Đề thi giữa kì 1 Văn 8 Chân trời sáng tạo - Đề số 2>
Đề thi giữa kì 1 Văn 8 bộ sách chân trời sáng tạo đề số 2 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Đề thi
Môn: Ngữ văn lớp 8; Năm học 2022 - 2023
Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản:
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng;
Đây mùa thu tới - mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng.
Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh;
Những luồng run rẩy rung rinh lá...
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.
Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ...
Non xa khởi sự nhạt sương mờ...
Đã nghe rét mướt luồn trong gió...
Đã vắng người sang những chuyến đò...
Mây vẩn từng không, chim bay đi,
Khí trời u uất hận chia ly.
Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói
Tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì.
( Đây mùa thu tới – Xuân Diệu)
Chọn đáp án đúng:
Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì?
A. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
B. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
C. Phong cách ngôn ngữ chính luận.
D. Phong cách ngôn ngữ báo chí.
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:
A. Nghị luận.
B. Tự sự.
C. Biểu cảm
D. Miêu tả.
Câu 3. Xác định thể thơ của văn bản trên?
A. Lục bát
B. Song thất lục bát
C. Bảy chữ
D. Thất ngôn
Câu 4. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ sau:
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng;
A. Từ láy, nhân hoá, ẩn dụ
B. Hoán dụ, từ láy
C. Nhân hoá, từ láy
D. Nhân hoá, hoá dụ
Câu 5. Anh/chị hiểu như thế nào về câu thơ “Với áo mơ phai dệt lá vàng" A. Sắc vàng của lá thu nhuộm vàng cả không gian thu , bầu trời thu
B. Cảnh sắc thiên nhiên mùa thu.
C. Thể hiện tình yêu thiên nhiên
D. Nắng vàng mùa thu.
Câu 6. Chọn câu đúng nhất về tác dụng của việc sử dụng từ láy trong câu thơ sau:
Những luồng run rẩy rung rinh lá...
A. Gợi tả sự vắng vẻ của buổi chiều thu
B. Gợi sự chuyển động của cảnh, vừa gợi cảm giác của thi nhân trước mùa thu
C. Gợi sự bâng khuâng của nhân vật trữ tình
D. Gợi hình ảnh sinh động về cây lá
Câu 7. Ý nào sau đây khái quát nội dung chính của văn bản?
A. Khung cảnh đất trời với nỗi buồn man mác, bâng khuâng của người thiếu nữ khi mùa thu về.
B. Bức tranh thiên nhiên mùa thu
C. Nỗi buồn bâng khuâng trước mùa thu.
D. Bức tranh phong cảnh mùa thu.
Trả lời câu hỏi/thực hiện yêu cầu:
Câu 8. Những dấu ba chấm (….) ở khổ thơ thứ ba có tác dụng gì?
Câu 9. Cảm nhận của anh chị về câu thơ
Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh;
Câu 10. Viết đoạn văn cảm nhận tâm hồn Xuân Diệu qua bài thơ “Đây mùa thu tới” ( 7-10 dòng).
II. VIẾT (4 điểm)
Câu 1. Đọc văn bản sau:
Một con tằm phải trải qua đau đớn để tự chui ra khỏi cái kén và trưởng thành con bướm biết bay.
Một hạt giống nằm sâu trong lòng đất để nảy mầm phải tự vươn thẳng lên xuyên qua tầng đất dày và trở thành cây cứng cáp.
Con tằm nào được người ta cắt vỏ kén chui ra mãi mãi bò quẩn quanh cái kén mà không bao giờ thành loài bướm biết bay.
Hạt giống nằm trên mặt đất dễ dàng nảy mầm nhưng sẽ bị bật gốc khi gặp cơn giông tố.
Con người không thể chọn cho mình nơi sinh ra, nhưng có thể tự chọn cho mình một cách sống; rèn luyện cho mình khả năng chịu đựng và bản lĩnh ý chí qua thử thách, khó khăn, bất hạnh và cả thất bại. Thất bại, bất hạnh có thể là điều tuyệt vọng với người này nhưng có thể là may mắn với người khác- tùy vào cách chúng ta đón nhận bằng cách dũng cảm vượt qua hay tự thương thân trách phận mà gục ngã.
(Dẫn theo “Hạt giống tâm hồn” – Tập 1, Phần I)
Thực hiện yêu cầu:
Viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/chị về cách đối diện với thử thách của bản thân để thành công được gợi ra từ văn bản trên.
-----Hết-----
- Học sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
Đáp án
Phần I. ĐỌC HIỂU
Câu 1 (0.5đ) |
Câu 2 (0.5đ) |
Câu 3 (0.5đ) |
Câu 4 (0.5đ) |
Câu 5 (0.5đ) |
Câu 6 (0.5đ) |
Câu 7 (0.5đ) |
B |
C |
C |
D |
A |
B |
A |
Câu 1 (0.5 điểm)
Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì? A. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. B. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. C. Phong cách ngôn ngữ chính luận. D. Phong cách ngôn ngữ báo chí. |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Xác định phong cách ngôn ngữ
Lời giải chi tiết:
Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ: Nghệ thuật
→ Đáp án: B
Câu 2 (0.5 điểm)
Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: A. Nghị luận. B. Tự sự. C. Biểu cảm D. Miêu tả. |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Vận dụng kiến thức về phương thức biểu đạt
Lời giải chi tiết:
Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: Biểu cảm
→ Đáp án: C
Câu 3 (0.5 điểm)
Xác định thể thơ của văn bản trên? A. Lục bát B. Song thất lục bát C. Bảy chữ D. Thất ngôn |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Xác định thể thơ
Lời giải chi tiết:
Thể thơ: 7 chữ
→ Đáp án: C
Câu 4 (0.5 điểm)
Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ sau: Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang, Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng; A. Từ láy, nhân hoá, ẩn dụ B. Hoán dụ, từ láy C. Nhân hoá, từ láy D. Nhân hoá, hoá dụ |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Vận dụng kiến thức về biện pháp tu từ
Lời giải chi tiết:
Trong câu thơ, tác giả đã sử dụng các biện pháp tu từ nhân hoá, hoán dụ
→ Đáp án: D
Câu 5 (0.5 điểm)
Anh/chị hiểu như thế nào về câu thơ “Với áo mơ phai dệt lá vàng" A. Sắc vàng của lá thu nhuộm vàng cả không gian thu , bầu trời thu B. Cảnh sắc thiên nhiên mùa thu. C. Thể hiện tình yêu thiên nhiên D. Nắng vàng mùa thu. |
Phương pháp:
Đọc kĩ câu thơ
Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời
Lời giải chi tiết:
Câu thơ “Với áo mơ phai dệt lá vàng" được hiểu là: Sắc vàng của lá thu nhuộm vàng cả không gian thu , bầu trời thu
→ Đáp án: A
Câu 6 (0.5 điểm)
Chọn câu đúng nhất về tác dụng của việc sử dụng từ láy trong câu thơ sau: Những luồng run rẩy rung rinh lá... A. Gợi tả sự vắng vẻ của buổi chiều thu B. Gợi sự chuyển động của cảnh, vừa gợi cảm giác của thi nhân trước mùa thu C. Gợi sự bâng khuâng của nhân vật trữ tình D. Gợi hình ảnh sinh động về cây lá |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Vận dụng kiến thức về từ láy
Lời giải chi tiết:
Tác dụng của việc sử dụng từ láy trong câu thơ: Gợi sự chuyển động của cảnh, vừa gợi cảm giác của thi nhân trước mùa thu
→ Đáp án: B
Câu 7 (0.5 điểm)
Ý nào sau đây khái quát nội dung chính của văn bản? A. Khung cảnh đất trời với nỗi buồn man mác, bâng khuâng của người thiếu nữ khi mùa thu về. B. Bức tranh thiên nhiên mùa thu vùng Đồng bằng Bắc bộ. C. Nỗi buồn bâng khuâng trước mùa thu. D. Bức tranh phong cảnh mùa thu. |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Xác định nội dung chính.
Lời giải chi tiết:
Nội dung chính của văn bản: Thể hiện khung cảnh đất trời với nỗi buồn man mác, bâng khuâng của người thiếu nữ khi mùa thu về.
→ Đáp án: C
Câu 8 (0.5 điểm)
Những dấu ba chấm (….) ở khổ thơ thứ ba có tác dụng gì? |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Chú ý ngữ cảnh
Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời
Lời giải chi tiết:
Những dấu ba chấm (….) ở khổ thơ thứ ba có tác dụng làm chậm lại nhịp điệu của các câu thơ và thể hiện sự bâng khuâng của nhân vật trữ tình
Câu 9 (1.0 điểm)
Nêu cách hiểu của anh chị về câu thơ Hơn một loài hoa đã rụng cành Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh; |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Vận dụng trải nghiệm của bản thân để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
- Câu thơ thể hiện cảm nhận tinh tế của nhà thơ về thiên nhiên trong thời điểm giao mùa từ hạ sang thu, mùa thu chuẩn bị cho sự tàn lụi, sự tàn rụng của hoa và sự chuyển biến của sắc lá. …..
Câu 10 (1.0 điểm)
Viết đoạn văn cảm nhận tâm hồn Xuân Diệu qua bài thơ “Đây mùa thu tới” ( 7-10 dòng). |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Gợi ý:
Xuân Diệu một tâm hồn nhạy cảm, một năng lực quan sát tinh tế, một trí tưởng tưởng phong phú….
