20 bài tập Nhật Bản (thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX) mức độ khó

Làm đề thi

Câu hỏi 1 :

Đặc điểm chứng tỏ những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa là:

  • A Sự hình thành các công ti độc quyền trong nước và việc đẩy mạnh chiến tranh xâm lược và mở rộng thuộc địa
  • B Việc ứng dụng những thành tựu của cách mạng công  nghiệp ở Nhật Bản đã đạt được nhiều thành tựu to lớn
  • C Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ ở Nhật Bản
  • D Nhiều cuộc đấu tranh của nông dân nổ ra nhằm chống lại sự bóc lột của giới chủ

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

. (Sgk trang 6, 7)

Chủ nghĩa đế quốc là chính sách mà qua đó các quốc gia hay các dân tộc hùng mạnh tìm cách mở rộng và duy trì quyền kiểm soát hoặc ảnh hưởng đối với các quốc gia hay dân tộc yếu hơn.

Khái niệm chủ nghĩa đế quốc có nghĩa gần giống với khái niệm chủ nghĩa thực dân và hai khái niệm này thường được sử dụng thay thế cho nhau trong nhiều trường hợp.  Tuy nhiên, giữa hai khái niệm này vẫn tồn tại những khác biệt cơ bản. Chủ nghĩa thực dân liên quan đến việc kiểm soát chính thức về mặt chính trị đối với quốc gia thuộc địa, bao gồm việc sáp nhập lãnh thổ và đánh mất chủ quyền quốc gia. Trong khi đó chủ nghĩa đế quốc mang hàm ý rộng hơn, có thể liên quan đến việc thực hiện quyền kiểm soát hay ảnh hưởng đối với quốc gia khác một cách chính thức hoặc không chính thức, trực tiếp hoặc gián tiếp, trên khía cạnh chính trị hoặc kinh tế mà không nhất thiết bao gồm việc xâm chiếm, sáp nhập lãnh thổ hay kiểm soát trực tiếp về mặt chính trị đối với quốc gia khác.

Khi Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, nhiều công ty độc quyền đã xuất hiện như: Mít – sưi, Mít-su-bi-xi,…làm chủ nhiều ngân hàng, hầm mỏ, xí nghiệp, đường sắt, tàu biển,…có khả năng chi phối, lungx loạn nền kinh tế, chính trị Nhật Bản.

Với sức mạnh về kinh tế đã tạo điều kiện sức mạnh kinh tế, quân sự, chính trị cho giới cầm quyền Nhật Bản thi hành chính sách bành trướng và xâ lược. Tiêu biểu nhất là: chiến tranh Đài Loan (1874), Chiến tranh Trung – Nhật (1894 -1895), Chiến trang Nga – Nhât (1904 – 1905).

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Duy tân Minh Trị là mang tính chất là

  • A Một cuộc cách mạng tư sản
  • B Một cuộc cách mạng công nghiệp
  • C Một cuộc cách mạng ruộng đất
  • D Một cuộc cách mạng dân chủ

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Làm sáng tỏ khái niệm về cuộc cách mạng tư sản.

+ Mục đích : lật đổ sự thống trị của giai cấp phong kiến, thiết lập nền chuyên chính tư sản, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản được tự do phát triển.

+ Lực lượng lãnh đạo : giai cấp tư sản.

+ Động lực cách mạng : đông đảo quần chúng nhân dân.

+ Kết quả, ý nghĩa : nền thống trị của giai cấp tư sản được thiết lập, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ.

- Được coi là một cuộc Cách mạng tư sản, cuộc Duy tân Minh Trị đã giúp Nhật Bản phát triển nhanh chóng , từ 1 quốc gia phong kiến lạc hậu trở nên thành một cường quốc kinh tế , ngoài ra còn giúp Nhật Bản tránh nguy cơ bị xâm lược từ các cường quốc , đế quốc , thực dân phương Tây ..

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Tại sao cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản mang tính chất là một cuộc cách mạng tư sản ?

Phương pháp giải:

Phân tích, đánh giá. 

Lời giải chi tiết:

Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản mang tính chất là môt cuộc cách mạng tư sản vì:

-         Nhiệm vụ: lật đổ chế độ Mạc Phủ, thực hiện dân chủ, mở đường cho Chủ nghĩa tư bản phát triển.

