Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 2>
Tải vềPHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Đọc ngữ liệu và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Đề thi
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Đọc ngữ liệu và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Bạn không nên để thất bại ngăn mình tiến về phía trước. Hãy suy nghĩa tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm. Thực tế những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân. Họ có thể nghi ngờ phương pháp làm việc đã dẫn họ đến thất bại nhưng không bao giờ nghi ngờ khả năng của chính mình.
Tôi xin chia sẻ với các bạn câu chuyện về những người đã tìm cách rút kinh nghiệm từ thất bại của mình để đạt được những thành quả to lớn trong cuộc đời.
Thomas Edison đã thất bại gần 10.000 lần trước khi phát minh thành công bóng đèn điện. J.K. Rowling, tác giả của “Harry Potter”, đã bị hơn 10 nhà xuất bản từ chối bản thảo tập 1 của bộ sách. Giờ đây, bộ tiểu thuyết này của bà trở nên vô cùng nổi tiếng và đã được chuyển thể thành loạt phim rất ăn khách. Ngôi sao điện ảnh Thành Long đã không thành công trong lần đóng phim đầu tiên ở Hollywood. Thực tế bộ phim Hollywood đầu tay của anh, thất vọng lắm chứ, nhưng điều đó cũng đâu ngăn được anh vùng lên với những phim cực kì ăn khách sau đó như “Giờ cao điểm” hay “Hiệp sĩ Thượng Hải”.
Thất bại không phải là cái cớ để ta chần chừ. Ngược lại nó phải là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công.
(Trích Tại sao lại chần chừ, Tác giả Teo Aik Cher, Người dịch: Cao Xuân Việt Khương, An Bình, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2016, tr 39,40)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong phần ngữ liệu trên.
A. Nghị luận
B. Biểu cảm
C. Miêu tả
D. Tự sự
Câu 2. Vấn đề tác giả bàn luận trong trích đoạn là gì?
A. Ứng xử trước thất bại
B. Phương pháp làm việc
C. Sức mạnh vươn lên
D. Những người đã từng thất bại
Câu 3. Trích đoạn trên có liên quan đến nội dung câu tục ngữ nào sau đây?
A. Cái khó ló cái khôn
B. Thất bại là mẹ thành công
C. Chắc rễ bền cây
D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Câu 4. Đoạn văn sau thuộc yếu tố nào trong trích đoạn trên?
Thomas Edison đã thất bại gần 10.000 lần trước khi phát minh thành công bóng đèn điện. J.K. Rowling, tác giả của “Harry Potter”, đã bị hơn 10 nhà xuất bản từ chối bản thảo tập 1 của bộ sách. Giờ đây, bộ tiểu thuyết này của bà trở nên vô cùng nổi tiếng và đã được chuyển thể thành loạt phim rất ăn khách. Ngôi sao điện ảnh Thành Long đã không thành công trong lần đóng phim đầu tiên ở Hollywood. Thực tế bộ phim Hollywood đầu tay của anh, thất vọng lắm chứ, nhưng điều đó cũng đâu ngăn được anh vùng lên với những phim cực kì ăn khách sau đó như “Giờ cao điểm” hay “Hiệp sĩ Thượng Hải”.
A. Ý kiến
B. Lí lẽ
C. Lập luận
D. Bằng chứng
Câu 5. Câu văn “Thất bại không phải là cái cớ để ta chần chừ. Ngược lại nó phải là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công.” là phần ý kiến của tác giả, theo em đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 6. Câu nào sau đây là lời khuyên của tác giả dành cho người đọc?
A. Hãy suy nghĩ tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm
B. Thomas Edison đã thất bại gần 10.000 lần trước khi phát minh thành công bóng đèn điện
C. Thất bại không phải là cái cớ để ta chần chừ
D. Ngôi sao điện ảnh Thành Long đã không thành công trong lần đóng phim đầu tiên ở Hollywood
Câu 7. Từ họ trong hai câu văn sau thuộc phép liên kết nào?
Thực tế những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân. Họ có thể nghi ngờ phương pháp làm việc đã dẫn họ đến thất bại nhưng không bao giờ nghi ngờ khả năng của chính mình.
A. Phép lặp
B. Phép nối
C. Phép thế
D. Phép liên tưởng
Câu 8. Theo tác giả thực tế những người thành công họ luôn làm gì?
A. Những người thành công luôn né tránh những công việc khó khăn
B. Những người thành công luôn học hỏi kinh nghiệm người khác
C. Những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân
D. Những người thành công luôn có ý chí và nghị lực vươn lên
Câu 9. Viết một câu có từ “thành công”, trong đó có sử dụng phó từ.
Câu 10. Từ việc hiểu nội dung đoạn trích, em hãy viết 3 – 5 dòng giải thích ý kiến cho rằng: Thất bại chính là một món quà.
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)
Em hãy viết bài văn nghị luận bàn luận về câu tục ngữ: Thất bại là mẹ của thành công.
Đáp án
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM
Câu 1 (0.5 điểm)
Xác định phương thức biểu đạt chính trong phần ngữ liệu trên. A. Nghị luận B. Biểu cảm C. Miêu tả D. Tự sự |
Phương pháp:
Đọc kĩ ngữ liệu
Lời giải chi tiết:
Phương thức biểu đạt chính của ngữ liệu là nghị luận
=> Đáp án: A
Câu 2 (0.5 điểm)
Vấn đề tác giả bàn luận trong trích đoạn là gì? A. Ứng xử trước thất bại B. Phương pháp làm việc C. Sức mạnh vươn lên D. Những người đã từng thất bại |
Phương pháp:
Xác định nội dung của ngữ liệu, rút ra vấn đề tác giả bàn luận
Lời giải chi tiết:
Vấn đề tác giả bàn luận trong trích đoạn là: Ứng xử trước thất bại
=> Đáp án: A
Câu 3 (0.5 điểm)
Trích đoạn trên có liên quan đến nội dung câu tục ngữ nào sau đây? A. Cái khó ló cái khôn B. Thất bại là mẹ thành công C. Chắc rễ bền cây D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây |
Phương pháp:
Đọc kĩ ngữ liệu
Lời giải chi tiết:
Trích đoạn trên có liên quan đến nội dung câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công
=> Đáp án: B
Câu 4 (0.5 điểm)
Đoạn văn sau thuộc yếu tố nào trong trích đoạn trên? Thomas Edison đã thất bại gần 10.000 lần trước khi phát minh thành công bóng đèn điện. J.K. Rowling, tác giả của “Harry Potter”, đã bị hơn 10 nhà xuất bản từ chối bản thảo tập 1 của bộ sách. Giờ đây, bộ tiểu thuyết này của bà trở nên vô cùng nổi tiếng và đã được chuyển thể thành loạt phim rất ăn khách. Ngôi sao điện ảnh Thành Long đã không thành công trong lần đóng phim đầu tiên ở Hollywood. Thực tế bộ phim Hollywood đầu tay của anh, thất vọng lắm chứ, nhưng điều đó cũng đâu ngăn được anh vùng lên với những phim cực kì ăn khách sau đó như “Giờ cao điểm” hay “Hiệp sĩ Thượng Hải”. A. Ý kiến B. Lí lẽ C. Lập luận D. Bằng chứng |
Phương pháp:
Chú ý hình thức của đoạn văn
Lời giải chi tiết:
Đoạn văn trên thuộc yếu tố bằng chứng trong trích đoạn trên
=> Đáp án: D
Câu 5 (0.5 điểm)
Câu văn “Thất bại không phải là cái cớ để ta chần chừ. Ngược lại nó phải là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công.” là phần ý kiến của tác giả, theo em đúng hay sai? A. Đúng B. Sai |
Phương pháp:
Đọc kĩ đoạn trích, xác định dụng ý của tác giả
Lời giải chi tiết:
Đúng
=> Đáp án: A
Câu 6 (0.5 điểm)
Câu nào sau đây là lời khuyên của tác giả dành cho người đọc? A. Hãy suy nghĩ tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm B. Thomas Edison đã thất bại gần 10.000 lần trước khi phát minh thành công bóng đèn điện C. Thất bại không phải là cái cớ để ta chần chừ D. Ngôi sao điện ảnh Thành Long đã không thành công trong lần đóng phim đầu tiên ở Hollywood |
Phương pháp:
Đọc kĩ đoạn trích
Lời giải chi tiết:
Hãy suy nghĩ tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm
=> Đáp án: A
Câu 7 (0.5 điểm)
Từ họ trong hai câu văn sau thuộc phép liên kết nào? Thực tế những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân. Họ có thể nghi ngờ phương pháp làm việc đã dẫn họ đến thất bại nhưng không bao giờ nghi ngờ khả năng của chính mình. A. Phép lặp B. Phép nối C. Phép thế D. Phép liên tưởng |
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về các phép liên kết trong văn bản
Lời giải chi tiết:
Từ họ thuộc phép liên kết thế
=> Đáp án: C
Câu 8 (0.5 điểm)
Theo tác giả thực tế những người thành công họ luôn làm gì? A. Những người thành công luôn né tránh những công việc khó khăn B. Những người thành công luôn học hỏi kinh nghiệm người khác C. Những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân D. Những người thành công luôn có ý chí và nghị lực vươn lên |
Phương pháp:
Đọc kĩ đoạn trích
Lời giải chi tiết:
Theo tác giả thực tế những người thành công họ luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân
=> Đáp án: C
Câu 9 (1.0 điểm)
Viết một câu có từ “thành công”, trong đó có sử dụng phó từ. |
Phương pháp:
- Câu đảm bảo nội dung, có từ “thành công”
- Câu có sử dụng phó từ
Lời giải chi tiết:
Ví dụ: Trong cuộc sống, mọi sự nỗ lực, cố gắng sẽ mang lại thành công.
Chú thích:
- Phó từ: phần in đậm
- Từ “thành công”: phần gạch chân
Câu 10 (1.0 điểm)
Từ việc hiểu nội dung đoạn trích, em hãy viết 3 – 5 dòng giải thích ý kiến cho rằng: Thất bại chính là một món quà. |
Phương pháp:
Nêu suy nghĩ của bản thân em
Lời giải chi tiết:
Gợi ý:
Thất bại chính là một món quà có thể được hiểu như sau: từ thất bại, con người thu nhận được nhiều điều kì diệu, thú vị như rút ra được những bài học quý giá để tiến đến thành công nhanh hơn; thất bại cũng khiến con người trưởng thành hơn nhờ rèn luyện được bản lĩnh, hiểu được hạn chế của bản thân để từ đó hoàn thiện mình.
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)
Em hãy viết bài văn nghị luận bàn luận về câu tục ngữ: Thất bại là mẹ của thành công. |
Phương pháp:
1. Mở bài: Nêu lí do muốn chia sẻ vấn đề đời sống cần bàn luận trong bài nghị luận (bày tỏ thái độ tán thành)
2. Thân bài:
- Vấn đề gợi ra cách hiểu nào?
- Vì sao bày tỏ thái độ tán thành?
- Những lí lẽ và bằng chứng nào cần đưa ra để chứng tỏ sự tán thành là xác đáng?
- Bàn luận mở rộng:
- Bài học nhận thức và hành động
3. Kết bài: Rút ra ý nghĩa của ý kiến được tán thành
Lời giải chi tiết:
1. Mở bài: Nêu lí do muốn chia sẻ vấn đề đời sống cần bàn luận trong bài nghị luận (bày tỏ thái độ tán thành)
Để bước trên con đường thành công, mỗi người luôn phải cố gắng và sẽ không ít lần trải qua thất bại. Vì vậy câu: Thất bại là mẹ của thành công hoàn toàn đúng.
2. Thân bài:
- Vấn đề gợi ra cách hiểu nào?
+ “Thất bại” là những lần vấp ngã, khó khăn trong công việc và cuộc sống. Là những công việc ta vạch định nhưng không đạt được kết quả như mong muốn.
+ “Thành công” là đạt được những kết quả đạt được theo ý ta muốn, và công việc đó được hoàn thành tốt đẹp, xuất sắc.
+ “Mẹ”: Mẹ là người đã sinh ra, đã tạo nên con, vậy để có những thành công cần phải có thất bại.
=> “Thất bại là mẹ thành công” mang một ngụ ý đó là: đừng nản lòng trước thất bại mà phải học tập rút kinh nghiệm thì “thất bại” sẽ dạy cho ta cách đạt kết quả cao hơn.
- Vì sao bày tỏ thái độ tán thành?
Câu tục ngữ là một đúc rút kinh nghiệm hoàn toàn đúng vì: Trong cuộc sống, chúng ta luôn phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn, thử thách. Không phải bất kì con đường nào cũng đều đạt được thành công. Mà đôi khi con người phải nếm trải thất bại. Quan trọng là cách đối diện với thất bại đó. Sau mỗi lần thất bại ta sẽ tìm được nguyên nhân dẫn đến sai sót của công việc, giúp ta có kinh nghiệm và giúp ta tránh được những sai lầm và bước tiếp đến thành công.
- Những lí lẽ và bằng chứng nào cần đưa ra để chứng tỏ sự tán thành là xác đáng?
+ Ý 1: Tại sao “thất bại là mẹ thành công” => Sự mâu thuẫn của câu nói, “thành công” hoàn toàn trái ngược với “thất bại”. Vì sau khi mỗi lần thất bại ta sẽ tìm được nguyên nhân dẫn đến sai sót của công việc, giúp ta có kinh nghiệm và giúp ta tránh được những sai lầm và bước tiếp đến thành công.
+ Ý 2: Tác động của thất bại đến con người
Đối với người dễ nản chí: chấp nhận, sợ hãi khó khăn, thất bại
Đối với người có ý chí: vượt qua khó khăn, đối đầu với thử thách
Dẫn chứng: Lúc nhỏ ta tập xe, sau mỗi lần té đau là ta sẽ biết đi/ Một số nhà bác học, danh nhân đã thất bại hàng ngàn lần trước khi ông sáng tạo ra phát minh
- Bàn luận mở rộng:
+ Phê phán những người tự ti, dễ bỏ cuộc
+ Hậu quả: họ sẽ mãi sống trong sợ hãi và không dám làm bất cứ việc gì hết sức mình
+ Không được liều lĩnh hay mù quáng
- Bài học nhận thức và hành động
+ Tự nhận thức và ý thức về thất bại của bản thân, lấy nó làm nền tảng để xây đắp những viên gạch thành công
+ Có lòng kiên trì theo đuổi ước mơ, hoài bão, chiến thắng nỗi sợ bản thân
+ Bài học hành động: nỗ lực tu dưỡng, rèn luyện bản thân; khắc phục những điểm yếu
3. Kết bài: Rút ra ý nghĩa của ý kiến được tán thành
- Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề
- Từ những phân tích rút ra kinh nghiệm cho bản thân
- Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 3
- Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 4
- Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 5
- Tổng hợp 5 đề kiểm tra giữa học kì 2 Văn 7 chân trời sáng tạo có đáp án
- Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 6
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay