30 bài tập Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) mức độ dễ
Làm đề thiCâu hỏi 1 :
Ai là người đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng và duy trì sự phát triển của chủ nghĩa tư bản?
- A Tổng thống Harry S. Truman
- B Tổng thống Woodrow Wilson
- C Tổng thống Franklin D. Roosevelt
- D Tổng thống John F. Kennedy
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
(Sgk trang 72)
Để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, tổng thống Ru-dơ-ven đã thực hiện một hệ thống các chính sách, biện pháp của Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính và chính trị - xã hôi, được gọi chung là Chính sách mới.
Chọn đáp án: C
Câu hỏi 2 :
Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) ở Mĩ bắt đầu từ lĩnh vực
- A Công nghiệp
- B Nông nghiệp
- C Dịch vụ
- D Tài chính ngân hàng
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
(Sgk trang 70)
Cuôc khủng hoảng bắt đầu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Ngày 29-10-1929 là ngày hoàng loạn chua từng có trong lịch sử thị trường chứng khoán Niu Óoc. Giá cổ phiếu đươc coi là đảm bải nhất sụt xuống 80%.
Chọn đáp án: D
Câu hỏi 3 :
Chính sách mà Tổng thống Mĩ đưa ra nhằm giúp nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng là
- A Chính sách mới
- B Chính sách kinh tế mới
- C Phát xít hóa bộ máy nhà nước
- D Tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược mở rộng thuộc địa
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
(Sgk trang 72)
Để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, tổng thống Ru-dơ-ven đã thực hiện một hệ thống các chính sách, biện pháp của Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính và chính trị - xã hôi, được gọi chung là Chính sách mới
Chọn đáp án: A
Câu hỏi 4 :
Chính phủ Ru- dơ- ven đề ra chính sách đối ngoại với các nước Mĩ Latinh trong giai đoạn này là
- A Chính sách thân thiện
- B Chính sách “cây gậy và củ cà rốt”
- C Chính sách láng giềng thân thiện
- D Chính sách láng giềng tương trợ
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
(Sgk trang 73)
Về chính sách đối ngoại, Chính phủ Ru-dơ-ven đề ra “Chính sách láng giềng thân thiện” nhằm cải thiện quan hệ với các nước Mĩ Latinh, vốn được Mĩ coi là “sân sau” của mình và thiết lập quan hê ngoại giao với Liên Xô.
Chọn đáp án: C
Câu hỏi 5 :
Mĩ công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô vào thời gian nào?
- A 1918
- B 1932
- C 1922
- D 1933
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
(Sgk trang 73)
Sau 16 năm theo đuổi lậ trường chống Liên Xô, tháng 11 – 1933, Chinh phủ Ru-dơ-ven đã chính thức công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô. Việc làm lần này xuất phát từ những lợi ích của Mĩ. Trên thực tế, chính quyền Ru-dơ-ven vẫn không từ bỏ lập trường chống cộng sản.
Chọn đáp án: D
Câu hỏi 6 :
Chính sách của Mĩ trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh bao trùm toàn thế giới là
- A Giữ vai trò trung lập trong các cuộc xung đột quân sự ngoài nước Mĩ
- B Giữ vai trò tiên phong trong phong trào chống chủ nghĩa phát xít
- C Ủng hộ các lực lượng phát xít tấn công Liên Xô
- D Không bán vũ khí cho các bên tham chiến
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
(Sgk trang 73)
Đối với các vấn đề quốc tế, trước nguy cơ chủ nghĩa phát xít và chiến tranh bao trùm thế giới, Quốc hội Mĩ đã thông qua hàng loạt đạo luật để giữ vai trò trung lập trước các cuộc xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ. Chinh sách đó đã góp phần khuyến khích chủ nghĩa phát xít tự do hành động, gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai
Chọn đáp án: A
Câu hỏi 7 :
Đạo luật quan trọng nhất trong chính sách mới là gì?
- A Đạo luật ngân hàng
- B Đạo luật phục hưng công nghiệp
- C Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp
- D Đạo luật chính trị, xã hội
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
(Sgk trang 72)
Để phục hồi sự phát triển về kinh tế thông qua “Chính sách mới” bao gồm các đạo luật về ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp. Trong các đạo luật đó, đạo luật phục hưng công nghiệp giữ vai trò quan trọng nhất. Đạo luật này quy định việc tổ chức lại sản xuất công nghiệp theo những hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ.
Chọn đáp án: B
Câu hỏi 8 :
Nội dung chủ yếu của đạo luật phục hưng công nghiệp quy định
- A Sản xuất công nghiệp phải cân đối với sản xuất nông nghiệp
- B Nhà nước giai chỉ tiêu kế hoạch hàng năm cho xí nghiệp
- C Tổ chức các xí nghiệp cùng ngành thành những liên hiệp xí nghiệp thông qua hợp đồng về sản xuất và tiêu thụ
- D Nhà nước nắm độc quyền về sản xuất công nghiệp
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
(Sgk trang 72)
Đạo luật phục hưng công nghiệp quy định việc tổ chức sản xuất công nghiệp theo những hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ.
Chọn đáp án: C
Câu hỏi 9 :
Các đạo luật về ngân hàng, phục hưng công nghiếp và điều chỉnh nông nghiệp có tác dung
- A Giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển kinh tế
- B Tăng cường sự can thiêp của nhà nước vào sự phát triển công nghiệp
- C Quy định lại việc tổ chức sản xuất công nghiệp
- D Khôi phục sản xuất, xoa dịu mâu thuẫn giai cấp
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
(Sgk trang 72)
Chon đáp án: A
Câu hỏi 10 :
Chính sách mới có ý nghĩa gì đối với nước Mĩ?
- A Xoa dịu mâu thuẫn giai cấp và phong trào đấu tranh của quần chúng
- B Đưa Mĩ thoát khỏi khủng hoảng mà vẫn duy trì được chế độ dân chủ tư sản
- C Tăng cường vai trò của nhà nước trong các vấn đề kinh tế - xã hội
- D Giải quyết được một số vấn đề cơ bản của cuộc khủng hoảng kinh tế
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
(Sgk trang 72)
Chính sách mới đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản của nước Mĩ trong cơn khủng hoảng, nguy kịch. Nhà nước đã tăng cường vai trò của mình trong việc cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới, khôi phục sản xuất, xoa dịu mâu thuẫn giai cấp và góp phần làm cho nước Mĩ duy trì được chế độ dân chủ tư sản.
Chọn đáp án: B
Câu hỏi 11 :
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ở Mĩ bắt đầu từ lĩnh vực nào?
- A Công nghiệp
- B Nông nghiệp
- C Tài chính – ngân hàng
- D Thương mại
Đáp án: C
Phương pháp giải:
(Sgk trang 70)
Lời giải chi tiết:
Cuộc khủng hoảng tháng 10-1929 đã chấm dứt thời kì hoàng kim của kinh tế Mĩ, cuộc khủng hoảng bắt đầu từ lĩnh vực tài chính ngân hàng. Ngày 29-10-1929 là ngày hoảng loạn chưa từng có trong lịch sử chứng khoán Niu Oóc. Gia cổ phiếu được coi là đảm bảo nhất sụt xuống 80%. Hàng triệu người đã mất sạch số tiền mà họ tiết kiệm cả đời. Vòng xoáy của khủng hoảng không có gì ngăn nổi, phá hủy nghiêm trọng các ngành sản xuất công nghiệp và thương nghiệp của Mĩ
Chọn đáp án: C
Câu hỏi 12 :
Vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chinh sách kinh tế dưới thời tổng thống Ru-dơ-ven?
- A Bỏ mặc kinh tế phát triển
- B Lũng loạn nền kinh tế
- C Nhà nước bán cho tư nhân các ngành kinh tế quan trọng
- D Can thiệp tích cực vào đời sống kinh tế
Đáp án: D
Phương pháp giải:
(Sgk trang 72)
Lời giải chi tiết:
Để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, Tổng thống Ru-dơ-ven đã thực hiện một hệ thống chính sách, biện pháp của nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính và chính trị - xã hội. Nhà nước đã can thiệp tích cực vào đời sống kinh tế, Chính phủ Ru-dơ-ven đã thực hiện các biện pháp giải quyết thất nghiệp, phục hồi sự phát triển kinh tế thông qua các đạo luật về ngân hàng, phục hưng công nghiệp,…trong đó, đạo luật Phục hưng công nghiêp là quan trọng nhất.
Chọn đáp án: D
Câu hỏi 13 :
Đạo luật quan trọng nhất trong “Chính sách mới” của Ru-dơ-ven là gì?
- A Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp
- B Đạo luật phục hưng công nghiệp
- C Đạo luật ngân hàng
- D Đạo luật chính trị, xã hội
Đáp án: B
Phương pháp giải:
(Sgk trang 72)
Lời giải chi tiết:
Bằng sự can thiệp tích cực của Nhà nước vào đời sống kinh tế, Chính phủ Ru-dơ-ven đã thực hiện các biện pháp giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển kinh tế thông qua các đạo luật về ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp. Trong các đạo luật đó, Đạo luật phục hưng công nghiệp là quan trọng nhất. Đạo luật này quy định việc tổ chức lại sản xuất công nghiệp theo những hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ.
Chọn đáp án: B
Câu hỏi 14 :
Chính sách đối ngoại chủ yếu của Mĩ đối với các nước Mĩ Latinh là
- A Chính sách làng giềng hợp tác
- B Chính sách làng giềng đoàn kết
- C Chính sách làng giềng hữu nghị
- D Chính sách làng giềng thân thiện
Đáp án: D
Phương pháp giải:
sgk trang 73.
Lời giải chi tiết:
Chính phủ Ru-dơ-ven đề ra chính sách láng giềng thân thiện nhằm cải thiện quan hệ với các nước Mĩ Latinh.
Chọn đáp án: D
Câu hỏi 15 :
Tháng 11 – 1933, Mĩ chính thức công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với
- A Trung Quốc
- B Liên Xô
- C Anh
- D Pháp
Đáp án: B
Phương pháp giải:
sgk trang 73.
Lời giải chi tiết:
Tháng 11 – 1933, Mĩ chính thức công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô.
Chọn đáp án: B
Câu hỏi 16 :
Ai là Tổng thống duy nhất nước Mĩ giữ chức suốt 4 nhiệm kì liên tiếp?
- A Tơ-ru-man.
- B Giôn – xơn.
- C Ai-xen hao.
- D Ru – dơ – ven.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
sgk trang 72.
Lời giải chi tiết:
Ru-dơ-ven là người duy nhất trong lịch sử nước Mĩ trúng cử Tổng thống 4 nhiệm kì liên tiếp.
Chọn đáp án: D
Câu hỏi 17 :
Cuộc khủng hoảng 1929 – 1933 ở Mĩ đã
- A đe đọa nghiệm trọng sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản.
- B gây ra cuộc nội chiến do Phran – cô cầm đầu.
- C tạo điều kiện cho Mặt trận Nhân dân nên nắm quyền.
- D giúp nhân dân hạn chế quyền lực của phát xít.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
sgk trang 61.
Lời giải chi tiết:
Cuộc khủng hoảng 1929 – 1933 ở Mĩ đã đe đọa nghiệm trọng sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản.
Chọn đáp án: A
Câu hỏi 18 :
Nội dung chủ yếu trong đạo luật Phục hưng công trong Chính sách mới của Tổng thống Mĩ Rudoven là
- A kêu gọi tư bản nước ngoài vào các ngành công nghiệp theo hợp đồng dài hạn
- B Tổ chức lại sản xuất công nghiệp theo những hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ
- C Tập trung vào một số ngành công nghiệp mũi nhọn bằng kí kết những hợp đồng tiêu thụ với chủ tư bản
- D Cho phép phát triển tự do một số ngành công nghiệp mà không cần những hợp đồng thỏa thuận.
Đáp án: B
Câu hỏi 19 :
Thời kì phồn vinh của nền kinh tế Mĩ ở thập niên 20 của thế kỉ XX được biểu hiện như thế nào?
- A Các nước tư bản trở hành con nợ của Mĩ
- B Mĩ nắm trong tay 60% dự trữ ngoại tệ của thế giới
- C Mĩ trở thành trung tâm công nghiệp duy nhất của thế giới
- D Nền kinh tế Mĩ tăng trưởng cao, đặc biệt là sản xuất ô tô, thép, dầu mỏ
Đáp án: D
Phương pháp giải:
sgk trang 69, suy luận.
Lời giải chi tiết:
Chiến tranh thế giới thứ nhất đã đem lại cho Mĩ những “cơ hội vàng”, nền kinh tế bước vào thời kì phát triển phồn vinh trong thập niên 20 của thế kỉ XX. Sự phồn vinh của kinh tế Mĩ thể hiện ở mức tăng trưởng cao của các ngành kinh tế. Đặc biệt là sự bùng nổ của các ngành sản xuất ô tô, thép, dầu mỏ đã tác động mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp khác.
Chọn đáp án: D
Câu hỏi 20 :
Ý nào không phản ánh đúng về tình hình thị trường chứng khoán Mĩ trong ngày 29 – 10 – 1929?
- A Ngày khủng hoảng chưa từng có
- B Giá một loại cổ phiếu được coi là đảm bảo nhất sụt xuống 80%
- C Có loại cổ phiếu giá lại tăng nhanh đến chóng mặt
- D Hàng triệu người mất sạch số tiền mà họ đã tiết kiệm cả đời
Đáp án: C
Phương pháp giải:
sgk trang 70, 71, loại trừ.
Lời giải chi tiết:
Ngày 29-10-1929 là ngày hoảng loạn chưa từng có trong lịch sử thị trường chứng khoản Niu Oóc. Giá một loại cổ phiếu được coi là đảm bảo nhất sụt xuống 80%. Hàng Hàng triệu người mất sạch số tiền mà họ đã tiết kiệm cả đời. Vòng xoáy của khủng hoảng tiếp diễn không gì ngăn nổi, phá hủy nghiêm trọng các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp.
Chọn đáp án: C
Câu hỏi 21 :
Để phục hồi và phát triển nền kinh tế, Chính phủ Rudơven đã thông qua một số đạo luật, ngoại trừ
- A Đạo luật về ngân hàng
- B Đạo luật phục hưng công nghiệp
- C Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp
- D Đạo luật phát triển du lịch- dịch vụ
Đáp án: D
Phương pháp giải:
sgk trang 72, suy luận.
Lời giải chi tiết:
Thông qua các đạo luật: Ngân hàng, phục hưng công nghiệp, trong các đạo luật đó - đạo luật phục hưng công nghiệp là quan trọng nhất.
Chọn đáp án: D
Câu hỏi 22 :
Ý nào phản ánh không đúng những biện pháp mà Chính phủ Rudơven đã thực hiện để can thiệp vào đời sống kinh tế nước Mĩ trong cơn khủng hoảng?
- A Ban bố lệnh can thiệp khẩn cấp
- B Phục hồi sự phát triển kinh tế
- C Tạo thêm việc làm
- D Giải quyết nạn thất nghiệp
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Skg trang 72, loại trừ.
Lời giải chi tiết:
Chính sách của chính phủ mà Ru – dơ – ven đã thực hiện để can thiệp vào đời sống kinh tế nước Mĩ trong cơn khủng hoảng là:
* Nội dung
- Giải quyết nạn thất nghiệp
- Thông qua các đạo luật: Ngân hàng, phục hưng công nghiệp, trong các đạo luật đó - đạo luật phục hưng công nghiệp là quan trọng nhất. Đạo luật này quy định việc tổ chức lại sản xuất công nghiệp theo những hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ, quy định việc công nhân có quyền thương lượng với chủ đề mức lương và chế độ làm việc.
- Điều chỉnh nông nghiệp: nâng cao giá nông sản, giảm bớt nông phẩm thừa, cho vay dài hạn đối với dân trại...
=> Nhà nước đã tăng cường vai trò của mình trong việc cứu trợ ngườu thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới, khôi phục sản xuất, xoa dịu mâu thuẫn và góp phần làm cho nước Mĩ duy trì được chế đô dân chủ tư sản.
Chọn đáp án: A
Câu hỏi 23 :
Đứng trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh bao trùm toàn thế giới, thái độ của Mĩ như thế nào?
- A Kiên quyết đứng lên đấu tranh chống phát xít.
- B Khuyến khích chủ nghĩa phát xít tự do hành động.
- C Cùng với phát xít gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.
- D Đứng về phe Đổng minh chống phát xít.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
sgk trang 73, suy luận.
Lời giải chi tiết:
Đứng trước nguy cơ chủ nghĩa phát xít và chiến tranh bao trùm thế giới, Quốc hội Mĩ thông qua hàng loạt đạo luật trung lập để giữ vai trò trung lập trước các cuộc xung đột quân sự bên ngoài. Chính sách này của Mĩ cũng thể hiện thái độ khuyến khích chủ nghĩa phát xít tự do hành động, gây ra cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.
Chọn đáp án: B
Câu hỏi 24 :
Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 là do
- A Giá cả đắ đỏ, người dân không mua được hàng hóa
- B Hậu quả của cao trào cách mạng thế giới 1918 – 1923
- C Sản xuất ồ ạt “cung” vượt quá “cầu” thời kì 1924 – 1929
- D Việc quản lí, điều tiết sản xuất ở các nước tư bản lạc hậu
Đáp án: C
Phương pháp giải:
suy luận.
Lời giải chi tiết:
Cuộc khủng hoảng 1929 – 1933 là “khủng hoảng thừa”. Nguyên nhân xảy ra do các nước tư bản chạy theo lợi nhuận, sản xuất hàng hóa ồ ạt. Trong khi đó sức mua giảm sút vì quần chúng quá nghèo khổ.
=> Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 là việc sản xuất ồ ạt “cung” vượt quá “cầu” thời kì 1924 – 1929.
Chọn đáp án: C
Câu hỏi 25 :
Trong những năm 1929-1939, Chính phủ Mĩ Ru-đơ-ven đề ra “Chính sách láng giềng thân thiện” nhằm mục đích gì?
- A Đoàn kết lực lượng chống phát xít
- B Cải thiện quan hệ với các nước Mĩ Latinh
- C Khống chế các nước Mĩ Latinh.
- D Bao vây, cô lập Liên Xô.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
sgk 11 trang 73, suy luận.
Lời giải chi tiết:
Trong những năm 1929-1939, Chính phủ Mĩ Ru-đơ-ven đề ra “Chính sách láng giềng thân thiện” nhằm cải thiện quan hệ với các nước Mĩ Latinh, vốn được Mĩ coi là “sân sau” của mình và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô.
Chọn đáp án: B
Câu hỏi 26 :
Đảng cầm quyền ở Mĩ trong những năm 1929-1932 là
- A Đảng Dân chủ
- B Công đảng
- C Đảng Cộng hòa
- D Đảng Xã hội
Đáp án: C
Phương pháp giải:
sgk trang 70, suy luận.
Lời giải chi tiết:
Trong giai đoạn tăng trưởng cao của nền kinh tế Mĩ trong thập niên 20 gắn liền với sự cầm quyền của các tổng thống thuộc Đảng Cộng hòa. Đến những năm khủng hoảng kinh tế, Đảng Cộng hòa vẫn đóng vai trò quan trọng, đưa ra chính sách mới đạt nhiều hiệu quả cao.
Chọn đáp án: C
Câu hỏi 27 :
Yếu tố quyết định thành công của chính sách mới, giúp nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933 là
- A Không can thiệp vào các cuộc xung đột bên ngoài
- B Cứu trợ thất nghiệp, ổn định xã hội.
- C Thực hiện chính sách láng giềng thân thiện
- D Nhà nước can thiệp tích cực vào đời sống kinh tế
Đáp án: D
Phương pháp giải:
sgk trang 72, suy luận.
Lời giải chi tiết:
Chính sách mới bản chất là sự can thiệp tích cực của nhà nước vào nền kinh tế thông qua các đạo luật. Nhà nước đã tăng cường vai trò của mình trong việc cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới, khôi phục sản xuất, xoa dịu mâu thuẫn giai cấp và góp phần làm cho Mĩ duy trì được chế độ dân chủ tư sản.
=> Sự can thiệp tích cực của nhà nước vào đời sống kinh tế là yếu tố quyết định thành công của chính sách mới, giúp nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933.
Chọn đáp án: D
Câu hỏi 28 :
Chính sách trung lập của Mỹ đối với các xung đột bên ngoài nước Mỹ có tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế trong những năm 30 của thế kỷ XX?
- A Góp phần các nước phát xít, ngăn chăn nguy cơ chiến tranh thế giới.
- B Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, đối đầu, hai cực, hai phe.
- C Tạo điều kiện cho chủ nghĩa phát xít hành động, gây ra Thế chiến thứ hai.
- D Hình thành hai khối đế quốc đối lập và nguy cơ chiến tranh thế giới.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
sgk trang 72, suy luận.
Lời giải chi tiết:
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Mĩ là nước phát triển cũng là quốc gia thắng trận. Vị thế của Mĩ trên trường quốc tế cao hơn nhiều so với các nước khác. Ví thế, chính sách đối ngoại của Mĩ là điều mà cả thế giới đều quan tâm. Việc Mĩ thể hiện thái độ trung lập trước những cuộc xung đột bên ngoài nước Mĩ làm cho chủ nghĩa phát xít hạn chế được rào cản lớn. Đây là hành động giá tiếp khuyến khích cho chủ nghĩa phát xít tự do hành động.
Chọn: C
Câu hỏi 29 :
Đâu là thành quả lớn nhất của Chính sách mới mang lại cho Mĩ trong những năm 1932-1939?
- A Khôi phục nền sản xuất đạt mức trước khủng hoảng
- B Xoa dịu những mâu thuẫn xã hội ở Mĩ
- C Đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, duy trì chế độ dân chủ tư sản
- D Nâng cao vị thế của Mĩ trên trường quốc tế
Đáp án: C
Phương pháp giải:
sgk trang 72, suy luận.
Lời giải chi tiết:
Chính sách mới của tổng thống Ru-dơ-ven thực hiện ở Mĩ trong những năm 1932-1939 đã khôi phục sản xuất, xoa dịu mâu thuẫn giai cấp => Đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, duy trì chế độ dân chủ tư sản - đây chính là thành quả lớn nhất của chính sách mới.
Chọn: C
Câu hỏi 30 :
Vì sao đạo luật phục hưng công nghiệp đóng vai trò là đạo luật quan trọng nhất trong “Chính sách mới” của tổng thống Rudơven?
- A Đảm bảo sự cân đối giữa cung và cầu
- B Đảm bảo nền tảng quan trọng nhất của nền kinh tế Mĩ
- C Đảm bảo vấn đề việc làm cho người lao động
- D Là cơ sở để ban hành các đạo luật khác
Đáp án: A
Phương pháp giải:
sgk trang 72, suy luận.
Lời giải chi tiết:
Bản chất của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 là cuộc khủng thừa do việc sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận mà không đồng thời cải thiện đời sống cho người lao động. Để giải quyết vấn đề cân đối giữa cung và cầu, đạo luật phục hưng công nghiệp của “Chính sách mới” quy định việc tổ chức lại sản xuất công nghiệp theo những hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ. Do giải quyết đúng vấn đề cơ bản nhất của cuộc khủng hoảng nên đạo luật phục hưng công nghiệp là đạo luật quan trọng nhất trong “Chính sách mới” của nước Mĩ.
Chọn: A
Các bài khác cùng chuyên mục
- 30 bài tập Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) mức độ dễ
- 20 bài tập Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) mức độ khó
- 30 bài tập Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) mức độ dễ
- 20 bài tập Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) mức độ khó
- 30 bài tập Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) mức độ dễ
- 30 bài tập Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) mức độ dễ
- 20 bài tập Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) mức độ khó
- 30 bài tập Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) mức độ dễ
- 20 bài tập Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) mức độ khó
- 30 bài tập Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) mức độ dễ