-         Giai cấp lãnh đạo: liên minh các thế lực phong kiến chống Mạc phủ (đứng đầu là Thiên hoàng).

-         Động lực cách mạng: tư sản, quý tộc và các tầng lớp xã hội.

-         Chính quyền nhà nước: chuyên chính tư sản (Chế độ quân chủ lập hiến).

-         Xu thế phát triển cách mạng: xây dựng chủ nghĩa tư bản.

-         Tính chất cách mạng: cách mạng tư sản không triệt để. 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Lịch sử gọi cuộc cải cách của Minh Trị trên lĩnh vực kinh  tế là gì? 

  • A Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ nhất ở Nhật Bản
  • B Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ở Nhật Bản
  • C Cuộc cải cách kinh tế lần thứ nhất ở Nhật Bản
  • D Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ nhất ở Nhật Bản

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết:

Cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản trên lĩnh vực kinh tế:  chính phủ đã thi hành các chính sách thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, cho phép mua bán ruộng đất, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá cầu cống.

=> Lịch sử gọi cuộc cải cách của Minh Trị trên lĩnh vực kinh tế là Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ở Nhật Bản.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Ở châu Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Nhật Bản là nước duy nhất:

  • A Có tư tưởng duy tân đất nước
  • B Có mâu thuẩn sâu sắc với chủ nghĩa tư bản phương Tây
  • C Thực hiện việc học tập và áp dụng khoa học – kĩ thuật phương Tây
  • D Trở thành một nước đế quốc tư bản

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Phân tích, đánh giá. 

Lời giải chi tiết:

- đáp án A: Không chỉ Nhật Bản mà Xiêm cũng có tư tưởng canh tâm đất nước.

- đáp án B: nhiều nước cũng đều có mâu thuẫn với tư bản phương Tây.

- đáp án C: ở Xiêm cũng tiến hành hàng loạt các cải cách theo khuôn mẫu các nước phương Tây về hành chính, tài chính, quân sự, giáo dục,…tạo cho nước Xiêm một bộ mặt mới, phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.

- đáp án D: Nhật Bản là nước duy nhất châu Á trở thành một nước đế quốc tư bản vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

+ Công nghiệp (nhất là công nghiệp nặng), ngành đường sắt, ngoại thương, hàng hải có sự chuyển biến quan trọng.

+ Nhiều công ti độc quyền xuất hiện, chi phối, lũng loạn cả nền kinh tế lẫn chính trị ở Nhật Bản.

+ Thực hiện xâm lược và bành trường lãnh thổ: Chiến tranh Đài Loan, chiến tranh Trung – Nhật, Chiến tranh Nga – Nhật,…

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Tại sao trong bối cảnh lịch sử châu Á cuối thế kỉ XIX, Nhật Bản lại thoát khỏi số phận của nước thuộc địa trở thành đế quốc phát triển? 

Phương pháp giải:

Phân tích, đánh giá. 

Lời giải chi tiết:

1. Bối cảnh lịch sử châu Á

Chế độ phong kiến bước vào giai đoạn khủng hoảng, bị các nước phương Tây nhòm ngó, nhiều nước đã trở thành thuộc địa, phụ thuộc như: 1776 Ấn Độ trở thành thuộc địa của Anh hay 1884 Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp ...

 2. Cuộc Duy Tân Minh Trị

- Tháng 1 – 1868, chế độ Mạc phủ sụp đổ, Thiên hoàng Minh Trị lên nắm quyền và tiến hành cải cách đất nước. 

- Nội dung 

+ Chính trị: Thủ tiêu chế độ Mạc Phủ, xác lập quyền thống trị của quý tộc, tư sản; ban hành Hiến pháp năm 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. 

+ Kinh tế: thống nhất thị trường, phát triển kinh tế TBCN ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống..

+ Quân sự: tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển công nghiệp quốc phòng. 

+ Giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học kĩ thuật, cử học sinh giỏi đi du học phương Tây. 

3. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa

- Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản, dẫn tới sự ra đời của các công ti độc quyền như Mít-xưi, Mítsubisi, … có vai trò to lớn trong kinh tế và chính trị Nhật Bản. 

- Sự phát triển kinh tế đã tạo sức mạnh về quân sự, chính trị ở Nhật Bản. Giới cầm quyền đã thi hành chính sách xâm lược hiếu chiến: Chiến tranh Đài Loan (1874), chiến tranh Trung – Nhật (1894–1895), chiến tranh Nga – Nhật (1904–1905). 

* HS giải thích đặc điểm của đế quốc Nhật Bản là đế quốc phong kiến quân phiệt

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

So với cuộc Duy tân Minh trị (Nhật Bản), cải cách Rama (Xiêm) thế kỉ XIX chú trọng nhất lĩnh vực

  • A kinh tế                
  • B ngoại giao                 
  • C giáo dục             
  • D quân sự. 

Đáp án: B

Phương pháp giải:

so sánh. 

Lời giải chi tiết:

So với Duy tân Minh Trị (Nhật Bản), cải cách Rama (Xiêm) thế kỉ XIX chủ trọng nhất đến lĩnh lực ngoại giao, đây là lĩnh vực được vua Rama V quan tâm đặc biệt. Nhờ chính sách ngoại giao mềm dẻo, nước Xiêm vừa lợi dụng vị trí nước đệm giữa hai thế lực đế quốc Anh - Pháp, vừa cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc (vốn là lãnh thổ của Cam-pu-chia, Lào và Mã Lai). Để giữ gìn chủ quyền đất nước. Nhờ vậy Xiêm không bị biến thành thuộc địa như các nước khác trong khu vực Đông Nam Á.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Điểm khác của quá trình đi lên chủ nghĩa đế quốc của Nhật Bản sau cải cách so với các nước đế quốc khác ?

  • A Đẩy mạnh quá trình xâm lược bành trướng thuộc địa
  • B sự ra đời và lũng đoạn của các công ti độc quyền đối với kinh tế, chính trị 
  • C Chủ trương xây dựng đất nước bằng sức mạnh quân sự.
  • D Phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa

Đáp án: C

Phương pháp giải:

so sánh. 

Lời giải chi tiết:

- Các nước đế quốc khác, quá trình đi lên chủ nghĩa đế quốc là quá trình đi xâm lược các quốc gia khác, nhưng làm giàu bằng cách thu nhập tài nguyên thiên nhiên và lợi dụng nhân lực của các nước thuôc địa để phát triển kinh tế và làm giàu cho chính quốc. Đây là đặc điểm chung của chủ nghĩa đế quốc ở châu Âu.

- Nhật Bản: chủ trương xây dựng đất nước bằng sức mạnh quân sự. Dù tiến lên chủ nghĩa tư bản nhưng Nhật Bản vần duy trì chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến. Tầng lớp quý tộc đặc biệt là Samurai có ưu thế về chính trị rất lớn chủ trương xây dựng Nhật Bản bằng sức mạnh quân sự => đế quốc Nhật Bản là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Nhật Bản được biết đến là một nước

  • A phong kiến lạc hậu
  • B tư bản công nghiệp
  • C tư bản chậm phát triển
  • D thuộc địa nửa phong kiến

Đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Nhân tố hàng đầu quyết định thành công của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản (1868) là

 

  • A Thiên hoàng có vị trí tối cao nắm quyền hành.
  • B kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ.
  • C  giai cấp tư sản ngày càng trưởng thành và có thế lực về kinh tế.
  • D sự ủng hộ và giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây.

Đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Điểm khác trong quá trình đi lên chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản sau cuộc Duy tân Minh Trị so với các nước đế quốc khác là gì?

 

  • A Chủ trương xây dựng đất nước bằng sức mạnh quân sự.
  • B Phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.
  • C Sự ra đời và lũng đoạn của các công ti độc quyền đối với kinh tế, chính trị .
  • D Đẩy mạnh quá trình xâm lược bành trướng thuộc địa.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

So sánh.

Lời giải chi tiết:

Quá trình đi lên chủ nghĩa đế quốc:

- Các nước đế quốc khác, quá trình đi lên chủ nghĩa đế quốc là quá trình đi xâm lược các quốc gia khác, nhưng làm giàu bằng cách thu nhập tài nguyên thiên nhiên và lợi dụng nhân lực của các nước thuôc địa để phát triển kinh tế và làm giàu cho chính quốc. Đây là đặc điểm chung của chủ nghĩa đế quốc ở châu Âu.

