30 bài tập Nhật Bản (thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX) mức độ dễ

Làm đề thi

Câu hỏi 1 :

Nền kinh tế chủ yếu của Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX cho đến trước năm 1868 là

  • A Nông nghiệp lạc hậu
  • B Công nghiệp phát triển
  • C Thương mại hàng hóa
  • D Sản xuất quy mô lớn

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Kinh tế Nhật Bản trước năm 1868 là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu. Đại chủ bóc lột nhân dân rất nặng nề. Tình trạng mất mùa, đói kém xảy ra liên tiếp. Tuy nhiên, ở các thành thị, hải cảng, kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều, mầm mống kinh tế Tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản diễn ra vào thời gian nào?

  • A Tháng 2/1869
  • B Tháng 1/1869
  • C Tháng 1/ 1868
  • D Tháng 2/ 1868

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 5)

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Thể chế chính trị Nhật Bản sau cuộc cải cách Duy tân Minh trị là

  • A  Dân chủ tư sản
  • B Quân chủ lập hiến
  • C Quân chủ chuyên chế
  • D Dân chủ cộng hòa

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 6)

Năm 1889, Hiến Pháp mới được ban hành , chế độ quân chủ lập hiến được thiết lâp. Đây là môt hinh thức tổ chức nhà nước giữ nguyên vai trò của vua hay quốc vương từ thời phong kiến nhưng vị quân vương không nắm thực quyền, mà quyền lực chủ yếu do thuộc Quốc hội do đảng chiếm đã số ghế lãnh đạo; đảng này có quyền tự chấp chính, hoặc liên minh với đảng khác để thành lập Chính phủ.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Năm 1854, Mạc phủ kí với Mĩ hiệp ước sau đó mở hai cửa biển cho người Mĩ vào buôn bán là

  • A Ha- ko- đa- tê và Tô- ky- ô
  • B Si- mô- đa và Ha-kô- đa- tê
  • C Hi- ro- xi- ma và Na- ga- xa- ki
  • D Si- mô- đa và Hi- ro- xi- ma

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 5, chữ in nhỏ)

Chọn đáp án: B

 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Sau cuộc cải cách Minh Trị, tầng lớp Samurai chủ trương xây dựng nước Nhật bằng con đường nào?

  • A Sức mạnh áp chế và chính trị
  • B Sức mạnh quân sự
  • C Truyền thống văn hóa lâu đời
  • D Sức mạnh kinh tế

Đáp án: B

Phương pháp giải:

(Sgk trang 7)

Lời giải chi tiết:

Mặc dù sau cuộc cải cách Duy tân Minh Trị (1868), mặc dù tiến lên chủ nghĩa tư bản song Nhật vẫn duy trì quyền sở hữu ruộng đất phong kiến.  Tầng lớp quý tộc, đặc biệt là giới võ sĩ Samurai vẫn có ưu thế về chính trị rất lớn, họ chủ trương xây dựng Nhật Bản bằng sức mạnh quân sự. Tình hinh đó làm cho đế quốc Nhật Bản có đặc điểm là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản đầu thế kỉ XX là?

  • A Đế quốc thực dân
  • B Đế quốc cho vay nặng lãi
  • C Đế quốc quân phiệt hiếu chiến
  • D Đế quốc phong kiến quân phiệt

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sgk 11 trang 7

Lời giải chi tiết:

Mặc dù tiến lên chủ nghĩa tư bản, song Nhật Bản vẫn duy trì quyền sở hữu ruộng đất phong kiến. Tầng lớp quý tộc, đặc biệt là giới võ sĩ Samurai vẫn có ưu thế về chính trị rất lớn. Họ chủ trương xây dựng Nhật Bản bằng sức mạnh quân sự. Tình hình đó làm cho đế quốc Nhật có đặc điểm là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Giữa thế kỉ XIX, để thoát khỏi nguy cơ bị thực dân phương Tây xâm lược biến thành thuộc địa, Nhật Bản đã

  • A nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây/. 
  • B đoàn kết các nước trong khu vực chống xâm lược
  • C lật đổ chế độ Mạc Phủ. 
  • D tiến hành duy tân đất nước

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sgk lớp 11 trang 5, 6

Lời giải chi tiết:

- Đến giữa thế kỉ XIX, chế độ Mạc phủ lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng về mọi mặt từ kinh tế, xã hội đến chính trị. Trong khi đó, thực dân phương Tây đang nhòm ngó xâm lược. Đứng trước nguy cơ xâm lược từ các nước thực dân phương Tây, Thiên Hoàng Minh trị đã tiến hành cuộc cải cách trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quân sự, giáo dục. Nhờ đó, nước Nhật từ một nước phong kiến phát triền thành một đế quốc hùng mạnh ở châu Á, tránh khỏi sự xâm lược của các nước phương Tây.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Cuối thế kỉ XIX, Nhật Bản đã kí Hiệp ước bất bình đẳng đầu tiên với quốc gia nào?

  • A Anh
  • B Đức
  • C
  • D Pháp

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Sgk 11 trang 5

Lời giải chi tiết:

Cuối thế kỉ XIX, cụ thể là năm 1854, Mạc Phủ buộc phải kí với Mĩ Hiệp ước, theo đó, Nhật Bản mở hai của biển Si-mô-đa và Ha-kô-đa-tê cho người Mĩ ra vào buôn bán.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Giữa thế kỉ XIX (trước cuộc cải cách Minh Trị), Nhật Bản là một nước

  • A phong kiến
  • B công nghiệp phát triển
  • C phong kiến quân phiệt
  • D tư bản chủ nghĩa

Đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng vào giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã

  • A Duy trì chế độ phong kiến.
  • B Thiết lập chế độ mới.
  • C Tiến hành những cải cách tiến bộ.
  • D Nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Sgk 11 trang 5.

Lời giải chi tiết:

Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng vào giữa thế kỉ XIX. Tháng 1-1868, sau khi lên ngôi Thiên Hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hâu. Đó là cuộc Duy tân Minh Trị , được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa – giáo dục,…

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Hiến pháp năm 1889 quy định thể chế chính trị của Nhật Bản là

 

  • A cộng hòa. 
  • B Liên bang.
  • C  quân chủ chuyên chế
  • D quân chủ lập hiến.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sgk 11 trang 6.

Lời giải chi tiết:

Ở Nhật Bản, năm 1889, Hiến pháp mới được ban hành, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Chính sách đối ngoại của chính quyền Tô-ku-ga-oa đối với các nước phương Tây như thế nào?

  • A  Hợp tác toàn diện với Mĩ và phương Tây.
  • B Cấm tuyệt đối Mĩ và phương Tây vào buôn bán trên đất nước.
  • C Đuổi người Mĩ và phương Tây ra khỏi đất nước Nhật.
  • D ‘Mở cửa” với những điều kiện không bình đẳng với Mĩ và phương Tây

Đáp án: D

Phương pháp giải:

sgk trang 5.

Lời giải chi tiết:

Năm 1854, Mạc Phủ buộc phải kí với Mĩ hiệp ước theo đó nước này phải mở 2 cửa biển Si-mô-đa và Ha-kô-đa-tê cho người Mĩ ra vào buôn bán. Các nước Anh, Pháp, Nga, Đức thấy vậy cũng ép Nhật Bản kí các hiệp ước bất bình đẳng với những điều kiện nặng nề.

=> Chính sách đối ngoại của chính quyền Mạc Phủ Tô-ku-ga-oa đối với các nước phương Tây là “mở cửa” với những điều kiện không bình đẳng với Mĩ và phương Tây.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Hai đẳng cấp trong xã hội Nhật Bản nửa đầu thế kỉ XIX là ?

 

 

  • A Tầng lớp quý tộc phong kiến và tầng lớp võ sĩ.
  • B Tầng lớp tăng lữ và quý tộc mới.
  • C Tầng lớp võ sĩ và nông dân công xã.
  • D Tầng lớp quý tộc phong kiến và nông nô.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sgk trang 4.

Lời giải chi tiết:

Cho đến nửa đầu thế kỉ XIX, xã hội Nhật Bản vẫn duy trì chế độ đẳng cấp, trong đó có hai đẳng cấp là:

- Tầng lớp Đaimyô (những quý tộc phong kiến lớn).

- Tầng lớp Samurai (võ sĩ) thuộc quý tộc hạng trung và nhỏ.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Trong cải cách giáo dục, nội dung nào được tăng cường trong chương trình giảng dạy ở Nhật Bản?

 

  • A Khoa học kĩ thuật.
  • B Pháp luật.
  • C Công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
  • D Giáo lí của các tôn giáo.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sgk trang 6.

Lời giải chi tiết:

Trong nội dung cải cách về giáo dục, chính phủ Nhật Bản thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học – kĩ thuật trong chương trình giảng dạy, cử những học sinh giỏi đi du học ở phương Tây.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, đặc điểm bao trùm của nền kinh tế Nhật Bản là gì?

 

  • A Nông nghiệp lạc hậu.
  • B Công nghiêp phát triển.
  • C Thương mại hàng hóa.
  • D Sản xuất quy mô lớn.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sgk trang 4.

Lời giải chi tiết:

Từ đầu thế kỉ XIX, kinh tế Nhật Bản vẫn là nền kinh tế nông nghiệp dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Tình trạng mất mùa, đói kém xảy ta liên tiếp.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản diễn ra trong bối cảnh nào?

  • A  Chế độ Mạc Phủ do Sôgun (Tướng quân) đứng đầu thực hiện những cải cách quan trọng.
  • B Xã hội phong kiến Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
  • C Các nước tư bản phương Tây được tự do buôn bán trao đổi hàng hóa ở Nhật Bản.
  • D Nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa được tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ ở Nhật Bản.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sgk trang 4,5

Lời giải chi tiết:

Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản diễn ra trong bối cảnh xã hội phong kiến Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng và suy yếu nghiêm trọng:

- Kinh tế nông nghiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hâu.

- Xã hội: duy trì hai đẳng cấp Đaimyô và Samurai, đời sống của các tầng lớp khác trong xã hội khó khăn.

- Chính trị: vẫn là một quốc gia phong kiến. Thiên hoàng có vị trí tối cao nhưng quyền hành thực tế thuộc về Shogun.

Trước âm mưu xâu xé của các nước phương Tây => Nhật Bản càng lâm vào khủng hoảng trầm trọng.

=> Tháng 1-1868, sau khi lên ngôi vua, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Thực hiện những cải cách về tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội mục đích chính của Thiên hoàng Minh Trị là gì?

  • A Đưa Nhật Bản phát triển mạnh như các nước phương Tây
  • B Biến Nhật Bản trở thành một cường quốc ở châu Á.
  • C Giúp Nhật Bản thoát khỏi bị lệ thuộc vào phương Tây.
  • D Đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sgk trang 5.

Lời giải chi tiết:

Tháng 1-1868, sau khi lên ngôi vua, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Tầng lớp nào đóng vai trò quan trọng trong Chính phủ mới được thiết lập ở Nhật Bản sau cuộc Duy tân Minh Trị?

 

  • A Tư sản.
  • B Nông dân.
  • C Thị dân.
  • D Quý tộc tư sản hóa.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sgk trang 6.

Lời giải chi tiết:

Về chính sách cải cách chính trị của Duy tân Minh Trị: Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc Phủm thành lập chính phủ mới trong đó đại biểu của tầng lớp quý tộc tư sản hóa đóng vai trò quan trọng.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Đế quốc Nhật có đặc điểm là

  • A Đế quốc thực dân
  • B Đế quốc cho vay nặng lãi
  • C Đế quốc  hiếu chiến
  • D Đế quốc phong kiến quân phiệt

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Nhật Bản trước tiên là nước thuộc chủ nghĩa quân phiệt giống như đế quốc Lã Mã, đế quốc Phổ và đế quốc Anh. Nó mang những đặc điểm như:

Mặc đồng phục, tuân lời và phân biệt cấp bậc rõ ràng Huy chương, huyền thoại, sùng bái anh hùng Say mê quyền lực và tính ưu việt Ca tụng bạo lực, chiến tranh và vũ khí Khoe khoang sức mạnh và sự bất khuất.

Tuy nhiên, Nhật Bản lại khác các nước theo chủ nghĩa quân phiệt khác đó là vẫn duy trì chế độ siowr hữu ruộng đất phong kiến. Tầng lớp Samurai vẫn có ưu thế chính trị rất lớn, họ chủ trương xây dựng Nhật Bản bằng sức mạnh quân sự

                                                                                                                                                  

ð Đế quốc Nhật Bản có đặc điểm là đế quốc phong kiến quân phiệt.

Chọn đáp án:D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Minh Trị có nghĩa là gì ?

  • A Sự cai trị sáng suốt
  • B Sự cai trị minh mẫn
  • C Sự cai trị trong sáng
  • D Sự cai trị sáng tạo

Đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Chiến tranh Nga- Nhật (1904-1905) có tác động như thế nào đối với Nhật Bản?

  • A Sau Chiến tranh Nga- Nhật, Mĩ tìm cách liên minh với Nhật Bản
  • B Chiến tranh Nga- Nhật đã làm giảm sút vị thế của Nhật Bản ở Viễn Đông
  • C Chiến tranh Nga-Nhật là nguyên nhân chính dẫn đến Chiến tranh Thái Bình Dương (1941-1945)
  • D Chiến tranh Nga- Nhật đã đưa Nhật Bản lên địa vị một cường quốc đế quốc ở Viễn Đông

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Chiến thắng vẻ vang của Nhật Bản trong cuộc chiến tranh với Nga (1904-1905) dẫn đến hoà ước Postsmouth, đem lại cho Nhật Bản Hải cảng Lữ Thuận, phía nam Sakhaline và con đường xe lửa phía nam Mãn Châu. Sự kiện trên khiến các nước châu Âu giật mình vì một châu Á đang trỗi dậy, nó còn đem lại niềm khích lệ lớn cho giới sĩ phu yêu nước Việt Nam là theo gương tự cường của nước Nhật để đánh đuổi thực dân Pháp. Người châu Á coi thắng lợi này là một điển mẫu cho những gì mà dân tộc họ có thể làm được

Được xem là đòn giáng đầu tiên vào chủ nghĩa thực dân phương Tây, thắng lợi của Nhật Bản trong chiến tranh với Nga đã đập tan cái huyền thoại về sự bất bại của người da trắng. Theo học giả Nguyễn Hiến Lê thì sự kiện này đã hồi sinh cho cả châu Á. Đối với phương Đông thì nó còn quan trọng hơn cả Cách mạng Pháp đối với phương Tây nữa.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Điều nào sau đây không đúng khi nói về nội dung của các cải cách về kinh tế của Minh Trị?

  • A Tự do phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn
  • B Nông dân không được phép mua bán ruộng đất
  • C Thống nhất tiền tệ, đo lường, thuế quan trong cả nước
  • D Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống, phục vụ giao thông liên lạc, nhà nước nắm lấy việc khai mỏ

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 6)

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân sâu xa làm cho Mạc phủ Tô –ku- ga-oa sụp đổ?

  • A Mâu thuẫn giữa nhân dân lao động, chủ yếu là nông dân với chế độ phong kiến – đại diên là chính quyền Sô – gun
  • B Mâu thuẫn giữa quý tộc mới với chính quyền Sô –gun
  • C Mâu thuẫn giữ Thiên Hoàng và Tướng quân
  • D Chính quyền To-ku-ga-oa kí các hiệp ước bất bình đẳng với Mĩ và các nước tư bản khác

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sgk trang 5

Lời giải chi tiết:

Năm 1854, Mạc phủ buộc phải kí với Mĩ hiệp ước; theo đó, Nhật Bản mở 2 cửa biển Si-mô-đa và Ha-kô-đa-tê cho người Mĩ ra vào buôn bán. Các nước Anh, Pháp, Nga. Đức thấy vậy cũng đua nhau ép Nhật Bản kí những hiệp ước bất bình đẳng với những điều kiên nặng nề.

Đây không phải nguyên nhân sâu xa làm cho Mạc phủ To-ku-ga-oa-sụp đổ mà là nguyên nhân gây nên mâu thuẫn gay gắt giữa nhân dân với Mạc Phủ.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Vì sao nói, cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản vào giữa thế kỉ XIX có tính chất như là một cuộc cách mạng tư sản?

  • A Vì giai cấp tư sản là người lãnh đạo thực hiện
  • B Vì đã đẩy lùi được sự can thiệp của các nước phương Tây
  • C Vì đã mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển và đưa Nhật Bản hòa nhập với nền kinh tế tư bản phương Tây
  • D Vì đã lật đổ nền thống trị của giai cấp phong kiến

Đáp án: C

Phương pháp giải:

suy luận. 

Lời giải chi tiết:

Định nghĩa: Cách mạng tư sản, theo học thuyết Marx, là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản(hay quý tộc mới)lãnh đạo nhằm thay thế chế độ phong kiến, thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

Cuộc Duy Tân Minh Trị của Nhật Bản vào giữa thế kỉ XIX vì đã mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, đưa Nhật Bản hòa nhập với nền kinh tế tư bản phương Tây. Vì thế từ những năm 30 của thế kỉ XIX, đặc biệt là từ sau cuộc Chiến tranh Trung – Nhật (1894 – 1895), chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng ở Nhật Bản.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Những sự kiện nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX, Nhật Bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa?

Phương pháp giải:

suy luận. 

Lời giải chi tiết:

- Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, Chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng ở Nhật Bản. Công nghiệp ngành đường sắt, ngoại thương, hàng hải đều có những chuyển biến quan trọng.

- Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa kéo theo sự tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng.. Nhiều công ti độc quyền xuất hiện như: Mít-xưi, Mít-su-bi-si….Các công ti này làm chủ nhiều ngân hàng hầm mỏ, xí nghiệp, đường sắt, tàu biển,…và có khả năng chi phối, lũng loạn cả nền kinh tế lẫn chính trị ở Nhật Bản.

- Giới cầm quyền Nhật Bản thi hành chính sách xâm lược và bành trướng. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược: Chiến tranh Đài Loan (1874), Chiến tranh Trung – Nhật (1894 – 1895) và Chiến tranh Nga – Nhật (1904 – 1905)

-  Tầng lớp quý tộc, võ sĩ Samurai có ưu thế chính trị rất lớn khi Nhật Bản tiến lên tư bản chủ nghĩa. Họ chủ trương xây dựng Nhật Bản bắng sức mạnh quân sự.

=> Vì thế, đế quốc Nhật có đặc điểm là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.

 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Nội dung nào sau đây không nói về cải cách kinh tế của Minh Trị?

  • A Thống nhất tiện tệ, phát triển kinh tế tư bản ở nông thôn
  • B Hạ thuế quan đối với hàng hóa nước ngoài
  • C Xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông vận tải
  • D Cho phép mua bán ruộng đất

Đáp án: B

Phương pháp giải:

sgk trang 6, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Tháng 1-1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu. Cải cách được thực hiện toàn diện trên  nhiều mặt: chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa – giáo dục,..

Trong đó, cải cách về kinh tế là:

- Thi hành chính sách thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường.

- Cho phép mua bán ruộng đất.

- Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống,..

Chính sách hạ thuế quan đối với hàng hóa của nước ngoài không có trong cải cách của Thiến hoàng Minh Trị về kinh tế.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản là

  • A Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt và hiếu chiến
  • B Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt
  • C Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi
  • D Chủ nghĩa đế quốc thực dân

Đáp án: B

Phương pháp giải:

(Sgk trang 7)

Lời giải chi tiết:

Mặc dù tiến lên chủ nghĩa tư bản, song Nhật Bản vẫn duy trì quyền sở hữu ruộng đất phong kiến. Tầng lớp quý tộc, đặc biệt là giới võ sĩ Samurai, vấn có ưu thế về chính trị rất lớn. Họ chủ trương xây dựng Nhật Bản bằng sức mạnh quân sự. Tình hình đó làm cho đế quốc Nhật có đặc điểm là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Mâu thuẫn chủ yếu nhất trong xã hội Nhật Bản nửa đầu thế kỷ XIX là:                 

  • A Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa đang lên với quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời và lạc hậu.
  • B Mâu thuẫn giữa Nhật Hoàng với Sô – Gun
  • C Mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với giai cấp phong kiến
  • D Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với chế độ Mạc phủ.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sgk 11 trang 4 , suy luận.

Lời giải chi tiết:

Mâu thuẫn chủ yếu nhất trong xã hội Nhật Bản nửa đầu thế kỷ XIX là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa đang lên với quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời và lạc hậu.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Ý nào sau đây không phải là nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị:

  • A Xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ
  • B Cử những học sinh giỏi đi du học ở phương Tây
  • C Thủ tiêu chế độ Mạc Phủ thành lập chính phủ mới
  • D Thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sgk 11 trang 6, loại trừ. 

Lời giải chi tiết:

* Nội dung cải cách Minh Trị

Tháng 1-1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị (May-gi) đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu.

* Về chính trị

- Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ, lập chính phủ mới, thực hiện bình đẳng ban bố quyền tự do.

- Ban hành Hiến pháp 1889.

* Về kinh tế

- Thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, xoá bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến.

- Tăng cường phát triển  kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống, phục vụ giao thông liên lạc.

* Về quân sự

- Được tổ chức huấn luyện theo kiểu phương Tây.

- Chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh.

- Chú trọng đóng tàu  chiến, sản xuất vũ khí đạn dược.

* Về giáo dục

- Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc.

- Chú trọng nội dung  khoa học- kỹ thuật  trong chương trình giảng dạy,.

- Cử những học sinh giỏi đi du học phương Tây…

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Trong chính phủ mới của Minh Trị, tầng lớp nào giữ vai trò quan trọng?

  • A Quý tộc tư sản hóa
  • B Địa chủ.
  • C Quý tộc phong kiến
  • D Tư sản

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sgk 11 trang 7, suy luận. 

Lời giải chi tiết:

Trong chính phủ Minh Trị, tầng lớp quý tộc tư sản hóa vẫn có ưu thế về chính trị rất lớn và giữ vai trò quan trọng trong chính phủ.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.