúng:

Để xác định mức độ nóng, lạnh của vật, người ta dùng khái niệm (1)…: Vật càng nóng thì nhiệt độ của vật càng (2)… .

  • A.
    (1) nóng – lạnh; (2) cao.
  • B.
    (1) nóng – lạnh; (2) thấp.
  • C.
    (1) nhiệt độ; (2) cao.
  • D.
    (1) nhiệt độ; (2) thấp.
Câu 7 :

Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể vô sinh và vật thể hữu sinh là:

  • A.
    Vật thể vô sinh không xuất phát từ cơ thể sống, vật thể hữu sinh xuất phát từ cơ thể sống.
  • B.
    Vật thể vô sinh không có các đặc điểm như trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, còn vật thể hữu sinh có các đặc điểm trên.
  • C.
    Vật thể vô sinh là vật thể đã chết, vật thể hữu sinh là vật thể còn sống.
  • D.
    Vật thể vô sinh là vật thể không có khả năng sinh sản, vật thể hữu sinh luôn luôn sinh sản.
Câu 8 :

Trường hợp nào sau đây thể hiện tính chất hóa học?

  • A.
    Cho 1 viên vitamin C sủi vào cốc nước
  • B.
    Cho 1 thìa đường vào cốc nước và khuấy đều
  • C.
    Mặt trời mọc lên, dưới ánh nắng mặt trời làm cho các hạt sương tan dần
  • D.
    Mở nút chai rượu vang thì thấy hiện tượng sủi bọt 
Câu 9 :

Mặt trời mọc lên, dưới ánh nắng mặt trời làm cho các hạt sương tan dần. Hiện tượng này thể hiện quá trình chuyển thể nào?

  • A.
    Từ rắn sang lỏng
  • B.
    Từ lỏng sang hơi
  • C.
    Từ hơi sang lỏng
  • D.
    Từ lỏng sang rắn
Câu 10 :

Vật thể tự nhiên là

  • A.
    Ao, hồ, sông, suối.
  • B.
    Biển, mương, kênh, bể nước.
  • C.
    Đập nước, máng, đại dương, rạch.
  • D.
    Hồ, thác, giếng, bể bơi.
Câu 11 :

Một số chất khí có mùi thơm tỏa ra từ bông hoa hồng làm ta có thể ngửi thấy mùi hoa thơm. Điều này thể hiện tính chất nào của thể khí?

  • A.
    Dễ dàng nén được. 
  • B.
    Không có hình dạng xác định. 
  • C.
    Có thể lan tỏa trong không gian theo mọi hướng. 
  • D.
    Không chảy được. 
Câu 12 :

Sự cháy và sự oxi hóa chậm có đặc điểm chung là:

  • A.
    Tỏa nhiệt và phát sáng. 
  • B.
    Tỏa nhiệt nhưng không phát sáng.
  • C.
    Xảy ra sự oxi hóa và có tỏa nhiệt.
  • D.
    Xảy ra sự oxi hóa nhưng không phát sáng.
Câu 13 :

Để phân biệt 2 chất khí là Oxygen và khí Cacbonđioxit chúng ta làm như thế nào?

  • A.
    Quan sát màu sắc của 2 chất khí.
  • B.
    Ngửi mùi 2 khí đó.
  • C.
    Oxygen duy trì sự sống và sự cháy.
  • D.
    Dẫn từng khí vào cây nến đang cháy, khí nào làm cây nến cháy tiếp là khí Oxygen, khí nào làm cây nến tắt là Cacbon Đioxit.
Câu 14 :

Bạn An tiến hành 1 thí nghiệm bắt 2 con châu chấu có kích cỡ bằng nhau cho vào 2 bình đựng thủy tinh. Đậy kín bình 1 bằng nút cao su, còn bình 2 bọc lại bằng miếng vải màn. Các em hãy dự đoán kết quả xảy ra của 2 con châu chấu ở 2 bình?

  • A.
    Con châu chấu bình 1 chết, bình 2 sống.
  • B.
    Cả hai con châu chấu đều chết.
  • C.
    Cả hai con châu chấu đều sống.
  • D.
    Con châu chấu bình 1 sống, bình 2 chết.
Câu 15 :

Khi một can xăng bất cẩn bốc cháy, chọn giải pháp chữa cháy nào dưới đây phù hợp nhất ?

