Đề thi giữa kì 1 Ngữ Văn 8 - Chân trời sáng tạo

Đề thi giữa kì 1 Văn 8 Chân trời sáng tạo - Đề số 1


Đề thi giữa kì 1 Văn 8 bộ sách chân trời sáng tạo đề số 1 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề thi

 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Môn: Ngữ văn lớp 8; Năm học 2022 - 2023

Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

      TỪ ẤY (Tố Hữu)

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim...

 

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời

 

Tôi đã là con của vạn nhà

Là em của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ

Không áo cơm, cù bất cù bơ...

                                                  Tháng 7-1938

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:

A. Tự sự

B. Biểu cảm

C. Miêu tả

D. Thuyết minh

Câu 2: Bài thơ thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

A. Nghệ thuật

B. Sinh hoạt

C. Nghị luân

D. Cả ba ý trên đều đúng.

Câu 3: “Nắng hạ”, “mặt trời chân lí” là những hình ảnh:

A. Nhân hóa                    

B. So sánh

C. Hoán dụ                                                        

D. Ẩn dụ

Câu 4: Đọc “Từ ấy” có thể nhận thấy:

A. Niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cách mạng.

B. Tác dụng kì diệu của lí tưởng đối với cuộc đời nhà thơ.

C. Sự gắn bó tự nguyện, chân thành của nhà thơ đối với các kiếp đời cần lao trong xã hội.

D. Cả ba ý trên đều đúng.

Câu 5:  Từ “cù bất cù bơ” được chú thích là:

A. Bơ vơ, không chốn nương thân               

B. Bơ vơ, không chốn nương thân, lang thang kiếm sống

C. Không chốn nương thân, lang thang kiếm sống         

D. Lang thang, vất vưởng, không chốn nương thân

Câu 6: Câu thơ “Hồn tôi là một vườn hoa lá” có sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. So sánh                                

B. Ẩn dụ

C. Nhân hoá                                     

D. Tương phản

Câu 7: Từ trang trải trong câu “Để tình trang trải với muôn nơi” được hiểu là:

A. Rộng rãi                                                 

B. Trải rộng

C. Chia sẻ                                                    

D. Phôi pha

Câu 8:  Khổ thơ thứ ba với các từ xưng hô: con, em, anh... cho thấy điều gì?

A. Niềm vui khi bắt gặp ánh sáng cách mạng                 

B. Nhận thức mới về lẽ sống của tác giả

C. Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ          

D. Cả ba ý trên đều sai

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (6 điểm)

Câu 1: Từ việc đọc hiểu bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu, anh/chị hãy viết  đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về lẽ sống cống hiến.

       Câu 2:

 CHÂN QUÊ

                              (Nguyễn Bính)

Hôm qua em đi tỉnh về,

Đợi em ở mãi con đê đầu làng.

Khăn nhung, quần lĩnh rộn ràng.

Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!

 

Nào đâu cái yếm lụa sồi?

Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?

Nào đâu cái áo tứ thân?

Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

 

Nói ra sợ mất lòng em,

Van em! Em hãy giữ nguyên quê mùa.

Như hôm em đi lễ chùa,

Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.

 

Hoa chanh nở giữa vườn chanh,

Thầy u mình với chúng mình chân quê.

Hôm qua em đi tỉnh về,

Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.

(Nguyễn Bính toàn tập (tập 1), NXB Hội Nhà văn, 2017)

     Tình cảm đối với quê hương của chàng trai được thể hiện như thế nào trong bài thơ? Anh/ Chị trả lời câu hỏi bằng cách viết bài văn nghị luận.

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.


Đáp án

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Câu 1

(0.5đ)

Câu 2 (0.5đ)

Câu 3

(0.5đ)

Câu 4

(0.5đ)

Câu 5

(0.5đ)

Câu 6

(0.5đ)

Câu 7

(0.5đ)

Câu 8

(0.5đ)

B

A

D

D

B

A

C

C

 

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:

A. Tự sự

B. Biểu cảm

C. Miêu tả

D. Thuyết minh

Phương pháp:

Dựa vào đặc trưng thể loại

Lời giải chi tiết:

Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: Biểu cảm

→ Đáp án: B

 

Câu 2: Bài thơ thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

A. Nghệ thuật

B. Sinh hoạt

C. Nghị luân

D. Cả ba ý trên đều đúng.

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Xác định phong cách ngôn ngữ

Lời giải chi tiết:

Bài thơ thuộc phong cách ngôn ngữ: Nghệ thuật

→ Đáp án: A

Câu 3 (0.5 điểm)

 “Nắng hạ”, “mặt trời chân lí” là những hình ảnh:

A. Nhân hóa                    

B. So sánh

C. Hoán dụ                                                         

D. Ẩn dụ

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Vận dụng kiến thức bản thân để trả lời

Lời giải chi tiết:

“Nắng hạ”, “mặt trời chân lí” là những hình ảnh ẩn dụ

→ Đáp án: D

Câu 4 (0.5 điểm)

Đọc “Từ ấy” có thể nhận thấy:

A. Niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cách mạng.

B. Tác dụng kì diệu của lí tưởng đối với cuộc đời nhà thơ.

C. Sự gắn bó tự nguyện, chân thành của nhà thơ đối với các kiếp đời cần lao trong xã hội.

D. Cả ba ý trên đều đúng.

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Xác định nội dung chính

Lời giải chi tiết:

Đọc “Từ ấy” có thể nhận thấy: Niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cách mạng. Sự gắn bó tự nguyện, chân thành của nhà thơ đối với các kiếp đời cần lao trong xã hội

=> Đáp án: D

Câu 5 (0.5 điểm)

Từ “cù bất cù bơ” được chú thích là:

A. Bơ vơ, không chốn nương thân               

B. Bơ vơ, không chốn nương thân, lang thang kiếm sống

C. Không chốn nương thân, lang thang kiếm sống         

D. Lang thang, vất vưởng, không chốn nương thân

Phương pháp:

Vận dụng kiến thức để giải nghĩa của từ

Lời giải chi tiết:

Từ “cù bất cù bơ” được chú thích là: Bơ vơ, không chốn nương thân, lang thang kiếm sống

→ Đáp án: B

Câu 6 (0.5 điểm)

Câu thơ “Hồn tôi là một vườn hoa lá” có sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. So sánh                                

B. Ẩn dụ

C. Nhân hoá                                     

D. Tương phản

Phương pháp:

Vận dụng kiến thức về biện pháp tu từ

Lời giải chi tiết:

Câu thơ “Hồn tôi là một vườn hoa lá” có sử dụng biện pháp tu từ so sánh

→ Đáp án: A

Câu 7 (0.5 điểm)

Từ trang trải trong câu “Để tình trang trải với muôn nơi” được hiểu là:

A. Rộng rãi                                                 

B. Trải rộng

C. Chia sẻ                                                     

D. Phôi pha

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Vận dụng kiến thức của bản thân để giải nghĩa của từ

Lời giải chi tiết:

Từ trang trải trong câu “Để tình trang trải với muôn nơi” được hiểu là: Chia sẻ

→ Đáp án: C

Câu 8 (0.5 điểm)

Khổ thơ thứ ba với các từ xưng hô: con, em, anh... cho thấy điều gì?

A. Niềm vui khi bắt gặp ánh sáng cách mạng                 

B. Nhận thức mới về lẽ sống của tác giả

C. Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ          

D. Cả ba ý trên đều sai

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Chú ý mối quan hệ của các đại từ xưng hô được sử dụng trong văn bản

Lời giải chi tiết:

Khổ thơ thứ ba với các từ xưng hô: con, em, anh... cho thấy sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ           

→ Đáp án: C

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (6 điểm)

Câu 1: Từ việc đọc hiểu bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu, anh/chị hãy viết  đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về lẽ sống cống hiến.

 

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn trích và nêu cảm nghĩ của cá nhân
Lời giải chi tiết:

- Giải thích: Cống hiến là sự tự nguyện, tự giác đem sức lực, tài năng, trí tuệ của mình đóng góp cho lợi ích chung. Cống hiến là một đức tính cao đẹp có trong tâm trí con người. Sự cống hiến luôn ẩn chứa đức hy sinh vì một tình yêu mà con người muốn dâng hiến theo sự mách bảo của trái tim

- Bàn luận:

+ Cống hiến là lối sống tích cực mà thế hệ cần rèn luyện, tu dưỡng và trau dồi.

+ Lối sống cống hiến của thế hệ trẻ thể hiện ở việc sẵn sàng đem hết trí tuệ, tài năng của bản thân phục vụ lợi chung, vì sự phát triển chung.

+ Lối sống cống hiến sẽ giúp thế hệ trẻ khẳng định giá trị của bản thân và phát huy hết vai trò là rường cột, là những chủ nhân tương lai của đất nước.

+ Trong thời đại ngày nay, thế hệ trẻ Việt Nam vẫn không ngừng nỗ lực, cố gắng để cống hiến hết mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước (những thanh niên xung kích, những thầy cô giáo trẻ,...).

- Bác bỏ:

+ Hiện tượng một số thanh niên đã xao nhãng, quên đi trách nhiệm của bản thân đối với sự nghiệp chung của dân tộc (ích kỉ, chỉ mưu cầu lợi ích cá nhân...).

+ Đó là những hiện tượng lệch lạc cần bị lên án, phê phán, chấn chỉnh, bài trừ.

 

Câu 2 (4 điểm)

CHÂN QUÊ

(Nguyễn Bính)

Hôm qua em đi tỉnh về,

Đợi em ở mãi con đê đầu làng.

Khăn nhung, quần lĩnh rộn ràng.

Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!

 

Nào đâu cái yếm lụa sồi?

Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?

Nào đâu cái áo tứ thân?

Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

 

Nói ra sợ mất lòng em,

Van em! Em hãy giữ nguyên quê mùa.

Như hôm em đi lễ chùa,

Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.

 

Hoa chanh nở giữa vườn chanh,

Thầy u mình với chúng mình chân quê.

Hôm qua em đi tỉnh về,

Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.

(Nguyễn Bính toàn tập (tập 1), NXB Hội Nhà văn, 2017)

 

    Tình cảm đối với quê hương của chàng trai được thể hiện như thế nào trong bài thơ? Anh/ Chị trả lời câu hỏi bằng cách viết bài văn nghị luận.

 

Phương pháp:

a. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

b. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Lời giải chi tiết:

Viết bài văn phân tích tình cảm đối với quê hương của chàng trai được  bài thơ “Chân quê”

Phần chính

Điểm

Nội dung cụ thể

Mở bài

0,5

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Dẫn dắt và nêu vấn đề cần bàn luận

Thân bài

2,5

Nội dung của đoạn thơ:

- Tâm trạng mong đợi, bồn chồn nhớ người yêu của chàng trai trong khung cảnh làng quê.

- Hình ảnh chàng trai đứng trước bi kịch, muốn níu giữ vẻ đẹp  chân quê ở người yêu đi tỉnh về bị ảnh hưởng của lối sống phương tây xa lạ.

- Thái độ và cách cư xử của chàng trai khi người yêu thay đổi.

- Lời nhắc nhở khuyên nhủ người yêu hãy giữ lấy những truyền thống tốt đẹp.

Tâm trạng chàng trai:

- Muốn gìn giữ vẻ đẹp truyền thống tốt đẹp của quê hương 

- Lo âu, băn khoăn, day dứt, dự cảm về những thay đổi nhanh chóng của những giá trị mang bản sắc văn hóa dân tộc.

Nghệ thuật:
- Thể thơ lục bát, nhịp thơ 2/2

- Xây dựng hình tượng chủ yếu bằng các biện pháp tu từ: ẩn dụ, nhân hóa, so sánh, hoán dụ, điệp…

- Ngôn ngữ có khả năng gây cảm xúc, ấn tượng mạnh với người nghe.

- Lời thơ mộc mạc, giản dị…

Đánh giá:

Chân Quê là một bài thơ tiêu biểu về cái hồn quê của Nguyễn Bính. Có thể coi Chân Quê là một tuyên ngôn sống, tuyên ngôn nghệ thuật của ông. Xuyên suốt quá trình sáng tác của mình, ông đã trung thành với tuyên ngôn đó.

Kết bài

0,5

- Khẳng định lại vấn đề

Yêu cầu khác

0,5

- Đảm bảo yêu cầu của bài văn nghị luận, có bố cục 3 phần.

- Sử dụng từ ngữ, câu văn có sự liên kết các luận điểm, giữa bằng chứng và lí lẽ đảm bảo sự mạch lạc

 

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí