Đề thi học kì 2 KHTN 6 - Kết nối tri thức

Đề thi học kì 2 KHTN 6 Kết nối tri thức - Đề 3


Độ dãn của lò xo treo theo phương thẳng đứng, tỉ lệ với:

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

Phần 1. Trắc nghiệm (7 điểm)

Câu 1: Độ dãn của lò xo treo theo phương thẳng đứng, tỉ lệ với:

A. Khối lượng của vật treo                                        B. Lực hút của trái đất
C. Độ dãn của lò xo                                                 D. Trọng lượng của lò xo

Câu 2: Hoạt động nào sử dụng năng lượng hiệu quả?

A. Để máy tính ở chế độ chờ khi không sử dụng

B. Để thức ăn còn nóng vào tủ lạnh

C. Sử dụng bóng đèn dây tóc thay cho đèn led

D.Sử dụng máy giặt khi đủ lượng quần áo để giặt

Câu 3: Khi quạt điện hoạt động thì có sự chuyển hóa:

A. Cơ năng thành điện năng.                                    B. Điện năng thành cơ năng.
C. Điện năng thành hóa năng.                                  D. Nhiệt năng thành điện năng.

Câu 4: Trong quá trình sử dụng tủ lạnh, năng lượng hao phí là gì?

A. năng lượng nhiệt làm mát bên trong tủ

B. năng lượng nhiệt từ động cơ tỏa ra ngoài môi trường

C. năng lượng âm thanh khi tủ hoạt động

D. Cả B và C

Câu 5: Trong số các tác hai sau, tác hại nào không phải do nấm gây ra?

A. Gây bệnh nấm da ở động vật.

B. Làm hư hỏng thực phẩm, đồ dùng 

C. Gây bệnh viêm gan B ở người.

D. Gây ngộ độc thực phẩm ở người.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng vê sự chuyển hóa năng lượng trong các dụng cụ sau?

A. Quạt điện: điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng

B. Nồi cơm điện: điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng và quang năng

C. Đèn LED: quang năng biến đổi thành nhiệt năng

D. Máy bơm nước: động năng biến đổi thành điện năng và nhiệt năng

Câu 7: Vật chất di truyền của một virus là

A. ARN và ADN.                                                    B. ARN và gai glycoprotein.

C. ADN hoặc gai glycoprotein.                                D. ADN hoặc ARN.

Câu 8: Nếu chọn mặt đất làm mốc tính thế năng thì vật nào sau đây có thế năng hấp dẫn?

A. Mũi tên đang bay

B. Xe đang chạy trên đường

C. Lò xo bị kéo giãn trên mặt đất

D. Quả bóng lăn trên mặt đất

Câu 9: Rêu là thực vật có đặc điểm nào sau đây?

A. Có hạt                         B. Có hệ mạch                 C. Có bào tử                    D. Có hoa

Câu 10: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của nước?

A. Quả dừa rơi từ trên cây xuống

B. Bạn Lan đang tập bơi

C. Bạn Hoa đi xe đạp tới trường

D. Chiếc máy bay đang bay trên bầu trời

Câu 11: Khi bếp ga hoạt động có sự chuyển hóa:

A. Hóa năng thành nhiệt năng                                  B. Điện năng thành cơ năng

C. Điện năng thành hóa năng                                   D. Nhiệt năng thành điện năng

Câu 12: Trọng lượng của một vật được tính theo công thức nào?

A. P = 10 m                     B. P = m                          C. P = 0,1 m                    D. m = 10 P

Câu 13: Động vật nào sau đây thuộc lớp Thú?

A. Chim cánh cụt             B. Dơi                              C. Chim đà điểu               D. Cá sấu

Câu 14: Trường hợp nào xảy ra do trọng lực tác dụng lên vật?

A. Người công nhân đang đẩy thùng hàng

B. Cành cây đung đưa trước gió

C. Quả dừa rơi từ trên cây xuống

D. Em bé đang đi xe đạp

Câu 15: Nội dung nào dưới đây là đúng khi nói về nguyên Sinh vật?

A. Nguyên Sinh vật là nhóm Sinh vật đa bào, nhân thực, có kích thước hiển vi.

B. Nguyên Sinh vật là nhóm động vật đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi.

C. Hầu hết nguyên Sinh vật là cơ thể đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi. Một số có cấu tạo đa bào, kích thước lớn, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

D. Hậu hết nguyên Sinh vật là cơ thể da bào, nhân thực, kích thước lớn, có thể nhìn thấy rất rõ bằng mắt thường.

Câu 16: Trường hợp nào lực ma sát có ích?

A. Bảng trơn không viết được phấn lên bảng

B. Xe đạp đi nhiều nên xích, lốp bị mòn

C. Người thợ trượt thùng hàng trên mặt sàn rất vất vả

D. Giày dép sau thời gian sử dụng đế bị mòn

Câu 17: Động vật ở vùng lạnh thường có hiện tượng ngủ đông, điều đó có ý nghĩa nào dưới đây?

A. Giúp cơ thể tiết kiệm năng lượng                          B. Giúp cơ tể tổng hợp được nhiều nhiệt

C. Giúp lẩn tránh kẻ thù                                          D. Tránh mất nước cho cơ thể

Câu 18: Đơn vị của năng lượng là gì?

A. Niu – ton (N)              B. độ C (0C)                     C. Jun (J)                         D. kilogam (kg)

Câu 19: Phát biểu nào dưới đây sai khi nói về nguyên nhân làm cho sinh vật nhiệt đới đa dạng và phong phú?

A. Do khí hậu ấm áp                                     

B. Do nguồn thức ăn phong phú

C. Do môi trường sống đa dạng

D. Do sự cạnh tranh về thức ăn và nơi ở

Câu 20: Năng lượng được phân loại theo các tiêu chí nào?

A. Nguồn gốc tạo năng lượng, nguồn gốc vật chất, sự tái tạo của năng lượng

B. Năng lượng sơ cấp, năng lượng thứ cấp

C. Năng lượng chuyển hóa toàn phần, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch

D. Nguồn gốc tạo ra năng lượng, nguồn gốc vật chất, mức độ ô nhiễm môi trường

Câu 21: Loài động vật nào dưới đây đẻ con?

A. Cá chép                       B. Thằn lằn                      C. Chim bồ câu                D. Thỏ

Câu 22: Ngân Hà của chúng ta thuộc kiểu Thiên Hà nào?

A. Thiên Hà xoắn ốc                                                B. Thiên Hà elip

C. Thiên Hà hỗn hợp                                               D. Thiên Hà không định hình

Câu 23: Để tiến hành quan sát nguyên Sinh vật cần chuẩn bị những dụng cụ, thiết bị gì?

A. Kính hiển vi, lam kinh, lamen, ống nhỏ giọt, giấy thấm, cốc thủy tinh.

B. Kính hiển vi, lam kính, kim mũi mác, ống nhỏ giọt, giấy thấm. 

C. Kính lúp, kẹp, panh, lam kính, ống nhỏ giọt, giấy thấm.

D. Kính hiển vi, lam kinh, lamen, dao mổ, ống nhỏ giọt, giấy thấm.

Câu 24: Dải Ngân Hà là gì?

A. Thiên hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó (trong đó có Trái Đất)

B. một tập hợp nhiều Thiên Hà trong vũ trụ

C. tên gọi khác của hệ Mặt Trời

D. dải sáng trong vũ trụ

Câu 25: Đà điểu không biết bay nhưng vẫn được xếp vào lớp Chim vì?

A. đẻ trứng                                                              B. hô hấp bằng phổi

C. lông vũ bao phủ cơ thể, đi bằng 2 chân                  D. sống trên cạn

Câu 26: Một đơn vị thiên văn là gì?

A. khoảng cách giữa các hành tinh với nhau

B. khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái Đất

C. khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng

D. khoảng cách từ Mặt Trời đến Diêm Vương tinh

Câu 27: Đặc điểm nào sau đây đúng khi nói về da của ếch?

A. Da phủ vảy xương                                                B. Da có vảy sừng

C. Da trần, ẩm ướt                                                   D. Da có lông mao bao phủ

Câu 28: Sao chổi là gì?

A. vệ tinh                         B. hành tinh                     C. ngôi sao            D. tiểu hành tinh

Phần 2: Tự luận (3 điểm)

Câu 1:

a. Theo em nên sử dụng khí gas/xăng trong sinh hoạt gia đình (để đun nấu, nhiên liệu chạy xe máy, ô tô,...) như thế nào để an toàn, tiết kiệm?

b. Bằng cách nào xử  sự cố cháy nổ do khí ga tại gia đinh mình.

Câu 2: Vì sao cần phải bảo vệ một số loài thú quý hiếm? Chúng ta phải làm gì để bảo vệ và phát triển các loài thuộc lớp Thú?

Đáp án

1

2

3

4

5

6

7

D

D

B

D

C

B

D

8

9

10

11

12

13

14

A

C

B

A

A

B

C

15

16

17

18

19

20

21

C

A

A

C

D

D

D

22

23

24

25

26

27

28

A

A

A

C

B

C

D

 

Phần 1. Trắc nghiệm (7 điểm)

Câu 1: 

Độ dãn của lò xo treo theo phương thẳng đứng, tỉ lệ với:

A. Khối lượng của vật treo                                        B. Lực hút của trái đất
C. Độ dãn của lò xo                                                 D. Trọng lượng của lò xo

Phương pháp giải

Độ dãn của lò xo treo theo phương thẳng đứng, tỉ lệ với khối lượng của vật treo.

Lời giải chi tiết

Đáp án A

Câu 2: 

Hoạt động nào sử dụng năng lượng hiệu quả?

A. Để máy tính ở chế độ chờ khi không sử dụng

B. Để thức ăn còn nóng vào tủ lạnh

C. Sử dụng bóng đèn dây tóc thay cho đèn led

D. Sử dụng máy giặt khi đủ lượng quần áo để giặt

Phương pháp giải

Sử dụng máy giặt khi đủ lượng quần áo để giặt là sử dụng năng lượng hiệu quả

Lời giải chi tiết

Đáp án D

Câu 3: 

Khi quạt điện hoạt động thì có sự chuyển hóa:

A. Cơ năng thành điện năng.                                    B. Điện năng thành cơ năng.
C. Điện năng thành hóa năng.                                  D. Nhiệt năng thành điện năng.

Phương pháp giải

Khi quạt điện hoạt động thì có sự chuyển hóa điện năng thành cơ năng.

Lời giải chi tiết

Đáp án B

Câu 4: 

Trong quá trình sử dụng tủ lạnh, năng lượng hao phí là gì?

A. năng lượng nhiệt làm mát bên trong tủ

B. năng lượng nhiệt từ động cơ tỏa ra ngoài môi trường

C. năng lượng âm thanh khi tủ hoạt động

D. Cả B và C

Phương pháp giải

Trong quá trình sử dụng tủ lạnh, năng lượng hao phí là năng lượng nhiệt từ động cơ tỏa ra ngoài môi trường, năng lượng âm thanh khi tủ hoạt động

Lời giải chi tiết

Đáp án D

Câu 5: 

Trong số các tác hai sau, tác hại nào không phải do nấm gây ra?

A. Gây bệnh nấm da ở động vật.

B. Làm hư hỏng thực phẩm, đồ dùng 

C. Gây bệnh viêm gan B ở người.

D. Gây ngộ độc thực phẩm ở người.

Phương pháp giải

Trong số các tác hai trên, tác hại không phải do nấm gây ra là gây bệnh viêm gan B ở người. Bệnh viêm gan B ở người là do virus gây ra.

Lời giải chi tiết

Đáp án C

Câu 6: 

Phát biểu nào sau đây là đúng vê sự chuyển hóa năng lượng trong các dụng cụ sau?

A. Quạt điện: điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng

B. Nồi cơm điện: điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng và quang năng

C. Đèn LED: quang năng biến đổi thành nhiệt năng

D. Máy bơm nước: động năng biến đổi thành điện năng và nhiệt năng

Phương pháp giải

Nồi cơm điện: điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng và quang năng

Lời giải chi tiết

Đáp án B

Câu 7: 

Vật chất di truyền của một virus là

A. ARN và ADN.                                                    B. ARN và gai glycoprotein.

C. ADN hoặc gai glycoprotein.                                D. ADN hoặc ARN.

Phương pháp giải

Vật chất di truyền của một virus là ADN hoặc ARN.

Lời giải chi tiết

Đáp án D

Câu 8: 

Nếu chọn mặt đất làm mốc tính thế năng thì vật nào sau đây có thế năng hấp dẫn?

A. Mũi tên đang bay

B. Xe đang chạy trên đường

C. Lò xo bị kéo giãn trên mặt đất

D. Quả bóng lăn trên mặt đất

Phương pháp giải

Nếu chọn mặt đất làm mốc tính thế năng thì mũi tên đang bay có thế năng hấp dẫn

Lời giải chi tiết

Đáp án A

Câu 9: 

Rêu là thực vật có đặc điểm nào sau đây?

A. Có hạt                         B. Có hệ mạch                 C. Có bào tử                    D. Có hoa

Phương pháp giải

Rêu là thực vật có bào tử.

Lời giải chi tiết

Đáp án C

Câu 10: 

Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của nước?

A. Quả dừa rơi từ trên cây xuống

B. Bạn Lan đang tập bơi

C. Bạn Hoa đi xe đạp tới trường

D. Chiếc máy bay đang bay trên bầu trời

Phương pháp giải

Bạn Lan đang tập bơi chịu lực cản của nước

Lời giải chi tiết

Đáp án B

Câu 11: 

Khi bếp ga hoạt động có sự chuyển hóa:

A. Hóa năng thành nhiệt năng                                  B. Điện năng thành cơ năng

C. Điện năng thành hóa năng                                   D. Nhiệt năng thành điện năng

Phương pháp giải

Khi bếp ga hoạt động có sự chuyển hóa hóa năng thành nhiệt năng.    

Lời giải chi tiết

Đáp án A

Câu 12: 

Trọng lượng của một vật được tính theo công thức nào?

A. P = 10 m                     B. P = m                          C. P = 0,1 m                    D. m = 10 P

Phương pháp giải

Trọng lượng của một vật được tính theo công thức P = 10 m

Lời giải chi tiết

Đáp án A

Câu 13: 

Động vật nào sau đây thuộc lớp Thú?

A. Chim cánh cụt             B. Dơi                              C. Chim đà điểu               D. Cá sấu

Phương pháp giải

Động vật thuộc lớp Thú là dơi.

Lời giải chi tiết

Đáp án B

Câu 14: 

Trường hợp nào xảy ra do trọng lực tác dụng lên vật?

A. Người công nhân đang đẩy thùng hàng

B. Cành cây đung đưa trước gió

C. Quả dừa rơi từ trên cây xuống

D. Em bé đang đi xe đạp

Phương pháp giải

Quả dừa rơi từ trên cây xuống xảy ra do trọng lực tác dụng lên vật

Lời giải chi tiết

Đáp án C

Câu 15: 

Nội dung nào dưới đây là đúng khi nói về nguyên Sinh vật?

A. Nguyên Sinh vật là nhóm Sinh vật đa bào, nhân thực, có kích thước hiển vi.

B. Nguyên Sinh vật là nhóm động vật đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi.

C. Hầu hết nguyên Sinh vật là cơ thể đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi. Một số có cấu tạo đa bào, kích thước lớn, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

D. Hậu hết nguyên Sinh vật là cơ thể da bào, nhân thực, kích thước lớn, có thể nhìn thấy rất rõ bằng mắt thường.

Phương pháp giải

Nội dung đúng khi nói về nguyên Sinh vật là: hầu hết nguyên Sinh vật là cơ thể đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi. Một số có cấu tạo đa bào, kích thước lớn, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Lời giải chi tiết

Đáp án C

Câu 16: 

Trường hợp nào lực ma sát có ích?

A. Bảng trơn không viết được phấn lên bảng

B. Xe đạp đi nhiều nên xích, lốp bị mòn

C. Người thợ trượt thùng hàng trên mặt sàn rất vất vả

D. Giày dép sau thời gian sử dụng đế bị mòn

Phương pháp giải

Bảng trơn không viết được phấn lên bảng nên cần có lực ma sát để có thể viết được

Lời giải chi tiết

Đáp án A

Câu 17: 

Động vật ở vùng lạnh thường có hiện tượng ngủ đông, điều đó có ý nghĩa nào dưới đây?

A. Giúp cơ thể tiết kiệm năng lượng                          B. Giúp cơ tể tổng hợp được nhiều nhiệt

C. Giúp lẩn tránh kẻ thù                                           D. Tránh mất nước cho cơ thể

Phương pháp giải

Động vật ở vùng lạnh thường có hiện tượng ngủ đông, điều đó có ý nghĩa giúp cơ thể tiết kiệm năng lượng.

Lời giải chi tiết

Đáp án A

Câu 18: 

Đơn vị của năng lượng là gì?

A. Niu – ton (N)              B. độ C (0C)                     C. Jun (J)                         D. kilogam (kg)

Phương pháp giải

Đơn vị của năng lượng là Jun (J)

Lời giải chi tiết

Đáp án C

Câu 19: 

Phát biểu nào dưới đây sai khi nói về nguyên nhân làm cho sinh vật nhiệt đới đa dạng và phong phú?

A. Do khí hậu ấm áp                                     

B. Do nguồn thức ăn phong phú

C. Do môi trường sống đa dạng

D. Do sự cạnh tranh về thức ăn và nơi ở

Phương pháp giải

Phát biểu sai khi nói về nguyên nhân làm cho sinh vật nhiệt đới đa dạng và phong phú là: Do sự cạnh tranh về thức ăn và nơi ở.

Sự cạnh tranh về nơi ở và thức ăn khiến số lượng sinh vật giảm đi.

Lời giải chi tiết

Đáp án D

Câu 20: 

Năng lượng được phân loại theo các tiêu chí nào?

A. Nguồn gốc tạo năng lượng, nguồn gốc vật chất, sự tái tạo của năng lượng

B. Năng lượng sơ cấp, năng lượng thứ cấp

C. Năng lượng chuyển hóa toàn phần, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch

D. Nguồn gốc tạo ra năng lượng, nguồn gốc vật chất, mức độ ô nhiễm môi trường

Phương pháp giải

Năng lượng được phân loại theo các tiêu chí nguồn gốc tạo ra năng lượng, nguồn gốc vật chất, mức độ ô nhiễm môi trường

Lời giải chi tiết

Đáp án D

Câu 21: 

Loài động vật nào dưới đây đẻ con?

A. Cá chép                       B. Thằn lằn                      C. Chim bồ câu                D. Thỏ

Phương pháp giải

Loài động vật đẻ con là thỏ.

Lời giải chi tiết

Đáp án D.

Câu 22: 

Ngân Hà của chúng ta thuộc kiểu Thiên Hà nào?

A. Thiên Hà xoắn ốc                                                B. Thiên Hà elip

C. Thiên Hà hỗn hợp                                               D. Thiên Hà không định hình

Phương pháp giải

Ngân Hà của chúng ta thuộc kiểu Thiên Hà xoắn ốc

Lời giải chi tiết

Đáp án A

Câu 23: 

Để tiến hành quan sát nguyên Sinh vật cần chuẩn bị những dụng cụ, thiết bị gì?

A. Kính hiển vi, lam kinh, lamen, ống nhỏ giọt, giấy thấm, cốc thủy tinh.

B. Kính hiển vi, lam kính, kim mũi mác, ống nhỏ giọt, giấy thấm. 

C. Kính lúp, kẹp, panh, lam kính, ống nhỏ giọt, giấy thấm.

D. Kính hiển vi, lam kinh, lamen, dao mổ, ống nhỏ giọt, giấy thấm.

Phương pháp giải

Để tiến hành quan sát nguyên Sinh vật cần chuẩn bị: Kính hiển vi, lam kinh, lamen, ống nhỏ giọt, giấy thấm, cốc thủy tinh.

Lời giải chi tiết

Đáp án A

Câu 24: 

Dải Ngân Hà là gì?

A. Thiên hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó (trong đó có Trái Đất)

B. một tập hợp nhiều Thiên Hà trong vũ trụ

C. tên gọi khác của hệ Mặt Trời

D. dải sáng trong vũ trụ

Phương pháp giải

Dải Ngân Hà là Thiên hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó (trong đó có Trái Đất)

Lời giải chi tiết

Đáp án A

Câu 25: 

Đà điểu không biết bay nhưng vẫn được xếp vào lớp Chim vì?

A. đẻ trứng                                                              B. hô hấp bằng phổi

C. lông vũ bao phủ cơ thể, đi bằng 2 chân                  D. sống trên cạn

Phương pháp giải

Đà điểu không biết bay nhưng vẫn được xếp vào lớp Chim vì có lông vũ bao phủ cơ thể, đi bằng 2 chân.

Lời giải chi tiết

Đáp án C

Câu 26: 

Một đơn vị thiên văn là gì?

A. khoảng cách giữa các hành tinh với nhau

B. khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái Đất

C. khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng

D. khoảng cách từ Mặt Trời đến Diêm Vương tinh

Phương pháp giải

Một đơn vị thiên văn là khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái Đất

Lời giải chi tiết

Đáp án B

Câu 27: 

Đặc điểm nào sau đây đúng khi nói về da của ếch?

A. Da phủ vảy xương                                                B. Da có vảy sừng

C. Da trần, ẩm ướt                                                   D. Da có lông mao bao phủ

Phương pháp giải

Đặc điểm đúng khi nói về da của ếch là: Da trần, ẩm ướt                     

Lời giải chi tiết

Đáp án C

Câu 28: 

Sao chổi là gì?

A. vệ tinh                         B. hành tinh                     C. ngôi sao            D. tiểu hành tinh

Phương pháp giải

Sao chổi là tiểu hành tinh

Lời giải chi tiết

Đáp án D

Phần 2: Tự luận (3 điểm)

Câu 1:

a. Theo em nên sử dụng khí gas/xăng trong sinh hoạt gia đình (để đun nấu, nhiên liệu chạy xe máy, ô tô,...) như thế nào để an toàn, tiết kiệm?

b. Bằng cách nào xử  sự cố cháy nổ do khí ga tại gia đinh mình.

Lời giải chi tiết

a.

Nguyên tắc sử dụng nhiên liệu an toàn là nắm vững tính chất đặc trưng của từng nhiên liệu. Dùng đủ, đúng cách là cách để tiết kiệm nhiên liệu

b.

  • Khi nhận thấy mùi khí gas bất thường, nếu đang nấu nhanh chóng tắt bếp, khóa van bình ga và nhanh chóng mở hết cửa cho thông thoáng để lượng khí gas thoát ra ngoài,
  • Dùng quạt tay, bìa carton quạt theo phương ngang để hỗ trợ đẩy nhanh khí gas thoát ra ngoài, không quạt theo phương đứng có thể khiến khí gas bay lên và bạn sẽ hít phải

Câu 2: 

Vì sao cần phải bảo vệ một số loài thú quý hiếm? Chúng ta phải làm gì để bảo vệ và phát triển các loài thuộc lớp Thú?

Lời giải chi tiết

Cần phải bảo vệ thú quý hiếm vì chúng có nguy cơ tuyệt chủng.

Để bảo vệ động vật quý hiếm, chúng ta cần:

  • Đẩy mạnh việc bảo vệ môi trường sống của chúng
  • Cấm săn bắt, buôn bán trái phép động vật hoang dã.
  • Xây dựng các khu bảo tồn, các khu dự trữ thiên nhiên.
  • Tổ chức chăn nuôi những loài thú có giá trị kinh tế.

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 6 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí