Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 4
Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Cho hàm số y = f(x) có bảng biến thiên như hình vẽ.
Đề bài
Cho hàm số y = f(x) có bảng biến thiên như hình vẽ.
Hàm số đã cho đồng biến trên khoảng nào dưới đây?
-
A.
\(( - \infty ;0)\)
-
B.
\(( - 1;1)\)
-
C.
\(( - 1;0)\)
-
D.
\((1; + \infty )\)
Đường cong trong hình bên là đồ thị của một hàm số trong bốn hàm số được liệt kê ở bốn phương án A, B, C, D dưới đây. Hỏi hàm số đó là hàm số nào?
-
A.
\(y = \frac{{2x - 1}}{{x + 1}}\)
-
B.
\(y = \frac{{2x + 1}}{{x - 1}}\)
-
C.
\(y = \frac{{2x + 1}}{{x + 1}}\)
-
D.
\(y = \frac{{1 - 2x}}{{x - 1}}\)
Cho hàm số y = f(x) liên tục trên đoạn [−1;4] và có đồ thị như hình vẽ dưới đây.
Gọi M và m lần lượt là giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số đã cho trên đoạn[–1;4]. Tính M + m.
-
A.
4
-
B.
3
-
C.
2
-
D.
1
Cho hàm số y = f(x) là hàm số xác định trên R∖{1}, liên tục trên mỗi khoảng xác định và có bảng biến thiên như sau. Mệnh đề nào dưới đây đúng?
-
A.
Đồ thị hàm số có hai tiệm cận ngang là y = 0, y = 5 và tiệm cận đứng là x = 1
-
B.
Giá trị cực tiểu của hàm số là y = 3
-
C.
Giá trị cực đại của hàm số 5
-
D.
Đồ thị hàm số có 2 đường tiệm cận
Đường tiệm cận xiên của đồ thị hàm số \(y = \frac{{ - {x^2} + 4x - 1}}{{x + 3}}\) là:
-
A.
y = x + 7
-
B.
y = -x + 7
-
C.
y = x - 7
-
D.
y = -x - 7
Tọa độ tâm đối xứng của đồ thị hàm số \(y = \frac{{2x + 3}}{{x - 1}}\) là:
-
A.
(2;1)
-
B.
(-1;2)
-
C.
(1;2)
-
D.
(1;-2)
Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai?
-
A.
Vecto trong không gian là một đoạn thẳng có hướng
-
B.
Hai vecto cùng phương là hai vecto có giá song song hoặc trùng nhau
-
C.
Hai vecto bằng nhau là hai vecto cùng hướng và có độ dài bằng nhau
-
D.
Hai vecto cùng phương thì cùng hướng
Đường cong hình bên là đồ thị của hàm số nào trong bốn hàm số dưới đây?
-
A.
\(y = {x^3} - 4x + 1\)
-
B.
\(y = {x^3} + 3{x^2} + 1\)
-
C.
\(y = {x^3} - 4x - 1\)
-
D.
\(y = - {x^3} + 4x + 1\)
Giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y = \frac{1}{{\sin x}}\) trên đoạn \(\left[ {\frac{\pi }{3};\frac{{5\pi }}{6}} \right]\) là:
-
A.
0
-
B.
1
-
C.
2
-
D.
3
Cho hàm số \(y = a{x^3} + b{x^2} + cx + d\) có bảng biến thiên như hình vẽ sau:
Xác định công thức của hàm số.
-
A.
\(y = {x^3} - 3{x^2} + 1\)
-
B.
\(y = - {x^3} - 2{x^2} + 1\)
-
C.
\(y = - {x^3} - 3{x^2} + 1\)
-
D.
\(y = - {x^3} + 3{x^2} + 1\)
Trong không gian, cho vecto \(\overrightarrow {AB} \) và vecto \(\overrightarrow {BC} \). Khi đó, vecto \(\overrightarrow {AC} \) bằng
-
A.
\(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {BC} \)
-
B.
\(\overrightarrow {AB} - \overrightarrow {BC} \)
-
C.
\(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {CB} \)
-
D.
\(\overrightarrow {BA} - \overrightarrow {BC} \)
Cho hai vecto \(\overrightarrow u = (1;4;2)\), \(\overrightarrow v = ( - 1;3;0)\). Tích \(\overrightarrow u .\overrightarrow v \) bằng:
-
A.
12
-
B.
-11
-
C.
0
-
D.
11
Cho hàm số f(x) xác định trên R có bảng biến thiên như sau:
a) Hàm số f(x) đồng biến trên mỗi khoảng \(( - \infty ;1)\) và \((3; + \infty )\)
b) Số điểm cực trị của hàm số đã cho là 2
c) Hàm số f(x) có giá trị lớn nhất bằng 5
d) Hàm số đạt cực tiểu tại x = 2
Cho hàm số \(f(x) = {x^3} - 24x\).
a) Hàm số f(x) đồng biến trên khoảng \(( - \infty ;0)\)
b) Đồ thị hàm số có điểm cực tiểu là (16;-2048)
c) Hàm số f(x) có giá trị lớn nhất trên đoạn [2;19] bằng 6403
d) Hàm số f(x) có giá trị nhỏ nhất trên đoạn [2;19] bằng -40
Cho hình hộp ABCD.A’B’C’D’.
a) \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {B'C'} + \overrightarrow {DD'} = \overrightarrow {AC'} \)
b) \(\overrightarrow {BD} + \overrightarrow {DD'} + \overrightarrow {B'D'} = \overrightarrow {BB'} \)
c) \(\overrightarrow {AC} + \overrightarrow {BA'} + \overrightarrow {DB} + \overrightarrow {C'D} = \overrightarrow 0 \)
d) \(\overrightarrow {AB'} = \overrightarrow {C'D} \)
Trong không gian Oxyz, cho vecto \(\overrightarrow a = (2; - 2; - 4)\), \(\overrightarrow b = (1; - 1;1)\).
a) \(\overrightarrow a + \overrightarrow b = (3; - 3; - 3)\)
b) \(\overrightarrow a \) và \(\overrightarrow b \) cùng phương
c) \(\left| {\overrightarrow b } \right| = \sqrt 3 \)
d) \(\overrightarrow a = 2\overrightarrow i - 2\overrightarrow j - 4\overrightarrow k \)
Gọi M, m lần lượt là giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của của hàm số \(f(x) = \frac{{3x - 1}}{{x - 3}}\) trên đoạn [0;2]. Giá trị của 3M - m bằng bao nhiêu?
Đáp án:
Tìm hai số a, b để đồ thị hàm số \(y = \frac{{(4a - b){x^2} + ax + 1}}{{{x^2} + ax + b - 12}}\) nhận trục hoành và trục tung làm hai tiệm cận. Tổng của a và b bằng bao nhiêu?
Đáp án:
Một chất điểm chuyển động theo phương trình \(s(t) = \frac{1}{3}{t^3} + 18{t^2} - 35t + 10\), trong đó t tính bằng giây, s tính bằng mét. Trong 40 giây đầu tiên, chất điểm đó có vận tốc tức thời giảm trong khoảng thời gian (a;b). Tính giá trị biểu thức P = a + 9b.
Đáp án:
Chu vi một tam giác là 16 cm, độ dài một cạnh tam giác là 6 cm. Diện tích lớn nhất của tam giác có thể đạt được là bao nhiêu?
Đáp án:
Ba lực cùng tác động vào một vật. Hai trong ba lực này hợp với nhau một góc \({120^o}\) và có độ lớn lần lượt là 25 N và 12 N. Lực thứ ba vuông góc với mặt phẳng tạo bởi hai lực đã cho và có độ lớn 4 N. Tính độ lớn (đơn vị: N) của hợp lực của ba lực trên (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị).
Đáp án:
Ở một sân bay, vị trí của máy bay được xác định bởi điểm M trong không gian Oxyz như hình bên. Gọi H là hình chiếu vuông góc của M xuống mặt phẳng (Oxy). Cho biết OM = 50, \(\left( {\overrightarrow i ,\overrightarrow {OH} } \right) = {64^o}\), \(\left( {\overrightarrow {OH} ,\overrightarrow {OM} } \right) = {48^o}\). Biết tọa độ của điểm M là (a;b;c), a, b, c được làm tròn đến hàng phần chục. Tính a + b – c.
Đáp án:
Lời giải và đáp án
Cho hàm số y = f(x) có bảng biến thiên như hình vẽ.
Hàm số đã cho đồng biến trên khoảng nào dưới đây?
-
A.
\(( - \infty ;0)\)
-
B.
\(( - 1;1)\)
-
C.
\(( - 1;0)\)
-
D.
\((1; + \infty )\)
Đáp án : C
Quan sát bảng biến thiên và nhận xét.
Dựa vào bảng biến thiên hàm số y = f(x) đồng biến trên các khoảng \(( - \infty ; - 1)\) và \(( - 1;0)\).
Đường cong trong hình bên là đồ thị của một hàm số trong bốn hàm số được liệt kê ở bốn phương án A, B, C, D dưới đây. Hỏi hàm số đó là hàm số nào?
-
A.
\(y = \frac{{2x - 1}}{{x + 1}}\)
-
B.
\(y = \frac{{2x + 1}}{{x - 1}}\)
-
C.
\(y = \frac{{2x + 1}}{{x + 1}}\)
-
D.
\(y = \frac{{1 - 2x}}{{x - 1}}\)
Đáp án : A
Quan sát đồ thị và nhận xét.
Nhìn vào đồ thị ta thấy ngay tiệm cận đứng x = -1, tiệm cận ngang y = 2. Loại B, D.
Đồ thị hàm số đi qua điểm (0; -1).
Xét \(y = \frac{{2x + 1}}{{x + 1}}\) khi x = 0 ⇒ y = 1. Loại đáp án C.
Xét \(y = \frac{{2x - 1}}{{x + 1}}\) y = (2x – 1)/(x + 1) khi x = 0 ⇒ y = -1. Chọn đáp án A.
Cho hàm số y = f(x) liên tục trên đoạn [−1;4] và có đồ thị như hình vẽ dưới đây.
Gọi M và m lần lượt là giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số đã cho trên đoạn[–1;4]. Tính M + m.
-
A.
4
-
B.
3
-
C.
2
-
D.
1
Đáp án : C
Quan sát đồ thị và nhận xét.
\(M = \mathop {\max }\limits_{[ - 1;4]} f(x) = f( - 1) = 3\).
\(M = \mathop {\min }\limits_{[ - 1;4]} f(x) = f(1) = - 1\).
Vậy M + m = 3 + (-1) = 2.
Cho hàm số y = f(x) là hàm số xác định trên R∖{1}, liên tục trên mỗi khoảng xác định và có bảng biến thiên như sau. Mệnh đề nào dưới đây đúng?
-
A.
Đồ thị hàm số có hai tiệm cận ngang là y = 0, y = 5 và tiệm cận đứng là x = 1
-
B.
Giá trị cực tiểu của hàm số là y = 3
-
C.
Giá trị cực đại của hàm số 5
-
D.
Đồ thị hàm số có 2 đường tiệm cận
Đáp án : A
Quan sát bảng biến thiên và nhận xét.
Do \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } f(x) = 0\), \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } f(x) = 5\) nên đồ thị có hai tiệm cận ngang là y = 0, y = 5.
Do \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} f(x) = - \infty \) nên đồ thị có một tiệm cận đứng là x = 1.
Đường tiệm cận xiên của đồ thị hàm số \(y = \frac{{ - {x^2} + 4x - 1}}{{x + 3}}\) là:
-
A.
y = x + 7
-
B.
y = -x + 7
-
C.
y = x - 7
-
D.
y = -x - 7
Đáp án : B
Thực hiện phép chia đa thức (ở tử) cho đa thức (ở mẫu) ta được \(y = ax + b + \frac{M}{{cx + d}}\)(a≠0) với M là hằng số.
Đường thẳng y = ax + b (a≠0) gọi là đường tiệm cận xiên của đồ thị hàm số y = f(x) nếu \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \left[ {f(x) - (ax + b)} \right] = 0\) hoặc \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } \left[ {f(x) - (ax + b)} \right] = 0\).
Kết luận đường thẳng y = ax +b là đường tiệm cận xiên của đồ thị hàm số.
Ta có: \(y = \frac{{ - {x^2} + 4x - 1}}{{x + 3}} = - x + 7 + \frac{{ - 22}}{{x + 3}} = f(x)\).
Từ đó: \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \left[ {f(x) - ( - x + 7)} \right] = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \frac{{ - 22}}{{x + 3}} = 0\).
Vậy đường thẳng y = -x + 7 là đường tiệm cận xiên của đồ thị hàm số đã cho.
Tọa độ tâm đối xứng của đồ thị hàm số \(y = \frac{{2x + 3}}{{x - 1}}\) là:
-
A.
(2;1)
-
B.
(-1;2)
-
C.
(1;2)
-
D.
(1;-2)
Đáp án : C
Tìm tiệm cận ngang và tiệm cận đứng của đồ thị và tìm giao điểm của chúng.
Tiệm cận ngang của đồ thị là y = 2, tiệm cận đứng của đồ thị là x = 1 nên tâm đối xứng có tọa độ (1;2).
Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai?
-
A.
Vecto trong không gian là một đoạn thẳng có hướng
-
B.
Hai vecto cùng phương là hai vecto có giá song song hoặc trùng nhau
-
C.
Hai vecto bằng nhau là hai vecto cùng hướng và có độ dài bằng nhau
-
D.
Hai vecto cùng phương thì cùng hướng
Đáp án : D
Dựa vào lý thuyết về vecto trong không gian.
D sai. Hai vecto cùng phương có thể cùng hướng ngoặc ngược hướng.
Đường cong hình bên là đồ thị của hàm số nào trong bốn hàm số dưới đây?
-
A.
\(y = {x^3} - 4x + 1\)
-
B.
\(y = {x^3} + 3{x^2} + 1\)
-
C.
\(y = {x^3} - 4x - 1\)
-
D.
\(y = - {x^3} + 4x + 1\)
Đáp án : A
Quan sát đồ thị và nhận xét.
Dựa vào đồ thị ta thấy có hai điểm cực trị nên đây là hàm số bậc ba.
Mặt khác, \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } y = + \infty \) nên hệ số a > 0.
Giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y = \frac{1}{{\sin x}}\) trên đoạn \(\left[ {\frac{\pi }{3};\frac{{5\pi }}{6}} \right]\) là:
-
A.
0
-
B.
1
-
C.
2
-
D.
3
Đáp án : B
Tìm đạo hàm của hàm số sau đó tính các giá trị f(x).
\(f'(x) = \frac{{ - \cos x}}{{{{\sin }^2}x}} = 0 \Leftrightarrow x = \frac{\pi }{2} + k\pi \).
Vì \(x \in \left[ {\frac{\pi }{3};\frac{{5\pi }}{6}} \right]\) nên \(f'(x) = 0 \Leftrightarrow x = \frac{\pi }{2}\).
Ta có: \(f\left( {\frac{\pi }{3}} \right) = 2\sqrt 3 \); \(f\left( {\frac{\pi }{2}} \right) = 1\); \(f\left( {\frac{{5\pi }}{6}} \right) = 2\).
Vậy giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y = \frac{1}{{\sin x}}\) trên đoạn \(\left[ {\frac{\pi }{3};\frac{{5\pi }}{6}} \right]\) bằng 1.
Cho hàm số \(y = a{x^3} + b{x^2} + cx + d\) có bảng biến thiên như hình vẽ sau:
Xác định công thức của hàm số.
-
A.
\(y = {x^3} - 3{x^2} + 1\)
-
B.
\(y = - {x^3} - 2{x^2} + 1\)
-
C.
\(y = - {x^3} - 3{x^2} + 1\)
-
D.
\(y = - {x^3} + 3{x^2} + 1\)
Đáp án : C
Dựa vào sự biến thiên, cực trị và các điểm hàm số đi qua để lập hệ phương trình tìm hệ số.
Ta có: \(f'(x) = 3a{x^2} + 2bx + c\).
Đồ thị hàm số đạt cực trị tại điểm (0;1) và (−2;−3) nên ta có:
\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{f'(0) = 0}\\{f(0) = 1}\\{f'( - 2) = 0}\\{f( - 2) = 0}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{c = 0}\\{d = 1}\\{12a - 4b = 0}\\{ - 8a + 4b + 1 = - 3}\end{array} \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{a = - 1}\\{b = - 3}\\{c = 0}\\{d = 1}\end{array}} \right.} \right.\)
Vậy hàm số cần tìm là \(y = - {x^3} - 3{x^2} + 1\).
Trong không gian, cho vecto \(\overrightarrow {AB} \) và vecto \(\overrightarrow {BC} \). Khi đó, vecto \(\overrightarrow {AC} \) bằng
-
A.
\(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {BC} \)
-
B.
\(\overrightarrow {AB} - \overrightarrow {BC} \)
-
C.
\(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {CB} \)
-
D.
\(\overrightarrow {BA} - \overrightarrow {BC} \)
Đáp án : A
Dựa vào quy tắc ba điểm.
Ta có: \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {BC} = \overrightarrow {AC} \) (theo quy tắc ba điểm).
Cho hai vecto \(\overrightarrow u = (1;4;2)\), \(\overrightarrow v = ( - 1;3;0)\). Tích \(\overrightarrow u .\overrightarrow v \) bằng:
-
A.
12
-
B.
-11
-
C.
0
-
D.
11
Đáp án : D
Sử dụng công thức tính tọa độ tích vô hướng của hai vecto.
Ta có: \(\overrightarrow u .\overrightarrow v = 1.( - 1) + 4.3 + 2.0 = 11\).
Cho hàm số f(x) xác định trên R có bảng biến thiên như sau:
a) Hàm số f(x) đồng biến trên mỗi khoảng \(( - \infty ;1)\) và \((3; + \infty )\)
b) Số điểm cực trị của hàm số đã cho là 2
c) Hàm số f(x) có giá trị lớn nhất bằng 5
d) Hàm số đạt cực tiểu tại x = 2
a) Hàm số f(x) đồng biến trên mỗi khoảng \(( - \infty ;1)\) và \((3; + \infty )\)
b) Số điểm cực trị của hàm số đã cho là 2
c) Hàm số f(x) có giá trị lớn nhất bằng 5
d) Hàm số đạt cực tiểu tại x = 2
Quan sát bảng biến thiên và nhận xét.
a) Đúng. f'(x) > 0 trên \(( - \infty ;1)\) và \((3; + \infty )\).
b) Đúng. Số điểm cực trị của hàm số đã cho là 2 (x = 1, x = 3).
c) Sai. Hàm số f(x) không có giá trị lớn nhất.
d) Sai. Hàm số đạt cực tiểu tại x = 3.
Cho hàm số \(f(x) = {x^3} - 24x\).
a) Hàm số f(x) đồng biến trên khoảng \(( - \infty ;0)\)
b) Đồ thị hàm số có điểm cực tiểu là (16;-2048)
c) Hàm số f(x) có giá trị lớn nhất trên đoạn [2;19] bằng 6403
d) Hàm số f(x) có giá trị nhỏ nhất trên đoạn [2;19] bằng -40
a) Hàm số f(x) đồng biến trên khoảng \(( - \infty ;0)\)
b) Đồ thị hàm số có điểm cực tiểu là (16;-2048)
c) Hàm số f(x) có giá trị lớn nhất trên đoạn [2;19] bằng 6403
d) Hàm số f(x) có giá trị nhỏ nhất trên đoạn [2;19] bằng -40
Lập bảng biến thiên và nhận xét.
\(f'(x) = 3{x^2} - 24 = 0 \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = 2\sqrt 2 \in [2;19]}\\{x = - 2\sqrt 2 \notin [2;19]}\end{array}} \right.\)
f(2) = 40; \(f(2\sqrt 2 ) = - 32\sqrt 2 \); f(19) = 6403.
a) Sai. Hàm số f(x) nghịch biến trên \((0;16)\) và đồng biến trên \((16; + \infty )\).
b) Đúng. Đồ thị hàm số có điểm cực tiểu là (16;-2048).
c) Đúng. Hàm số f(x) có giá trị lớn nhất trên [-1;2] bằng 6403.
d) Sai. Hàm số f(x) có giá trị nhỏ nhất trên [-1;2] bằng \( - 32\sqrt 2 \).
Cho hình hộp ABCD.A’B’C’D’.
a) \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {B'C'} + \overrightarrow {DD'} = \overrightarrow {AC'} \)
b) \(\overrightarrow {BD} + \overrightarrow {DD'} + \overrightarrow {B'D'} = \overrightarrow {BB'} \)
c) \(\overrightarrow {AC} + \overrightarrow {BA'} + \overrightarrow {DB} + \overrightarrow {C'D} = \overrightarrow 0 \)
d) \(\overrightarrow {AB'} = \overrightarrow {C'D} \)
a) \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {B'C'} + \overrightarrow {DD'} = \overrightarrow {AC'} \)
b) \(\overrightarrow {BD} + \overrightarrow {DD'} + \overrightarrow {B'D'} = \overrightarrow {BB'} \)
c) \(\overrightarrow {AC} + \overrightarrow {BA'} + \overrightarrow {DB} + \overrightarrow {C'D} = \overrightarrow 0 \)
d) \(\overrightarrow {AB'} = \overrightarrow {C'D} \)
Sử dụng quy tắc cộng vecto, lý thuyết các vecto bằng nhau, vecto đối nhau, quy tắc hình hộp.
a) Đúng. Vì \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {B'C'} + \overrightarrow {DD'} = \overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AD} + \overrightarrow {AA'} = \overrightarrow {AC'} \) (quy tắc hình hộp).
b) Sai. Vì \(\overrightarrow {BD} - \overrightarrow {DD'} - \overrightarrow {B'D'} = \overrightarrow {BD} + \overrightarrow {D'B'} + \overrightarrow {D'D} = \overrightarrow {D'D} = \overrightarrow {B'B} \).
c) Đúng. Vì \(\overrightarrow {AC} + \overrightarrow {BA'} + \overrightarrow {DB} + \overrightarrow {C'D} = \overrightarrow {AC} + \overrightarrow {BA'} + \overrightarrow {C'B} = \overrightarrow {AC} + \overrightarrow {C'A'} = \overrightarrow 0 \).
d) Sai. Vì \(\overrightarrow {AB'} = \overrightarrow {DC'} \ne \overrightarrow {C'D} \).
Trong không gian Oxyz, cho vecto \(\overrightarrow a = (2; - 2; - 4)\), \(\overrightarrow b = (1; - 1;1)\).
a) \(\overrightarrow a + \overrightarrow b = (3; - 3; - 3)\)
b) \(\overrightarrow a \) và \(\overrightarrow b \) cùng phương
c) \(\left| {\overrightarrow b } \right| = \sqrt 3 \)
d) \(\overrightarrow a = 2\overrightarrow i - 2\overrightarrow j - 4\overrightarrow k \)
a) \(\overrightarrow a + \overrightarrow b = (3; - 3; - 3)\)
b) \(\overrightarrow a \) và \(\overrightarrow b \) cùng phương
c) \(\left| {\overrightarrow b } \right| = \sqrt 3 \)
d) \(\overrightarrow a = 2\overrightarrow i - 2\overrightarrow j - 4\overrightarrow k \)
Sử dụng các quy tắc cộng, trừ vecto, nhân vecto với một số, khái niệm hai vecto cùng phương, công thức tính độ dài vecto.
a) Đúng. Vì \(\overrightarrow a + \overrightarrow b = (2 + 2; - 2 - 1; - 4 + 1) = (3; - 3; - 3)\).
b) Sai. Vì \(\frac{2}{1} = \frac{{ - 2}}{{ - 1}} \ne \frac{{ - 4}}{1}\) nên \(\overrightarrow a \) và \(\overrightarrow b \) không cùng phương.
c) Đúng. Vì \(\left| {\overrightarrow b } \right| = \sqrt {{1^2} + {{( - 1)}^2} + {1^2}} = \sqrt 3 \).
d) Đúng. Vì \(\overrightarrow a = (2; - 2; - 4) = 2\overrightarrow i - 2\overrightarrow j - 4\overrightarrow k \).
Gọi M, m lần lượt là giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của của hàm số \(f(x) = \frac{{3x - 1}}{{x - 3}}\) trên đoạn [0;2]. Giá trị của 3M - m bằng bao nhiêu?
Đáp án:
Đáp án:
- Tính y’, tìm các nghiệm của y’ = 0
- Tìm giá trị y tại các điểm cực trị của hàm số và hai đầu mút của đoạn.
Ta có: \(f'(x) = - \frac{8}{{{{(x - 3)}^2}}} < 0\) \((\forall x \in D)\) nên hàm nghịch biến trên tập xác định.
Suy ra giá trị nhỏ nhất của f(x) trên [0;2] là f(2) = -5, giá trị lớn nhất của f(x) trên [0;2] là \(\frac{1}{3}\).
Vậy \(M = \frac{1}{3},m = - 5\) nên \(3M - m = 3.\frac{1}{3} - ( - 5) = 6\).
Tìm hai số a, b để đồ thị hàm số \(y = \frac{{(4a - b){x^2} + ax + 1}}{{{x^2} + ax + b - 12}}\) nhận trục hoành và trục tung làm hai tiệm cận. Tổng của a và b bằng bao nhiêu?
Đáp án:
Đáp án:
Sử dụng quy tắc tìm đường tiệm cận của hàm phân thức.
Do đồ thị nhận trục hoành làm tiệm cận ngang nên 4a – b = 0.
Do đồ thị nhận trục tung làm tiệm cận đứng, suy ra biểu thức \({x^2} + ax + b - 12\) nhận x = 0 làm nghiệm, tức b = 12.
Từ b, ta tìm được a = 3.
Thử lại, ta có a = 3 và b = 12 là hai số cần tìm.
Vậy a + b = 3 + 12 = 15.
Một chất điểm chuyển động theo phương trình \(s(t) = \frac{1}{3}{t^3} + 18{t^2} - 35t + 10\), trong đó t tính bằng giây, s tính bằng mét. Trong 40 giây đầu tiên, chất điểm đó có vận tốc tức thời giảm trong khoảng thời gian (a;b). Tính giá trị biểu thức P = a + 9b.
Đáp án:
Đáp án:
Xét sự biến thiên của hàm số v(t) = s’(t).
\(v(t) = s'(t) = - {t^2} + 36t - 35\).
\(v'(t) = - 2t + 36 = 0 \Leftrightarrow t = 18\).
Từ bảng biến thiên, ta thấy trong khoảng (18;40) giây, vận tốc tức thời của chất điểm giảm.
P = 18 + 9.40 = 378.
Chu vi một tam giác là 16 cm, độ dài một cạnh tam giác là 6 cm. Diện tích lớn nhất của tam giác có thể đạt được là bao nhiêu?
Đáp án:
Đáp án:
Thiết lập hàm số biểu diễn diện tích của tam giác dựa vào công thức Heron. Lập bảng biến thiên tìm giá trị lớn nhất của hàm số đó.
Gọi x, y là độ dài hai cạnh còn lại của tam giác.
Ta có: x + y = 16 - 6 = 10 (x > 0, y > 0).
Diện tích tam giác là: \(S = \sqrt {p(p - 6)(p - x)(p - y)} = \sqrt {8.2(8 - x)(8 - y)} = 4\sqrt {(8 - x)(8 - y)} \).
Thay y = 10 – x, ta được: \(S = 4\sqrt {(8 - x)(x - 2)} = 4\sqrt { - {x^2} + 10x - 16} \), \(x \in \left( {0;10} \right)\).
Đặt \(f(x) = - {x^2} + 10x - 16\), ta có \(f'(x) = - 2x + 10 = 0 \Leftrightarrow x = 5\).
Từ bảng biến thiên, suy ra f(x) lớn nhất khi x = 5. Khi đó, diện tích tam giác cũng đạt giá trị lớn nhất là 12 \(c{m^2}\) khi x = 5.
Ba lực cùng tác động vào một vật. Hai trong ba lực này hợp với nhau một góc \({120^o}\) và có độ lớn lần lượt là 25 N và 12 N. Lực thứ ba vuông góc với mặt phẳng tạo bởi hai lực đã cho và có độ lớn 4 N. Tính độ lớn (đơn vị: N) của hợp lực của ba lực trên (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị).
Đáp án:
Đáp án:
Sử dụng quy tắc tổng hợp lực.
Gọi \(\overrightarrow {{F_1}} ,\overrightarrow {{F_2}} ,\overrightarrow {{F_3}} \) lần lượt là ba lực tác động vào vật đặt tại điểm O như hình.
Ta có: \[\overrightarrow {{F_1}} = OA,\overrightarrow {{F_2}} = OB,\overrightarrow {{F_3}} = OC\].
Khi đó, độ lớn các lực là OA = 25N, OB = 12N, OC = 4N.
Dựng hình bình hành OADB. Theo quy tắc hình bình hành, ta có: \(\overrightarrow {OD} = \overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OB} \).
Suy ra \({\overrightarrow {OD} ^2} = {\left( {\overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OB} } \right)^2} = {\overrightarrow {OA} ^2} + {\overrightarrow {OB} ^2} + 2\overrightarrow {OA} \overrightarrow {OB} \)
\( = O{A^2} + O{B^2} + 2OA.OB\cos \left( {\overrightarrow {OA} ,\overrightarrow {OB} } \right)\)
\( = {25^2} + {12^2} + 2.25.12\cos {120^o} = 469 = OD\).
Dựng hình bình hành ODEC.
Tổng lực tác động vào vật là \(\overrightarrow F = \overrightarrow {OE} = \overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OB} + \overrightarrow {OC} \).
Độ lớn của hợp lực tác động vào vật là F = OE.
Vì OC⊥(OADC) nên OC⊥OD, suy ra ODEC là hình chữ nhật. Khi đó, tam giác ODE vuông tại D.
\(O{E^2} = O{C^2} + O{D^2} = {4^2} + 469 = 485\).
Vậy \(F = OE \approx 22\).
Ở một sân bay, vị trí của máy bay được xác định bởi điểm M trong không gian Oxyz như hình bên. Gọi H là hình chiếu vuông góc của M xuống mặt phẳng (Oxy). Cho biết OM = 50, \(\left( {\overrightarrow i ,\overrightarrow {OH} } \right) = {64^o}\), \(\left( {\overrightarrow {OH} ,\overrightarrow {OM} } \right) = {48^o}\). Biết tọa độ của điểm M là (a;b;c), a, b, c được làm tròn đến hàng phần chục. Tính a + b – c.
Đáp án:
Đáp án:
Điểm M có hoành độ bằng OA, tung độ bằng OB, cao độ bằng OC.
Sử dụng hệ thức lượng trong tam giác để tìm OA, OB, OC.
Ta có:
\(c = OC = OM.\sin {48^o} = 50.\sin {48^o} \approx 37,2\).
\(a = OA = OH.\cos {64^o} = OM.\cos {48^o}.\cos {64^o} = 50.\cos {48^o}.\cos {64^o} \approx 14,7\).
\(b = OB = OH.\sin {64^o} = OM.\cos {48^o}.\sin {64^o} = 50.\cos {48^o}.\sin {64^o} \approx 30,1\).
Vậy a + b – c = 14,7 + 30,1 – 37,2 = 7,6.
Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Cho hàm số y = f(x) liên tục trên R và có bảng biến thiên như sau:
Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Cho hàm số y = f(x) liên tục trên R và có bảng biến thiên như hình vẽ. Mệnh đề nào sau đây sai?
Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Cho hàm số y = f(x) liên tục trên R và có bảng biến thiên như hình vẽ. Mệnh đề nào sau đây đúng?
Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Cho hàm số y = f(x) xác định trên R{-1}, liên tục trên mỗi khoảng xác định và có bảng biến thiên như hình. Mệnh đề nào dưới đây đúng?
Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Cho hàm số f(x) liên tục trên R có bảng biến thiên như sau:
Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Cho hàm số f(x) liên tục trên R có bảng biến thiên như sau: