Đề thi học kì 2 Giáo dục địa phương 6 - Hà Nội (Đề 3)>
Tải vềCâu 1. Loại ô nhiễm môi trường nào đang diễn ra nghiêm trọng nhất ở Hà Nội? A. không khí B. nước C. đất D. tiếng ồn
Đề thi
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 ĐIỂM)
Chọn và ghi vào giấy kiểm tra chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất:
Câu 1. Loại ô nhiễm môi trường nào đang diễn ra nghiêm trọng nhất ở Hà Nội?
A. không khí
B. nước
C. đất
D. tiếng ồn
Câu 2. Phong trào “Tương thân tương ái” được thực hiện ở những địa phương nào?
A. Các huyện ngoại thành
B. Tất cả các quận, huyện, thị xã
C. Các quận nội thành
D. Một số quận, huyện
Câu 3. Tổ chức nào không thuộc trong phong trào “Tương thân tương ái” ở thành phố Hà Nội?
A. Hội Chữ thập đỏ thành phố Hà Nội
B. Các doanh nghiệp, nhà hảo tâm
C. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội
D. Cá nhân tự phát
Câu 4. Loại rác nào dưới đây khó phân hủy tối đa trong môi trường tự nhiên?
A. Giấy
B. Thủy tinh
C. Vải
D. Nhựa
Câu 5. Hà Nội đã triển khai chương trình nào để bảo vệ môi trường?
A. Chương trình “Hà Nội - thành phố môi trường”
B. Chương trình “Hà Nội xanh”
C. Chương trình “Hà Nội không rác thải”
D. Tất cả các chương trình trên
Câu 6. Thực trạng ô nhiễm môi trường ở Hà Nội được phản ánh qua mấy loại?
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
Câu 7. Phong trào “Tương thân tương ái” ở thành phố Hà Nội phát động từ năm nào?
A. 2020
B. 2015
C. 2010
D. 2025
Câu 8. Để góp phần vào việc bảo vệ tốt môi trường, một trong những điều cần thiết phải làm là:
A. Tận dụng khai thác tối đa tài nguyên khoáng sản
B. Tăng cường chặt, đốn cây rừng và săn bắt thú rừng
C. Hạn chế sự gia tăng các chất rác thải khí thải
D. Sử dụng càng nhiều thuốc trừ sâu trên đồng ruộng
Câu 9. Biện pháp nào sau đây được coi là hiệu quả nhất trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường?
A. Giáo dục nâng cao ý thức cho mọi người về bảo vệ môi trường
B. Bảo quản và sử dụng hợp lí hoá chất bảo vệ thực vật
C. Xây dựng các nhà máy xử lí rác thải
D. Trồng nhiều cây xanh
Câu 10. Phong trào “Tương thân tương ái” không mang lại kết quả nào sau đây?
A. Góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo
B. Nâng cao đời sống của người dân
C. Giúp đỡ hàng triệu người có hoàn cảnh khó khăn
D. Gây chia rẽ cộng đồng
Câu 11. Biện pháp nào sau đây không hiệu quả để giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở Hà Nội?
A. Tăng cường trồng cây xanh
B. Phát triển các nhà máy công nghiệp mới
C. Hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân
D. Sử dụng phương tiện giao thông công cộng
Câu 12. Hoạt động nào không thuộc phong trào Tương thân tương ái?
A. Xây dựng nhà tình nghĩa
B. Tổ chức các hoạt động du lịch
C. Quyên góp tiền, nhu yếu phẩm cho người nghèo
D. Cung cấp học bổng cho học sinh nghèo
Câu 13. Biện pháp nào không phải là biện pháp làm giảm ô nhiễm môi trường ở quận, phường nơi em sống?
A. Khuyến khích phân loại, tái chế rác thải nhựa.
B. Kết hợp bảo vệ môi trường quận, phường với phát triển du lịch.
C. Tăng cường sử dụng túi nilon.
D. Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường tại quận, phường.
Câu 14. Theo em, phong trào “Tương thân tương ái” cần được duy trì và phát triển như thế nào?
A. Thực hiện chủ nghĩa cá nhân
B. Tăng cường tuyên truyền, vận động
C. Hạn chế sự tham gia của các tổ chức
D. Mở rộng phạm vi hoạt động
Câu 15. Phong trào “Tương thân tương ái” không có ý nghĩa gì?
A. Giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn
B. Khuyến khích sự ích kỷ
C. Góp phần xây dựng xã hội văn minh
D. Thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Câu 16. Tài nguyên thiên nhiên gồm bao nhiêu loại?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 17. Tác nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm môi trường là:
A. Tác động của con người
B. Do các loài sinh vật trong quần xã sinh vật tạo ra
C. Các điều kiện bất thường của ngoại cảnh, lũ lụt, thiên tai
D. Sự thay đổi của khí hậu
Câu 18. Theo em, mỗi cá nhân có thể làm gì để tham gia vào phong trào “Tương thân tương ái”?
A. Giúp đỡ những người xung quanh
B. Tham gia các hoạt động tình nguyện
C. Chỉ tham gia khi có thời gian
D. Quyên góp tiền, nhu yếu phẩm cho người nghèo
Câu 19. Mục tiêu chính của phong trào “Tương thân tương ái” là gì?
A. Giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn
B. Nâng cao đời sống văn hóa tinh thần
C. Bảo vệ môi trường
D. Phát triển kinh tế thành phố
Câu 20. Ai là người có thể tham gia vào phong trào “Tương thân tương ái”?
A. Cán bộ, đảng viên
B. Mọi người dân
C. Người giàu
D. Học sinh, sinh viên
II. PHẦN TỰ LUẬN (5 ĐIỂM)
Câu 1: Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường không khí ở Hà Nội? Em hãy đưa ra một số biện pháp để bảo vệ môi trường không khí ở Hà Nội.
Câu 2: Trình bày khái niệm về “Tương thân tương ái”. Tại nơi em ở đã có một số hoạt động nào để thể hiện tinh thần “Tương thân tương ái”?
------- Hết -------
Đáp án
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAIHAY.COM
I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
II. TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1:
- Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường không khí ở Hà Nội
+ Do rác thải, khí thải từ nhà máy
+ Do hoạt động giao thông
+ Do đốt than ổ ong, đốt rơm rạ
+ Mùi hôi thối từ hệ thống thoát nước chưa xử lí
- Biện pháp: Trồng cây xanh, không đốt rơm rạ, than tổ ong; hạn chế phương tiện cá nhân, khuyến khích phương tiện công cộng...
Câu 2:
- Khái niệm: “Tương thân tương ái” là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, thể hiện tinh thần yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau giữa người với người trong cộng đồng.
- Phong trào ở nơi sinh sống: Phong trào “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam”; quyên góp sách vở, đồ dùng học tập cho các học sinh vùng bị thiên tai;….


- Đề thi học kì 2 Giáo dục địa phương 6 - Hải Phòng
- Đề thi học kì 2 Giáo dục địa phương 6 - Quảng Ngãi
- Đề thi học kì 2 Giáo dục địa phương 6 - Quảng Ninh
- Đề thi học kì 2 Giáo dục địa phương 6 - Quảng Trị
- Đề thi học kì 2 Giáo dục địa phương 6 - Vĩnh Phúc
>> Xem thêm