PHẦN II –LÀM VĂN (4 điểm)
Câu 1 (4 điểm):
Một viện bảo tàng được lát đá cẩm thạch rất tinh tế và ngay chính giữa sảnh ngự một bức tượng cẩm thạch khổng lồ. Du khách từ khắp nơi trên thế giới đến đây đều trầm trồ trước bức tượng cẩm thạch lộng lẫy này. Đêm nọ, đá cẩm thạch nói với tượng cẩm thạch. Đá: Này tượng, như thế là không công bằng đâu nhé. Thật là bất công! Tại sao mọi người tới đây đều giẫm lên tôi trong khi họ ngước mắt ngưỡng mộ cậu? Tượng: Đá thân mến, cậu có nhớ rằng chúng ta đều sinh ra từ một mỏ đá không? Đá: Đúng vậy! Chính điều đó lại càng làm tớ thấy bất công hơn. Chúng ta sinh ra từ một mỏ nhưng lại được đối xử khác nhau. Bất công làm sao! Tượng: Rồi cậu có còn nhớ ngày mà nhà điêu khắc đẽo cậu nhưng cậu từ chối không để các dụng cụ đó đẽo gọt lên mình không? Đá: Đúng thế, tớ vẫn nhớ […]. Tượng: Rồi thì ông ấy quyết định từ bỏ cậu và bắt đầu làm việc trên mình tớ. Tớ hiểu ngay rằng mình sẽ khác biệt sau những nỗ lực của ông ấy. Tớ không từ chối các dụng cụ. Thay vào đó, tớ chịu đựng đau đớn khi những dụng cụ đó gọt giũa vào thân mình. Đá: Ừ… Tượng: Cậu thân mến, đó là cái giá của mọi thứ trong cuộc sống. Vì cậu quyết định bỏ cuộc giữa chừng, cậu không thể oán trách vì sao hôm nay người ta lại giẫm lên cậu. (Bạn chỉ sống có một lần, Nhiều tác giả, NXB Trẻ, 2018, tr.90,91)
Thực hiện yêu cầu: Ý nghĩa của hai hình tượng nhân vật đá cẩm thạch và tượng cẩm thạch là gì? Anh/ chị trả lời câu hỏi bằng cách viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ).
|
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã học để thực hiện bài văn
Lời giải chi tiết:
Viết một bài văn nghị luận bàn về ý nghĩa của hai hình tượng nhân vật đá cẩm thạch và tượng cẩm thạch |
||
Phần chính |
Điểm |
Nội dung cụ thể |
Mở bài |
0,5 |
- Dẫn dắt và nêu vấn đề cần bàn luận - Ý kiến cá nhân người viết với vấn đề |
Thân bài |
2,5 |
HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục. Sau đây là một hướng gợi ý: - Cần phải có can đảm để đối mặt với tất cả các loại khó khăn, thử thách - Can đảm chấp nhận những thách thức là một trong những cách để bản thân được mau chóng trưởng thành. - Phải thực sự nắm bắt được cốt lõi của từng vấn đề, tìm thấy những điều quan trọng nhất đối với mình. - Suy nghĩ tích cực để đối mặt với những khó khăn mà mình gặp phải - Sẵn sàng để chấp nhận thay đổi, bình thản đối diện với cuộc đời, bất kể những thất bại và hoàn cảnh khó khăn ập đến như thế nào. - Cố gắng học hỏi, làm việc chăm chỉ, sẵn sàng chịu đựng gian khổ, cuối cùng sẽ có thể để có được những thành quả của thành công. - Phê phán: Lối sống thiếu nghị lực, bản lĩnh, dựa dẫm… - Bài học nhận thức và hành động phù hợp. |
Kết bài |
0,5 |
- Khẳng định lại vấn đề |
Yêu cầu khác |
0,5 |
- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận - Diễn đạt rõ ràng, gãy gọn, có yếu tố biểu cảm. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. - Sử dụng từ ngữ, câu văn có sự liên kết các luận điểm, giữa bằng chứng và lí lẽ đảm bảo sự mạch lạc. |
Loigiaihay.com
- Đề thi giữa kì 1 Văn 8 Chân trời sáng tạo - Đề số 3
- Đề thi giữa kì 1 Văn 8 Chân trời sáng tạo - Đề số 4
- Đề thi giữa kì 1 Văn 8 Chân trời sáng tạo - Đề số 5
- Tổng hợp 5 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 8 Chân trời sáng tạo có đáp án
- Đề thi giữa kì 1 Văn 8 Chân trời sáng tạo - Đề số 6
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay