Đề thi học kì 2 Giáo dục địa phương 6 - Hà Nội (Đề 1)>
Tải vềCâu 1. Làng nghề dệt lụa nổi tiếng ở đâu? A. Vạn Phúc - Hà Đông B. Ứng Hòa C. Đông Anh D. Ba Vì
Đề thi
I. Trắc nghiệm (5 điểm)
Ghi ra giấy kiểm tra chữ cái đứng trước câu trả lời em cho là đúng: (0,25 điểm/ câu)
Câu 1. Làng nghề dệt lụa nổi tiếng ở đâu?
A. Vạn Phúc - Hà Đông
B. Ứng Hòa
C. Đông Anh
D. Ba Vì
Câu 2. Làng Vạn Phúc đặc trưng với nghề truyền thống nào?
A. Dệt lụa
B. Trồng chè
C. Nặn tò he
D. Chế tác mĩ nghệ
Câu 3. Làng nghề gốm sứ nổi tiếng ở Hà Nội là:
A. Thanh Trì
B. Bát Tràng
C. Sóc Sơn
D. Mê Linh
Câu 4. Nghề chế biến thực phẩm nổi tiếng với các làng nghề:
A. Ứng Hòa
B. Ước Lễ (huyện Thanh Oai)
C. Vạn Phúc- Hà Đông
D. Ba Vì
Câu 5. Nghề gia công cơ khí phát triển ở đâu?
A. Mê Linh
B. Thanh Trì
C. Sóc Sơn
D. Thôn Đa Sỹ (quận Hà Đông)
Câu 6. Đâu không phải là những giá trị to lớn mà làng nghề truyền thống mang lại?
A. Phát triển đô thị hóa
B. Tạo việc làm, tăng thu nhập
C. Phát triển du lịch
D. Phát huy các giá trị văn hóa
Câu 7. Nghề nặn tò he nổi tiếng với các làng nghề:
A. Ứng Hòa
B. Ước Lễ (huyện Thanh Oai)
C. Phú Xuyên
D. Vạn phúc - Hà Đông
Câu 8. Các làng nghề chuyên về tranh dân gian ở Việt Nam là
A. Làng Chuông, Phú Gia, Thời Tân.
B. Chu Đậu, Bát Tràng, Phù Lãng.
C. Đông Hồ, làng Sình, Hàng Trống.
D. Kim Long, Xuân Đỉnh, làng Vị.
Câu 9. Đâu không phải là tên một làng nghề truyền thống ở Việt Nam?
A. Vạn Phúc
B. Sen
C. Đông Hồ
D. Thanh Hà
Câu 10. Câu thơ “Lò chen chúc anh em bạn hữu, quanh năm tuôn vẽ khói đen sì” nói về làng nghề truyền thống nào?
A. Đọi Tam
B. Bát Tràng
C. Vạn Phúc
D. Làng Chuông
Câu 11. Nghề truyền thống là
A. nghề đã được hình thành từ lâu đời, được lưu truyền, phát triển
B. nghề đã được hình thành muộn, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt; được lưu truyền, phát triển
C. nghề đã được hình thành từ lâu đời, có tính riêng biệt; được lưu truyền, phát triển
D. nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt; được lưu truyền, phát triển
Câu 12. Làng Non Nước đặc trưng với làng nghề truyền thống nào?
A. Dệt lụa
B. Trồng chè
C. Nặn tò he
D. Chế tác mĩ nghệ
Câu 13. Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu “Muốn ăn cơm trắng cá trê/ Muốn đội nón tốt thì về làng…”?
A. Tuyết Diêm
B. Chuông
C. Non Nước
D. Vòng
Câu 14. Làng nghề mây tre đan ở đâu?
A. Nam Định
B. Phú Vinh
C. Ninh Bình
D. Hải Phòng
Câu 15. Nghề sơn, khảm với các làng nghề khảm trai, sơn mài ở đâu?
A. Ứng Hòa
B. Phú Xuyên
C. Đông Anh
D. Ba Vì
Câu 16. Nghề phục chế và xây dựng nhà gỗ cổ với nhiều nghệ nhân tài hoa, phát triển nhất ở huyện nào?
A. Ứng Hòa
B. Ba Vì
C. Thạch Thất
D. Đông Anh
Câu 17. Các làng nghề chuyên về gốm sứ ở Việt Nam là:
A. Kim Long, Xuân Đỉnh, làng Vị.
B. Làng Chuông, Phú Gia, Thời Tân.
C. Chu Đậu, Bát Tràng, Phù Lãng.
D. Đông Hồ, làng Sình, Hàng Trống.
Câu 18. Theo em việc bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống không có vai trò gì?
A. Diện tích các làng nghề bị thu hẹp
B. Giữ gìn truyền thống văn hóa
C. Góp phần phát triển kinh tế xã hội
D. Phát huy truyền thống văn hóa
Câu 19. Nghề làm đậu phụ xuất hiện tại đâu?
A. Hà Nam
B. Làng Mơ (quận Hoàng Mai)
C. Vĩnh Phúc
D. Tuyên Quang
Câu 20. Làng nghề may da nổi tiếng ở đâu?
A. Nam Từ Liêm
B. Bát Tràng
C. Sóc Sơn
D. Kiêu Kỵ
II. Tự luận (5 điểm)
Câu 1: (1 điểm) Giới thiệu về một nghề truyền thống mà em yêu thích?
Câu 2: (2 điểm) Em hãy trình bày khái niệm nghề truyền thống?
Câu 3: (2 điểm) Là học sinh em cần làm gì để giữ gìn và tuyên truyền, quảng bá nghề truyền thống của thành phố Hà Nội?
------- Hết -------
Đáp án
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAIHAY.COM
I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
II. TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1:
Học sinh viết dựa vào gợi ý dưới đây:
- Tên nghề truyền thống;
- Làng nghề truyền thống (có nghề này);
- Sản phẩm của nghề;
- Cảm nghĩ của bản thân về nghề truyền thống đó
Tham khảo:
Nghề truyền thống em yêu thích là nghề làm gốm. Làng nghề gốm nổi tiếng nhất ở Hà Nội là làng gốm Bát Tràng, thuộc huyện Gia Lâm. Đây là làng nghề có lịch sử hơn 700 năm, chuyên sản xuất các sản phẩm gốm sứ chất lượng cao. Sản phẩm của nghề này rất đa dạng, bao gồm bát, đĩa, ấm chén, lọ hoa, tượng gốm và nhiều sản phẩm trang trí khác. Các nghệ nhân Bát Tràng không chỉ giữ gìn kỹ thuật làm gốm truyền thống mà còn sáng tạo thêm nhiều mẫu mã mới phù hợp với thị hiếu hiện đại. Em rất yêu thích nghề làm gốm vì nó đòi hỏi sự khéo léo, kiên nhẫn và sáng tạo. Mỗi sản phẩm đều mang trong mình tinh hoa của người thợ, thể hiện nét đẹp văn hóa Việt Nam. Khi có cơ hội tham quan làng Bát Tràng, em rất thích được tự tay nặn gốm, cảm nhận sự mịn màng của đất sét và quá trình tạo ra một sản phẩm thủ công đầy ý nghĩa. Điều này khiến em thêm trân trọng và tự hào về nghề truyền thống của dân tộc.
Câu 2:
Nghề truyền thống là nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt. Được lưu truyền, phát triển đến ngày nay và có giá trị cao về kinh tế hoặc văn hoá.
Câu 3:
Hoạt động để giữ gìn, tuyên truyền, quảng bá nghề truyền thống là:
- Quảng bá các làng nghề tới các nước khác
- Vận động người thân, bạn bè giữ gìn truyền thống làng nghề
- Chung tay cùng người dân cùng nhau duy trì và phát triển.
- Không xúc phạm làng nghề truyền thống.


- Đề thi học kì 2 Giáo dục địa phương 6 - Hà Nội (Đề 2)
- Đề thi học kì 2 Giáo dục địa phương 6 - Hà Nội (Đề 3)
- Đề thi học kì 2 Giáo dục địa phương 6 - Hải Phòng
- Đề thi học kì 2 Giáo dục địa phương 6 - Quảng Ngãi
- Đề thi học kì 2 Giáo dục địa phương 6 - Quảng Ninh
>> Xem thêm