- Nhật Bản: chủ trương xây dựng đất nước bằng sức mạnh quân sự. Dù tiến lên chủ nghĩa tư bản nhưng Nhật Bản vần duy trì chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến. Tầng lớp quý tộc đặc biệt là Samurai có ưu thế về chính trị rất lớn chủ trương xây dựng Nhật Bản bằng sức mạnh quân sự => đế quốc Nhật Bản là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Ý nào thể hiện tính chất tiến bộ của những cải cách do Thiên Hoàng Minh Trị khởi xường?

  • A Giải quyết những vấn đề cấp thiết của tình hình chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa – giáo dục,…đặt ra với Nhật Bản cuối thế kỉ XIX.
  • B Tập trung vào vấn đề phát triển mô hình chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa – giáo dục hoàn toàn phương Tây.
  • C Tiếp nối những giá trị lâu đời về chính trị, quân sự, văn hóa – giáo dục,…của nước Nhật xưa.
  • D Thưc hiện quyền dân chủ về chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa – giáo dục cho các tầng lớp nhân dân.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết:

Những vấn đề cấp thiết đặt ra cho Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX xuất phát từ tình trạng khủng hoảng của nước này trên tất cả các mặt:

Cải cách của Thiên hoàng Minh Trị năm 1868 có tính chất tiến bộ, khắc phục những hạn chế của tình trạng đất nước trên các mặt: chính trị, kinh tế, quân sự và giáo dục.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Bước sang thế kỉ XIX, Nhật Bản đứng trước thách thức nào chưa từng có trong lịch sử chống giặc ngoại xâm?

 

  • A Chế độ Mạc Phủ ở Nhật Bản ở trong tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng.
  • B Sự xâm nhập mạnh mẽ của nước phương Tây vào Nhật Bản.
  • C Mạc phủ kí với Mĩ Hiệp ước bất bình đẳng đầu tiên (31-3-1854).
  • D Nhật Bản hoàn toàn lệ thuộc vào các nước phương Tây.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết:

Nhật Bản trước sự xâm nhập của phương Tây: thách thức chưa từng có trong lịch sử chống ngoại xâm.

- Vào những năm 50 của thế kỷ XX, Nhật Bản đứng trước sức ép của nhiều cường quốc phương Tây.  Mạc phủ

buộc phải nhược bộ và ký với Mỹ hiệp ước bất bình đẳng đầu tiên (31/3/1854).

- Những hiệp ước trên đã xâm phạm nghiêm trọng quyền lợi dân tộc, đưa Nhật Bản bước vào quan hệ quốc tế không phải với tư cách, vị thế của một đất nước hoàn toàn độc lập, bình đẳng mà lệ thuộc vào các nước phương Tây.

=> Như vậy đứng trước nguy cơ quyền lợi dân tộc bị xâm phạm nghiêm trọng bởi tham vọng to lớn của các nước thực dan phương Tây đã đưa Nhật Bản đứng trước thách thức khó khăn chưa từng có: phải làm thế nào để cứu nguy cho dân tộc? Tiếp tục các chính sách thủ cựu cũ, đi từ nhược bộ này đến nhược bộ khác tới mức độ nào đó sẽ mất độc lập dân tộc hay mạnh dạn đi theo một hướng khác để tăng khả năng “đề kháng” cho đất nước.

=> Bước sang thế kỉ XIX, Nhật Bản đứng trước thách thức chưa từng có trong lịch sử chống giặc ngoại xâm là sự xâm nhập mạnh mẽ của phương Tây vào Nhật Bản.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Tại sao gọi cuộc cải cách của Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?

 

  • A Giai cấp tư sản chưa thật sự nắm quyền.
  • B Nông dân được phép mua bán ruộng đất.
  • C Liên minh quý tộc – tư sản nắm quyền.
  • D Chưa xóa bỏ những bất bình đẳng với đế quốc.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết:

Cải cách Minh Trị là một cuộc cách mạng tư sản:

Làm sáng tỏ khái niệm về cuộc cách mạng tư sản.

+ Mục đích: lật đổ sự thống trị của giai cấp phong kiến, thiết lập nền chuyên chính tư sản, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản được tự do phát triển.

+ Lực lượng lãnh đạo: giai cấp tư sản.

+ Động lực cách mạng: đông đảo quần chúng nhân dân.

+ Kết quả, ý nghĩa: nền thống trị của giai cấp tư sản được thiết lập, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ.

- Được coi là một cuộc Cách mạng tư sản, cuộc Duy tân Minh Trị đã giúp Nhật Bản phát triển nhanh chóng , từ 1 quốc gia phong kiến lạc hậu trở nên thành một cường quốc kinh tế , ngoài ra còn giúp Nhật Bản tránh nguy cơ bị xâm lược từ các cường quốc, đế quốc, thực dân phương Tây ..

Cải cách Minh Trị là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để do: giai cấp tư sản chưa thực sự nắm chính quyền, đại biểu là tầng lớp quý tộc tư sản hóa đóng vai trò quan trọng thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Với những Hiệp ước Nhật Bản kí với các nước phương Tây vào những năm 50 của thế kỉ XIX đã đánh dấu Nhật Bản bước vào quan hệ quốc tế với tư cách là một nước

 

  • A lệ thuộc vào các nước phương Tây.
  • B hoàn toàn tư chủ về mọi mặt.
  • C thuộc địa của các nước phương Tây.
  • D hoàn toàn tự chủ về chính trị và kinh tế.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

 phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết:

-Vào những năm 50 của thế kỷ XIX , Nhật Bản đứng trước sức ép của nhiều cường quốc phương Tây.  Mạc phủ buộc phải nhược bộ và ký với Mỹ hiệp ước bất bình đẳng đầu tiên (31/3/1854).

- Những hiệp ước trên đã xâm phạm nghiêm trọng quyền lợi dân tộc, đưa Nhật Bản bước vào quan hệ quốc tế không phải với tư cách, vị thế của một đất nước hoàn toàn độc lập, bình đẳng mà lệ thuộc vào các nước phương Tây.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Chính sách cải cách trên lĩnh vực nào của Nhật Bản thể hiện rõ nhất cho mục tiêu trở nên “phú quốc cường binh” của nước này?

 

  • A Nông nghiệp.
  • B  Công nghiệp.
  • C Quân sự.
  • D Thương nghiệp.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết:

Trong chính sách cải cách về công nghiệp, mục tiêu của Nhật Bản là trở nên “phú quốc cường binh”, để phú quốc cần xây dựng nền công nghiệp tiên tiến với mục tiêu bắt kịp phương Tây,

-Trên cơ sở phát triển công nghiệp, thương nghiệp cúng phồn vinh, số tàu bè nước ngoài cập bến Nhật Bản cũng như tàu thuyền của Nhật ra nước ngoài ngày càng tăng lên. Giá trị trao đổi hang hóa xuất nhập khẩu cuối thế kỷ

XIX tăng gấp đôi những năm 70 của thế kỷ XIX.

=> Nhưng biện pháp nêu trên đã tác động đến sự phát triển nhanh chóng, khá vững chắc của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa nói chung và công thương nghiệp nói riêng ở Nhật Bản.

=> Chính sách cải cách trên lĩnh vực công nghiệp của Duy tân Minh Trị thể hiện rõ nhất mục tiêu trở nên “phú quốc cường binh” của nước này.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Ở Nhật Bản, Mạc Phủ là chế độ như thế nào?

  • A Thiên hoàng có vị trí tối cao, nắm mọi quyền hành
  • B Vua đứng đầu Mạc Phủ
  • C Các Đai-my-ô đứng đầu, có vai trò quan trong về quân sự
  • D Dòng tộc Tôkưgaoa, đại diện là Shogun đứng đầu Mạc Phủ và nắm mọi quyền hành

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Phân tích, liên hệ. 

Lời giải chi tiết:

Khái niệm: Mạc Phủ là một chế độ chính trị ở Nhật Bản được hình thành từ thế kỉ XVII và kết thúc vào thế kỉ XIX.Thường có hai cách để phân chia tên gọi:

+ Cách 1: chia tên gọi theo đất đai, theo lãnh thổ (theo các vùng cát cứ)

+ Cách 2: chia theo tên gọi. Giai đoạn này gọi tên theo dòng họ, đó là chế độ Mạc Phủ Tôkuga oa.

Tương tự với chế độ vua Lê – chúa Trịnh ở Việt Nam, dưới chế độ Mạc Phủ, quyền lực thực tế thuộc về các tướng quân (Shogun), đôi khi các quyết định được thông qua Shogun chứ không cần thiết phải hỏi ý kiến của Thiên Hoàng, Thiên hoàng chỉ còn dưới danh nghĩa.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Bài học kinh nghiệm có thể rút ra từ cuộc cải cách Minh Trị ở Nhật Bản (1868) đối với Việt Nam hiện nay là

  • A coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao.
  • B coi trọng truyền thống đoàn kết dân tộc và tinh thần tự cường quốc gia.
  • C tăng cường xây dựng tiềm lực quốc phòng để bảo vệ chủ quyền dân tộc.
  • D đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển nền kinh tế.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

 liên hệ.

Lời giải chi tiết:

Cuộc Duy tân Minh trị của Nhật Bản (1868) được thực hiện trên tất cả các mặt: chính trị, kinh tế, quân sự, giáo dục. Thông qua cuộc cách cách này đã đưa Nhật Bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Để có được sự thành công này nhân tố quan trọng nhất là có sự đoàn kết của toàn dân tộc và tinh thần tự cường của quốc gia. Nhân dân đoàn kết vì mục tiêu chung là sức mạnh để  cuộc cải cách thực hiện thành công và thúc đẩy đất nước phát triển.

Việt Nam hiện nay trong công cuộ xây dựng đất nước cần học tập Nhật Bản, đoàn kết toàn dân thực hiện vĩ một mục tiêu chung, phát huy tinh thần tự lực tự cường của dân tộc.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Hiện nay, Việt Nam áp dụng được bài học kinh nghiệm gì của Nhật Bản trong cải cách Minh Trị (1868) trên lĩnh vực giáo dục?

  • A Mở rộng hệ thống trường học.
  • B Cử những học sinh giỏi đi thi với các nước phương Tây…
  • C  Chủ trọng nội dung Khoa học – kĩ thuật.
  • D Chú trọng dạy nghề cho thanh niên.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

liên hệ.

Lời giải chi tiết:

Đường lối giáo dục mới quán triệt khẩu hiệu “ khoa học phương Tây và đạo đức phương Đông”, được cụ thể hóa trong chỉ dụ của Thiên hoàng ban hành năm 1890. Do đó chính phủ Nhật Bản tuyển dụng các giáo sư ngoại quốc, cùng với đó là gửi sinh viên đi du học ở mỗi nước phương tây nghành nào mà nước đó giỏi giang hơn hết. Đồng thời, nhà nước chú trọng nội dung khoa học – kĩ thuật trong chương trình giảng dạy. Nhìn vào thực tế hiện này, khoa học – kĩ thuật có tác động to lớn đến sự phát triển của nền kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam. Chú trọng nội dung khoa học – kĩ thuật trong chương trình giảng dạy là sự đầu tư có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, Việt Nam cũng đang mở rộng hội nhập, học hỏi kinh nghiệm quản lí và thành tựu khoa học – kĩ thuật của các nước khác.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Đường lối giáo dục mới quán triệt khẩu hiệu “khoa học phương Tây và đạo dức phương Đông” được cụ thể hóa trong

  • A Hiệp ước Mạc phủ kí kết với Mĩ năm 1954.
  • B Chỉ dụ của Thiên hoàng ban hành năm 1890.
  • C Chủ trương tuyển dụng các giáo sư ngoại quốc.
  • D Chủ trương gửi học sinh sang phương Tây học tập.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

liên hệ.

Lời giải chi tiết:

Đường lối giáo dục mới quán triệt khẩu hiệu “ khoa học phương Tây và đạo đức phương Đông”, được cụ thể hóa trong chỉ dụ của Thiên hoàng ban hành năm 1890. Do đó chính phủ Nhật Bản tuyển dụng các giáo sư ngoại quốc, cùng với đó là gửi sinh viên đi du học ở mỗi nước phương tây nghành nào mà nước đó giỏi giang hơn hết.
Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.