  • A.
    Phun nước
  • B.
    Dùng cát đổ trùm lên.
  • C.
    Dùng bình chữa cháy gia đình để phun vào
  • D.
    Dùng chiếc chăn khô đắp lên.
Câu 16 :

Khi nào thì môi trường không khí được xem là bị ô nhiễm?

  • A.
    Khi xuất hiện thêm chất mới vào thành phẩn không khí.
  • B.
    Khi thay đổi tỉ lệ % các chất trong môi trường không khí.
  • C.
    Khi thay đổi thành phần, tỉ lệ các chất trong môi trường không khí và gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và các sinh vật khác.
  • D.
    Khi tỉ lệ % các chất trong môi trường không khí biến động nhỏ quanh tỉ lệ chuẩn. 
Câu 17 :

Hỗn hợp nào sau đây là huyền phù: 

  • A.
    Nước muối.
  • B.
    Nước phù sa.
  • C.
    Nước chè.
  • D.
    Nước máy.
Câu 18 :

Chọn đáp án sai

  • A.
    Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất giữa dung môi và chất tan.
  • B.
    Xăng là dung môi của dầu ăn.
  • C.
    Nước là dung môi của dầu ăn.
  • D.
    Chất tan là chất bị tan trong dung môi.
Câu 19 :

Những chất nào trong những chất dưới đây chỉ chứa những chất tinh khiết

  • A.
    Nước biển, đường kính, muối tan.
  • B.
    Nước sông, nước đá, nước chanh.
  • C.
    Vòng bạc, nước cất, đường kính.
  • D.
    Khí tự nhiên, gang, dầu hỏa.
Câu 20 :

Hai chất không thể hòa tan với nhau để tạo thành dung dịch là

  • A.
    nước và đường.
  • B.
    dầu ăn và xăng.
  • C.
    rượu và nước.
  • D.
    dầu ăn và cát.
Câu 21 :

Phương pháp chiết được dùng để tách chất trong hỗn hợp nào sau đây?

  • A.
    Cát và nước
  • B.
    Nước và rượu
  • C.
    Bột mì và nước
  • D.
    Nước và dầu ăn
Câu 22 :

Trong máy lọc nước có nhiều lõi lọc khác nhau. Trong đó, có một lõi lọc bằng bông được ép rất chặt. Theo em, lõi bông đó có tác dụng gì?

  • A.
    Lọc chất tan trong nước
  • B.
    Lọc chất không tan trong nước
  • C.
    Lọc và giữ lại khoáng chất
  • D.
    Lọc hóa chất độc hại
Câu 23 :

Trong các vật liệu sau, vật liệu nào dẫn điện tốt?

  • A.
    Thủy tinh
  • B.
    Gốm
  • C.
    Kim loại
  • D.
    Cao su
Câu 24 :

Nguyên liệu nào sau đây được sử dụng trong lò nung vôi?

  • A.
    Đá vôi
  • B.
    Cát
  • C.
    Gạch
  • D.
    Đất sét
Câu 25 :

Đơn vị cấu tạo nên cơ thể sống gọi là gì?

  • A.
    Tế bào
  • B.
  • C.
    Bào quan
  • D.
    Biểu bì
Câu 26 :

Nhận định nào sau đây đúng về tế bào?

  • A.
    Mọi chất đều được cấu tạo từ tế bào.
  • B.
    Mọi cơ thể sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
  • C.
    Mọi đồ vật đều được cấu tạo từ tế bào.
  • D.
    Mọi vật chất trên trái đất đều được cấu tạo từ tế bào.
Câu 27 :

Nhận định nào đúng khi nói về hình dạng và kích thước tế bào?

  • A.
    Các loại tế bào đều có chung hình dạng và kích thước.
  • B.
    Các loại tế bào thường có hình dạng khác nhau nhưng kích thước giống nhau.
  • C.
    Các loại tế bào khác nhau thường có hình dạng và kích thước khác nhau.
  • D.
    Các loại tế bào chỉ khác nhau về kích thước, chúng giống nhau về hình dạng.
Câu 28 :

Tế bào được cấu tạo từ các thành phần cơ bản nào ?

  • A.
    Màng tế bào, tế bào chất.
  • B.
    Nhân và vật chất di truyền.
  • C.
    Màng tế bào và vật chất di truyền.
  • D.
    Màng tế bào, tế bào chất, nhân và vật chất di truyền.
Câu 29 :

Nằm ở giữa nhân (hoặc vùng nhân) và màng tế bào là thành phần nào?

  • A.
    Màng nhân.
  • B.
    Tế bào chất.
  • C.
    Thành tế bào.
  • D.
    Roi.
Câu 30 :

Đặc điểm của tế bào nhân thực là:

  • A.
    Có màng nhân bao bọc vật chất di truyền.
  • B.
    Có thành tế bào.
  • C.
    Có chất tế bào.
  • D.
    Có lục lạp.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Khoa học tự nhiên nghiên cứu về lĩnh vực nào dưới đây?

  • A.
    Các hiện tượng tự nhiên
  • B.
    Các tính chất của tự nhiên
  • C.
    Các quy luật tự nhiên
  • D.
    Tất cả các ý trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Khoa học tự nhiên là một nhánh của khoa học, nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, tìm ra các tính chất, các quy luật của chúng.

Lời giải chi tiết :

Đáp án: D

Câu 2 :

Cách sử dụng kính lúp nào sau đây là đúng?

  • A.
    Đặt kính ở khoảng sao cho nhìn thấy vật rõ nét, mắt nhìn vào mặt kính.
  • B.
    Đặt kính cách xa mắt, mắt nhìn vào mặt kính.
  • C.
    Đặt kính ở khoảng 20cm, mắt nhìn vào mặt kính.
  • D.
    Đặt kính trong khoảng mắt không phải điều tiết, mắt nhìn vào mặt kính.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Cách sử dụng kính lúp:

Đặt kính lúp gần sát vật mẫu, mắt nhìn vào mặt kính.

Từ từ dịch kính ra xa vật, cho đến khi nhìn thấy vật rõ nét.

Lời giải chi tiết :

Đáp án: A

Câu 3 :

Khi nói về cách ngắm chừng qua kính hiển vi, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A.
    Điều chỉnh khoảng cách giữa vật kính và thị kính sao cho ảnh của vật qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.
  • B.
    Điều chỉnh khoảng cách giữa mắt và thị kính sao cho ảnh của vật qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.
  • C.
    Điều chỉnh khoảng cách giữa vật và kính sao cho ảnh của vật qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.
  • D.
    Điều chỉnh tiêu cự của thị kính sao cho ảnh cuối cùng của vật qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Để quan sát được ảnh của vật qua kính hiển vi, ta cần điều chỉnh khoảng cách giữa vật và kính sao cho ảnh của vật qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.

Lời giải chi tiết :

Đáp án: C

Câu 4 :

Đơn vị nào là đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước ta?

  • A.
    Mét (m)
  • B.
    Kilômét (km)
  • C.
    Centimét (cm)
  • D.
    Đềximét (dm)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước ta là mét (m).

Lời giải chi tiết :

Đáp án: A

Câu 5 :

Đơn vị đo khối lượng trong hệ đo lường hợp pháp của nước ta là đơn vị nào sau đây?

  • A.
    Kilôgam
  • B.
    Gam
  • C.
    Tấn
  • D.
    Lạng

Đáp án : A

Phương pháp giải :

A – Đúng

B – Đúng

C – Sai, khối lượng là số đo lượng chất của vật

D – Đúng

Lời giải chi tiết :

Đáp án: A

Câu 6 :

Điền vào chỗ trống “…” trong câu sau để được câu phát biểu đúng:

Để xác định mức độ nóng, lạnh của vật, người ta dùng khái niệm (1)…: Vật càng nóng thì nhiệt độ của vật càng (2)… .

  • A.
    (1) nóng – lạnh; (2) cao.
  • B.
    (1) nóng – lạnh; (2) thấp.
  • C.
    (1) nhiệt độ; (2) cao.
  • D.
    (1) nhiệt độ; (2) thấp.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Để xác định mức độ nóng, lạnh của vật, người ta dùng khái niệm (1) nhiệt độ: Vật càng nóng thì nhiệt độ của vật càng (2) cao.

Lời giải chi tiết :

Đáp án: C

Câu 7 :

Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể vô sinh và vật thể hữu sinh là:

  • A.
    Vật thể vô sinh không xuất phát từ cơ thể sống, vật thể hữu sinh xuất phát từ cơ thể sống.
  • B.
    Vật thể vô sinh không có các đặc điểm như trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, còn vật thể hữu sinh có các đặc điểm trên.
  • C.
    Vật thể vô sinh là vật thể đã chết, vật thể hữu sinh là vật thể còn sống.
  • D.
    Vật thể vô sinh là vật thể không có khả năng sinh sản, vật thể hữu sinh luôn luôn sinh sản.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vật thể vô sinh là vật thể không có các đặc điểm như trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng

Vật thể hữu sinh có đặc điểm như trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng

Lời giải chi tiết :

Đáp án B

Câu 8 :

Trường hợp nào sau đây thể hiện tính chất hóa học?

  • A.
    Cho 1 viên vitamin C sủi vào cốc nước
  • B.
    Cho 1 thìa đường vào cốc nước và khuấy đều
  • C.
    Mặt trời mọc lên, dưới ánh nắng mặt trời làm cho các hạt sương tan dần
  • D.
    Mở nút chai rượu vang thì thấy hiện tượng sủi bọt 

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tính chất hóa học là khả năng chất bị biến đổi thành chất khác

Lời giải chi tiết :

Cho 1 viên vitamin C sủi vào cốc nước. Ban đầu là viên C dạng rắn sau khi thả vào nước có hiện tượng tan và sủi bọt, có mùi, vị

Đáp án A

Câu 9 :

Mặt trời mọc lên, dưới ánh nắng mặt trời làm cho các hạt sương tan dần. Hiện tượng này thể hiện quá trình chuyển thể nào?

  • A.
    Từ rắn sang lỏng
  • B.
    Từ lỏng sang hơi
  • C.
    Từ hơi sang lỏng
  • D.
    Từ lỏng sang rắn

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào sự chuyển thể của chất

Lời giải chi tiết :

Chuyển từ lỏng sang hơn

Đáp án B

Câu 10 :

Vật thể tự nhiên là

  • A.
    Ao, hồ, sông, suối.
  • B.
    Biển, mương, kênh, bể nước.
  • C.
    Đập nước, máng, đại dương, rạch.
  • D.
    Hồ, thác, giếng, bể bơi.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vật thể tự nhiên là vật thể có sẵn trong tự nhiên

Lời giải chi tiết :

Ao, hồ, sông, suối là những vật thể tự nhiên

Đáp án A

Câu 11 :

Một số chất khí có mùi thơm tỏa ra từ bông hoa hồng làm ta có thể ngửi thấy mùi hoa thơm. Điều này thể hiện tính chất nào của thể khí?

  • A.
    Dễ dàng nén được. 
  • B.
    Không có hình dạng xác định. 
  • C.
    Có thể lan tỏa trong không gian theo mọi hướng. 
  • D.
    Không chảy được. 

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất của chất

Lời giải chi tiết :

Các chất khí có thể lan tỏa trong không gian theo mọi hướng

Đáp án C

Câu 12 :

Sự cháy và sự oxi hóa chậm có đặc điểm chung là:

  • A.
    Tỏa nhiệt và phát sáng. 
  • B.
    Tỏa nhiệt nhưng không phát sáng.
  • C.
    Xảy ra sự oxi hóa và có tỏa nhiệt.
  • D.
    Xảy ra sự oxi hóa nhưng không phát sáng.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào đặc điểm của sự cháy và sự oxi hóa chậm

Lời giải chi tiết :

Cả sự cháy và sự oxi hóa chậm đều có tỏa nhiệt

Đáp án C

Câu 13 :

Để phân biệt 2 chất khí là Oxygen và khí Cacbonđioxit chúng ta làm như thế nào?

  • A.
    Quan sát màu sắc của 2 chất khí.
  • B.
    Ngửi mùi 2 khí đó.
  • C.
    Oxygen duy trì sự sống và sự cháy.
  • D.
    Dẫn từng khí vào cây nến đang cháy, khí nào làm cây nến cháy tiếp là khí Oxygen, khí nào làm cây nến tắt là Cacbon Đioxit.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Khí oxygen duy trì sự cháy, khí cacbondioxit không duy trì sự cháy

Lời giải chi tiết :

Dẫn từng khí vào cây nến đang cháy, khí nào làm cây nến cháy tiếp là khí oxygen khí nào làm cây nến tắt là cacbondioxit

Đáp án D

Câu 14 :

Bạn An tiến hành 1 thí nghiệm bắt 2 con châu chấu có kích cỡ bằng nhau cho vào 2 bình đựng thủy tinh. Đậy kín bình 1 bằng nút cao su, còn bình 2 bọc lại bằng miếng vải màn. Các em hãy dự đoán kết quả xảy ra của 2 con châu chấu ở 2 bình?

  • A.
    Con châu chấu bình 1 chết, bình 2 sống.
  • B.
    Cả hai con châu chấu đều chết.
  • C.
    Cả hai con châu chấu đều sống.
  • D.
    Con châu chấu bình 1 sống, bình 2 chết.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Khi đậy kín bình, khí oxygen trong bình cạn dần

Lời giải chi tiết :

Con châu chấu bình 1 chết vì không có oxygen để suy trì sự sống

Đáp án A

Câu 15 :

Khi một can xăng bất cẩn bốc cháy, chọn giải pháp chữa cháy nào dưới đây phù hợp nhất ?

  • A.
    Phun nước
  • B.
    Dùng cát đổ trùm lên.
  • C.
    Dùng bình chữa cháy gia đình để phun vào
  • D.
    Dùng chiếc chăn khô đắp lên.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Khi can xăng cháy, không thể dùng các phương pháp thông thường như dùng bình cứu hỏa hay nước để dập tắt, do các nguyên liệu trong xăng có tính chất hóa học khác.

Lời giải chi tiết :

Dùng cát đổ trùm lên để dập tắt đám cháy từ xăng

Đáp án B

Câu 16 :

Khi nào thì môi trường không khí được xem là bị ô nhiễm?

  • A.
    Khi xuất hiện thêm chất mới vào thành phẩn không khí.
  • B.
    Khi thay đổi tỉ lệ % các chất trong môi trường không khí.
  • C.
    Khi thay đổi thành phần, tỉ lệ các chất trong môi trường không khí và gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và các sinh vật khác.
  • D.
    Khi tỉ lệ % các chất trong môi trường không khí biến động nhỏ quanh tỉ lệ chuẩn. 

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về vai trò của không khí đối với tự nhiên

Lời giải chi tiết :

Môi trường được xem là ô nhiễm khi thay đổi thành phần, tỉ lệ các chất trong môi trường không khí và gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các sinh vật khác

Đáp án C

Câu 17 :

Hỗn hợp nào sau đây là huyền phù: 

  • A.
    Nước muối.
  • B.
    Nước phù sa.
  • C.
    Nước chè.
  • D.
    Nước máy.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về huyền phù

Lời giải chi tiết :

Nước phù sa có lớp phù sa không tan trong nước mà lơ lửng trong nước

Đáp án B

Câu 18 :

Chọn đáp án sai

  • A.
    Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất giữa dung môi và chất tan.
  • B.
    Xăng là dung môi của dầu ăn.
  • C.
    Nước là dung môi của dầu ăn.
  • D.
    Chất tan là chất bị tan trong dung môi.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về dung dịch, hỗn hợp

Lời giải chi tiết :

Nước là dung môi của dầu ăn sai vì nước là dung môi của các chất tan được trong nước, dầu ăn không tan trong nước

Đáp án C

Câu 19 :

Những chất nào trong những chất dưới đây chỉ chứa những chất tinh khiết

  • A.
    Nước biển, đường kính, muối tan.
  • B.
    Nước sông, nước đá, nước chanh.
  • C.
    Vòng bạc, nước cất, đường kính.
  • D.
    Khí tự nhiên, gang, dầu hỏa.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Chất tinh khiết là chất chỉ chứa 1 chất

Lời giải chi tiết :

Vòng bạc, nước cất và đường kính là những chất tinh khiết

Đáp án C

Câu 20 :

Hai chất không thể hòa tan với nhau để tạo thành dung dịch là

  • A.
    nước và đường.
  • B.
    dầu ăn và xăng.
  • C.
    rượu và nước.
  • D.
    dầu ăn và cát.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất giữa dung môi và chất tan

Lời giải chi tiết :

Dầu và cát không tan nên không tạo thành dung dịch

Đáp án D

Câu 21 :

Phương pháp chiết được dùng để tách chất trong hỗn hợp nào sau đây?

  • A.
    Cát và nước
  • B.
    Nước và rượu
  • C.
    Bột mì và nước
  • D.
    Nước và dầu ăn

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Phương pháp chiết dùng để tách các chất lỏng không tan

Lời giải chi tiết :

Nước và dầu ăn không tan vào nhau nên có thể dùng phương pháp chiết để tách nước và dầu ăn

Đáp án D

Câu 22 :

Trong máy lọc nước có nhiều lõi lọc khác nhau. Trong đó, có một lõi lọc bằng bông được ép rất chặt. Theo em, lõi bông đó có tác dụng gì?

  • A.
    Lọc chất tan trong nước
  • B.
    Lọc chất không tan trong nước
  • C.
    Lọc và giữ lại khoáng chất
  • D.
    Lọc hóa chất độc hại

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về các phương pháp tách hỗn hợp

Lời giải chi tiết :

Bông trong lõi lọc có tác dụng lọc chất không tan trong nước

Đáp án B

Câu 23 :

Trong các vật liệu sau, vật liệu nào dẫn điện tốt?

  • A.
    Thủy tinh
  • B.
    Gốm
  • C.
    Kim loại
  • D.
    Cao su

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất của vật liệu

Lời giải chi tiết :

Kim loại là vật liệu dẫn điện tốt

Đáp án C

Câu 24 :

Nguyên liệu nào sau đây được sử dụng trong lò nung vôi?

  • A.
    Đá vôi
  • B.
    Cát
  • C.
    Gạch
  • D.
    Đất sét

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào ứng dụng của các nguyên liệu thông dụng

Lời giải chi tiết :

Đá vôi được sử dụng trong lò nung vôi

Đáp án A

Câu 25 :

Đơn vị cấu tạo nên cơ thể sống gọi là gì?

  • A.
    Tế bào
  • B.
  • C.
    Bào quan
  • D.
    Biểu bì

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đơn vị cấu tạo nên cơ thể sống gọi là tế bào

Lời giải chi tiết :

Đáp án A

Câu 26 :

Nhận định nào sau đây đúng về tế bào?

  • A.
    Mọi chất đều được cấu tạo từ tế bào.
  • B.
    Mọi cơ thể sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
  • C.
    Mọi đồ vật đều được cấu tạo từ tế bào.
  • D.
    Mọi vật chất trên trái đất đều được cấu tạo từ tế bào.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Mọi cơ thể sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.

Lời giải chi tiết :

Đáp án B.

Câu 27 :

Nhận định nào đúng khi nói về hình dạng và kích thước tế bào?

  • A.
    Các loại tế bào đều có chung hình dạng và kích thước.
  • B.
    Các loại tế bào thường có hình dạng khác nhau nhưng kích thước giống nhau.
  • C.
    Các loại tế bào khác nhau thường có hình dạng và kích thước khác nhau.
  • D.
    Các loại tế bào chỉ khác nhau về kích thước, chúng giống nhau về hình dạng.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Các loại tế bào khác nhau thường có hình dạng và kích thước khác nhau.

Lời giải chi tiết :

Đáp án C.

Câu 28 :

Tế bào được cấu tạo từ các thành phần cơ bản nào ?

  • A.
    Màng tế bào, tế bào chất.
  • B.
    Nhân và vật chất di truyền.
  • C.
    Màng tế bào và vật chất di truyền.
  • D.
    Màng tế bào, tế bào chất, nhân và vật chất di truyền.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Các loại tế bào khác nhau thường có hình dạng và kích thước khác nhau.

Lời giải chi tiết :

Đáp án C.

Câu 29 :

Nằm ở giữa nhân (hoặc vùng nhân) và màng tế bào là thành phần nào?

  • A.
    Màng nhân.
  • B.
    Tế bào chất.
  • C.
    Thành tế bào.
  • D.
    Roi.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nằm ở giữa nhân (hoặc vùng nhân) và màng tế bào là tế bào chất.

Lời giải chi tiết :

Đáp án B.

Câu 30 :

Đặc điểm của tế bào nhân thực là:

  • A.
    Có màng nhân bao bọc vật chất di truyền.
  • B.
    Có thành tế bào.
  • C.
    Có chất tế bào.
  • D.
    Có lục lạp.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đặc điểm của tế bào nhân thực là có màng nhân bao bọc vật chất di truyền.         

Lời giải chi tiết :

Đáp án A.

Đề thi học kì 1 KHTN 6 Kết nối tri thức - Đề số 12

Đề thi học kì 1 KHTN 6 Kết nối tri thức - Đề số 12

Xem chi tiết
Đề thi học kì 1 KHTN 6 Kết nối tri thức - Đề số 13

Đề thi học kì 1 KHTN 6 Kết nối tri thức - Đề số 13

Xem chi tiết
Đề thi học kì 1 KHTN 6 Kết nối tri thức - Đề số 14

Đề thi học kì 1 KHTN 6 Kết nối tri thức - Đề số 14

Xem chi tiết
Đề thi học kì 1 KHTN 6 Kết nối tri thức - Đề số 15

Đề thi học kì 1 KHTN 6 Kết nối tri thức - Đề số 15

Xem chi tiết
Đề thi học kì 1 KHTN 6 - Kết nối tri thức - Đề số 10

Phương pháp nào dưới đây là đơn giản nhất để tách cát lẫn trong nước?

Xem chi tiết
Đề thi học kì 1 KHTN 6 - Kết nối tri thức - Đề số 9

Thành phần nào sau đây không được sinh ra từ quá trình đốt nhiên liệu hoá thạch?

Xem chi tiết
Đề thi học kì 1 KHTN 6 - Kết nối tri thức - Đề số 8

Chất nào sau đây chiếm tỉ lệ thể tích lớn nhất trong không khí?

Xem chi tiết
Đề thi học kì 1 KHTN 6 - Kết nối tri thức - Đề số 7

Thành phần chính của đá vôi là:

Xem chi tiết
Đề thi học kì 1 KHTN 6 - Kết nối tri thức - Đề số 6

Vật nào dưới đây là vật sống?

Xem chi tiết
Đề thi học kì 1 KHTN 6 - Kết nối tri thức - Đề số 5

Hoạt động nào sau đây không phải là hoạt động nghiên cứu khoa học?

Xem chi tiết
Đề thi học kì 1 KHTN 6 - Kết nối tri thức - Đề số 4

Hãy giải thích tại sao bầu khí quyển của Trái Đất không thoát vào không gian?

Xem chi tiết
Đề thi học kì 1 KHTN 6 - Kết nối tri thức - Đề số 3

Có 1 khúc vải, người ta cần cắt nó ra làm 100 khúc, thời gian để cắt 1 khúc vải là 5 giây. Hỏi nếu cắt liên tục không ngừng nghỉ thì trong bao lâu sẽ cắt xong?

Xem chi tiết
Đề thi học kì 1 KHTN 6 - Kết nối tri thức - Đề số 2

Dụng cụ dùng để đo khối lượng của một vật là

Xem chi tiết
Đề thi học kì 1 KHTN 6 - Kết nối tri thức - Đề số 1

Lực là:

Xem chi tiết
Đề cương ôn tập học kì 1 Khoa học tự nhiên 6

Chủ đề 1: Mở đầu về Khoa học tự nhiên

Xem chi tiết